1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhất Chi Mai - Chất Người Muôn Thuở (Phan Trang Hy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      08-02-2015 | THƠ

      Nhất Chi Mai - Chất Người Muôn Thuở

        PHAN TRANG HY
      Share File.php Share File
          

       

      Người, cũng là muôn loài trong cái thế giới ta bà, vẫn mang tứ khổ của cuộc đời, vẫn phải chịu bao cảnh trầm luân, vẫn phải nỗ lực tu tập để thoát khỏi luân hồi. Tôi cũng thế. Có lúc tôi chịu đớn đau, chịu bao phiền não. Tôi nào thoát được chốn trần gian đầy khổ ải.


      Đôi khi, vì cớ này cớ nọ, tôi tìm đọc những vần thơ Thiền. Và tôi bắt gặp bài kệ Cáo tật thị chúng (Có bệnh bảo mọi người) của Thiền Sư Mãn Giác (1052 – 1096) (*):


      Xuân khứ bách hoa lạc,

      Xuân đáo bách hoa khai.

      Sự trục nhãn tiền quá,

      Lão tòng đầu thượng lai.

      Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

      Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

      春去百花落

      春到百花開

      事逐眼前過

      老從頭上來

      莫謂春殘花落尽

      庭前昨夜一枝梅

      Xuân ruỗi, trăm hoa rụng,

      Xuân tới, trăm hoa cười.

      Trước mắt, việc đi mãi,

      Trên đầu, già đến rồi.

      Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,

      Đêm qua, sân trước, một cành mai.

      (Ngô Tất Tố dịch)

      Thơ Văn Lý – Trần, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội – 1977

      Thiền sư nhìn sự vật trôi, với tâm định, định đến vô cùng, hòa nhập với chân như, nên tâm Ông rung lên tiếng thơ lòng thiền. Trước tự nhiên, tâm tự nhiên theo. Ông an nhiên theo vòng sinh hóa vũ trụ:

      Xuân khứ bách hoa lạc,

      Xuân đáo bách hoa khai.


      Tự nhiên là vậy. Xuân khứ rồi xuân đáo, hoa lạc rồi hoa khai. Có phải đó là quy luật sinh hóa? Có phải đó là quy luật thời gian?


      Nói về mùa xuân là để nói đến tứ mùa. Thời gian cứ trôi, kiếp làm người cũng như muôn loài phải mang chuyện sinh tử, phải chứng kiến những sự đời trôi qua trước mắt: Sự trục nhãn tiền quá. Sự đời trôi theo thời gian, mà thời gian lại trôi theo tâm, bởi tâm là con mắt huệ - mắt thiền. Đời trôi mà tâm định là cớ làm sao?


      Nhưng, làm người cũng có thể tâm định kia mà!


      Tâm định, nhưng thời gian vẫn cứ trôi. Và thế là cái lão vẫn cứ đến với con người.


      Đó là sự nghiệt ngã của tự nhiên dành cho con người. Cái già từ từ đến trên đầu: Lão tòng đầu thượng lai. Đọc câu thơ, tôi bỗng nhận ra một điều: trên đầu tôi tóc đã hóa trắng. Tôi đang đến già. Già vì biết, vì khổ não, phiền trược. Tôi già theo thời gian...


      Thời gian của vũ trụ, của ánh sáng thì vô cùng. Thời gian của đời người thì có hạn. Tôi nghe có ai đó nói bên tai tôi là, chỉ có vượt cái có hạn đế đến cái vô cùng mới có thể vượt qua vòng luân hồi của tử sinh - sinh tử.


      Và trong tôi như thấy giờ phút sắp viên tịch, chất thiền của Mãn Giác Thiền sư tỏa sáng bên các đệ tử:

      Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

      Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.


      Dẫu hoa tàn khi xuân hết. Nhưng sức sống của thiên nhiên vẫn mãnh liệt. Trong cái tàn của hoa xuân lại ẩn hiện mầm sống của đất trời qua hình ảnh nhất chi mai. Thiền sư không nói hoa nở trước sân, nhưng tâm cảm một cành mai đang hấp thụ, chắt lọc tinh túy của đất trời để tồn tại trên cõi đời này. Cùng sự đồng cảm với Mãn Giác, Thiền sư Chân Không (1046 – 1100) nói về Diệu Đạo: Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận. Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân (Tạm dịch: Xuân đến xuân đi tưởng xuân hết. Hoa tàn hoa nở vẫn hoàn xuân).


      Tất cả cũng chỉ là sự sinh hóa của vũ trụ, sự tuần hoàn của Đại Ngã. Cảm nhận sự tuần hoàn ấy, hồn thơ của Mãn Giác đã định trước đổi thay, trước luân hồi của vạn vật. Không còn tứ khổ khi Nhà thơ Thiền mang bệnh lại nói nhất chi mai. Bởi vì Thiền sư đã an nhiên cái lẽ thường tình sinh tử: Sinh lão bệnh tử- Tự cổ thường nhiên (Diệu Nhân, 1041 – 1113).


      Cả bài kệ đầy chất thơ, từng câu từ đầu đến cuối đều có ý niệm thời gian. Tác giả dùng thời gian như là qui luật mà con người phải nhận lấy để làm Người, để khẳng định sự tồn tại của chất Người - nhất chi mai. Quả thật, ở Thiền sư, thời gian tịnh đến độ như không có gì để nói, như bản ngã người hòa với Đại Ngã Tự nhiên, như chân như của người, của Phật.


      Đọc Cáo tật thị chúng của Mãn Giác Thiền sư trong thời buổi này, tôi vẫn thấy nhất chi mai theo thời gian hấp thụ tinh khí thần của Nhật - Nguyệt - Tinh Đại Ngã để thành Người.


      Phan Trang Hy

      Tác giả gởi

      (*) Đại Sư Mãn Giác (1052-1096)

      Chùa Giác nguyên, Cứu liên. Người Lũng chiến, làng An cách, họ Nguyễn tên Trường. Cha là Hoài Tổ làm quan đến chức Trung thư viên ngoại lang. Vua Lý Nhân Tôn, lúc còn làm thái tử, xuống chiếu mời con em các danh gia vào hầu hai bên. Sư nhờ nghe nhiều, nhớ kỹ, học thông cả Nho, Thích nên được dự tuyển. Sau những lúc việc quan, thường chú tâm vào thiền học.

      Đến khi vua lên ngôi, vì rất mến chuộng Sư, ban cho Sư tên Hoài Tín.

      Trong khoảng Anh Vũ Chiêu Thắng (1076-1084), Sư dâng biểu xin xuất gia. Khi đã được tâm ấn nơi Quẩng Trí chùa Quán đảnh, bèn cầm gậy vân du, khắp tìm bạn đạo, đến đâu học giả thường vân tập đến đấy. Sư xem Đại tạng kinh, được Vô sư trí, là lãnh tụ giáo hội của một thời vậy. Vua cùng với Linh Nhân hoàng thái hậu lúc mới lưu tâm đến thiền học, liền xây chùa bên cạnh cung Cảnh hưng, mời sư đến ở, để tiện hỏi han. Nói chuyện với Sư, vua chẳng gọi tên, mà thường gọi là Trưởng lão.

      Một hôm vua gọi Sư nói: "Bậc chí nhân thị hiện, tất lo việc cứu đời, không hạnh nào chẳng đủ, không việc gì chẳng làm, không phải chỉ có sức định huệ, mà cũng có công phò tá. Vậy xin kính bổ nhiệm ngài".

      Bèn trao Sư chức Giáo nguyên thiền viện Hoài Tín đại sư truyền tổ vô tu vô chứng tâm ấn phụng chiếu nhập nội đạo tràng tứ tử đại sa môn đồng tam đi công sự. Trong lúc nhậm chức này, Sư được lấy thuế hộ năm mươi người.

      Ngày 30 tháng 11 năm Hội Phong thứ 5 (1096), Sư cáo bệnh, có kệ dạy chúng rằng:

      "Xuân đi trăm hoa rụng,

      Xuân đến trăm hoa cười

      Việc đời qua trước mắt

      Già đến trên đầu rồi!

      Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

      Ngoài sân đêm trước một cành mai."

      Tối đó, Sư ngồi kiết già mà mất, thọ 45 tuổi đời, 19 tuổi hạ. Vua tặng hậu lễ, công khanh mỗi mỗi đến dâng hương, trà tỳ xong, thu xá lợi xây tháp ở chùa Sùng nghiêm, làng An cách. Vua sắc thụy là Mãn Giác.

      (trích "Nghiên Cứu Về Thiền Uyển Tập Anh" của Lê Mạnh Thát, Nxb TPHCM, 1999)


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Mơ Về Lại Hoàng Sa Phan Trang Hy Truyện ngắn

      - Nỗi Nhớ Quê Trong "Dự Cảm Rời" Của Nguyễn Hàn Chung Phan Trang Hy Nhận định

      - Im Lặng Của Thiền Sư Phan Trang Hy Truyện đạo

      - Nhất Chi Mai - Chất Người Muôn Thuở Phan Trang Hy Tản văn

      - Chuyển Kiếp Phan Trang Hy Truyện ngắn

    3. Thơ và bài viết về Thơ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

        Thơ và Bài viết về Thơ:

        Cùng Mục (Link)

      Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)

      Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)

      Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)

      Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)

      Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

        Thơ Dịch:

       (Vietnamese Poetry translated into English)

       

      Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:

       

      Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)

      Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)

      Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)

      Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)

      ......

      Huỳnh Sanh Thông dịch:

       

      Thăng Long (Nguyễn Du)

      Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)

      Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)

      Thăng Long Thành Hoài Cổ

       (Bà Huyện Thanh Quan)

      ......

      Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:

       

      Cùng khổ (Bùi Chát)

      Hoa sữa (Bùi Chát)

      Bài thơ một vần (Bùi Chát)

      ......

      Các tác giả khác dịch:

       

      Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)

      Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)

      Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)

      ......

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

        Thơ Cổ:

        Cùng Mục & Chỉ Số (Link)

      Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )

      Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)

      Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)

      Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)

      Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)


      Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)

      Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)

       

       

        Thơ Tuyển:

        Cùng Mục & Chỉ Số (Link)

      Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)

      Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)

      Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)

      Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)

      Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

        Trang Thơ các Tác Giả:

       

      Cùng Chỉ Số - Lưu Trữ (Link) Chu Ngạn Thư   Chu Trầm Nguyên Minh   Hồ Minh Dũng   Hoàng Anh Tuấn   Hoàng Hương Trang   Lê Hữu Nghĩa   Lê Phương Nguyên   Lê Văn Trung   Mai Trung Tĩnh   Minh Đức Hoài Trinh  

       

        DANH NGÔN (Proverbs)

       

         • Chí Khí

         • Xử Thế

       

        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)