1. Head_

    Trầm Kha

    (..1948 - 19.1.1974)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Những Nẻo Đi Mới Của Thơ (Phạm Thế Ngũ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      9-1-2020 | THƠ

      Những Nẻo Đi Mới Của Thơ

         PHẠM THẾ NGŨ
      Share File.php Share File
          

       

      Đối với thơ, độc giả và tác giả 1940 có sốt sắng hơn, theo một ý hướng tự nhiên của người mình bất cứ lúc nào đối với những hình thức vần điệu xướng ngâm. Sự phát triển của biên khảo không làm cho người ta quên thi ca, Những năm 1940-1945 chứng kiến cùng với sự bột phát của văn học, một sự nảy mọc rộn ràng của thơ. Nhiều nẻo mới được vạch ra đưa tới những chân trời đầy triển vọng. Tuy nhiên bởi thời gian ngắn ngủi, nên ở đây cũng như ở tiểu thuyết không một thi tài mới quan trọng nào kịp thành hình, chỉ thấy rõ những khuynh hướng hơn là những thi nghiệp.


      1.- Một khuynh hướng mới thứ nhất là thơ tả chân quê hương mà đại biểu là Anh Thơ và Đoàn Văn Cừ, Lối này về trước đã có một hai người thảng hoặc đi vào như Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính, nhưng chỉ từ khi năm 1940 Tự Lực văn đoàn tặng giải Bức tranh quê của cô Anh Thơ mới trở nên thịnh hành. Ta hãy mượn lời giám khảo Nhất Linh để giới thiệu tập ấy: «Bức tranh quê có 30 bài thơ, bài nào cũng 12 câu, tả những cảnh ở thôn quê từ đầu năm đến Tết, hết mùa nọ sang mùa kia. Điều mới mẻ là tác giả đứng về mặt khách quan, suốt tập không bao giờ nói đến mình, không dùng một chữ «tôi» nào. Tác giả đứng ngoài cảnh vật, cố nhận xét rồi ghi lên giấy, hình như không có chút cảm động nào. Những điều nhận xét của cô đúng, đúng đến nỗi làm cho ta phải ngạc nhiên và chịu phục». Nhất Linh dẫn những câu làm cho ông phục nhất như tả cảnh mưa:


      Tre lả lướt nghiêng đầu cho nước gội,

      Cau thẳng mình dong lá đón mưa rơi,

      Đồng chìm xuống bông lúa vàng rũ rợi.

      Ao dềnh lên bè rau muống non tươi.


      Tả cảnh chợ mùa hè:

      Chó lè lưỡi ngồi thừ nhìn cũi đóng,

      Lợn trói nằm hồng hộc thở căng dây.


      Tả cảnh sang thu:

      Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác,

      Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngần ngơ bay.


      Tả cảnh bến đò ngày phiên chợ:

      Thuyền ghé bến người người chen chúc xuống,

      Tiếng chó kêu lợn hét nổi vang lừng.

      Với tiếng người ồn lên trong luống cuống,

      Đặt gánh gồng bồ bịch đồ lung tung.


      Một đặc sắc thứ hai của Bức tranh quê, theo Nhất Linh, là "sự liên lạc rất mật thiết của hoa cỏ với bốn mùa, của công việc làm ăn và những nỗi lo lắng cỏn con của dân đồng ruộng với thời tiết. Mùa xuân các cô gái cào cỏ ruộng lúa sắp ra hoa, mùa thu hoa mướp rụng, ong cất cánh bay đi tìm nhị mướp, tiếng trống cúng ra hè, sự lo lắng nước không vơi, người đi phá bờ lấy nước tràn qua, anh tuần nghe tiếng trống hộ đê..., cô đều chú ý và ghi lấy».


      Đồng thời với Anh Thơ, thị sĩ Đoàn Văn Cừ có những bài đăng trên Ngày nay, tả cảnh sắc thôn quê như Chợ tết, Đám cưới mùa xuân, Đám hội, Trăng hè cũng áp dụng một bút pháp khách quan và câu thơ 8 chữ để mô tả tỷ mi (thơ Đoàn Văn Cừ dài hơn nhiều) những bức tranh với nhân vật hoạt động như:

      Giải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi.

      Sương đồng lam ôm ấp nóc nhà gianh,

      Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,

      Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.

      Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc,

      Những thằng cu áo đỏ chạy lon ton,

      Vài cụ già chống gậy bước lom khom,

      Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ,

      Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,

      Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,

      Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.

      Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

      Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa.

      Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

      Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.

      Lối thơ tả chân này tuy nhiên không lọt tại nhiều người. Người ta cho rằng ngay cái quan niệm tả chân bằng thơ đã là một quan niệm mâu thuẫn. Thơ không phải để chụp lại ngoại cảnh phồn tạp, dung tục và khách quan. Thơ là tinh túy, là chắt lọc, là để nói ít mà cho mơ nghĩ nhiều. Nhất là thơ phải có cảm, cảnh phải có tình. Nhất Linh chấm Bức tranh quê cũng phản nàn về chỗ đó: «Thơ cô rõ ràng minh bạch quá, thiếu chút sương mù bao phủ để dấu diếm một huyền bí, thiếu cái tiếng vang ở cảnh núi nó làm cho ta nghĩ đến sự rộng rãi của không gian. Thơ Anh Thơ tả thứ gì chỉ nói được thứ đó thôi, không gợi cho người đọc những rung động mung lung». Có người cho rang lối thơ này chịu ảnh hưởng hoặc có liên hệ bà con với phái Parnasse trong văn học Pháp. Đúng hơn nó ra đời có lẽ bởi ảnh hưởng của thời cuộc, trong khuynh hướng chung trở về đồng đất, xây dựng cơ sở nông thôn, của nhà cầm quyền trong những năm ấy. Thiết thực hơn, ta cũng nên nghĩ đến những hồi còi báo động đã đuổi dân thị thành về quê và giúp cho nhà thơ một trường đề tài mới.


      2.- Một khuynh hướng thứ hai là thơ hùng tráng. Những hồi còi báo động tuổi người tỉnh về quê nhưng cũng giục giã nhau chí trai ra đi để lo cho đại sự, lọ xuất ngoại hoặc lên "chiến khu".


      Thi ca cùng tình nguyện thổi một hơi hùng khí cho người ta hăng hái lên đường. Trên các báo từ 1940, thỉnh thoảng nổi một giọng tống biệt, kín đáo âm thầm, có khi dưới những ngòi bút quen thuộc:

      Đưa người ta không đưa qua sông,

      Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

      Bóng chiều không thắm không vàng vọt,

      Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?

      Đưa người ta chỉ đưa người ấy,

      Một giã gia đình một dửng dưng.

      Ly khách, ly khách con đường nhỏ,

      Chí lớn chưa về, bàn tay không,

      Thì không bao giờ nói trở lại,

      Ba năm mẹ già cũng đừng mong...

      (Thâm Tâm – TT.T.B. 1940)

      Có tiễn hành tất nhiên phải có Mong đợi:


      Đã mấy xuân về ai chả đến,

      Khói trầm bên án tỏa chơi vơi.

      So tơ gãy mãi cung ly hận,

      Rút chỉ thêu toàn bóng nhạn khơi.

      Đấy hẳn? Đồi xa chân ngựa chạy.

      Thôi rồi! Song vắng lá vàng rơi.

      Ngoài thềm lặng lẽ chim lên tiếng,

      Vội kéo rèm hoa xuống nửa vời.

      (Ngân Giang - Tri Tân 1944)


      Nhiều nhà thơ đem màu hùng tráng vẽ vào những khung quốc sử, làm sống lại những chân dung oanh liệt thời xưa. Câu truyện người tráng sĩ «hoành sáo giang sơn» được gợi lại ở nhiều trang thơ:


      Thuở ấy ra quân lớp lớp dài,

      Mẹ già dứt áo hẹn tương lai.

      Lòng con nắng giục mầm hoa nở,

      Gió bốn phương lùa lộng chí trai.

      Đốc gươm dây ngựa gọn trong tay,

      Từ đây đưa giông bão tháng ngày.

      Từ đấy căm hờn say mắt tía,

      Khoa dao máu giặc đỏ râu mày.

      (Trần Huyền Trân -T.T.T.B. 1940)


      Rèm cuốn a hoàn bao tiều thư,

      Nghiêng mình gia tướng đệ vương thư.

      Quốc công trù sách biên cương vững,

      Thiên tử yên lòng ban tặng thơ.

      Chiến bào còn đậu ánh trăng đông,

      Bảo kiếm bên mình rợn máu hung.

      Tráng sĩ chưa quên trời đạn lửa,

      Mặt uy chẳng nhượng khách khuê phòng.

      (Nguyễn Huy Tưởng – Tri Tân 1944)


      Trên báo Tri Tân, nhà thơ Minh Tuyền đặt những khúc dài cả trăm câu thất ngôn để vẽ lại cuộc chiến thắng Bạch Đằng Giang. Đây là đoạn chót bài thơ lịch sử hùng tráng vĩ đại ấy:

      Phá vỡ mây đen xua đuổi sạch,

      Bình minh chói lọi mở toang trời.

      Quăng gươm, tráng sĩ bên thành quách

      Sướng nhảy ôm nhau lệ ứa rơi.

      Gió đùa hoan lạc xoay tròn lá,

      Chim reo múa cánh rợn từng không,

      Ong mừng vỡ tổ bay muôn ngả,

      Bướm lượn tung bừng rợn núi sông.

      Đường tắt ngõ ngang nô nức bước,

      Chị gọi em theo, trẻ giắt già,

      Mẹ bế bồng con, đi đón rước

      Anh hùng cứu quốc khải hoàn ca...

       

      Cơ Sở Xuất Bản Đại Nam tái bản tại Hải Ngoại
       (Nguồn: Kệ sách Học Xá)

      3.– Một khuynh hướng thứ ba là thơ thuần túy của nhóm Xuân thu. Trong phong trào thanh niên trí thức trở về với quốc văn và tìm lối cho nghệ thuật nước nhà tiến lên, một nhóm gồm các ông Đoàn Phú Tứ, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh cho ra năm 1942 một đặc san lấy tên là Xuân Thu nhã tập để giới thiệu một quan niệm mới của họ về mỹ thuật và về thi ca. «Xuân Thu theo cổ tự, cỏ hoa nẩy nở dưới mặt trời và bông lúa chín ... Sắc xuân và hương thu. Hai mùa quá độ uyển chuyển trong khoảng cao, trong, nhẹ. Hai mùa thực hiện Đẹp và Thơ». Cái đầu đề Xuân Thu được giảng trong câu ấy. Các tác giả tập Xuân Thu đi tìm con đường sáng tác ở những gì «cao, trong nhẹ» để đạt tới một cái đẹp tuyệt vời thể hiện trong sắc Xuân và hương Thu.


      Xuân Thu nhã tập gồm hai phần, một phần lý thuyết trong đó các tác giả trình bày những quan niệm về Đẹp về Thơ, về Sáng tác, và một phần thực hành trong các tác giả đưa ra những mẫu mực sáng tác của họ.


      Vài nhà phê bình về sau này thường cho rằng nhóm Xuân Thu học đòi theo những trường thơ bí hiểm của Pháp, và gọi thơ của họ bằng những danh từ Pháp như tượng trưng, siêu thực, đa đa, lập thể. Song thật ra qua phần lý thuyết của Nhã tập, ta thấy họ có tham vọng chủ trương một đường lối tự lập hẳn hòi, «tìm một con đường thực hiện nối liền nguồn gốc xưa với những ước vọng nay, gọi về những tính cách riêng của ta, để có thể xuôi chảy trong cái giòng sông thực của ta, đặt ra một lý luận sáng tác tự lập để các nghệ sĩ khỏi phải lúng túng vì những ảnh hưởng ngoài».


      Theo quan niệm của nhóm thì thơ là «cái gì siêu thoát ra ngoài ước lệ, ở trên lý trí, nó rung động ta theo nhịp điệu của vũ trụ hồn nhiên, nó hòa hợp ta trong cái đẹp và ấp ta nằm trong sự thật. Nó chiếm đoạt ta tất nhiên, hoàn toàn và tức khắc. Nó cảm ta trực tiếp, theo con đường thẳng, không qua cái quanh co phiền phức của sự thông hiểu bằng lý trí». Cái rung động trong thơ làm ta rung động đột nhiên trước khi trí não ta tìm hiểu xem thơ nói gì kể gì. Bởi nhạc điệu, bởi sự hoà hợp âm thanh, bởi mầu sắc và hình ảnh, tức khắc lời thơ đọc lên mê hoặc ta, làm ta đắm say.

      «Cốt thơ chính là cái năng lực cảm hóa ấy, năng lực làm cho người ta rung động bằng nhạc, bằng nhịp nhàng, không cần sự giúp đỡ của phương tiện luận lý qua trí não. Thơ trái hẳn với văn xuôi. Văn ưa giãi bày xếp đặt, kể lể rõ rệt, có đầu mối, làm hài lòng trí não. Thơ vụ thuần túy, dùng con đường trực giác đánh thẳng vào những dây tế nhị của con tim. Tinh chất văn vụ lợi, tinh chất thơ vụ đẹp, Thơ là tinh chất hàm súc tiềm thức, thuần túy. Thơ có thể thấy trong tất cả các ngành nghệ thuật. Thơ tiềm tàng tản mát trong vũ trụ, Thợ trú ngụ bất cứ ở đâu, khi có trong trẻo, nhịp nhàng, rung động. Thí sĩ là người khơi nguồn lưu thông cái run rẩy huyền diệu của thơ, mình cảm mình rung động rồi lựa lời lựa âm thanh, điều hòa màu sắc, làm người ta cảm người ta rung động, đem cái run rẩy huyền diệu làm tràn sóng sang người đọc».

      Theo các nhà lý thuyết Xuân Thu thì quan niệm về thơ ấy của họ bắt nguồn từ siêu triết Đông Phương. Họ vẽ ra một cái vòng tương sinh, bắt đầu là Đạo, Đạo sinh Âm dương, Âm dương sinh Sáng tạo, Sáng tạo sinh Rung động, Rung động sinh Thơ và Thơ trở về Đạo. Thơ bàng bạc hiện hữu trong vũ trụ, nhưng chỉ thành Bài Thơ khi nào có một sự truyền lan rung động từ sự vật vào con người thi gia, từ thi gia vào con người độc giả. Từ khi có vũ trụ, đã có chiếc lá vàng thu, nghĩa là có thơ, những chỉ có bài thơ lá vàng thu từ khi có con người thứ nhất biết thọ cái rung động của thơ từ chiếc lá vàng mà truyền nó vào một hình thức từ cú để rồi trăm ngàn người đọc thọ lại mà truyền lại mãi đi. Ở địa hạt thể hiện này, vẫn theo các nhà lý thuyết Xuân Thu, Đông phương ta vốn có năng khiếu ngôn ngữ ưu đẳng. Thơ ta xưa cũng như thơ Tầu với một cú pháp tổng hợp, một từ ngữ cụ thể, với cái tôn chỉ “ý tại ngôn ngoại», đã đưa bài thơ đến cái hàm súc cái bóng bẩy dẫn thẳng chất thơ vào trực giác. Ở chỗ này có thể nói bắt đầu thơ Pháp với những lối kể lỂ dẫn giải cổ điển hay lãng mạn đã thua kém chúng ta. Nhưng dần dần với các trường tượng trưng, siêu thực, họ cố gắng đạt tới cái uẩn súc cái huyền bí, đó là họ đã gặp Á đông xưa. Thành ra ngày nay người mình đua đòi bắt chước Tây Phương có biết đâu "cái mà thời nhân có thể cho là hấp thụ của Phương Tây thi người Á Đông ta có cái trí cổ sơ, trực giác ngay từ lúc đầu như một ngôn từ đặc biệt" (trang 34).


      Quan niệm thơ thuần túy trên chuyển xuống địa hạt thực hiện. đặt ra cho người làm thơ, nhất là người xem thơ, mấy nguyên tắc đặc biệt sau đây. Thơ để diễn đạt cái gì văn không diển đạt nỗi, nghĩa là chỗ u ẩn của tiềm thức, những liên lạc thầm lặng trong vũ trụ hay là giữa vũ trụ với con người. Thơ nhằm khiêu gợi chớ không phải kể lể. Thơ truyền đi bằng rung động theo trực giác, nhờ ở nhạc điệu âm thanh hơn là ý chữ. (Cho nên thơ phải gắn liền với nhạc). Người đọc đừng sợ thơ khó, thơ bí hiểm, phải tìm cảm bài thơ trước khi hiểu bài thơ, có khi không cần phải tìm hiểu nữa, chỉ cần nắm lấy nhạc điệu thấm lấy hình tượng, rồi mở cửa trực giác cho thơ vào xâm chiếm lấy mình.


      Để chứng minh tất cả những điều trên, các nhà Xuân Thu trong khi giảng giải, dẫn chứng rất nhiều thí dụ trong thơ Đường và thơ ta xưa như Kiều, Tỳ bà, Chinh phụ. Lại thêm thực hành vào lý thuyết, mỗi nhà đều cống hiến một vài sáng tác. Xin chép ra đây một bài của Nguyễn Xuân Sanh, bài Đương Xuân:

      Bắt đầu tan tác mộng xanh xanh...

      Nhạc mỏng lầu xuân rướm mượt cành.

      Gió trăng xe mùa thơm dáng liễu,

      Xa vời nẻo nhạt xanh buồn xanh

      Đồng men đây – với đó bình đời...

      Trầm chân mang ướt gió xa xôi.

      Thuyền hương én lá dịu dàng non.

      Trai ngọc du dương mở dặm hồn.

      Gió mới tuôn đàn xuôi bước dẻo,

      - Đây nguồn nắng mật tủa thời ngon.

      Ánh ngọt mi hương lệ tóc mềm.

      Thơ vàng tướt lụa mướt chân em

      Mùa đàn bước lạnh tiếp duyên thơ ...

      Giày cỏ buồn xưa ấm mộng bờ.

      - Hãy vớt mai trầm vang nắng gió.

      Đường xuân rồi khép với chiều tơ.

      Chen ảnh mùa say đượm nét tranh,

      Hồn tươi giao má gởi duyên canh

      Lối thơ này khi tung ra gặp sự phản kháng hay chế riễu của nhiều người. Thơ chi mà bí hiểm, đọc không ai hiểu mù tịt đi. Người ta đem những chữ «lập dị, hũ nút», để tặng nhóm Xuân Thu, người ta nhái họ, làm những bài để chọc cười. Nhóm Thanh Nghị có thái độ cởi mở và thông cảm hơn cả, đã đăng thơ Xuân Thu, và phê bình một cách xây dựng lý thuyết cũng như sáng tác trong Nhã tập. Diệu Anh đã nhận ra một nhược điểm lớn ở cái chủ trương tách thơ ra khỏi luận lý, đặt sự cảm thơ ra ngoài sự hiểu thơ. Câu thơ phải có nghĩa mới dễ gợi cảm. Cảm xúc chỉ mạnh chừng nào có hoạt động tham gia của lý trí bằng những hình tượng, những liên tưởng. Đã không hiểu lời thơ muốn nói gì thì khó có thể thọ nhận cái rung động dấu trong bài thơ. «Cái thuyết thơ tác động ngoài ảnh hưởng của lý trí là một thuyết hiện chưa xây dựng được trên nền móng kiên cố mà đem thực hành nó thì khó khăn vô cùng. Nếu thi sĩ ghép chữ chỉ để mình hiểu tức khắc mà để độc giả lúng túng, có khi tìm hiểu mà vô hiệu, thì còn đâu cái mục đích truyền lan rung động của thơ. Thơ sẽ là một lối trí thức dành riêng cho một vài tâm hồn bạn, Nàng Thơ sẽ ở một ngôi lầu mà cửa chỉ mở khi có một hai người tới biết đọc câu thần chú Sésame, ouvre-toi. Lỗi đâu ở ta không biết câu thần chú, lỗi ở thi sĩ đã không muốn mở cửa đón ta». Diệu Anh cũng nhận xét thêm: Các nhà lý thuyết Xuân Thu bảo thơ cổ ta hay vì hàm súc gợi cảm, điều đó đúng, nhưng thơ cổ ta xưa không có cái lối kiến trúc giống như thơ Xuân Thu bây giờ. «Đọc Nguyễn Xuân Sanh, Phạm Văn Hạnh, trái lại người ta phải hướng về tây phương mới tìm thấy sự tương tự, người ta phải nghĩ đến Paul Valéry, Jean Cocteau, đến các thi gia mới nhất của Pháp trong tập Réverbères» (Thanh Nghị số 25).


      4. Khác với nhóm Xuân Thu chủ trương trục xuất lý trí và suy luận ra khỏi thơ, một phái khác muốn dùng thơ đề đạo đạt những suy tư triết lý, tạo ra một khuynh hướng khác: khuynh hướng thơ triết, mà đại biểu là Minh Tuyền, tác giả Tạo hóa với nhân loại (đăng trên Tri Tân 1943) và Phấn đấu (xuất bản 1944). Tạo hóa với nhân loại là một khúc trường ca chia làm 11 hồi, trên 600 câu thơ, lối thơ tám chữ, vần gieo biến đổi bác tạp. Đại ý tác giả một đêm khuya trơ trọi dạo bước nơi đồng không, suy nghĩ về kiếp người. Con người sinh trong lòng tạo hóa mà đặt sứ mạng chinh phục tạo hóa, một cuộc chinh phục gian nan cao cả và thành công được phần nào là nhờ ở khối óc, ở ý thức. Thi sĩ ngược dòng quá khứ, gợi lại lịch sử, từ khi «đám tinh vàn man mác, giữa thái không bát ngát tự vần xoay», rồi trái đất thành hình, rồi trên trái đất trải ra các địa kỹ, rồi nhân loại xuất hiện. Con người ra đời theo nhà thơ là do một mĩ ý của Tạo hóa.

      Hỡi Tạo hóa đấng ân nhân bất diệt,

      Vị tuyệt luân kình địch đáng tôn thờ

      Của nhân loại, mê bay tìm siêu việt,

      Phá trong vòng xanh thẳm mộng say sưa.

      Ngài khăng khít với người tình sư đệ,

      Ví như thầy dạy võ nặng hy sinh,

      Sau khi xét môn đồ đã thiện nghệ,

      Hiến thân làm đối tượng thử thông tinh,

      Khuyên đệ tử coi mình như kẻ địch,

      Để gắng sức cùng thầy đọ thấp cao.

      Rồi lấy bảo vật, những mong khuyến khích,

      Tặng trò yêu tài tri đấng anh hào.

      Nhưng loài người không hiểu ý nghĩa cuộc thử sức trong vòng tay sư phụ đề tìm ra những bảo vật sư phụ tặng cho, mà đi làm hại lẫn nhau, gây ra chiến tranh.


      Hỡi trái đất mẫu thân của nhân loại,

      Đã bao phen máu đỏ chảy ròng ròng,

      Bởi đàn trẻ sữa măng còn thơ dại,

      Múa song trùy tranh lẫn vật chơi chung.


      Cuộc tàn sát không có cơ dừng. Tác giả tưởng trong cảnh mặt đất tàn phá sau trận thế chiến này, rồi sực tỉnh và đau đớn nhờ cánh nàng Thơ để đưa đến Tương lai, tới một thời kỷ ước mong trong đó nhân loại tái sinh sống tưng bừng trong một xã hội không có lửa chiến tranh. Nàng Thơ mời thi sĩ đến dự một cuộc liên hoan trong đó một đại biểu của "loài người đã giác ngộ» xác định cái tân lý tưởng của nhân loại:


      Cùng họp nhau thành một khối cương kiên,

      Để chống chọi với hóa công thượng võ,

      Vị ân nhân kình địch đáng tôn thờ,

      Đã bày trận mung lung bao vũ trụ,

      Để thử thách can trường của chúng ta.


      Loài người tới đây hết ác tâm, thôi tương tranh, dồn khả năng vào việc chinh phục thiên nhiên để tạo ra hạnh phúc vững bền.


      Câu thơ Minh Tuyền tuy nhiều khi khúc mắc gò ép nhưng cũng có lắm đoạn giàu âm điệu phấn chấn, ý tứ tân kỳ. Lối thơ triết này đưa chúng ta rời xa cái giọng đạo tình lãng mạn «anh anh, em em, thương thương, nhớ nhớ" lải nhải trong bảy tám năm của phong trào thơ mới. Nó ứng đáp với một nhu cầu của thời đại, nhu cầu suy tư và tìm đường.


      5.- Một khuynh hướng sau hết của thơ trong những năm 1940-45 là hiện vào kịch, trở thành kịch thơ. Người khởi xướng ra kịch thơ có lẽ là Phạm Huy Thông và ngay từ trước 1940.


      Năm 1937, Huy Thông đã viết những màn kịch Anh Nga, Tiếng dịch sông Ô bằng văn vần. Song đó chỉ là những thí nghiện nhỏ trên báo, nhất là chưa hề được đưa lên sân khấu trình diễn. Chỉ từ 1940 ta mới thấy những vở kịch thơ trọn vẹn, thấy cả những tác giả chuyên về loại sáng tác này. Người nổi tiếng nhất ở đây là Phan Khắc Khoan tác giả Trần Can (1911), Lý Chiêu Hoàng (1942), Phạm Thái (1943) là những vở kịch thơ đầu tiên được trình diễn nhiều lần ở Hà Nội và các nơi. Ngoài ra còn nhiều nhà văn nhà thơ tuy không chuyên về kịch nhưng cũng có những cống hiến giá trị: Thao Thao (Quán biên thùy), Vũ Hoàng Chương (Vân muội), Nguyễn Bính (Bóng giai nhân), Nguyễn Huy Tưởng (Vũ như Tô).


      Lối kịch thơ này vừa cứu vớt thoại kịch ra khỏi cái tẻ nhạt của câu nói trống trơn, vừa thỏa mãn một nhu cầu xướng ngâm của người mình, nên khi ra đời đã được hoan nghênh. Nó hướng về ca kịch mà vẫn giữ được nhiều tinh chất văn học. Các nhà viết kịch thơ trên thường lấy đề tài trong lịch sử. Đó cũng là do ảnh hưởng của thời cuộc. Họ muốn dùng câu thơ mỹ lệ hùng hồn để làm sống lại những nhân vật những trang sử xưa. Vài người như Phan Khắc Khoan, Nguyễn Huy Tưởng muốn rõ rệt làm việc cho tinh thần quốc gia. Nhà phê bình đương thời Lê Thanh viết: «Để làm sống lại cái tinh thần dân tộc trong lúc này, thiết trởng không có phương pháp giáo hóa quần chủng nào mạnh bằng đem diễn những vở kịch chứa đựng những lời thơ hùng hồn. Kịch thơ chính có thể giúp ta trong mục đích ấy». Bởi vậy nên kịch thơ về sau, sau những ngày trưng bừng Tháng 3 rồi Tháng 8, đã lên cao hết sức, được viết và diễn nhiều.

       

      Về hình thức, các nhà viết kịch thơ thường dùng câu thơ tám chữ, gieo vần liền đôi một gián cách bằng trắc. Đó là một thề thơ mới như ta đã thấy ở chương IV trên. Song cũng nên nhận xét câu thơ ấy cũng là hậu thân của câu hát nói tức câu nói lối. Điệu tám chữ chùng chặn giúp cho sự thuật tả tư tưởng được dồi dào thoải mái. Nhất là câu nói lối vốn có một giá trị tuyên xướng (coi Tập II về Hát nói, trang 427) thích hợp với sân khấu. Thành ra ở đây những nhà viết kịch thơ ta đã tự nhiên bắt gặp câu thơ sở trường của họ. Đây là vài câu làm thí dụ trích trong vở Phạm Thái của Phan Khắc Khoan (kịch này được phỏng theo tiểu thuyết Tiêu sơn tráng sĩ của Khái Hưng):

              CẢNH III

      (Cảnh núi rừng thăm thẳm)


      PHẠM THÁI:


      Giờ là lúc Lạng sơn buồn ảo não

      Giờ là lúc lòng ta như vũ bão,

      Rừng cao cao và mép núi cong cong.

      Gió vàng rên dài mãi hận suy vong.

      (Tiếng gió reo)


      Chao! nức nở trong muôn vàn sóng lả.

      Chao! ảm đạm mịt mờ mây khói tỏa.

      Chao! đìu hiu, đìu hiu, nặng đìu hiu!

      Tiếng quyên sầu, nên họa giọng tiêu liêu.

      (Tiếng chim quốc xa xa)


      Hồn non nước hay là hồn tiên đế?

      Lòng ta thát, nơi rừng hoang quạnh quẽ.

      Vua thăng hà trong cảnh huống lao lung

      Đầy ngậm ngùi. Trương hiền hữu lại lâm chung.

      Cơ sở biết có còn mong dựng lại?

      Phạm Thế Ngũ

      Việt Nam Văn Học Sử Giản Ước Tân Biên, tập III
      Cơ sở xb Đại Nam

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Nguyễn Hữu Tiến Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Nguyễn Đôn Phúc Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Những Đoản Thiên Của Phạm Duy Tốn Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Những Đoản Thiên Của Nguyễn Bá Học Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Đoàn Như Khuê Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Phan Kế Bính: Việt Hán Văn Khảo Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Phan Kế Bính: Việt Nam Phong Tục Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Phan Kế Bính: Cuộc Đời và Văn Nghiệp Phạm Thế Ngũ Khảo luận

      - Tương Phố Phạm Thế Ngũ Khảo luận

    3. Thơ và bài viết về Thơ (Học Xá)

       

        Thơ và Bài viết về Thơ:

        Cùng Mục (Link)

      Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)

      Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)

      Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)

      Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)

      Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)

      Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)

      Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào (Trần Yên Hòa)

      Tản mạn về bài thơ "Lời nguyện của rừng" (Trần Đăng Hồng)

      Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)

      Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ (Ngu Yên)

       

       

        Thơ Dịch:

       (Vietnamese Poetry translated into English)

       

      Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:

       

      Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)

      Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)

      Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)

      Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)

      ......

      Huỳnh Sanh Thông dịch:

       

      Thăng Long (Nguyễn Du)

      Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)

      Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)

      Thăng Long Thành Hoài Cổ

       (Bà Huyện Thanh Quan)

      ......

      Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:

       

      Cùng khổ (Bùi Chát)

      Hoa sữa (Bùi Chát)

      Bài thơ một vần (Bùi Chát)

      ......

      Các tác giả khác dịch:

       

      Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)

      Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)

      Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)

      ......

       

       

        Thơ Cổ:

        Cùng Mục & Chỉ Số (Link)

      Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )

      Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)

      Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)

      Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)

      Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)


      Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)

      Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

        Thơ Tuyển:

        Cùng Mục & Chỉ Số (Link)

      Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)

      Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)

      Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)

      Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)

      Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)


       

        Trang Thơ các Tác Giả:

       

       

        DANH NGÔN (Proverbs)

       

         • Chí Khí

         • Xử Thế

       

        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

       

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)