|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Người bạn vẽ già đi xa gửi cho tôi bức tranh Mùa Đông Quê Cũ
Đầm đìa mê nón áo tơi
Nghe tái tê cơn mưa phùn sơn dầu Paris đổ trên đồng chiêm mái rạ
Nghe trên tóc mình tuyết thời gian từng nạm trắng rơi rơi
Một thập kỷ trôi vèo
Anh còn nhớ câu thơ tôi âm vang chiếc thùng phuy kinh động
Lăn xuống cầu thang, lăn mãi xuống cầu thang
Rút ruột đêm khuya cho mười năm vụt trở thành trống rỗng
Từng khối kỷ niệm buồn lăn suốt những mùa đông
Bao nhiêu đêm như Lý Bạch thời nào, anh
ngước nhìn vừng trăng Châu Âu thăm thẳm sáng
Nhịp trống quân xưa, đứa trẻ xưa, rặng tre xưa run bấn sợi dây cuồng
Cúi mái đầu già nua trên nền toan thăm thẳm trắng
Cố hương, chừ, cố hương!
Thức ngủ trong anh kẻ lữ khách vất vả cô đơn, loài du ca một đời thức ngủ
Chốn đến nơi đi, cây kia nào biết lặng, gió chẳng biết dừng
Thổi suốt trời Orléans con bấc giọt đầm âm âm đồng đất cũ
Sóng vã lời tôi mười năm trời còn ngậm bến tranh anh
Đêm gõ búa khai niên, tôi độc ẩm trong giọt nước mắt lớn anh gửi về tôi từ niềm tri kỷ
Cơn ướt cơn khô, cuộc vay trả thấm đẫm tận cùng
Đầm đìa tôi, đầm đìa anh, đầm đìa tất cả
Hoa đào có xót thương chăng khi vắng bầy thiên điểu di cư một nền mấy cánh vỗ
Cố nhân, chừ, cố nhân!
VÔ DANH (*)
Nguồn: Kệ sách Học Xá
Bài thơ trên được đăng trên tạp chí Văn số 74 ra tháng 8, 1988 tại Hoa kỳ với lời giới thiệu của nhà văn Mai Thảo:
"Người họa sĩ già ở Orléans trong bài thơ là Thái Tuấn. Người làm bài thơ, thơ gửi đi từ quê nhà, một bạn thân của Thái Tuấn, chắc không muốn tiết lộ hình tích, ký tên là Vô Danh. Tôi thấy bài thơ hay. Lạ và hay. Nó đêm, nó lạnh, nó mưa, nó buồn, trải rộng trên một mùa đông tâm thức trở trọi khuất cách, nói một cách khác, là trạng thái lưu đày tự chọn trên chính quê hương đất nước của mình”.
Có lẽ bài thơ không chỉ là trạng thái lưu đày tự chọn trên chính quê hương đất nước của mình. Nhà thơ nói về mình, một thi sĩ, kẻ ở lại, đồng thời nói về bạn, một họa sĩ, kẻ đã ra đi. Bài thơ kết hợp trong nó tiếng khóc nghẹn ngào trên quê hương và tiếng thở dài hiu hắt trên đất khách. Để, qua hình ảnh của hai người, vẽ lên số phận tàn khốc của một đất nước tan vỡ. Mọi người, dù ở đâu, cũng là những kẻ lưu đày. “Chốn đến nơi đi” đầu ngập ngụa nước mắt. "Đầm đìa tôi, đầm đìa anh, đầm đìa tất cả".
Con người tự nhận là Vô Danh ấy, trước kia từng là nhà thơ lớn, suốt bao nhiêu năm tháng làm một con tằm trong khuya khoắt nhả ra những bài thơ óng ánh tơ lụa, để rồi, thoắt một cái, sau đại họa 75, "vụt trở thành trống rỗng”. Tất cả đều bị mất mát. Mất mát tự do. Mất mát sự nghiệp. Mất mát cả sự sống nữa. Chưa chết hẳn, nhưng đang dần dần lún xuống cái chết. "Nghe trên tóc mình tuyết thời gian từng nạm trắng rơi rơi", "Lăn xuống cầu thang, lăn mãi xuống cầu thang". Chỉ còn kỷ niệm, kỷ niệm cũng nát nhầu: "Từng khối kỷ niệm buồn lăn suốt những mùa đông”. Mùa đông ấy, nói như Mai Thảo, là mùa đông tâm thức.
Người họa sĩ, may mắn hơn, thoát khỏi gông cùm, trở thành "kẻ lữ khách vất vả cô đơn, loài du ca một đời thức ngủ". Nhưng mùa đông chưa tận tuyệt hẳn. Trên xứ người, giữa tự do, ông vẫn giam trái tim mình trong ngục tù Mùa Đông Quê Cũ. Ông vẫn mang theo, sau từng bước chân lưu lạc, những "con bấc giọt đầm âm âm đồng đất cũ". Ông làm Lý Bạch, đêm đêm ngước nhìn vầng trăng thăm thẳm sáng mà than thở:
Cố hương, chừ, cố hương!
Tranh ông vẽ, bằng sơn dầu Paris, trên nền "toan" lạnh buốt Paris, một cảnh mưa phùn miền Bắc Việt nam xa xôi. Xa xôi trong không gian. Xa xôi trong thời gian. Mưa phùn rơi lất phất trên đồng chiêm mái rạ.
Mưa phùn rơi tái tê trên những bóng người lủi thủi nón mê áo tơi. Nhà thơ, người nhận được bức tranh, đã tinh nhạy nhận ra cơn mưa ấy thực chất là một nỗi buồn ly hương:
Người bạn vẽ già đi xa gửi cho tôi bức tranh Mùa Đông Quê Cũ
Đầm đìa mê nón áo tơi
Nghe tái tê cơn mưa phùn sơn dầu Paris đổ
trên đồng chiêm mái rạ.
Tôi yêu câu thứ ba, đẹp và hàm súc lạ lùng. Mưa phùn có thể là cơn mưa thật, có thể là nỗi ngậm ngùi ứa tràn từ bức tranh và cũng có thể là tâm trạng hiu hắt trong mắt người đứng ngắm.
Rốt cuộc, cả hai người, nhà thơ và họa sĩ, người ở lại và kẻ ra đi, đều mang trong lòng những niềm nhớ nhung khắc khoải. Bởi cả hai đều mất mát. Bên này là tiếng than: "Cố hương, chừ, cố hương!". Bên kia cũng lại là một tiếng than: "Cố nhân, chừ, cố nhân!". Ai ai rồi cũng mang trong lòng những cơn mưa phùn và gió bấc.
Chỉ còn lại, trong họ, chút ấm áp của tình bạn. Nhà thơ vui khi thấy "anh còn nhớ câu thơ tôi âm vang chiếc thùng phuy kinh động", hơn nữa, có lúc còn mang những câu thơ ấy vào trong hội họa: "Sóng vã lời tôi suốt mười năm trời còn ngậm bến tranh anh". Đóng bức tranh lên tường nhà, một đêm cuối năm, nhà thơ rưng rưng trước sự đồng cảm của người bạn già từ một phương xa lắc:
Đêm gõ búa khai niên, tôi độc ẩm trong giọt
nước mắt lớn anh gửi về tôi từ niềm tri kỷ.
Nghe xót xa. Lịch sử Việt nam, từ sau tháng 4-75, chỉ còn là hình ảnh hai giọt nước mắt lớn. Một giọt đổ trên quê hương và một giọt lênh đênh trôi giạt ra ngoài.
(*) Nhận định của nhà văn Đào Như
- Thư Gửi Người Bạn Họa Sĩ Già Ở Orléans Nguyễn Hưng Quốc Tạp luận
- Vài Ghi Nhận Về Mai Thảo Nguyễn Hưng Quốc Hồi ức
- Đôi Nét về Võ Phiến Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Số phận của văn học miền Nam sau 1975 Nguyễn Hưng Quốc Khảo luận
- Những ý nghĩ rời (Lời nói đầu) Nguyễn Hưng Quốc Giới thiệu
- Sống Và Viết Giữa Các Nền Văn Hoá Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Nhiệm Vụ Của Nhà Phê Bình Văn Học Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Về Văn Học Miền Nam 1954-1975 Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Tự Do Học Thuật Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
- Vụ Án Nhã Thuyên Nguyễn Hưng Quốc Nhận định
• Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào (Trần Yên Hòa)
• Tản mạn về bài thơ "Lời nguyện của rừng" (Trần Đăng Hồng)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ (Ngu Yên)
Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:
Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)
Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)
Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)
Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)
......
Huỳnh Sanh Thông dịch:
Thăng Long (Nguyễn Du)
Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)
Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)
(Bà Huyện Thanh Quan)
......
Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:
Cùng khổ (Bùi Chát)
Hoa sữa (Bùi Chát)
Bài thơ một vần (Bùi Chát)
......
Các tác giả khác dịch:
Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)
Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)
Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)
• Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )
• Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)
• Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)
• Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)
• Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)
Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)
Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Chí Khí
• Xử Thế
• Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |