1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Câu Hỏi Về Bài Thơ (Ngu Yên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      18-8-2023 | THƠ

      Câu Hỏi Về Bài Thơ

        NGU YÊN
      Share File.php Share File
          

       

      Ảnh: Letter Review.) (1)

      Câu hỏi thường xuyên nhất của người thưởng ngoạn và người sáng tác là


      Bài thơ này hay hoặc dở?


      Nếu một nhà phê bình văn học đứng đắn trả lời câu hỏi này, dĩ nhiên là việc tốt đẹp, tuy nhiên, cũng có đôi phần bối rối. Thứ nhất, đối với người đọc bình thường, luận lý của nhà phê bình chuyên nghiệp thường khó hiểu hoặc hiểu mà không thể áp dụng. Ví dụ như, “Bài thơ là sự giao tiếp từ tâm hồn này sang tâm hồn khác khiến cho một hoặc cả hai trái tim cùng ca hát.” Cao kỳ thì có cao kỳ, nhưng khi hỏi lại thì kỳ nào cao?


      Chưa kể, mỗi nhà phê bình tên tuổi sẽ có phong thái đánh giá khác biệt, đôi khi đối nghịch nhau. Thứ hai, quan điểm của tôi thường lo lắng, một nhà phê bình chuyên mà không làm thơ, chỉ nghiên cứu về thơ, e rằng như nhà canh nông chuyên phân tích và giải thích, tại sao trái thanh long ăn ngon? Tại sao thanh long miền cát nóng sẽ ngon hơn miền nhiều mưa? Tại sao thanh long có vây xanh ngoài vỏ mà độ dài ngắn có thể cho ta biết phẩm chất của thanh long? Trong khi, thanh long ngon hay dở có bí mật riêng của nó. Ai biết được khả năng hút mật của con ong làm cho trái ngon hơn? Ai biết được độ gió đong đưa hoặc vật vã nhành thanh long khiến cho trái rúng động, mà nhào lộn nhiều ruột bên trong sẽ lỏng hoặc chắc hơn? Ai biết được ăn thanh long với mỹ nhân thì ngon gấp bội phần hơn ăn một mình? Khác với văn xuôi, thơ hay có bí mật riêng mà chỉ người làm thơ lão luyện, khăng khít, mê thơ mới có thể cảm nhận.


      Người bình thường đọc thơ thì đơn giản, cảm thấy thích là hay. Thích? Sở thích là riêng tư và muôn mặt. Không đáng tin cậy. Sở thích cặp kè với hiểu biết. Hiểu ít thích khác. Hiểu nhiều thích khác. Chỉ biết toyota thì mua xe từ Corolla, RAV4 … cho đến hạng cao cấp 4Runner, Cruiser … nhưng khi biết thêm các hãng xe khác thì đẹp nhất, nhanh nhất, sang nhất, chắc chắn không phải Toyota. Yêu thơ cũng như yêu người. Những tiêu chuẩn đang có sẵn trong lòng cộng thêm sở thích, khi gặp đúng người, đọc đúng bài thơ, lập tức tâm hồn rung động, “Hay quá!”. Tiêu chuẩn thay đổi theo thời gian, kiến thức và kinh nghiệm. Sở thích thay đổi theo đời sống gia đình và xã hội. Những ai lấy vợ lấy chồng một thời gian, nếu xét lại, sở thích của riêng mình sẽ thấy nó thay đổi một cách tự nhiên. Vậy thì, “hay quá!” hôm nay, có thể ngày mai “dở quá!” Nhận xét hay hoặc dở của người khác nhiều khi không có giá trị bao nhiêu.


      Nhưng nếu là người làm thơ như tôi, mà nói về cách đánh giá thơ, thì khó coi, có vẻ thiếu tự trọng, e rằng đang quảng cáo ‘Cái Tôi’.


      Vậy thì, Ai nói?


      Báo chí, tập san, sách in, nhất là trang mạng và mạng thông tin xã hội, đầy dẫy thơ, cát và ngọc lẫn lộn, ngọc ít cát nhiều. Người đọc ít được diện kiến thơ hay mà phải liếc qua nhiều thơ dở, khiến thơ càng ngày càng mất uy tín, mất thưởng ngoạn. Thơ, giờ đây, không phải chỉ là rẻ rúng, mà miễn phí vẫn không lôi kéo được mắt nhìn, như cá ươn chợ chiều cho không, chẳng ai lấy. Cần phải có những ‘điều chỉnh’ ‘thay da đổi ruột’ để thơ tìm lại được sự thích thú của độc giả. Muốn vậy, cần phải có nhiều người nói. Phong trào nói.


      Ai nói?


      Tôi xin xung phong nói giùm các nhà nghiên cứu về thi ca. Họ nói chuyên, khô và khó. Tôi thông dịch vui, ướt và dễ. Thỉnh thoảng xen vào ý kiến riêng của người làm thơ. Tôi biết một ít bí mật của thơ. Những bí mật đó đồng dạng với ái tình, dễ nhận diện. ai mà không có kinh nghiệm về ái tình?


      (Ảnh: HobbyLark. Five Poetry-writing Exercises.)

      Phẩm Chất Bài Thơ.


      Tôi vẫn thường lý luận từ kinh nghiệm hàng ngày khi trò chuyện về thơ với bạn bè, hàng xóm, và các nghệ sĩ, rằng: Người ta khó đồng ý với nhau một bài thơ hay, nhưng dễ thỏa thuận với nhau về một bài thơ dở. Vì vậy, bước đầu tiên, bạn và tôi tìm hiểu thế nào là bài thơ dở?


      Bài thơ dở không hẳn là đối ngược với bài thơ hay. Trong bài viết này, ‘dở’ chỉ có nghĩa là không thoả mãn những đòi hỏi của văn học hiện tại, không hội đủ những tiêu chuẩn nghệ thuật để công nhận là một bài thơ. Tôi dùng chữ ‘hiện tại’ vì những gì liên quan đến nghệ thuật, kể cả những quy luật và tiêu chuẩn, sẽ thay đổi theo thời gian và tâm trí con người.


      1- Hiện tại, bài thơ dở trước tiên là bài thơ không truyền đạt được ý tưởng của người sáng tác, hoặc truyền đạt một ý tưởng cũ xưa, đã lập lại nhiều lần.


      2- Ngôn ngữ thơ là y phục, màu sắc và hương phấn của bài thơ. Nếu không phù hợp với ý thơ, tinh thần chủ đề và nội dung, tức là bài thơ dở. Khác với văn xuôi, người ta nói: “các từ ngữ trong văn được sắp đặt theo thứ tự tốt đẹp nhất, trong khi từ ngữ thơ là từ ngữ chọn lọc phẩm chất cao nhất trong thứ tự tốt đẹp nhất.”


      3- Hình ảnh trong thơ vô cùng quan trọng khi chúng liên kết với nhau tạo thành tứ thơ. Người đọc ‘thấy’ hình ảnh thơ rõ hơn, sống động hơn, là hiểu ý nghĩa của chữ. Bài thơ dở sử dụng hình ảnh không rõ ràng, tê liệt, tứ thơ lập lại và bắt chước.


      Thơ dở thiếu khả năng diễn đạt chính xác. Người viết truyện đôi khi có thể thoát khỏi cách diễn đạt kém hoàn hảo vì câu chuyện sẽ kéo người đọc theo.


      Công việc của nhà thơ là vẽ một bức tranh tinh thần và gợi ra một phản ứng cảm xúc ở người đọc. Mỗi từ, mỗi hình ảnh, mỗi tứ thơ, đều phải có giá trị.


      4- Bài thơ dở không cho hoặc cho phép quá ít khả năng hoạt động của trí tưởng tượng. Khi người đọc phải hư cấu một bài thơ, dù đúng hay sai, dù ít hay nhiều, đó là niềm thú vị của thưởng ngoạn. Bài thơ dở không đồng hành với người đọc.


      5- Sau cùng, quan trọng bậc nhất, là cảm xúc. Đọc một bài thơ dở như ăn chén cơm nguội. Nghĩa là, cảm xúc của tác giả và người đọc làm cho cơm nóng, bốc mùi hương, nhai trong miệng ước gì ăn thêm chén nữa. Nhà thơ viết bài thơ cơm nguội, thiếu cảm xúc, cho dù ý tưởng hay, thâm thúy hoặc khôi hài, bài thơ sẽ lạnh tanh. Người đọc sẽ cảm thấy lạnh, bài thơ bất động, không linh hoạt, đó là bài thơ dở.


      Đây chỉ là năm thành phần căn bản phải có trong một bài thơ. Bất kỳ là sản phẩm gì, vật lý hay trừu tượng, đều phải có một số căn cước (bao gồm bản thể và bản sắc) để xác định nó là như vậy. Con chó mà có sừng thì không phải chó, nếu nó biết sủa, phải có một tên khác.


      Một người làm thơ căn bản phải biết phân biệt: thơ độc thoại và thơ đối thoại. Hai tính thơ này không nhất thiết phải trình bày rõ ràng như văn xuôi. Một bài thơ thông thường bao gồm tác giả và độc giả. Tác giả có điều muốn nói, có nỗi niềm muốn chia xẻ, và độc giả tham dự rồi tự ‘phong phú hóa’ bản thân. Tác giả độc thoại khi diễn đạt nội tâm, tâm sự, suy nghĩ, mô tả … và đối thoại khi trực tiếp nói với độc giả. Tuy gọi là đối thoại, nhưng độc giả không trực tiếp trả lời, mà chỉ trả lời, hỏi lại, nghi vấn, tìm giải đáp với bản thân. Khi bài thơ có nhân vật, có kể truyện, có thêm người, thơ vẫn ở trong dạng độc thoại và đối thoại, nhưng lần này, ngoài tác giả, nhân vật cũng độc thoại, có khả năng khác hoặc đối nghịch với tác giả, và nhân vật cũng có thể đối thoại với độc giả. Bài thơ dở là bài thơ rối, độc thoại và đối thoại lẫn lộn, hoặc sai vị trí trong cấu trúc.


      Ví dụ trong bài thơ “Nhà Tôi” của Yên Thao.


      Tôi đứng bên này sông (Độc thoại và mô tả.)

      Bên kia vùng địch đóng

      Làng tôi đấy xạm đen màu tiết đọng

      Tre cau buồn tóc rũ ướt mơ sương

      Màu trăng vôi lồm lộp mấy khung tường

      Nếp đình xưa người hỡi đau gì không? (Đối thoại)

      (Câu đối thoại xuất hiện làm tứ thơ cảm động.)

      […]


      Ðêm hôm nay tôi trở về lành lạnh (Độc thoại)

      Sông sâu buồn lấp lánh sao lưa thưa

      Tôi có người vợ trẻ đẹp như thơ

      Tuổi chớm đôi mươì cưới buổi dâng cờ

      Má trắng mịn thơm thơm mùa lúa chín


      Ai đã qua mà chẳng từng bịn rịn (Đối thoại.)

      Rời yêu thương nào đã mấy ai vui?

      (Câu đối thoại trực tiếp đến kinh nghiệm của người đọc. Có ai chưa từng trải qua cảm xúc chia lià?)

      […]


      Tôi là anh lính chiến (Độc thoại)

      Theo quân về giải phóng quê hương

      Mái đầu xanh bụi viễn phương

      Bước chân đất đạp xiêu đồn luỹ địch


      Này, anh đồng chí! (Đối thoại)

      Người bạn pháo binh

      Ðã đến giờ chưa nhỉ?

      Mà tôi nghe như trại giặc tan tành


      Anh rót cho khéo nhé!

      Không lại nhầm nhà tôi

      Nhà tôi ở cuối thôn Đồi

      Có giàn thiên lý

      Có người tôi thương

      (Chấm dứt bằng một đối thoại vừa tâm tình vừa hào dũng vừa yêu thương lại vừa chí khí. Đó là tại sao bài thơ này hay.)


      Thơ dở vì thiếu quan tâm.


      (Ảnh: DailyWritingTips)

      Bạn đọc, có lẽ, nếu bạn phân vân không rõ tại sao người khác khen bài thơ hay, mà bạn không thấy hay, có khi, thấy dở. Bạn có cảm giác bị loại ra vòng thi ca, không hiểu gì về thơ. Thậm chí, có mặc cảm ‘dốt’ văn chương. Thực tế, không đúng. Bạn không nên tin người khác nói. Hãy tự tìm hiểu. Trước khi là thơ hay, bài thơ đó phải là bài thơ không dở. Bài thơ dở chủ yếu là do người làm thơ không quan tâm một số yếu tố trong sáng tác thơ.


      1- Cũng giống như bạn đang đeo đuổi một đối tượng ái tình, bạn không thể không chú tâm, tốn nhiều thời giờ theo dõi người yêu. Nếu không tập trung vào ý tưởng và tứ thơ chính để có một cấu trúc cô đọng và lời lẽ thống nhất diễn đạt một chủ đề. Ý tưởng chính phải xuyên suốt toàn bài. Tất nhiên bài thơ mông lung, loạn xạ, lạc đề là bài thơ dở.


      2- Yêu là một câu truyện lâm ly. Nếu có được hai mình, câu truyện thêm phần hấp dẫn. Làm thơ là kể một câu truyện nào đó, dù là một câu truyện không đầu đuôi, chỉ có thân bài, nhưng vẫn là điều gì được kể lại. Người đọc sẽ hư cấu từ những gì người viết diễn đạt. Hư cấu là câu truyện nào đó nảy sinh trong tâm trí thưởng ngoạn. Câu truyện này càng thú vị, người đọc càng yêu thích. Một bài thơ đọc xong, không gây được cảm giác thú vị, là bài thơ dở.


      3- Ái tình tạo ra cảm giác say mê và cảm xúc điên cuồng. Nếu bài thơ làm cho người đọc cười, khóc, phẫn nộ, tức tối, buồn rầu, thanh thản, vân vân, là bài thơ hay. Ngược lại, đọc bài thơ không cảm xúc, không cảm giác, thậm chí thấy chán, đó là bài thơ dở.


      Bài thơ phải tạo được ‘thất tình lục dục’ trong một thời gian ngắn và dồn dập vì chiều dài giới hạn của bài thơ, ngoại trừ trường ca và thơ dài. Tuy nhiên, không phải bài thơ nào cũng có khả năng khuấy động tâm tư, đổ xô nước mắt, hoặc kéo mép nụ cười. Cảm xúc nhẹ nhàng và ý tứ thâm trầm là đủ. Một bài thơ dở thì không thể như vậy.


      4- Bài thơ nào chủ yếu sử dụng ý nghĩa của ngôn ngữ, kết quả của tư duy, để xây dựng toàn bài là bài thơ khó làm và khó chia xẻ cùng người đọc. Đó là trường hợp những bài thơ mang tính triết học hoặc bày tỏ tư tưởng sâu sắc. Hầu hết các loại thơ là ngôn ngữ tạo hình ảnh, hình ảnh liên kết tạo tứ thơ. Chủ yếu những hình ảnh này sẽ như một bức tranh hoặc một khúc video rất ngắn. Những hình ảnh và sinh hoạt của chúng phải mạnh, ấn tượng và lôi cuốn. Bỏ sót yếu tố này, bài thơ sẽ dở.


      Một bài thơ dở bao gồm ngôn ngữ không nhất quán nên diễn đạt ý chính mờ nhạt và trình bày hình ảnh trong tứ thơ một cách lộn xộn, không sống động. Sau cùng là khả năng trôi chảy của toàn bài thơ. Làm xong, đọc to lên, nếu không trơn tru từ đầu đến cuối, bạn ơi, hãy sửa lại hoặc chờ đợi một thời gian rồi làm lại.


      Nhớ em từ một đường khâu

      Hai năm vai áo toạc đau xé lòng

      Nhớ em từ miếng cơm không

      Hai năm bát mẻ đũa còng chia nhau

      Em ở đâu? Tôi ở đâu?

      Hai năm cỏ bén rễ sâu trên mồ


      (Bài thơ ‘Ngày Giỗ’ của Hoàng Cầm bắt đầu những tứ thơ thương nhớ đau buồn liên kết lập lại với cụm từ “hai năm”. Người đọc không thể lầm ý tưởng chủ yếu của bài thơ. Từ ngữ bình thường như gợi ý mạnh mẽ có khả năng gây cảm động. Một đường khâu đã rách trở lại làm rách tấm lòng. Bát mẻ, đũa còng, những hình ảnh ấn tượng. Từ đó trở về sau là những câu lục bát diễn đạt lời độc thoại buồn thảm, “Giun kêu thăm thẳm”, “điệu kèn hư vô”, “Gọi nguồn dương chảy đến mình biển âm,” thật thâm trầm.)


      Đi thăm bụi đất chiều mưa

      Giun kêu thăm thẳm cứ ngờ tiếng em

      Về đâu tiếng nói em hiền

      Thảo thơm biền biệt điệu kèn hư vô

      Tôi còn sống gửi ở nhờ

      Cõi thơ có phút nào ngơ tội tình

      Nghiệp oan từ thuở sơ sinh

      Gọi nguồn dương chảy đến mình biển âm

      […]

       


      Để tránh làm bài thơ dở, khi viết xong bài thơ, sau khi đã kiểm tra những tiêu chuẩn căn bản, duyệt qua những điều nên quan tâm, rôi hãy tự hỏi mình: Bài thơ này có giá trị gì với người đọc? Nếu câu trả lời của bạn là ‘tôi không cần người đọc’, vậy thì bạn nên cất bài thơ vào tủ hoặc đốt đi vì làm thơ đã đủ rồi, cần gì đăng tải và hồi hộp chờ đợi?


      (Ảnh: Virtual Academy. Black out poetry.)

      Nếu bạn cần có người đọc để chia xẻ, thì nên bước thêm mấy bước nữa để tìm đến thơ hay.


      Thế nào là bài thơ hay?


      Chữ ‘hay’ ở đây không nhấn mạnh đến những bài thơ thần sầu quỉ khốc, những bài thơ bất tử kính cẩn trong thư viện. Chữ ‘hay’ chỉ mở ngoặc khiêm tốn là bài thơ hội đủ những đòi hỏi của văn học và những yếu tố căn bản của nghệ thuật thi ca. Từ cái hay này, những thi sĩ tài hoa sẽ bay cao, không có giới hạn, mỗi người mỗi vẻ. Thơ hay là vô tận. Càng cao lại cao hơn. Càng cao càng ít người có khả năng thưởng ngoạn. Cao nữa, nếu không còn ai thưởng thức, thì có cơ hội ngang bằng với thơ dở.


      Ngộ nghĩnh thay cái nghệ thuật. Vì vậy, tôi giới hạn thơ hay ở trong tầm tay với, nhưng có khả năng điều chỉnh người đọc và người viết.


      Thơ hay là bài thơ tiết lộ những khía cạnh tinh tế của thiên nhiên và nhân tạo. Qua một quá trình sàng lọc, có thể từ vô hình đưa đến hữu hình hoặc ngược lại. Bài thơ hay mở ra thao thức về sự sống và gợi lên sự kinh ngạc.

      Anh chìa hai bàn tay khô héo

      Nỗi tự do buồn phiền

      Hai bàn tay những con đường cỏ cháy

      Mùa hè thiêu đốt cả cô đơn

      Em giữ lấy

      Anh còn đâu ngoài nỗi chết ôm ghì

      Trong bóng đen trơ trụi nơi vàm sông

      Anh tìm kiếm

      Tuổi ấu thơ hòn cù lao xa khuất

      Và tình yêu như đám lau buồn

      Vàm sông nước xoáy như tiếng cười thầm

      Ở sau lưng ở trước mặt

      Anh thả người trôi nổi

      (Trích: Sầu Khúc của Thanh Tâm Tuyền.)

      Thơ hay là bài thơ có từ tình, sức hấp lực đến từ bài thơ. Sự việc này bắt đầu: Trước khi viết một bài thơ, nhà thơ cần đặt câu hỏi về động cơ của mình vì chúng sẽ chi phối bầu không khí của bài thơ và đóng vai trò thu hút sự chú ý của người đọc để họ tiếp tục đọc. Thông thường những bài thơ có tứ thơ mới lạ dễ lôi cuốn sự theo dõi. Ví dụ như bài “Anh Điên” của Hàn Mặc Tử.

      Anh nằm ngoài sự thực

      Em ngồi trong chiêm bao

      Cách xa nhau biết mấy

      Nhớ thương quá thì sao ?


      Anh nuốt phứt hàng chữ

      Anh cắn vỡ lời thơ

      Anh cắn, cắn cắn cắn

      Hơi thở đứt làm tư!

      Thơ hay là bài thơ là chủ cảm xúc. Đây có thể là một sai lầm của nhiều người làm thơ. Mặc dù sự giải phóng cảm xúc là một phần của trải nghiệm thơ, nhưng bản thân nó không phải là trải nghiệm, cũng không phải là nguồn gốc của thi ca.


      Sáng tạo là hành động đưa một thứ gì đó vào sự hiện hữu. Đối với thơ, đó là một hiện hữu có ý nghĩa, hoặc một trải nghiệm có ý nghĩa, rung động với sự sống đến mức nó phải thể hiện.

      Đầu tiên tôi thở cái phào

      Bao nhiêu phiền não như trào ra theo

      Nín hơi tôi thở cái phèo

      Bao nhiêu mộng ảo bay vèo hư không

      Sướng nên tôi thở phập phồng

      Mây bay gió thổi trời hồng muôn năm

      Mai sau này chỗ tôi nằm

      Sao rơi lạnh lẽo âm thầm biển ru.

      (Một mình nằm thở đủ kiểu trên bờ biển. Nguyễn Đức Sơn.)

      Nói một cách cụ thể, thơ hay bao gồm:

      1- Điều muốn nói sâu sắc và ý nghĩa.

      2- Ghi lại cảm xúc và truyền đạt cảm xúc.

      3- Tường thuật hoặc mô tả sống động, tạo hiệu quả.

      4- Tạo cơ hội cho người đọc tưởng tượng và hư cấu.

      5- Thơ tự diễn đạt ý nghĩa và cảm xúc thay vì tác giả phải nỗ lực làm công việc này.

      6- Ngôn ngữ cần độc đáo và gây thích thú.

      7- Gợi lên suy nghĩ và chiêm nghiệm.

      8- Ngắn gọn và chính xác.

      9- Cộng hưởng với người đọc.

      10- Diễn đạt mỹ thuật một cách tự nhiên.

      11- Khám phá tình trạng, niềm bí ẩn của con người.

      12- Cung cấp cách nhìn mới về các chủ đề quen thuộc.

      13- Biểu lộ tính trung thực.

      14- Mang sức hấp dẫn vượt qua thời gian ngắn hạn.

      15- Cần một tiêu đề phù hợp và lôi cuốn.

      Dĩ nhiên, còn nhiều yêu cầu khác nữa, tuy nhiên, nói nhiều người đọc bình thường không nhớ, không áp dụng. Thôi thì, thâu ngắn như thế này: Khi đọc một bài thơ hoặc khi làm xong một bài thơ, hãy tự hỏi mình:


      Ngôn ngữ bài thơ có mỹ thuật và dễ hiểu không? Có trơn tru không? Bạn có say sưa chìm đắm vào nó quên cả thời gian không? Bài thơ có gợi lên cảm xúc nào không? Có thúc đầy bạn hành động không? Vì một bài thơ hay sẽ mang đến cho bạn một số những hiệu quả này.


      Nếu bạn đọc lại bài thơ cho nhiều người khác nghe và họ bị kích thích giống như bạn, đó là bài thơ xuất sắc.


      Đã làm thơ, đâu ai muốn làm thơ dở. Đã đọc thơ, đâu ai không muốn đọc thơ hay. Điều phức tạp và dễ ngộ nhận là chữ “hay”. Hay có nhiều cấp bậc hay, vì vậy, những gì tôi chọn để viết hôm nay trực chỉ vào chữ “hay” vừa phải của một bài thơ hội đủ kỹ thuật và nghệ thuật thi ca. Còn những bài thơ hay theo kiểu thông diễn, theo kiểu ra ngoài phạm vi của hiểu biết, hoặc hay theo kiểu xuất thần, thì xin hẹn hôm nào sẽ cùng nhau bàn thảo hai chữ: “tài tình”


      Như:


      Lên mù sương xuống mù sương

      Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu

      Tuổi thơ em có buồn nhiều

      Hãy xin cứ để bóng chiều bay qua

      Biển dâu sực tỉnh giang hà

      Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh.

      (Áo Xanh. Bùi Giáng.)


      Ghi: Tài liệu sử dụng

      (1) How to know if your poetry is good or bad. Letter Review.

      (2) What makes a good poem? What every poet needs to know. Adazing by CJ McDaniel.

      (3) Telling a good poem from a bad poem. Daily Writing Tips. Maeve Maddox.

      (4) What makes a good poem. Writing Forward. Melissa Donovan.

      (5) What makes good poetry? Enlightio.

      (6) What makes good poetry? Up Journey.

      (7) The 8 signs you’ve writen a good poem. Writer’s Relief. Tháng Tư, 2023


      Ngu Yên

      Nguồn: Academia.edu

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Dịch Thuật và Giải Cấu Trúc Ngu Yên Nhận định

      - Nữ họa sĩ Ann Phong - Dấu Người Trên Đất Ngu Yên Nhận định

      - Cọp Sách và Thư Mục Ngu Yên Hồi ức

      - Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ Ngu Yên Tiểu luận

      - Bài Thơ Tài Tình Ngu Yên Tiểu luận

      - Câu Hỏi Về Bài Thơ Ngu Yên Tiểu luận

      - Màu Thời Gian Với Lê Uyên Và Phương Ngu Yên Tạp luận

    3. Thơ và bài viết về Thơ (Học Xá)

       

        Thơ và Bài viết về Thơ:

        Cùng Mục (Link)

      Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)

      Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)

      Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)

      Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)

      Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)

      Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)

      Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào (Trần Yên Hòa)

      Tản mạn về bài thơ "Lời nguyện của rừng" (Trần Đăng Hồng)

      Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)

      Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ (Ngu Yên)

       

       

        Thơ Dịch:

       (Vietnamese Poetry translated into English)

       

      Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:

       

      Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)

      Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)

      Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)

      Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)

      ......

      Huỳnh Sanh Thông dịch:

       

      Thăng Long (Nguyễn Du)

      Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)

      Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)

      Thăng Long Thành Hoài Cổ

       (Bà Huyện Thanh Quan)

      ......

      Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:

       

      Cùng khổ (Bùi Chát)

      Hoa sữa (Bùi Chát)

      Bài thơ một vần (Bùi Chát)

      ......

      Các tác giả khác dịch:

       

      Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)

      Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)

      Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)

      ......

       

       

        Thơ Cổ:

        Cùng Mục & Chỉ Số (Link)

      Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )

      Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)

      Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)

      Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)

      Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)


      Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)

      Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

        Thơ Tuyển:

        Cùng Mục & Chỉ Số (Link)

      Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)

      Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)

      Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)

      Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)

      Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)


       

        Trang Thơ các Tác Giả:

       

       

        DANH NGÔN (Proverbs)

       

         • Chí Khí

         • Xử Thế

       

        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

       

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)