|
Dương Quảng Hàm(14.7.1898 - 19.12.1946) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Ngày của Mẹ hay Mother's Day năm nay rơi vào Chủ Nhật 8 tháng 5. Mỗi người trong chúng ta không ai là không có mẹ. Tình thương của bà dành cho chúng ta mỗi người mỗi khác nhưng cái chung mà tất cả chúng ta đều thừa hưởng được từ bà là những hy sinh vô bờ bến để nuôi con khôn lớn. Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
Bất kể ở đâu, bất kể hoàn cảnh nào thì tình yêu ấy cũng không bao giờ thay đổi. Chương trình VHNT kỳ này mời quý thính giả chia sẻ những bài thơ về Mẹ do Mặc Lâm tuyển chọn và trình bày với sự góp giọng đọc thơ của anh chị trong ban Việt Ngữ và đặc biệt nữ nghệ sỹ Bạch Yến từ Pháp quốc với giọng ru ba miền...
Có thể nói nhạc phẩm Lòng Mẹ của Y Vân được người Việt biết và thương yêu hơn bất cứ bài hát nào. Tác phẩm Lòng Mẹ năm nay vừa tròn 50 năm ngày ra đời nhưng sức thu hút của nó vẫn như những ngày đầu ra mắt.
Cứ mỗi lần nghe nhạc phẩm này do bất cứ ai hát lên thì người Việt dù ở chân trời góc bể nào cũng dấy lên một niềm xao xuyến khó tả. Bài hát như thay thế người mẹ ầu ơ con trong đêm hè oi bức.
Trong tận cùng của cảm xúc, người nghe thấy được hình bóng của mẹ mình và hình như những lời hát thăng hoa trở thành chính tiếng mẹ hiền ủi an bên cạnh.
Những sáng tác về tình mẫu tử trong kho tàng văn chương nghệ thuật Việt Nam có lẽ bắt nguồn từ những bài hát ru của người mẹ cả ba miền Nam Trung Bắc. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng từ tiếng ầu ơ dịu ngọt này đã thai nghén những bài thơ viết về mẹ sau khi trưởng thành và nhanh chóng được người đời chia sẻ.
Bắt đầu biết thương nhớ mẹ từ sớm, từ khi mới chập chững những bước đầu tiên thế nhưng để trọn vẹn cảm nhận được tình mẹ thì phải đợi đến khi khôn lớn.
Người sinh viên nghèo xa nhà đi học ở thành phố bỗng một hôm thấy nhớ mẹ đến nao lòng. Anh như con trẻ, cảm thấy mẹ mình là một nguồn sức mạnh chở che mà anh không thể tìm nơi đâu khác. Lúc này là lúc mà người ta tự hỏi lòng: Mẹ ơi có nhớ con không?
Lâu nay con trọ học xa nhà
Sống tự lập thiếu thốn nhiều mẹ ạ!
Nhưng một thứ con thiếu nhiều hơn cả
Là vòng tay mẹ âu yếm sớm chiều.
Thiếu một chút muối, mì chính, hạt tiêu
Con có thể chạy vay phòng khác
Nhưng mẹ ơi! Tình mặn nồng ấm áp
Của mẹ hiền nào con biết vay ai??!!
Từ khi nuôi con khôn lớn cho đến khi gả chồng không biết bao nhiêu là cực nhọc. Con về nhà khác cũng mang theo nước mắt mẹ hiền mặc dù ngoài mặt bà vẫn gượng cười cho trọn ngày vui của con. Nhà thơ Nguyễn Bính vẽ lại cảnh tượng bà mẹ đưa con về nhà chồng:
Đưa con ra đến cửa buồng thôi
Mẹ phải xa con, khổ mấy mươi!
Con ạ! đêm nay mình mẹ khóc
Đêm đêm mình mẹ lại đưa thoi.
Nhà thơ Xuân Quỳnh viết về người mẹ của chồng mình mà khi đọc lên sức lôi cuốn của những câu thơ của bà khiến người ta không thể không tự hỏi: phải chăng Xuân Quỳnh đang nhắc cho chúng ta về một người mẹ hiền mà đã quá lâu chúng ta quên bẵng?
Phải đâu mẹ của riêng anh
Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi
Mẹ tuy không đẻ không nuôi
Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong
Ngày xưa má mẹ cũng hồng
Bên anh mẹ thức lo từng cơn đau
Bây giờ tóc mẹ trắng phau
Để cho mái tóc trên đầu anh đen
Hình ảnh nghèo khó của làng quê Việt Nam với những mái tranh nghèo và những gia đình đôi khi neo đơn đến tội nghiệp đã đi vào văn chương Việt Nam với khả năng gây xao động lòng người. Trong những mái tranh nghèo ấy tình mẹ lại càng tỏa sáng biết bao nhiêu với những thân cò lặn lội.
Người con ao ước mua cho mẹ mình những miếng trầu thơm cay và cứ mỗi khi đi ngang hàng trầu thì niềm ao ước ấy lại càng mãnh liệt. Đến khi có thể mua miếng trầu cho mẹ thì bà đâu còn nữa. Người con gái cũng là nhà thơ Nguyễn Thị Mai kể lại trong nước mắt.
Mẹ ơi?
Thơm cay một miếng trầu xưa
Mà con phải bớt tiền mua vì nghèo
Bây giờ đã bớt gieo neo
Lại không còn mẹ mà chiều. Khổ không?
Từ ngày đưa mẹ ra đồng
Qua hàng trầu vỏ con không dám vào
Có một điểm chung của những bà mẹ Việt Nam là sự khó nhọc nuôi con cùng những hy sinh vô bờ đã khiến bà trở thành biểu tượng của điều thiêng liêng mà chúng ta ai cũng có một.
Thương nhiều lắm dáng mẹ lom khom
Cúi trên ruộng đồng chiều đông buốt giá,
Nặng gánh rau chợ tàn chiều muộn,
Chắt chiu tiền nhàu nát gửi con xa.
Tim thổn thức, nước mắt cứ trào ra
Khi cầm trên tay tờ bạc nhàu cũ nát
và hình ảnh người mẹ của nhà thơ Thanh Vân cho thấy sự vất vả của bà trên cánh đồng như thế nào:
Mẹ tôi bước xuống đồng sâu
Ngọn cỏ ngóc đầu sắc tựa mũi chông
Mẹ tôi ngã quỵ xuống đồng
Cây lúa đòng đòng đỡ mẹ đứng lên
Nhà thơ Vương Trọng khi đến tuổi 70 khi nằm chiêm bao thấy lại mẹ mình với những câu thơ chạnh lòng:
Đã có lần con khóc giữa chiêm bao
Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó
Đồng sau lụt đường đê sụt lở,
Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn.
Anh em con chịu đói suốt ngày tròn,
Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa.
Có gì nấu đâu mà nhóm lửa
Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về.
Hình ảnh của mẹ hiền ăn sâu vào tiềm thức của người con xa quê như một vết thương không bao giờ lành. Thao thức nhớ mẹ là tình cảnh chung và nhà thơ Hoàng Phố, sống cách Việt Nam nửa vòng trái đất mượn bạn mình đến nhà để thăm bà trong khi heo hút:
Mày có đi làm ghé chơi thăm má
mua một tô mì cho má giùm tao
nhớ thêm bột nêm vào trong hoành thánh
tánh má từ xưa vẫn thích ngọt ngào
nếu mà hỏi mày làm ăn có khá
cũng ráng mà cười nói được nghe chưa
tính má hay buồn nghe ai thất bại
bốn chục năm rồi má vẫn như xưa
Khi mày ra về cũng nên hẹn lại
sẽ đến thăm khi rảnh rỗi việc nhà
má như trẻ thơ thích ngồi nói mãi
những chuyện ngày xưa hồi còn có ba
Ừ mà tao quên mày đốt cho ba
một nén nhang thơm cho má mát lòng
bởi tao đi rồi là hai hình bóng
nay đã mất tăm vừa con vừa chồng...
Nhà thơ Trần Trung Đạo hạnh phúc hơn khi còn nghe ra giọng nói yêu dấu của mẹ mình:
Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ
Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
và rồi nhà thơ thở dài với những cách trở mà ông không hy vọng gì san lấp được. Ông chỉ còn niềm mơ ước duy nhất nhưng chừng như niềm mơ ước này cũng chỉ là thiên thu mà thôi...
Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn
Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương
Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói
Biết đến bao giờ trông thấy nhau
Đừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ dấu trong thơ
Đau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ
Nhắc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.
Những chiếc bông hồng tượng trưng cho những người còn mẹ là một phong tục đẹp của người Nhật và đi sâu vào lòng chúng ta từ nhiều năm qua. Khi cánh hoa hồng biến thành màu trắng thì nỗi bất hạnh cũng ập xuống cuộc đời. Nhà thơ Trần Kiêu Bạc trở về nhà thẩn thờ sau khi chôn cất mẹ:
Khi nắm đất sau cùng lắp kín mộ sâu
Con trở về nhà một mình trống vắng
Trên ngực con nở đóa hoa hồng trắng
Quỳ trước bàn thờ cam phận mồ côi
Với nhà thơ Thu Nguyệt thì niềm đau có khác nhưng hoa cà na từ đây dưới mắt nhà thơ đã chớm mang một màu tang chế:
Ngày mẹ mất bông cà na rụng trắng
Hoa như mưa nhòe nhoẹt rối tơi bời
Trong nắm đất con lấp từ biệt mẹ
Có rất nhiều những cánh hoa rơi.
Hoa cũng như đời mẹ, mẹ ơi!
Nở lặng lẽ và rơi lặng lẽ
Cô đơn nào hơn những người mẹ trẻ
Con chưa đủ lớn khôn để chia sẻ vui buồn.
Giọng ru buồn len lén hoàng hôn
Ba mươi năm sau đời con mới hiểu
Nỗi cô đơn mẹ âm thầm gánh chịu
Nhiều như bông cỏ dại quê mình.
Nhà thơ Vương Trọng cho chúng ta những khúc hát đẫm nước mắt như trong giấc mơ mà nhà thơ trải qua:
Con lang thang vất vưởng giữa đời thường,
Đâu cũng sống không đâu thành quê được.
Còn quê mẹ cuối chân trời tít tắp,
Con ít về từ ngày mẹ ra đi.
Đêm tha hương con tìm lại những gì
Với đời thực chẳng bao giờ gặp nữa.
Mong hình mẹ lại hiện về giấc ngủ
Dù thêm lần con khóc giữa chiêm bao.
Người mẹ trong tâm thức Việt Nam vẫn luôn sáng lên niềm hy vọng tuyệt đối. Là chỗ nương thân, là bóng mát, là đại dương, hay là gì chăng nữa vẫn không nói hết được tình yêu của bà đối với con thơ. Ngày Mother's Day, nghĩ về mẹ một chút cũng là diễm phúc vì con biết con đã và đang từng có mẹ...
- Aki Tanaka – Một người bạn của “Tự Lực Văn Đoàn” Mặc Lâm Phỏng vấn
- Những Bài Thơ Về Mẹ Mặc Lâm Tạp luận
- Giáo sư, nhạc sĩ, nhà lý luận và phê bình văn học Hoàng Ngọc Tuấn Mặc Lâm Phỏng vấn
- Tủ sách Tiếng Quê hương và nhà văn Uyên Thao Mặc Lâm Phỏng vấn
- Nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên Mặc Lâm Phỏng vấn
- Gia đình Nguyễn Tường, vinh quang và bi kịch Mặc Lâm Phỏng vấn
- Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Vinh, một trong ba thành viên cuối cùng của TLVĐ Mặc Lâm Phỏng vấn
- Nhà báo Việt Nam và khủng bố Tự do báo chí Mặc Lâm Tạp luận
- Tiểu thuyết Gửi người yêu và tin của Nguyễn Thị Từ Huy Mặc Lâm Phỏng vấn
- Nhóm “Mở Miệng”: lịch sử văn học đẫm máu sắp lập lại? Mặc Lâm Nhận định
• Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào (Trần Yên Hòa)
• Tản mạn về bài thơ "Lời nguyện của rừng" (Trần Đăng Hồng)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ (Ngu Yên)
Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:
Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)
Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)
Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)
Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)
......
Huỳnh Sanh Thông dịch:
Thăng Long (Nguyễn Du)
Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)
Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)
(Bà Huyện Thanh Quan)
......
Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:
Cùng khổ (Bùi Chát)
Hoa sữa (Bùi Chát)
Bài thơ một vần (Bùi Chát)
......
Các tác giả khác dịch:
Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)
Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)
Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)
• Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )
• Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)
• Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)
• Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)
• Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)
Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)
Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Chí Khí
• Xử Thế
• Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |