|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Tháng Giêng ăn Tết ở nhà…
Chưa bao giờ câu ca dao ấy lại đúng hơn thế và cho ta lời khuyên đúng đắn, thiết thực nhất trong mùa đại dịch này. Cho dù tháng Giêng có “là tháng ăn chơi”, như một câu ca dao khác, thì cũng chỉ nên “ăn” và “chơi” ở trong nhà hoặc “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ” hơn là du Xuân đến những chốn lao xao hội hè, đình đám.
Một trong những “chốn vắng” ấy là dạo chơi trên cánh đồng thơ mùa xuân để hái về những bông hoa tươi thắm là những bài thơ, câu thơ tháng Giêng khoe sắc trong nắng xuân.
Thơ hay, một đôi câu cũng hay. Những câu thơ trích dẫn trong bài này chỉ là tiện tay gặp đâu ghi xuống đó, không phân biệt, phân loại thơ cũ thơ mới, thơ già thơ trẻ, thơ ngoài Bắc thơ trong Nam, thơ ngoài nước thơ trong nước. Một bài thơ, câu thơ hay không bao giờ cũ.
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần
(“Vội vàng”, Xuân Diệu)
Câu thơ cũ nhưng vẫn cứ mới như mùa xuân chẳng bao giờ cũ, chẳng bao giờ già. “Tháng Giêng ngon”, không mới sao? Chẳng biết chơi Xuân, ăn Tết ngon, dở thế nào nhưng cứ nghe “tháng Giêng ngon” là đủ thấy ngon. Ngon đến độ “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Nói “Tháng Giêng ngon như một cặp… bánh chưng” nghe cũng hay vậy nhưng vẫn không hay, không ngon bằng “một cặp môi gần”. Câu thơ không chỉ mới vào thời kỳ gọi là “phong trào thơ mới” ấy mà mãi đến nay nhiều người làm thơ vẫn chuộng cách ví von như thế.
Thuở ấy mây non với gió mềm
Nắng vừa ấm để mọng môi em
Nụ hôn mừng tuổi ngon như Tết
Anh bảo em rằng mới tháng Giêng
(“Niên thiếu”, Duyên Anh)
Tết ngon, tháng Giêng ngon, mùa xuân cũng ngon ngon. Đến cả điếu thuốc lá của ngày đầu một năm cũng ngon nữa khi ta nghe Nguyên Sa kể chuyện tháng Giêng bằng giọng thân mật.
Tháng Giêng và anh rủ nhau châm điếu thuốc
Điếu thuốc đầu năm và điếu thuốc đầu ngày
(“Tháng Giêng và anh”, Nguyên Sa)
Tháng Giêng không chỉ thật ngon mà còn thật hiền. Tháng Giêng không chỉ ướt như mắt, hồng như môi mà còn trắng như cúc, biếc như lá…
Tháng Giêng hiền như cỏ
và tóc mềm như mây
Tóc bay qua bến lạ
Sông thương ai, sông đầy
Tháng Giêng biếc như lá
và tình ấm như tay
Tình rẽ sang lối nọ
Vai nhớ ai, vai gầy
(“Tháng Giêng hát”, Mường Mán)
Thế nhưng, vẫn có những tháng Giêng không “hiền như cỏ”, vẫn có những mùa xuân không là “xuân hiền”. Tháng Giêng theo chân người lính về giữa lòng cố đô hoang tàn một thời nào binh lửa.
Tháng Giêng xuôi quân ra Huế
Cố đô hoang vu điêu tàn
Bãi học chiều em vắng bóng
Tóc thề đã quấn khăn tang
(“Hành trình Thủy Quân Lục Chiến”, Phạm Văn Bình)
Cho dù Huế có đổi thay qua bao mùa tang thương dâu bể, Huế của thôn Vỹ Dạ, bến Văn Lâu, của cầu Tràng Tiền, dốc Nam Giao vẫn đẹp mãi, thơ mãi trong những bài thơ tình tháng Giêng gửi về chốn cũ, một nơi chốn người ta đã sống đã yêu, đã hạnh phúc đã khổ đau.
Gió ướt còn bay giữa tháng Giêng
Phố Huế còn mây áo lụa ai mềm
Mưa khói còn xanh một trời thôn Vỹ
Huế còn trong lòng một người yêu em
(“Chốn cũ”, Vũ Hữu Định)
Nhiều lắm, những lời hẹn thề với Huế mộng mơ, với dòng sông Hương lững lờ êm đềm xuôi chảy.
Tháng Giêng còn mộng mơ
Sông Hương còn gương lược
Tôi hẹn về chải tóc
Cho người tình năm xưa
(“Món nợ mùa xuân”, Trần Dzạ Lữ)
Huế tháng Giêng là vậy, Sài Gòn tháng Giêng cũng đâu có khác, cũng là những nỗi niềm vời vợi gửi vào bài thơ tình, cũng là những cơn mưa chiều về ngang thành phố và nỗi nhớ dạt dào như “hàng cây nhớ gió đứng bên đường”.
Tháng Giêng Sài Gòn anh làm thơ yêu em
Buổi chiều mù mưa bay xa trời thành phố
Tháng Giêng Sài Gòn – nỗi lòng anh thế đó
Rất nồng nàn khi nghĩ đến em yêu
Tháng Giêng Sài Gòn tha thiết biết bao nhiêu
Như anh đến cùng em, cầm tay mà chẳng nói
Như lúc anh xa em, nỗi sầu lên vòi vọi
Như hàng cây nhớ gió đứng bên đường
(“Tháng Giêng Sài Gòn anh làm thơ yêu em”, Kim Tuấn)
Sài Gòn tháng Giêng đầy nắng và gió. Sài Gòn của những đường phố quen tên đầy ắp những kỷ niệm và của những câu thơ đượm hương vị Tết như là những hoài niệm đẹp về một thời để yêu và một thời để bâng khuâng tiếc nhớ.
Rét lợt mùa Giêng Sài Gòn nắng
Gió nồng Bà Chiểu đậm cây xanh
Nhang khói Lăng Ông chừng gợi nhắn
Mạch đời nghĩa đất những nghìn năm…
Mùa Giêng Nguyên đán Sài Gòn gió
Mát dịu đường trưa lá ngủ quên
Muốn gửi theo người không hẹn trước
Chút lòng hương Tết gió Hàng Xanh
(“Mùa Giêng ở Sài Gòn”, Nguyễn Bạch Dương)
Mùa Giêng ở Đà Lạt thì sao? Ðà Lạt mùa xuân như cô gái xuân thì, xinh tươi và mơ mộng. Đà Lạt mùa xuân về trên những đóa quỳ vàng rực phủ kín lưng đồi và trên những lối đi quen.
Đà Lạt chiều xuống thấp
bóng ai bên hàng cây
Chắc nỗi buồn đứng nấp
cho trời chiều đầy mây…
Đà Lạt em không đến
e tháng Giêng bớt hồng
Hoa quỳ không còn nở
giữa vô cùng mênh mông
(“Tháng Giêng hoa quỳ nở”, Huỳnh Hữu Võ)
Lại còn những thành phố nào nữa khi tháng Giêng về trên những con đường ngập nắng dẫn đến trường và áo trắng như từng đàn bướm trắng nhẹ bay trong làn gió xuân.
Phan Thiết ra Giêng đường phượng nắng
Hoa còn sợ gió trốn môi em
Thị xã xưa, xưa tràn áo trắng
Mái lầu Tháp Nước đỏ dần lên
Phan Thiết ra Giêng em ôm cặp
Tụm ba tụm bảy nụ cười xuân
Em thầm nghiêng nón trên cầu sắt
Hỏi sông Mường Mán những bâng khuâng
(“Phan Thiết ra Giêng”, Nguyễn Như Mây)
Hà Nội mùa xuân về trên những cành đào nở sớm. Chiến tranh đã đi qua, chàng trai trẻ xa rời Hà Nội năm xưa cũng đã đi hết một thời tuổi trẻ. Người tìm về những đường xưa lối cũ. Những con đường nay đã khác, những hàng cây nay đã lớn, biết lòng ai có đổi thay?...
Ngã năm rộng, cỏ ven hồ xanh mướt
Năm nay đào nở sớm, tháng Giêng sang
Tháng Giêng bỡ ngỡ búp bàng non
Nhiều trẻ con và nhiều chim sẻ
Những con đường đông vui như tuổi trẻ
Như cuộc đời, bao kỷ niệm đi qua
Anh trở về sau những tháng năm xa
Cây đã lớn, lòng ta nhiều đổi khác
(“Những con đường tháng Giêng”, Xuân Quỳnh)
Người về hay chưa? Có thực người đã trở về như tiếng chân ai, tiếng giầy nào quen thuộc chạm những bậc thềm cửa hay chỉ là tiếng động mơ hồ của tiếng lá rơi bên thềm nhà vắng. Người đi vẫn biệt tăm, người ở lại cố níu chân tháng Giêng “không cho Rằm trôi qua” để kịp đón bước chân người về trong nỗi khắc khoải đợi chờ.
Rằm tháng Giêng rồi đấy
anh đã về hay chưa?
Tiếng giầy ai giẫm nhẹ
bực thềm buổi xuân trưa
Tháng Giêng thơm trong tóc
hồn em cài mảnh Rằm
Anh có về hái lộc
tháng Giêng đang gọi thầm
Tháng Giêng ngày giòn lắm
em níu chặt cành hoa
Anh về đi em đợi
không cho Rằm trôi qua
(“Tháng Giêng thơm trong tóc”, Trần Mộng Tú)
Những hạnh phúc đầu xuân hay những mùa xuân cách chia vẫn là nguồn nhạc hứng, thi hứng để người nhạc sĩ và chàng thi sĩ viết thành câu hát, lời thơ trong những bài thơ tình muôn thuở và những bản tình ca ngọt ngào.
Thời gian nói điều gì
mà mùa xuân trói buộc
Câu thơ đi nửa bước
Nỗi buồn dài mười năm
Đời gọi thức trăng rằm
Em về vui bếp nhỏ
Gió qua mùa thương khó
Tháng Giêng tìm môi ai
(“Tình ca mùa xuân”, Tần Hoài Dạ Vũ)
Nguồn thi hứng tháng Giêng ấy cũng róc rách chảy xuôi về dòng thơ lục bát. Tình không là tình xanh vì nỗi phụ phàng. Tình không là tình bền vì những đổi thay. Tháng Giêng ngắn, nỗi buồn thì dài dằng dặc.
Tháng Giêng đang ở quê nhà
và em đang với mù sa phố chiều
Đã vàng bóng áo cô liêu
chắc chi giữ được ít nhiều ngày xưa?
Tôi đi cuối buổi mong chờ
viết không xong nổi bài thơ bạc tình
Quá nhiều những tháng Giêng xanh
đã như phấn bụi đời mình gió bay
Đổi thay, đã từng đổi thay
Tháng Giêng ngắn, nỗi buồn dài phải không?
(“Gửi tháng Giêng”, Hoàng Lộc)
Tháng Giêng ngày mỏng, mưa cũng mỏng. Cơn mưa phùn lất phất tháng Giêng đánh thức những nhớ thương dịu dàng.
Tháng Giêng mưa ngoài phố
Mưa như là sương thôi
Những bóng cây dáng khói
như mộng du bên trời
Tháng Giêng ngày mỏng quá
Nỗi buồn nghe cũ rồi
mà bên kia tờ lịch
nỗi niềm mưa xót rơi
(“Mưa tháng Giêng”, Nguyễn Việt Chiến)
Tháng Giêng mưa phùn không đủ làm ướt áo. Mưa giăng, gió nhẹ chỉ đủ vừa nhớ thương. Nhìn mưa rơi phương này mà nhớ mưa phương nào nơi chốn xa quê nhà.
Bây giờ ra Giêng rồi em
mà sao mưa chưa ướt áo
Em ngồi thu mình áo não
Sầu lên tím ngát chân thềm
Ra Giêng có mưa phùn nhẹ
Mùa này quê mình cũng mưa
Cây dâu đất còn sai trái?
Em về bên liếp rào thưa…
Ra Giêng em đi xuống phố
Anh nghe gió mát qua lòng
(“Ra Giêng”, Trần Yên Hòa)
Quê hương là những thành phố, những làng quê, là mảnh vườn thửa ruộng, luống cày liếp rau, là bụi chuối buồng cau, bờ tre khóm trúc, là hoa gạo đỏ nở ven sông. Quê hương là chốn người ta luôn muốn tìm về mỗi mùa xuân tha hương vì biết rằng nơi ấy vẫn có bóng người mẹ già tựa cửa mỏi mòn ngóng tin con. Ôi, nỗi nhớ quê hương quặn thắt.
Ngoài ấy bây giờ chưa nắng lắm
Nhiều hoa gạo đỏ nở bên sông
Tháng Giêng có tiếng chim tu hú
Khung biếc trời mai én liệng vòng…
Bóng mẹ vào ra lối ngõ quen
Tóc sương dần xóa tóc màu đen
Nhớ con xa nhẩm lời kinh nguyện
Khuya nối nghìn khuya một ngọn đèn
(“Quê hương”, Tường Linh)
“Thơ Tường Linh ra đi từ gốc rạ, để cuối cùng quay về lại với gốc rạ, trở thành máu thịt của quê hương.” (Tần Hoài Dạ Vũ). Không lời nào đúng hơn để nói về một nhà thơ của tình tự dân tộc, về một trái tim nặng trĩu nỗi niềm hoài hương. Trái tim ấy vừa ngừng đập để về với lòng đất Mẹ, về lại với gốc rạ quê hương vào những ngày cận Tết, trước ngưỡng cửa tháng Giêng này.
Một nhà thơ khác, nhác trông những bông cúc dại nở ven đường bỗng dưng cảm khái nhân vật truyện Kim Dung giang hồ bôn ba hành hiệp với hào khí ngất trời và nỗi bi tráng trời đất bao la mà không có chỗ dung thân.
Tháng Giêng ngồi quán, quán thu phong
Gió Nhạn Môn Quan thổi chạnh lòng
Chuyện cũ nghe đau hồn tứ xứ
Thương Kiều Phong, nhớ tiếc Kiều Phong…
Tháng Giêng có kẻ đi tìm cúc
Nhưng cõi đời không có Cúc Hoa
Thấy đám phù bình trên mặt nước
Biết mình đi lộn nẻo bao la
(“Một ngày nhàn rỗi”, Nguyễn Bắc Sơn)
Tháng Giêng là tháng làm mới lại tình yêu của những lứa đôi, như lá yêu hoa, như nắng yêu gió, như đất yêu trời, như người yêu nhau suốt từ mùng một Tết tới ra Giêng.
Yêu người yêu khắp lá cây
Yêu thêm ngọn cỏ từ ngày ra đêm
Yêu từ mùng một ra Giêng
Thành thân Nguyên Đán ngọc tuyền sơ khai
(“Thành thân”, Bùi Giáng)
“Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!” Tháng Giêng ngắn, tháng Giêng qua mau lắm, vừa mới ra Giêng là đã sắp hết tháng Giêng. Lời yêu chưa kịp ngỏ thì tháng Giêng đã như cơn gió vụt bay.
Chưa kịp mê tam cúc
Xuân hồng đã trôi mau
Chưa kịp hôn môi Tết
Tháng Giêng son phấn sầu
(“Bấy giờ, em ơi”, Duyên Anh)
Nhiều lắm, không làm sao kể hết được những câu chuyện và những bài thơ hay tháng Giêng, đành hẹn lại mùa sau. Xin cám ơn tác giả những câu thơ trích dẫn mang đến chút thi vị cho những ngày đầu xuân.
Tháng Giêng luôn là bước khởi đầu cho những ngày tháng năm rộng mở, thênh thang trước mắt. Mùa đông dài ảm đạm đã đi qua, cầu chúc mùa xuân mới an vui, tươi sáng đến cho mọi nhà.
- Một tách cà-phê cho hai người Lê HỮu Tùy bút
- Lá gan của cô còn tốt lắm! Lê Hữu Truyện ngắn
- Ảo giác Trịnh Công Sơn Lê Hữu Nhận định
- Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? Lê Hữu Nhận định
- Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? Lê Hữu Nhận định
- Màu tím vấn vương trong nhạc Việt Lê Hữu Tản mạn
- Thơ Như Thương, tình yêu, những khuôn mặt Lê Hữu Nhận định
- Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con Lê Hữu Tạp luận
- Bắn chậm thì chết Lê Hữu Truyện ngắn
- “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên Lê Hữu Nhận định
• Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào (Trần Yên Hòa)
• Tản mạn về bài thơ "Lời nguyện của rừng" (Trần Đăng Hồng)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ (Ngu Yên)
Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:
Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)
Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)
Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)
Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)
......
Huỳnh Sanh Thông dịch:
Thăng Long (Nguyễn Du)
Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)
Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)
(Bà Huyện Thanh Quan)
......
Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:
Cùng khổ (Bùi Chát)
Hoa sữa (Bùi Chát)
Bài thơ một vần (Bùi Chát)
......
Các tác giả khác dịch:
Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)
Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)
Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)
• Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )
• Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)
• Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)
• Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)
• Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)
Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)
Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Chí Khí
• Xử Thế
• Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |