|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Thăng Long Thành Hoài Cổ (Bà Huyện Thanh Quan)
Chiều Hôm Nhớ Nhà (Bà Huyện Thanh Quan)
Lên Đèo Hải Vân (Huỳnh Mẫn Đạt)
|
|
Tản Lĩnh Lô Giang tuế tuế đồng,
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long.
Thiên niên cự thất thành quan đạo,
Nhất phiến tân thành một cố cung.
Tương thức mỹ nhân khan bão tử,
Ðồng du hiệp thiếu tẫn thành ông.
Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy,
Ðoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.
Cổ thời minh nguyệt chiếu tân thành,
Do thị Thăng Long cựu đế kinh.
Cù hạng tứ khai mê cựu tích,
Quản huyền nhất biến tạp tân thanh.
Thiên niên phú quí cung tranh đoạt,
Tảo tuế thân bằng bán tử sinh.
Thế sự phù trầm hưu thán tức,
Tự gia đầu bạch diệc tinh tinh.
Núi Tản sông Lô vẫn núi sông,
Bạc đầu còn được thấy Thăng Long.
Nghìn năm cự thất thành quan lộ,
Một dải tân thành lấp cố cung.
Người đẹp thuở xưa nay bế trẻ,
Bạn chơi thuở nhỏ thảy thành ông.
Thâu đêm chẳng ngủ, lòng thêm bận,
Địch thổi trăng trong, tiếng não nùng.
Thành mới trăng xưa, bóng tỏ mờ,
Thăng Long nghìn trước, chốn Kinh đô.
Dấu xưa khuất lấp đường xe ngựa,
Điệu mới xô bồ nhịp trúc tơ.
Danh lợi mồi ngon đua cướp giật,
Bạn bằng lớp trước sống lơ thơ.
Nổi chìm thế sự đừng than nữa,
Mái tóc mình nay cũng bạc phơ.
1. Tản and Lô: Mount Tản-Viên and the river Lô
2. Until 1831, for more than eight hundred years, Hanoi had been known as Thăng-Long (The Soaring Dragon), the capital of many Vietnamese kings. The new Nguyễn rulers destroyed the palaces of the old Lê dynasty there and moved the capital to Huế at the beginning of the nineteenth century.
Thạch da, nhân da, bỉ hà nhân?
Độc lập sơn đầu thiên bách xuân.
Vạn kiếp yểu vô vân vũ mộng
Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân.
Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ,
Đài triện trường minh nhất đoạn văn.
Tứ vọng liên sơn điểu vô tế,
Độc giao nhi nữ thiện vô luân.
Là đá hay người, hỏi đó ai?
Một mình trên núi tự muôn đời.
Mây mưa mộng ấy chưa hề có,
Trinh tiết thân hình giữ chẳng sai.
Dòng lệ mưa thu không ngớt chảy,
Rêu in nét triện đã thành bài.
Non xanh bốn phía trời liên tiếp,
Nhi nữ nêu gương chẳng đổi dời.
[From Vol. I, pp. 173, 174, Nguyễn Du Toàn Tập (The Complete Works of Nguyễn Du), NXB Văn Học & Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Học, Hà-nội, l996]
[From The Heritage of Vietnamese Poetry, edited and translateđ by Huỳnh Sanh Thông, Yale University Press, 1979]
Bóng tháp lô-nhô lớp sóng cồn.
Dịp cầu nho nhỏ ghếch sườn non.
Nước trong không vẩn tăm thần kiếm.
Đường rộng còn trơ dâú tháp môn.
Kim cổ treo chung tranh thủy mặc.
Tang thương chớp nhoáng bóng hoàng hôn.
Nghìn thu suy thịnh gương còn đó.
Coi thử vừng trăng khuyết lại tròn.
Note: The Lake of the Returned Sword (Hồ Hoàn Kiếm), also known simply as Sword Lake (Hồ Gươm), is in Hanoi. According to legend, it was here that King Lê Thái tổ (or Lê Lợi) returned to an aquatic spirit, the Golden Turtle (or Kim Qui), the magic sword that Heaven had lent him to drive the Ming occupation forces out of the realm in the early part of the fifteenth century.
1. That is the Tower of the Turtle (or Tháp Rùa).
2. This poem may have been composed by someone discreetly be-moaning French rule and hoping for the appearance of another Lê Lợi with a magic sword and for the recovery of national independence (a wish hinted at in the last line).
3. Near Sword Lake there used to stand a magnificent Buddhist temple.
4. This line seems to lament the sudden loss of the country to the French.
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường?
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Nghìn năm gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đâý người đây luống đoạn trường.
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn.
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn.
Gác mái ngư ông về viễn phố.
Gõ sừng mục-tử lại cô-thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi.
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn chương đài, người lữ thứ.
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?
Đồi liễu ngàn mai cảnh quạnh hiu,
Chia hai Thuận, Quảng [1] một con đèo.
Lá dòm mặt nước cây mong lội,
Biển bọc chân non sóng muốn trèo,
Mặt đất day ngang đường khuất khúc,
Sườn non dựng ngược đá cheo leo.
Vén mây muốn bước lên trên tót,
Đoái lại vầng trăng lẽo đẽo theo.
1. Thuận hóa: tên cũ chung của Quảng Trị và Thừa thiên. Quảng Hóa tức là Quảng Nam ngày nay.
[From The Heritage of Vietnamese Poetry, edited and translated by Huỳnh Sanh Thông, Yale University Press, 1979]
Nọ bức dư đồ thử đứng coi,
Sông sông núi núi khéo bia cười.
Biết bao lúc mới công vờn vẽ.
Sao đến bây giờ rách tả tơi!
Ấy trước ông cha mua để lại,
Mà sau con cháu lấy làm chơi!
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ,
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi!
[From An Anthology of Vietnamese Poems, edited and translated by Huỳnh Sanh Thông, Yale University Press, 1996]
ABOUT THE AUTHORS
Giáo Sư Huỳnh Sanh Thông
(Nhà Việt Nam học hàng đầu tại Hoa Kỳ)
Giáo Sư Huỳnh Sanh Thông, người từng dịch Truyện Kiều và nhiều tác phẩm văn chương Việt Nam sang tiếng Anh, vừa từ trần ngày 17/11 tại bệnh viện đại học Yale, Connecticut vì bệnh tim.
Sinh năm 1926, GS. Huỳnh Sanh Thông là một trong những người Việt Nam đầu tiên du học tại Hoa Kỳ (sau chiến tranh thế giới thứ 2). GS .Huỳnh Sanh Thông từng dạy Anh văn cho nhiều người sau này đóng nhiều vai trò quan trọng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Ông từng dịch nhiều tác phẩm văn chương Việt Nam sang Anh ngữ, trong đó có Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. GS. Huỳnh Sanh Thông cũng là tác giả của 2 cuốn sách do nhà xuất bản Yale Press ấn hành. Ông từng là Giám đốc dự án Ðông Nam Á của ĐH Yale, và là sáng lập viên Diễn đàn Việt Nam và cơ sở xuất bản Lạc Việt. GS. Huỳnh Sanh Thông được giải thưởng the AAS Benda Prize năm 1981 và được học bổng MacArthur Fellowship năm 1987.
- Màu Tím Hoa Sim (Hữu Loan) Huỳnh Sanh Thông Dịch Thơ
- Nhà Tôi (Yên Thao) Huỳnh Sanh Thông Dịch Thơ
- Sóng (Xuân Quỳnh) Huỳnh Sanh Thông Dịch Thơ
- Hai Sắc Hoa Tigôn (T.T.Kh) Huỳnh Sanh Thông Dịch Thơ
- Thăng Long (Nguyễn Du) Huỳnh Sanh Thông Dịch Thơ
- Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du) Huỳnh Sanh Thông Dịch Thơ
- Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh) Huỳnh Sanh Thông Dịch Thơ
- Chiều Hôm Nhớ Nhà (Bà Huyện Thanh Quan) Huỳnh Sanh Thông Dịch Thơ
- Lên Đèo Hải Vân (Huỳnh Mẫn Đạt) Huỳnh Sanh Thông Dịch Thơ
- Vịnh Bức Dư Đồ Rách (Tản Đà) Huỳnh Sanh Thông Dịch Thơ
• Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:
Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)
Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)
Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)
Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)
......
Huỳnh Sanh Thông dịch:
Thăng Long (Nguyễn Du)
Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)
Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)
(Bà Huyện Thanh Quan)
......
Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:
Cùng khổ (Bùi Chát)
Hoa sữa (Bùi Chát)
Bài thơ một vần (Bùi Chát)
......
Các tác giả khác dịch:
Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)
Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)
Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)
• Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )
• Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)
• Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)
• Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)
• Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)
Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)
Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Chí Khí
• Xử Thế
• Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |