|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Giáo Sư Đàm Trung Pháp
Nếu trong cuộc sống bạn đã từng “nhớ ai bổi hổi bồi hồi, NHƯ đứng đống lửa NHƯ ngồi đống than” để chẳng còn tâm trí nào làm được việc gì khác, hoặc gặp một vài cá nhân thuộc loại “bắng nhắng NHƯ nhặng cầu tiêu” đã làm cho bạn nhức nhối tâm thần, và thấy những sự so sánh ấy rất “đã” thì bạn đã được thấy hiệu lực của ví von trong ngôn ngữ.
Ví von là một yếu tố bất khả kháng trong ngôn ngữ biểu tượng (figurative speech), thứ ngôn ngữ mà Robert Frost định nghĩa là “nói điều này nhưng ám chỉ điều kia” (“saying one thing but meaning another”). Sách giáo khoa tại xứ này thường phân biệt hai phương cách ví von trong ngôn ngữ.
Cách thứ nhất là sự ví von gián tiếp giữa hai yếu tố qua môi giới của các chữ hoặc nhóm chữ dùng để so sánh như LIKE, AS, THAN, SEEM, và SIMILAR TO. Cách ví von gián tiếp này được mệnh danh là “simile” (ví von).
Cách thứ hai so sánh trực tiếp, không cần môi giới chi cả, và có tên là “metaphor” (ẩn dụ).
Theo các định nghĩa này, câu thơ dưới đây của Robert Burns là một ví von:
O my love's LIKE a red, red rose!
Ôi, người yêu tôi NHƯ một bông hồng thật đỏ!
Và hai câu thơ sau đây của Sir Walter Raleigh là một ẩn dụ:
But love is a durable flame
In the mind ever burning.
Nhưng tình yêu là ngọn lửa lâu bền
Trong tâm tư luôn luôn bừng cháy.
Trong phạm vi nhỏ hẹp của bài này, tôi xin chia sẻ với quý bạn đọc một số ví von và hình thức của chúng trong thi ca thế giới.
Thông thường, sự ví von được coi như một lượng giá tương đương giữa yếu tố được đề cập đến (vế A) và yếu tố ví von (vế B), theo phương trình “A bằng B”. Nhưng cũng có những ví von dựa trên các căn bản “A hơn B”, “A kém B”, “A gần bằng B”, hoặc “A là trên tất cả”.
Phương trình căn bản “A bằng B” phổ cập nhất. Lý Bạch mở đầu bài “Xuân Tứ" bằng cách ví von mầu cỏ yên khi mùa xuân về như tơ xanh:
Yên thảo NHƯ bích ti.
Cỏ yên NHƯ tơ xanh.
Trong bài thơ vẽ lên một mùa xuân diễm lệ đang dừng gót trên một mặt hồ tại đất Hàng Châu, Bạch Cư Dị mở đầu bằng cách so sánh mùa xuân với một bức tranh:
Hồ thượng xuân lai TỰ họa đồ.
Xuân về trên hồ TỰA bức tranh.
Heinrich Heine ví von nét yêu kiều của một bông hoa biết nói với một bông hoa thật như thế này:
Du bist WIE eine Blume
So hold und schoen und rein.
Em trông NHƯ đóa hoa tươi
Biết bao duyên dáng, yêu kiều, băng trinh.
Tác giả bài ca “Bésame mucho” nóng cháy đã mạnh bạo đề nghị người yêu hãy hôn chàng như thể đêm nay được coi là đêm cuối cùng trong đời của họ:
Bésame, bésame mucho
COMO SI fuera esta noche la última vez!
Hãy hôn anh, hôn anh cho nhiều vào
NHƯ THỂ đêm nay là đêm cuối cùng!
Một William Wordsworth đang chán chường thế sự đã ví von sự lãng du cô đơn của mình như một sợi mây trời:
I wandered lonely AS a cloud
That floats on high o'er vales and hills.
Lang thang cô độc NHƯ một cọng mây trời
Ta lờ lững trên những đồi cùng thung lũng.
Trên đường đi thăm mộ người con gái yêu thương mới qua đời trong một tai nạn thảm khốc, một Victor Hugo cô đơn, buồn tủi chẳng để ý chi đến ngoại cảnh. Như thầm thì nói chuyện với con dưới mộ, thi hào đã ví từ nay ngày đối với mình sẽ như đêm tối:
Je marcherai, les yeux fixés sur mes pensées,
Sans rien voir au dehors, sans entendre aucun bruit,
Seul, inconnu, le dos courbé, les mains croisées,
Triste, et le jour pour moi sera COMME la nuit.
Cha sẽ đi, mắt tập trung vào tư tưởng,
Không nhìn quanh, chẳng nghe ngóng điều chi,
Cô đơn, lạc lõng, lưng cúi, tay khoanh trước ngực,
Tủi buồn, ngày đối với cha sẽ NHƯ đêm tối mà thôi.
Tuy có vẻ ước lệ và khuôn sáo, Nguyễn Du đã dùng một chuỗi ví von (multiple similes) để mô tả tiếng đàn Thúy Kiều gẩy cho Kim Trọng nghe sau khi đã cùng chàng thề nguyền:
Trong NHƯ tiếng hạc bay qua,
Đục NHƯ tiếng suối mới sa nửa vời,
Tiếng khoan NHƯ gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập NHƯ trời đổ mua.
Để giới thiệu một tuyệt sắc giai nhân chẳng phải là người trong cõi chúng ta, Đinh Hùng đã dùng một lúc hai ví von lộng lẫy để tả “Kỳ Nữ":
Em rực rỡ NHƯ muôn ngàn hoa sớm,
Em đến đây NHƯ đến tự thiên đường.
Phương trình “A bằng B” cũng có thể được thể hiện một cách tân kỳ hơn. Chẳng hạn trong tiếng Việt, nếu vế A có trạng từ chỉ số lượng “bao nhiêu” thì vế B có trạng từ chỉ số lượng tương đương “bấy nhiêu" đáp lại, như trong câu ví von dễ thương của một tình yêu nơi thôn quê thuở trước làm ấm lòng người nghe không ít:
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình BAO NHIÊU ngói, thương mình BẤY NHIÊU!
Phương trình “A hơn B” được thấy rõ rệt khi William Shakespeare so sánh sự yếu đuối của mình với một giọt lệ đàn bà:
I am WEAKER THAN a woman's tear.
Tôi yếu đuối HƠN một giọt lệ đàn bà.
Một khách tình si nói tiếng Pháp có thể sử dụng cả hai phương trình “A hơn B” và “A kém B” để thú nhận điều mỗi ngày gặp người yêu là chàng càng yêu nàng hơn, hơn hôm qua nhưng lại kém ngày mai:
Chaque jour je te vois et je t'aime davantage,
BEAUCOUP PLUS qu'hier mais BIEN MOINS que demain.
Mỗi ngày anh gặp em và yêu em hơn nữa,
HƠN hôm qua nhiều nhưng KÉM hẳn ngày mai.
Trong một bài ca thắm thiết cũng bằng tiếng Pháp, lạ thay, đối tượng của nàng ca sĩ chỉ là “gần như tình yêu thứ nhất” mà thôi, theo phương trình “A gần bằng B”:
Je t'aime et je t'aimerai toujours,
Mon PRESQUE PREMIER amour.
Em yêu anh và còn yêu anh mãi mãi,
Hỡi người tình GẦN NHƯ thứ nhất của em.
Vị thế “độc tôn” trong cấu thức ví von đã được William Wordsworth sử dụng để đề cao vẻ đẹp của một kiều nữ bí mật: Nàng như một bông đổng thảo bên cạnh tảng đá rêu phong, ít người nhìn thấy. Nhưng nàng đẹp lắm:
A violet by a mossy stone
Half-hidden from the eye
Fair AS a star, when ONLY ONE
Is shining in the sky.
Bông đồng thảo cạnh tảng đá rêu phong
Nửa như che khuất mắt thế gian
Đẹp NHƯ một vì sao, khi CHỈ có MỘT vì
Đang long lanh trên trời.
Một lối ví von nữa, có tính cách “lan rộng” (trong sách giáo khoa có tên là “Homeric simile”), được căn cứ vào phương trình “A bằng B” nhưng rồi chỉ “B” được phát triển thêm chi tiết. Nguyên Sa đã sử dụng lối ví von này để so sánh đôi mắt của người tình với một vì sao vô cùng đặc biệt:
Tôi muốn ví mắt em NHƯ một vì sao
Chưa có ở trên trời
Một vì sao ngủ MUỘN HƠN sao hôm
Dậy SỚM HƠN sao mai
Mà lòng tôi vẫn nhìn
Chưa bao giờ chớp mắt
Như em vẫn nhìn
Nụ cười của em
Trong mắt tôi!
Ngoài những lối ví von hiền lành vừa kể còn có những lối ví von táo bạo hơn trong thi ca. Trong những ví von loại này, vế B là yếu tố táo bạo gây ra những ấn tượng khó quên cho người đọc, như trong hai thí dụ dưới đây.
Trong một bài thơ lạnh lùng đến rợn người, Keith Douglas đã nói lên cái chết thảm thê của một thiết giáp binh người Đức trong thế chiến thứ hai qua một chuỗi ví von táo bạo. Trong chiếc chiến xa đã bị phá hủy, người ta tìm thấy tấm hình của người yêu anh ấy. Bên dưới chữ ký trên tấm hình tặng anh, nàng còn nắn nót viết thêm chữ “Vergissmeinnicht” (tên một loài hoa trong tiếng Đức có nghĩa đen là “đừng quên em”) để nhắc nhở người lính trẻ ấy hãy nhớ nàng mãi mãi. Nhưng đây là sự thực phũ phàng:
But she would weep to see today
How in his skin the swart flies move;
The dust upon the paper eye,
And the burst stomach LIKE ar cave.
Nhưng nàng sẽ khóc hôm nay khi thấy
Bầy ruồi đen đang bò trên da chàng;
Bụi phủ đầy con mắt giấy, và
Bao tử chàng banh ra NHƯ một cái hầm.
Tôi xin chấm dứt bài viết này bằng một chuỗi ví von tuy táo bạo nhưng cũng tân kỳ và dễ thương lắm lắm. Người tình nhõng nhẽo nào có thể chống cự sức lôi cuốn của những vần thơ Nguyên Sa sau đây:
Hôm nay Nga buồn NHƯ một con chó ốm
NHƯ con mèo ngái ngủ trên tay anh
Đôi mắt cá ươn NHƯ sắp sửa se mình
Để anh giận sao chả là nước biển!
- Đọc 'Tình Thơm Mấy Nhánh' Đàm Trung Pháp Điểm sách
- Điểm sách: Một Thời Áo Trận của Đỗ Văn Phúc Đàm Trung Pháp Điểm sách
- Bài Thơ Tết Cuối Đời Của Vũ Hoàng Chương Đàm Trung Pháp Nhận định
- Bài Thơ Xuân Nhuốm Màu Xung Khắc Văn Hóa Đàm Trung Pháp Nhận định
- Lá thư chủ biên Ấn Bản Tháng 12, 2020 - Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu
- Lá thư chủ biên Ấn Bản Nov 1, 2020 - Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu
- Lá thư chủ biên Ấn Bản Sept 15, 2020 Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu
- “Nước non ta, ai ngăn trở ta về …” (Lý Đông A, 1943) Đàm Trung Pháp Nhận định
- Tâm huyết Tản Đà trong “Thề non nước” Đàm Trung Pháp Nhận định
- Hiệu Lực Của Ví Von Trong Thi Ca Đàm Trung Pháp Nhận định
• Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào (Trần Yên Hòa)
• Tản mạn về bài thơ "Lời nguyện của rừng" (Trần Đăng Hồng)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ (Ngu Yên)
Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:
Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)
Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)
Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)
Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)
......
Huỳnh Sanh Thông dịch:
Thăng Long (Nguyễn Du)
Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)
Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)
(Bà Huyện Thanh Quan)
......
Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:
Cùng khổ (Bùi Chát)
Hoa sữa (Bùi Chát)
Bài thơ một vần (Bùi Chát)
......
Các tác giả khác dịch:
Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)
Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)
Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)
• Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )
• Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)
• Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)
• Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)
• Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)
Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)
Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Chí Khí
• Xử Thế
• Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |