1. Head_

    Hồ Trường An

    (11.11.1938 - 27.1.2020)

    Phạm Duy

    (5.10.1921 - 27.1.2013)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Sử Thi Về Hai Bà Trưng (Viên Linh) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      11-11-2012 | NHÂN VẬT

      Sử Thi Về Hai Bà Trưng

        VIÊN LINH
      Share File.php Share File
          

       

      Bà Trưng quê ở Châu Phong

      Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên

      Chị em nặng một lời nguyền

      Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.



         Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Nét vẽ Lê Bá Đảng,
       Paris, 1952. (Tài liệu của tạp chí Khởi Hành)

      Đó là một đoạn thơ thường thấy nhất viết về hai vị nữ anh thư năm 40 đã chiêu mộ binh mã nổi dậy đánh đuổi thái thú Tô Định về Tẩu, (Chấm dứt Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất), * xưng là Trưng Vương, giành quyền tự chủ cho đất nước, tri vì được ba năm, 40-43 sau Tây lịch. Từ đó cho đến ngày nay, gần hai ngàn năm sau, dân ta vẫn lấy ngày mồng 6 tháng 2 làm ngày giỗ Hai Bà.


      Trong một lịch sử dài như thế, chính sử viết về Hai Bà được truyền lại gồm có những gì? Thơ văn dân gian thì nhiều, song chính sử, chính văn, e rằng chẳng được bao nhiêu. Còn đền thờ Hai Bà thì ở đâu cũng có; nhà văn Trần Đại Sỹ đi du lịch Quảng Đông có kể lại với người viết bài này, ông đã thấy Thành Phiên Ngung còn cả chữ ghi trên cổng, và ông được biết có rất nhiều đền miếu thờ Hai Bà Trưng ở vùng phía Nam Quảng Đông [khiến người ta nghĩ lãnh thổ Lĩnh Nam xưa kia ở rất sâu trong đất Tầu ngày nay].


      Ở ngoài Bắc, - theo nhà văn sử gia Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (1907-1977) -, hai nơi thờ chính một là Đền thờ Đồng Nhân ở Hà Nội (hồi 1952 đền được dùng làm trường học, nơi người viết bài này học lớp nhì tiểu học), và một là Miếu Hát, có tấm hoành phi với bốn chữ "Lạc Hùng Chính Thống" ở gian giữa nhà bái đường.


      Hoa Bằng viết: "khác với Đồng Nhân thờ thần tượng, Miếu Hát này thờ Long bài." Ông còn chê sách "Khâm định Việt Sử thông giám cương mục" đã không coi là có một Triều đại Trưng Vương, trong khi Trưng Trắc là con gái Lạc hầu, đuổi giặc đô hộ Bắc phương, đã làm lễ tế cáo Trời đất, xưng Vương, là một nước độc lập, thủ đô ở Mê Linh. Ở Đền Đồng Nhân còn cặp ngà voi của Trưng Trắc, còn Miếu Hát ở làng Hát Môn được xây từ "sau thời Mã Viện về Tầu." Lễ giỗ Hai Bà ở Hát Môn tỉnh Sơn Tây ngày nay diễn ra trong nhiều ngày: 4 tháng 9 là húy nhật, 24 tháng chạp là lễ mộc-dục (tắm gội) ở sông Hát, ngày 5 và 6 tháng 2 là tiệc thánh (Tạp chí Tri Tân, 1941).


      Nếu kể theo biên niên, ta có văn tự về Hai Bà ở các sách như sau:


      - Thế kỷ XIV, trong Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp, một tác giả thời Trần.

      - Thế kỷ XV, qua Đại Việt Sử Ký toàn thư do Ngô Sỹ Liên soạn dưới triều Lê Thánh tông, soạn xong năm 1479. Sau đó là những bổ sung, những thơ văn cảm vịnh của danh sĩ từ đời này qua đời khác.


      Trong một nghiên cứu đã được công bố trước đại chúng cách đây vài năm, giáo sư tiến sĩ Lê Mạnh Thát viết rõ trước các cuốn kia, Việt Nam còn một cuốn sử mà ngay cả sử gia Ngô Sĩ Liên cũng không biết, đó là cuốn Đại Việt Sử Lược. Ông giải thích khi giặc Minh vơ vét mọi sách vở, bia đá, bản gỗ có chữ mang về Tầu, đã mang theo cuốn này, cuối cùng năm 1776 nó lọt vào tay vua Càn Long nhà Thanh, và được chép ra, nhưng bỏ đi một chữ trong nhan đề, chỉ còn là "Việt sử lược." Đó là một bộ Sử Việt viết vào đời Trần mà người Việt đương thời không biết, mãi vài thế kỷ sau mới nghe đến tên nó. Tác giả là người có văn phong linh hoạt, và tinh thần rộng mở. Song song với nó là cuốn Thiền Uyển Tập Anh, cả hai viết tương đồng về nhiều sự kiện, và Lê Mạnh Thát cho biết: Lĩnh Nam Chích Quái đã viết dựa rất nhiều vào Thiền Uyển Tập Anh, cũng là một cuốn sách của người đời Trần, không những thế, nó được soạn vào năm 1337.


      Vậy văn tự chữ nghĩa viết vế Hai Bà còn ghi lại được, có thể nói tóm tắt là có từ thế kỷ XIV đến nay. (Trước đó hẳn cũng đã có nhiều, chẳng lẽ một triều đại nhà Lý với một nên văn hóa văn chương rực rỡ hơn 200 năm, từ thế kỷ thứ XI, không có lấy dăm bài thơ về Hai Bà?) Sau đây là những trích dẫn đáng tin để chúng ta có một "chân dung và tiểu sử so lược" gần với sự thật nhất về hai vị nữ anh hùng dân tộc.


      I. Lĩnh Nam Chích Quái - tác phẩm thời Trần, trước 1407. Xét quốc sử thì Hai Bà Trưng họ Lạc, người chị tên Trắc, người em tên Nhị, người làng Mê Linh châu Phong, con gái Lạc tướng châu Giao, là vợ Thi Sách ở châu Diên. Bà người hùng dũng, quả quyết. Khi thứ sử châu Giao là Tô Định tham tàn, lại giết chồng bà, bà cùng với em gái cử binh nổi dậy đánh đuổi quân Tầu. Được dân quân các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố nổi lên hưởng ứng, Hai Bà bình định được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Vương, đóng đô ở châu Diên. Tô Định chạy ra Nam Hải, vua Vũ Đế nhà Hán được tin, cách chức y, rồi sai hai tướng là Mã Viện, Lưu Long đem đại quân sang đánh Lĩnh Nam. Chiến trận diễn ra ở Lạng Sơn, kéo dài hơn một năm.


      Thấy yếu thế, Hai Bà lui quân về bảo vệ Cấm Khê, cuối cùng bại trận, quân binh tan tác, Hai Bà nhảy xuống Lãng Bạc tự trầm, thân xác trôi về sông Hát. Dân trong vùng thương tiếc lập miếu thờ. Hai Bà rất hiển linh, dân chúng nguyện cầu đều được phù trợ. Thời vua Anh tông nhà Lý trong nước đại hạn, vua truyền Uy Tịnh thiền sư cầu đảo, chỉ trong một ngày mưa xuống chan hòa. Vua nằm ngủ mơ thấy hai người đàn bà đội mũ lá, áo xanh, đai đỏ, cưỡi ngựa sắt bay trong mưa. Vua hỏi thì hai thần nhân trả lời: "Chúng ta là chị em họ Trưng, phụng mệnh Trời làm mưa đây." Vua nài xin mưa tiếp thêm thì thần nhân dơ tay bảo thôi. Tỉnh dậy nhà vua ra lệnh lập đền thờ, sắc phong hai bà làm Trinh Linh Nhị Trưng phu nhân. (Truyện 30, Trinh Linh Nhị Trưng Phu Nhân, dựa theo bản dịch của Lê Hữu Mục).


      II. Hồng Đức Quốc Âm thi tập.


      Hồng Đức Quốc Âm thi tập do vua Lê Thánh tông sai soạn vào thế kỷ XV. Niên hiệu Hồng Đức của Thánh tông bao gồm khoảng thời gian 1470-1497, thơ trong tập này do nhiều người làm, không ghi tên dưới bài, nên không phân biệt được bài nào là của ai. Có nhiều bài xướng họa chung một chủ đề, chia làm 5 môn loại, gồm 283 bài cả thảy: Thiên địa môn, Nhân đạo môn, Phong cảnh môn, Phẩm vật môn và Nhàn ngâm. Các tác giả phần lớn là hội viên Tao Đàn của nhà vua, và thêm nhiều người khác, do đó nghệ thuật chênh lệch, thi ngữ khác biệt, tuy nhiên giá tri của Hồng Đúc Quốc Âm (Thơ Nôm) là ở chỗ lòng yêu nước, lòng tự hào của kẻ sĩ đang sống trong một thời đại tự chủ (vừa đuổi được quân đô hộ nhà Minh ra khỏi giang sơn), rõ ràng hơn cả là tập thơ làm bằng tiếng mẹ đẻ.


      Bài thơ VINH HAI BÀ TRƯNG như sau:


      Giúp dân dẹp loạn trả thù mình,

      Chị rủ cùng em kết nghĩa binh.

      Tô Định bay hồn vang một trận,

      Lĩnh Nam mở cõi vững trăm thành.

      Mới dày bảo vị gia ơn trọng,

      Đã đội hoa quan xuống phúc lành.

      Còn nước còn non còn miếu mạo,

      Nữ trung đệ nhất đấng tài danh.


      II. Đại Nam Quốc Sử diễn ca.


      Truyện lịch sử nước Đại Nam viết bằng văn vần. Sách do nhiều người soạn kể lại lịch sử từ Họ Hồng Bàng tới Mạc Đăng Dung, sau Lê Ngô Cát người Hà Đông sửa lại và viết thêm đến Lê Chiêu Thống, dài 3774 câu lục bát. Sau Phạm Đình Toái sửa lại nữa, rút xuống còn 2054 câu, và in ra năm 1871. Bốn câu đầu của đoạn nói về Hai Bà đã được in ở đầu bài.

      Đoạn tiếp theo như sau:


      Ngàn Tây nổi áng phong trần,

      Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.

      Hồng quần nhẹ bước chinh yên,

      Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.

      Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,

      Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.

      Ba thu gánh vác sơn hà,

      Một là báo phục, hai là bá vương.

      Uy danh động đến Bắc phương,

      Hán sai Mã Viện lên đường tiến công.

      Hồ Tây đua sức vẫy vùng,

      Nữ nhi chống với anh hùng được nao?

      Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo,

      Chị em thất thế cũng liều với sông.

      Phục Ba mới dựng cột đồng,

      Ải quan truyền dấu biên công cõi ngoài.

      Trưng Vương vắng mặt còn ai?

      Đi về thay đổi mặc người Hán quan.


      Trong thế kỷ XX có nhiều tác giả làm thơ về Hai Bà, như Dương Bá Trạc, Hoàng Cao Khải, Ngân Giang, ... Kể ra như thế là quá ít; quí bạn đọc nào biết thêm, xin chỉ giáo cho. Đa tạ.

      Viên Linh (15.2.2012)


      * Cho tới nay nước ta đã trải qua ba thời kỳ bị Tầu đô hộ, mà ông cha chúng ta thường nói một cách vắn tắt: "một ngàn năm đô hộ giặc Tầu." Theo Truyền thuyết và sử sách, Họ Hồng Bàng (các Vua Hùng) trị vì đất nước - thời ấy có quốc hiệu là Văn Lang - từ năm 2879 tới 258 trước Tây lịch, thì mất ngôi về tay Thục Phán. Phán lên làm vua, đặt tên nước là Âu Lạc, trị vì từ 258 tới 207 thì tướng của Tần Thủy Hoàng là Triệu Đà tới đánh chiếm. Đà "mượn gió bẻ măng," xưng Vương, lập ra Nhà Triệu, đặt quốc hiệu là Nam Việt, trị vì từ 207 tới 111. Năm này bên Tầu đã thuộc Hán, Hán qua dẹp Đà, thế là nước ta lọt vào vòng nô lệ giặc Hán từ đó, kéo dài tới năm 39 sau Tây lịch, may mà có Hai Bà nổi lên chấm dứt cuộc đô hộ này (đài lll+39 =150 năm).


      - Bắc thuộc lần thứ 2 kéo dài từ 43-544, Lý Bôn chấm dứt (dài 544-43 = 501 năm).

      - Bắc thuộc lần thứ 3 kéo dài từ 603-939, Ngô Quyền chấm dứt (dài 939-603 = 336 năm).

      - Bắc thuộc lần thứ 4 kéo dài từ 1407-1427. Lê Lợi chấm dứt (dài 1427-1407 = 20 năm).

      Tổng cộng: 150+501+336+20 = 1007 năm.


      Sách báo tham khảo để viết bài này:


      1. Đại Nam Quốc Sử diễn ca, Hoàng Xuân Hãn tựa và bàn, trọn bộ, nxb Trường Thi, Sài gòn, 1956.

      2. Dâng hương Miếu Hát, Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm, Tạp chí Tri Tân 1941.

      3. Thiền Uyển tập Anh, Lê Mạnh Thát, nxb Phật học Việt Nam, TP HCM, 1999.

      4. Lĩnh Nam Chích Quái, Trần Thế Pháp, Lê Hữu Mục dịch, nxb Trăm Việt, Hoa Kỳ, 1982.

      5. Từ điển Văn học bộ mới, Đỗ Đức Hiểu chủ biên, nxb Thế Giới, 2003.


      Viên Linh

      Tạp chí Khởi Hành số 185 tháng 3.2012, trang 30

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định

      - Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ

      - Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định

      - Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định

      - Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký

      - Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký

      - Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại

      - Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký

      - Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký

    3. Bài viết về Hai Bà Trưng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Hai Bà Trưng

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Gia Đình Trưng Vương (Hoa Bằng)

      Bình Luận và Vịnh Nhị Trưng (Dương Bá Trạc)

      Cuộc Khởi Nghĩa của Hai Bà Trưng (Hà Mai Phương)

      The Trưng Sisters: VietNam's Revered Heroines (Đ.T. Pháp&V.Linh)

      Sử Thi Về Hai Bà Trưng (Viên Linh)

       

      Nhân Vật (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Nhân Vật

        Cùng Mục (Link)

      Người Đã Ghi Vào Trang Việt-Sử (Phạm Minh-Tâm)

      Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Dân tộc Việt Nam lại bị trật nhịp của phát triển (Nguyễn Gia Việt)

      Hồi Ức Về Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Trang Y Hạ)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng Dương)

      Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: Lịch Sử Đã Đóng Lại Hay Chưa? (Nguyễn Ngọc Phúc)

      Vài Suy Nghĩ Về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (Đặng Kim Thu)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Anh Thư (Song Thao)


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)


      Danh Nhân Trong Và Ngoài Nước


      Phim Tài Liệu

       

      L'exode du Nord Viet Nam


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
       

        DANH NGÔN


        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)