1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Vài Suy Nghĩ Về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (Đặng Kim Thu) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      29-9-2023 | NHÂN VẬT

      Vài Suy Nghĩ Về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

        ĐẶNG KIM THU
      Share File.php Share File
          

       


          Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu
      Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, 1965.

      Sau khi Việt Nam Cộng Hòa bị Cộng Sản Bắc Việt chiếm đóng, nhiều người đã đem vai trò của Cựu Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu ra phê phán.


      Vài ý kiến cho ra rằng Tổng Thống Thiệu quá tin vào Hoa Kỳ, cũng như hoàn toàn dựa vào người Mỹ nên miền Nam mới bị rơi vào tay Cộng Sản. Một số ý kiến khác của những người từng đối lập với Tổng Thống Thiệu thì cho rằng ông Thiệu độc tài, nắm giữ hết quyền hành từ dân sự đến quân sự, tập trung quyền lực tự điều binh khiển tướng, nên đã gây ra một số bất mãn trong dân chúng, đặc biệt từ những tướng lãnh vào những năm sau cùng của miền Nam.


      Những ý kiến phê phán trên có lý do đáng được luận bàn, nếu chúng ta muốn tìm hiểu thêm về bản tính, cũng như bản lãnh của cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, người đã trải qua rất nhiều chông gai trong sự nghiệp chính trị của mình. Ngoài ra, những ý kiến đóng góp thêm này cũng để trả lại một phần công bằng cho cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, dù đã muộn màng.


      Dựa vào một số tài liệu của Hoa Kỳ viết về ông Thiệu trước đây, đã được lần lượt giải mật tuần tự theo thời gian, bài viết dưới đây ghi lại một số sự kiện về liên hệ giữa ông Thiệu và người Mỹ và đường lối lãnh đạo quốc gia của ông Thiệu.


      Câu hỏi được đặt ra là ông Thiệu có quá tin vào người Mỹ hay không?


      Căn cứ vào các hồ sơ giải mật, ông Thiệu chẳng những không tin vào người Mỹ, mà lúc nào cũng nghi ngờ và lo ngại về đường lối chính trị của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa, cũng như đối với chính cá nhân ông.


      Từ khi nắm vai trò lãnh đạo, khi tiếp xúc với người Mỹ, ông Thiệu có thái độ e dè, nếu không nói là luôn dấu kín suy nghĩ của mình đối với người Mỹ. Trong một báo cáo tóm lược về cá tính của ông Thiệu do Cơ Quan Tình Báo Quốc Phòng (Defense Intelligence Agency) viết vào tháng 7 – 1968, cơ quan này nhận xét ông Thiệu là người chống Cộng quyết liệt, nhưng đồng thời cũng không thích Hoa Kỳ. Cơ quan DIA cũng cho biết thái độ không ưa Mỹ của ông Thiệu đã được ghi nhận từ tháng Hai năm 1964, mà chính ông Thiệu cũng bộc lộ thái lộ này.


      Tuy nhiên, báo cáo tháng 7 – 1968, khi ông Thiệu đã làm Tổng Thống, viết:


      “Ông Thiệu đang chú trọng đến việc phối hợp chính sách của Việt Nam phù hợp với đường lối của Hoa Kỳ tại Việt Nam, để Mỹ tiếp tục bỗ trợ nước này.”


      So với những báo cáo trước đây, báo cáo tháng 7-1968 đã nói tốt về ông Thiệu, nhưng chỉ đề cập tổng quát.


      Qua tất cả những tài liệu phân tích về tâm lý về ông Thiệu thì người viết có thể nói Hoa Kỳ không hiểu nhiều về ông. Phần lớn nhận xét của họ, hoặc chỉ dựa vào các báo cáo của các cộng sự viên hoặc bạn đồng ngũ của ông Thiệu. Sau cùng, bản báo cáo đã kết luận rằng họ không đoán được hành động và suy nghĩ của ông Thiệu rõ ràng, hoặc gây được ảnh hưởng đến ông, như họ đã từng làm với một số viên chức khác, thuộc chính quyền miền Nam.


      Trong một vài lần tiếp xúc với các viên chức Hoa Kỳ, ông Thiệu đã bỏ đi cá tính thông thường của mình và đặt nhiều câu hỏi khiến người đối diện lúng túng. Qua những lần như vậy, giới hữu trách Mỹ nhận thấy ông Thiệu biết nhiều chuyện mà họ đã làm, nhưng giả vờ làm như không rõ.


      Chúng ta thấy ông Thiệu không hoàn toàn tin vào người Mỹ trong suốt sự nghiệp chính trị của mình. Ông chỉ dựa vào người Mỹ để đạt những mục tiêu mà ông muốn. Một trong những mục tiêu hàng đầu của ông là làm sao để Việt Nam Cộng Hòa tồn tại. Vì thế, người duy nhất mà ông Thiệu “phải” tin là Tổng Thống Nixon.


      Từ tháng 7-1967, những báo cáo của DIA, CIA, và của Đại Sứ Bunker gửi về Washington cho thấy tin tức tình báo Mỹ có thể biết nhiều về ông Kỳ, hay những viên chức cao cấp khác của VNCH. Tuy nhiên, họ không biết gì nhiều về ông Thiệu, hay ý định của ông Thiệu trong tương lai gần và xa.


      Ông Nguyễn Văn Thiệu tranh cử Tổng Thống, năm 1967.


      Dưới mắt người Mỹ, ông Thiệu là người dè dặt, cẩn thận, và kín đáo. Trái lại, dưới mắt người Mỹ khác, ông Thiệu có tính bài ngoại (xenophobia). Ngờ vực về người Mỹ đã làm cho ông lo lắng một cách quá đáng.


      Nghi ngờ của ông Thiệu về đường lối và chủ đích của Hoa Kỳ ở Việt Nam không phải không có lý do. Từ sau cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1963 cho đến khi ông Thiệu trở thành tổng thống, ông đã chứng kiến nhiều kế hoạch bí mật mà người Mỹ đã xử dụng để khuynh đảo nội tình Việt Nam.


      Những kế hoạch “kín” này của CIA, nói riêng, và đường lối ngoại giao Hoa Kỳ, nói chung, không nhất thiết phù hợp với đường lối hoạt động của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.


      Trong cương vị Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia từ năm 1965, ông Thiệu đã chứng kiến áp lực của Hoa Kỳ khi họ quyết định “xé lẻ”, liên lạc riêng với cái gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” với lý do là họ muốn “cài” người vào tổ chức của mặt trận này. Người Mỹ đã yêu cầu VNCH tha một số cán bộ quan trọng mà VNCH bắt giữ. Để đạt được mục đích, Hoa Kỳ lần lượt gây áp lực với Tướng Nguyễn Ngọc Loan - Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Tướng Kỳ, và ông Thiệu cho đến khi yêu cầu của họ được thỏa mãn.


      Từ khi Tướng Khánh bị cử đi làm đại sứ tại nước ngoài, phần lớn các tướng Mỹ và Đại Sứ Mỹ ở Việt Nam đều nhắm vào ba Tướng Thi – Kỳ - Có, là những người có triển vọng thay thế Tướng Khánh. Người Mỹ nhắm đến ba ông này vì họ biết ba ông này rất rõ. Trong khi đó, họ không biết gì nhiều về Tướng Thiệu.


      Sau khi ông Thiệu trở thành tổng thống, các viên chức Mỹ dồn mọi nỗ lực, để tìm hiểu thêm về ông Thiệu. Tuy nhiên, tài liệu của CIA tự nhận là họ đã thất bại. Không còn cách nào khác để biết thêm về cá tính, đường lối suy nghĩ của ông Thiệu, CIA đã thú nhận đã sử dụng phương tiện “bất chánh”: Nghe lén và thu thập tin tức bằng phương tiện điện tử.


      Đúng như vậy, trong tài liệu giải mật gần nhất, CIA đã thú nhận trên giấy trắng, mực đen rằng họ đã dùng phương tiện nghe lén để tìm hiểu, tiên đoán về ý định của ông Thiệu. Từ giữa năm 1968 trở đi, CIA cho biết họ đã thu thập tin tức về đường lối của VNCH qua một số cộng sự viên và tướng lãnh quanh ông Kỳ. Tuy nhiên, sau khi một số sĩ quan thân cận với ông Kỳ bị tử thương vì bị máy bay Mỹ bắn lầm ở Chợ Lớn, cũng như khi ông Kỳ bị gửi đi Paris vào đầu năm 1969 làm quan sát viên cho chính phủ VCNCH trong cuộc hòa đàm, CIA đã mất đi tất cả các liên lạc mà họ có, ngõ hầu có thể thu thập tin tức từ chính quyền của Tổng Thông Thiệu.



         Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon, một chính trị gia nhiều thủ đoạn, đã phải từ chức trước khi hết nhiệm kỳ.

      Không lấy đủ tin tức, cũng như không gây được ảnh hưởng trực tiếp đến ông Thiệu, CIA quay sang gây ảnh hưởng đến hai cộng sự viên thân cận nhất của ông Thiệu. Đó là Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và Trung Tướng Đặng Văn Quang.


      Theo CIA, đôi khi các viên chức Hoa Kỳ không thuyết phục được ông Thiệu thì họ quay sang nhờ ông Khiêm hoặc ông Quang. Khi các ông này thuyết phục thì ông Thiệu lại nghe theo.


      Tài liệu của CIA cho biết, liên lạc với Tướng Khiêm để gây ảnh hưởng đến ông Thiệu là phương pháp hiệu quả nhất.


      Tổng Thống Thiệu ít nhiều biết CIA thu âm và nghe lén bên trong dinh Độc Lập. Ông cũng biết một vài viên chức chung quanh làm liên lạc viên cho CIA, nhưng ông vẫn im lặng và làm như không hay. Thực tế, ông Thiệu đã lợi dụng những phương tiện này để chuyển đến các viên chức Mỹ “ý nghĩ thật” của ông, và đôi khi “ý nghĩ giả” để đánh lừa người Mỹ.


      CIA đi đến kết luận này, vì qua nhiều trường hợp ông Thiệu đã không kiềm chế được sự tức giận, nói thẳng với các viên chức Mỹ những gì ông biết về hoạt động sau lưng của họ. Ông đã nói thẳng vời họ là:


      - “Chẳng những các ông đã dung túng chứa chấp Thượng Tọa Thích Trí Quang trong Tòa Đại Sứ, mà còn cung cấp ngân khoản, tài chánh để ông ta huấn luyện thêm tín đồ đối lập với chính quyền.”


      Sau hai lần bị áp lực thả tù nhân cao cấp của MTGPMN, ông Thiệu chua chát nói với người Mỹ:


      - “Đất nước này (VNCH) không tiến lên được vì một đằng là sự xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt, đằng khác là sự xâm nhập của CIA vào tổ chức chính phủ VNCH.”


      Đối với những liên lạc bí mật của Mỹ với cái gọi là MTGPMN, ông Thiệu nửa đùa, nửa thật nói:


      - “Không chừng Tòa Đại Sứ Mỹ đang chứa chấp VC mà tôi không biết.”


      Các viên chức của CIA rất lo ngại về các phát biểu “quá đáng” của ông Thiệu, lo ngại đến độ Trưởng Vụ Viễn Đông William Nelson của CIA phải viết một báo cáo cho Giám Đốc CIA Richard Helms, khuyến cáo nhân viên CIA nên cẩn thận mỗi khi tiếp xúc với ông Thiệu. Sau này nếu có bất đồng giữa Hoa Kỳ và VNCH, ông Thiệu có thể tiết lộ tất cả các chuyện làm của CIA cho công luận biết. Năm 1968 và 1969 là hai năm mà ông Thiệu và CIA có nhiều va chạm. Tổng Thống Johnson rất bực tức khi biết ông Thiệu đang ngấm ngầm ủng hộ Ứng Cử Viên Nixon, qua trung gian của bà Anna Chennault. Ngoài ra, ông Thiệu cũng được Đại Sứ Bùi Diễm thông báo cho biết là Hoa Kỳ đã nghe lén hầu hết các điện thoại giữa các giới chức VNCH, trong và ngoài nước. Vào năm 1969, liên hệ bất thân thiện giữa ông Thiệu và CIA gia tặng khi ông Thiệu truy tố Dân Biểu Trần Ngọc Châu ra tòa về tội liên lạc với Cộng Sản.


      Ông Trần Ngọc Châu không xa lạ với CIA của Mỹ, khi ông làm Tỉnh Trưởng Tỉnh Kiến Hòa - Bến Tre.


      Ông Châu là người phác họa kế hoạch “Hệ Thống Khiếu Nại Xã Ấp” (Hamlet Census - Grievance System), để áp dụng song song với chương trình Xây Dựng Nông Thôn.


      Hệ thống này cho phép người dân vừa thông báo với chánh quyền về những cán bộ Cộng Sản thu thuế tại địa phương, đồng thời người dân cũng có thể khai báo cho chính quyền về những hành vi hối mại quyền thế, tham nhũng của những viên chức xã ấp của tỉnh Kiến Hòa. Nơi đây cũng là nơi đầu tiên, ông Châu cho phép CIA thành lập các toán Thám Sát Tỉnh (Provincial Reconnaissance Unit - gọi tắt là PRU) để triệt tiêu hạ tầng cơ sở của Việt Cộng.


      Vào thời gian ông Châu làm dân biểu, ông ta đã được CIA liên lạc, móc nối, cấp ngân quỹ để thành lập một lực lượng chính trị của CIA sẵn sàng đối thoại với những thành phần "không Cộng Sản?”, trong MTGPMN. Việc làm của ông này bị bại lộ khi liên lạc với người em tên Trần Ngọc Hiền, cán bộ Cộng Sản.


      Tổng Thống Thiệu quyết định “tháu cáy” CIA, hỏi thẳng ông Ted Shackley, Trưởng Sở CIA ở Sài Gòn:


      - “Ông Châu có làm việc cho CIA không? Nếu chính phủ của tôi bắt ông Châu về tội liên lạc với Cộng Sản, thì cơ quan CIA có vấn đề gì không? Có can thiệp không?”


      Lẽ dĩ nhiên, không thể thú nhận hoạt động bí mật của CIA, ông Shackley trả lời:


      “Tổng Thống có toàn quyền đối xử với Dân Biểu Châu.”


      Thế là Trần Ngọc Châu trở thành “con dê tế thần” (scape goat), ngoài ý muốn của CIA.


      *


      Phỏng vấn Ông Nguyễn Văn Thiệu về vấn đề Cộng sản sau hiệp định Paris

       (phụ đề Pháp Việt)

      (Một cuộc phỏng vấn của một phóng viên người Pháp tên là Jean-François Chauvel,
      hỏi về việc Cộng sản sẽ làm gì sau hiệp định Paris năm 1973.
      Mọi thắc mắc đã được ông Thiệu giải đáp lưu loát bằng tiếng Pháp)


      Đặng Kim Thu

      Nguồn: Tuyển tập Tùy Viên Của Đại Tướng, 2022

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Vài Suy Nghĩ Về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Đặng Kim Thu Hồi ức

    3. Nhân Vật (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Nhân Vật

        Cùng Mục (Link)

      Người Đã Ghi Vào Trang Việt-Sử (Phạm Minh-Tâm)

      Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Dân tộc Việt Nam lại bị trật nhịp của phát triển (Nguyễn Gia Việt)

      Hồi Ức Về Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Trang Y Hạ)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng Dương)

      Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: Lịch Sử Đã Đóng Lại Hay Chưa? (Nguyễn Ngọc Phúc)

      Vài Suy Nghĩ Về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (Đặng Kim Thu)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Anh Thư (Song Thao)


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)


      Danh Nhân Trong Và Ngoài Nước


      Phim Tài Liệu

       

      L'exode du Nord Viet Nam


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
       

        DANH NGÔN


        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)