1. Head_

    Dương Kiền

    (28.12.1939 - 17.11.2015)

    Khái Hưng

    (.0.1896 - 17.11.1947)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Người Đã Ghi Vào Trang Việt-Sử (Phạm Minh-Tâm) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      3-11-2024 | THỜI LUẬN

      Người Đã Ghi Vào Trang Việt-Sử

        PHẠM MINH-TÂM
      Share File.php Share File
          

       

       

      (nhân ngày giỗ thứ 61 của Cố TT Ngô Đình Diệm 2.11.1963 – 2.11.2024)


      Trong tình-thế tuyệt-vọng sau khi Điện-biên-phủ thất-thủ vào ngày 07-5-1954, tiền-đồ của Quê-hương Việt-Nam đang đi vào ngõ cụt. Trong hoàn-cảnh chỉ biết thụ-động ngồi chờ kết-cuộc về tương-lai của Đất Nước được giải-quyết từ những cuộc họp bàn ở Genève, vua Bảo-đại đã nghĩ đến ông Ngô-Đình Diệm với một quyết-định sinh-tử để trao quyền lãnh-đạo là vì không còn giải-pháp nào khác. Bởi vì, giữa hoàn-cảnh bấp-bênh với nhiều rối-loạn về chính-trị, quân-sự, kinh-tế, xã-hội vào thời-điểm ấy, nhiều người cho rằng chỉ cần người nào ổn-định được tình-thế trước mắt cũng đã là cứu-tinh rồi, còn nói gì đến xây-dựng một Đất Nước. Thành vậy, vua Bảo-đại đã vận-động và nài-ép ông Ngô-Đình Diệm về nước giúp mình giải-gỡ hoàn-cảnh.


      Có thể với vua Bảo-đại lúc ấy, một ông Ngô-Đình Diệm ở tuổi 32 đã khẳng-khái từ chức Thượng-thư Bộ Lại vào tháng 9-1933 để phản-đối chính-quyền thực-dân Pháp và một ông Ngô-Đình Diệm vì chống cả Pháp và Việt-minh mà phải bôn-ba, lại còn hai lần thân-chinh sang Hồng-kông để gặp nhà vua góp ý về việc nước, đã là điều-kiện tiên-quyết không ai trong những nhân-sự đang chờ-chực hay vây quanh ông sánh được

      … Năm 1947, ông rời Vĩnh-long, xuất ngoại để vận động ngoại giao ở nước ngoài. Ông đến Trung-quốc, tiếp xúc với nhiều yếu nhân của Trung Hoa Quốc Dân Đảng tại Nam-kinh. Tiếp theo, người ta thấy ông xuất hiện hai lần ở Hương-cảng. Lần thứ nhất vào đầu năm 1947, lúc hội nghị Fontainebleau giữa Pháp và Hồ Chí Minh thất bại, ông đến Hương-cảng khuyến cáo Bảo-đại nên trở về nuớc thành lập chính phủ ba kỳ để tranh thủ độc lập và tái lập hoà bình. Lần thứ nhì vào cuối năm 1947, sau khi bản tuyên ngôn Vịnh Hạ Long được ký kết, ông lại đến Hương-cảng khuyên Bảo-đại không nên chấp nhận bản thể chế kèm theo tuyên ngôn mà Bảo-đại đã dại dột ký vào ngày 7-12-1947 trên chiến hạm Duguay Trouin của Pháp trước áp lực của Bollaert….(Lê Nguyên Phu. Trong bóng tối Lịch-sử.Trang 31).

      Thêm vào đó là những lời chính vua Bảo-đại đã ghi lại trong hồi-ký Con Rồng An-nam sau lần gặp ở Cannes, ông đã phải vừa thuyết-phục vừa kêu gọi lòng ái-quốc của ông Ngô-Đình Diệm. Và có thể nói ông Ngô-Đình Diệm đã giao trắng thân-phận mình cho vận-mệnh Đất Nước. Có thể đây là một sự an-bài của định-mệnh mà vua Bảo -đại và ông Ngô-Đình Diệm cuối cùng lại phải liên-hợp khi cả hai đều đứng trước cơn quốc-biến “tổ-quốc lâm nguy”.


      Vua Bảo-đại ghi lại

      … Cứ mỗi khi mà tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông thì lúc nào cũng từ chối. Nay tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lãnh đạo chính phủ…Ông ta đáp. Tôi xin trình Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định. Tôi định đi tu…Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy…Sau một hồi yên lặng, cuối cùng ông ta đáp: Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà ngài trao phó…

      Rồi việc trao quyền và nhậm- chức đã diễn ra như nguyên-văn vua Bảo-đại kể tiếp

      … Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một phòng bên cạnh, trong đó có cây Thánh-giá. Trước Thánh-giá, tôi bảo ông ta: Đây, Chúa của ông đây. Ông hãy thề trước chân dung Chúa là gìữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó, để chống lại bọn cộng-sản và nếu cần chống luôn cả người Pháp nữa. Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nhìn tôi, sau nhìn lên Thánh-gíá, ông nói với giọng nghẹn-ngào “Tôi xin thề”… Trước khi ra đi, tôi trao cho Diệm một đạo dụ, ủy cho ông ta mọi quyền, hành chánh cũng như quân sự.. (Con Rồng Việt Nam. Trang 515).

      Đây đúng là sự nhượng-bộ thật khó-khăn mà vua Bảo-đại phải tạm chấp-nhận vì không còn ai có thể đương-đầu với tình-hình dầu sôi lửa bỏng của Đất Nước lúc đó.


      Sự việc đã được vua Bảo-đại ghi lại rành-mạch như thế, song vẫn có dư-luận quy-kết rằng ông Ngô-Đình Diệm là người của Hoa-kỳ đem về cho dù chưa có tài-liệu hoặc bằng chứng nào cho thấy Hoa-kỳ đã sắp đặt đưa ông Ngô-Đình Diệm lên làm Thủ-tướng vào năm 1954. Đó là chưa kể trong thời-gian mấy tháng đầu chấp-chính, Hoa-kỳ cũng đã có chủ-trương lật đổ ông Ngô-Đình Diệm để đưa người mà họ cho rằng có năng-lực hơn ra thay thế.


      Ông Ngô-Đình Diệm mang lời thề lên đường về nước ngày 24-6-1954, ở tuổi 52. Đến Sài-gòn vào ngày 26-6-1954, để nhận một di-sản cay đắng và đầy thử-thách trong một bối-cảnh chính-trị phức-tạp và rối-ren của Đất Nước với cả thù trong lẫn giặc ngoài. Thù trong là Việt-minh cộng-sản đã đành, song phức-tạp hơn nữa là nhiều thành-phần nhân-sự và lực-lượng các phe nhóm do thực-dân Pháp làm hậu-thuẫn vẫn còn cố bám-víu cả quyền lẫn lợi. Thêm vào đấy là một số các người vừa vênh-vang là trí-thức khoa-bảng lại vừa tự-cao cho mình là chính-khách thời nào cũng nổi lềnh-bềnh như lục-bình trôi sông, song chẳng thời nào đắc-vị. Còn giặc ngoài là người Pháp, chưa cam lòng dứt bỏ những gì họ đã xây nền tại Miền Nam, có thêm sự tiếp tay của khối thần-dân vẫn còn bồi-hồi tiếc-nuối nếp sống đã một thời chịu ảnh-hưởng của Pháp. Có thể nói ông Ngô- Đình Diệm đã giao trắng thân-phận mình cho vận-mệnh đất nước và như một sự an-bài của số phận mà vua Bảo-đại và ông cuối cùng lại phải liên-hợp khi vua Bảo-đại không còn sự chọn lựa nào khác và ông Ngô-Đình Diệm đã đến lúc phải dấn-thân, phải nhập cuộc.


      Vừa chính-thức chấp-chính ngày 07-7-1954 thì đến ngày 20-7-1954, ông Ngô-Đình Diệm phải đối-diện với hoàn-cảnh Đất Nước bị phân chia, với trách-nhiệm về nửa miền đất nước ngổn-ngang trong cái tàn-cuộc của một giai-đoạn lịch-sử nhiễu-nhương người Pháp để lại. Các giáo-phái, các phe nhóm từ trước vẫn đang hùng cứ từng vùng. Sài-gòn và Chợ-lớn hoàn-toàn do lực-lượng Bình-xuyên khuynh-loát. Nói trắng ra, giang-sơn và quyền-hạn mà hoàng-đế Bảo-đại ủy-thác cho Thủ-tướng Ngô-Đình Diệm về chấp-chính không ra được tới chợ Bến Thành. Song trong cái giới-hạn phức-tạp này, Thủ-tướng Ngô-Đình Diệm đã từng bước tái-lập trật-tự xã-hội, khôi-phục uy-quyền quốc gia.


      Rồi Phủ Tổng-uỷ Di-cư, Phủ Tổng Uỷ Dinh điền được thành-lập để ổn định cho gần một triệu người từ bên kia vĩ-tuyến 17 vào Miền Nam tỵ-nạn cộng-sản. Không bao lâu, Miền Nam đã được xây dựng trong thanh-bình, tự-do và no ấm thực sự, cho dù Miền Bắc vẫn còn để lại khoảng hơn một trăm ngàn cán-bộ Việt-minh nằm vùng tại miền Nam, sẵn sàng hoạt-động vũ-trang bất cứ lúc nào có cơ-hội.


      Ngày 6-11-1955, chỉ sau ngày chuyến tầu cuối cùng chở người di-cư cập bến Sài-gòn chưa đầy ba tháng, dân-chúng Sài-gòn đã mừng đón các chiến-sĩ giẹp loan Bình-xuyên từ Rừng Sát trở về giữa tiếng hoan-hô, với điệu nhạc hùng và lời hát đẹp trong…Bài ca chiến thắng…của Minh Duy và…Anh về Thủ-đô…của Y-Vân. Ngay khi ấy, không ai dám ngờ ông Đại-tá Dương Văn Minh cùng các ông Trung-tá Nguyễn Khánh, Thiếu-tá Nguyễn Hữu Hạnh, Thiếu-tá Nguyễn Chánh Thi…trong “đoàn quân chiến thắng trở về” này, được Tổng-thống Ngô-Đình Diệm vinh-thăng mỗi người lên một cấp, lại chính là những con ong ông nuôi trong tay áo, cho đến gần 10 năm sau mới bay ra. Người thì co chân đạp-đổ nền Đệ-nhất Cộng-hoà, kẻ thì nằm vùng cho đến ngày 30-4-1975 mới ra mặt.


      Nếu so-sánh các giai-đoạn từ 1945 tới 1975, thì phải nhận rằng trong 9 năm lãnh đạo, cho dù bị mai-phục bởi đủ cả thù trong giặc ngoài nhưng cố Tổng-thống Ngô-Đình Diệm và chính-quyền Đệ Nhất Cộng Hoà đã đưa Miền Nam Việt-Nam đi vào một thời kỳ thịnh-vượng đáng kể. Đặc biệt là ngăn chặn được làn sóng xâm-lăng của cộng sản Miền Bắc. Các chương-trình phát-triển xã-hội, cải-cách điền-địa, nhất là kế-sách bình-định nông thôn trong tình-trạng còn nhiều cán-binh cộng-sản không về Bắc. Cho đến năm năm sau, khi lực-lượng cộng-sản nằm vùng gia tăng đánh phá và vào ngày 23-3-1959 , Tổng-thống Ngô-Đình Diệm phải tuyên-bố đặt miền Nam "trong tình trạng chiến tranh" thì an-ninh quốc-gia vẫn được duy-trì. Vào thời đó, quân dân Miền Nam nhắc nhiều đến hai chữ “Bắc Tiến”. Sau ngày 30-4-1975, nhiều người Miền Bắc đã cho biết âm vang hai chữ này khi ra đến Miền Bắc thì thành niềm hy-vọng cho họ và khi biết tin về cuộc biến-loạn ngày 01-11-1963, họ thấy hụt-hẫng và tuyệt-vọng.


      Hôm nay, đúng vào ngày 02-11-2024 này 61 năm trước, Tổng-thống Ngô-Đình Diệm và bào-đệ Ngô-Đình Nhu đã bị thảm-sát trong cơn bạo-loạn ngày 01-11-1963, kéo theo sự sụp-đổ hoàn-toàn nền Đệ-nhất Cộng-hoà tại Miền Nam Việt-Nam và hơn thế nữa biến-cố lịch-sử này với những hệ-quả của nó đã có tầm ảnh-hưởng và hệ-lụy cho cả Miền Nam lẫn toàn cuộc đất nước giữa khi đang ở vào thế tương-tranh giữa hai ý-hệ cộng-sản và quốc-gia. Thế nhưng, bằng kinh-nghiệm từ quá-khứ, khối người Việt quốc-gia vẫn còn bị chìm-ngập trong sự phân-hoá trầm-trọng được tạo ra từ cả bạn lẫn thù với đủ loại luận-cứ tuyên-truyền vô bằng, làm rạn nứt tình huynh-đệ theo đúng nghĩa của hai chữ “đồng bào” mà chỉ dân tộc Việt-Nam mới có theo huyền-sử được sinh ra từ một bọc trăm trứng Rồng Tiên. Người viết hy-vọng những thị-phi phát sinh bởi thiên-kiến sẽ dần-dà được giải-toả bằng sự nhận-xét và phê-phán công-minh hơn nơi những lương-tâm chính-trực, hầu bồi đắp lại tình đoàn-kết giữa những người Việt-Nam không cộng-sản. Có vậy mới mong còn đủ sức mạnh mà ngăn được nguy-cơ mất nước gần kề.


      Bài viết này cũng không phải là để hoài-niệm về một thời đã qua song chính là để chúng ta hôm nay cùng nhau phân-định minh-bạch và công-bằng theo lý-lẽ chứ không theo thương ghét khách-quan hay chủ-quan thường tình như một sự gạn đục khơi trong. Theo tác-giả Nguyễn Văn Lục trong tác-phẩm “Một thời để nhớ” thì cuộc nổi-loạn ngày 01-11-1963 là một đại-hoạ và một sai-lầm lớn nhất trong lịch-sử cận-đại trên đất nước chúng ta. Bởi vì, nó không chỉ đơn-giản là cái chết của một vài nhân-vật chính-trị hay của một chế-độ, mà là sự khước-từ con đường chính-nghĩa dân-tộc, làm mất đi một điều-kiện tất-yếu để chiến-thắng cộng-sản.


      Kể từ ngày ông Ngô-Đình Diệm bị sát hại đến nay, đã hơn nửa thế-kỷ, nhiều tài liệu liên-quan đến nền Đệ Nhất Cộng Hoà và cố Tổng-thống Ngô-Đình Diệm đã, đang và sẽ còn được giải-mật, được đem ra công-luận như những câu trả lời, những ánh lửa sáng rọi vào một thời quá-khứ đã từng bị xuyên-tạc và vẫn còn nhiều thị-phi trong dư luận bất-phân.


      Ông Ngô-Đình Diệm, lúc vừa tròn 32 tuổi, đã tự chọn cho mình con đường nhiều gai-góc và hiểm-nguy là cùng lúc chống cả Việt-minh và Pháp. Vào năm 1933, qua việc Toàn-quyền Pasquier không chấp thuận kế-hoạch canh-tân đất nước của ông mà trong đó có cả việc đòi bãi-bỏ hai chức Thống-sứ Bắc-kỳ và Khâm-sứ Trung-kỳ, ông đệ đơn từ nhiệm chức-vụ Thượng-thư Bộ Lại, tương-đương chức Thủ tướng ngày nay, Cái chí-khí này đã được Tổng-thống Pháp, Vincent Auriol, ghi trong tập hồ-sơ lưu-trữ về giai-đoạn từ 1947-1954 gọi là Journal du Septennat rằng …Một lá bài chính đáng có thể một ngày nào đó phải được dùng đến là Diệm. Một người quốc-gia thuấn-tuý. Một người đã chống đối lại chúng ta một cách kịch-liệt. Một người rất khó để có thể điều-khiển nhưng trung-thực và liêm-khiết. Rất là đố-kỵ với “thối nát lúc nhúc”chung quanh Bảo-đại và là người có uy-tín lớn-lao...


      Tổng-thống Hoa kỳ Lyndon Johnson đã thú-nhận…Tôi nghĩ chúng ta đã lầm khi không ủng hộ ông Ngô-Đình Diệm và tôi tin rằng việc sát hại ông Ngô-Đình Diệm đã tạo thêm nhiều vấn đề hơn là giải quyết chúng”. Tổng-thống Nixon nhận định…Tổng-thống Diệm ổn định Việt Nam, ví như viên Đá Đỉnh Vòm giữ vòm nhà đứng vững….Chỉ khi nào đá đỉnh vòm được lấy đi, người ta mới thấy là nó quan trọng. Thì cũng y hệt như vậy, chỉ khi Ông Ngô-Đình Diệm chết rồi, toàn thể hệ thống chính trị miền Nam Việt Nam sụp đổ tan tành, người ta mới nhận rõ vai trò sinh tử của ông ta…


      Trong hơn nửa thế-kỷ qua, có rất nhiều tác-giả bình-luận, phân-tích và nhận-định về vị-thế lịch-sử của cố Tổng-thống Ngô-Đình Diệm cùng các sự việc liên-hệ. Lại cũng có những tiếng nói của các chứng-nhân đã cùng chung trách-nhiệm với cố Tổng-thống lúc đương thời như những chứng-từ. Song cho dù theo lăng-kính nào chăng nữa thì càng ngày người ta càng ghi nhận được những đặc-điểm không thể phủ-nhận và cũng khó có thể thay-thế của nền Đệ Nhất Cộng Hoà và người khai-sáng ra nó từ một lời ủy-thác của vua Bảo-đại...Ông hãy thề trước chân dung Chúa là gìữ vững đất nước mà người ta đã trao cho ông…Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy…giống như một thầy tu, gánh trên vai cây thánh-giá Quê Hương đau khổ để rồi chịu tuẫn-đạo. Vậy mà chín năm sau, người ta đủ loại, cấu-kết với nhau bôi lem hình ảnh này thành mối hận-thù tôn-giáo đến không chừa một thủ-đoạn tồi-tệ nào để thoả-mãn tham, si, sân, hận…


      Nhớ lại, một trong những luận-cứ mà cho đến giờ này, vẫn còn có người bất-chấp lý-lẽ như ông bà xưa dạy là “ăn phải nhai, nói phải nghĩ” để quy-kết cho cố Tổng-thống Ngô-Đình Diệm có chủ-trương “gia đình trị”.


      Ông Ngô-Đình Diệm có tất cả bốn anh em trai. Người anh lớn là giám-mục Ngô-Đình Thục không tham-chính. Người em út là Ngô-Đình Luyện được Quốc-trưởng Bảo-đại bổ-nhiệm làm Đại-sứ Việt-Nam tại Anh-quốc trước khi ông Ngô-Đình Diệm về nước. Hai người em khác là các ông Ngô-Đình Nhu và Ngô-Đình Cẩn mang chức vị “khống” do người chung quanh, vì muốn lấy lòng hoặc xu-nịnh chế-độ, mà xưng tụng là “cố vấn”. Thực tế, cả hai đều không có văn-thư bổ nhiệm, không ở ngạch trật nào theo hệ-thống hành-chính thời đó và cũng không được đồng lương nào từ ngân-sách quốc-gia, cũng không có cả văn-phòng chính-thức. Hai ông Ngô-Đình Nhu và Ngô-Đình Cẩn chỉ tích-cực giúp người anh Tổng-thống của mình mà theo tác-giả Nguyễn Văn Minh trong tác-phẩm “Dòng họ Ngô Đình - Ước mơ chưa đạt” thì đó là di-nguyện của cụ ông Ngô-Đình Khả trối lại cho các con trước khi qua đời rằng ông Ngô-Đình Diệm là người có đủ đức-tính cần-thiết để trở thành người lãnh-đạo, nhưng… các con phải cùng với nó (nó đây là cố Tổng-thống Ngô-Đình Diệm) tranh-đấu dành lại cho được một nền độc-lập hoàn-toàn, thì mới thực-hiện công-cuộc cải-tạo xã-hội, xoá bỏ bất-công được… Do thế mà các em ông đã sát cánh với anh mình như hai phúc-tinh tả-phù, hữu-bật. Sao không nhìn sang chính-trường Hoa-kỳ, Tổng-thống Kennedy khi vừa nhận chức đã bổ-nhiệm người em trai là Robert Kennedy làm Bộ-trưởng Tư-pháp và tất cả gia-đình Kennedy vào thời đó chỉ thấy được người dân Hoa-kỳ cũng như thế-giới chú-mục vì anh em họ sáng chói mà không hề có dư-luận nào kẻ vạch rằng đó là gia-đình-trị. Thử hỏi, Tổng-thống Ngô-Đình Diệm không tin ông Ngô-Đình Nhu thì tin ai, khi vừa là em ruột lại vừa có tài, có học-thức và rất uyên-bác về nhiều lãnh-vực. Cụ-thể là gần đây, dư-luận xôn-xao về cuốn “Chính-đề Việt-Nam” do ông soạn ra làm tài-liệu lưu-hành nội bộ của Đảng Cần-lao Nhân-vị. Còn ông Ngô-Đình Cẩn, bên cạnh bổn-phận chính của ông là thay các anh chị em để ở nhà nuôi mẹ già; song vì hoàn-cảnh của Miền Trung lúc bấy giờ khá phức-tạp nên ông đã tự tổ-chức Đoàn Công-tác Đặc-nhiệm Miền Trung chuyên lo mặt truy-quét các cán-bộ cộng-sản xâm-nhập và các phần-tử làm đặc-công cho cộng-sản. Bên cạnh đó ông còn lập ra Phong-trào cách-mạng Quốc-gia để đầy mạnh việc tố cộng. Vậy phải chăng vì di-sản tinh-thần của gia-tộc như tác-giả Nguyễn Hữu Duệ nhận xét

      …Tất cả những người trong dòng họ Ngô đều có lòng yêu nước nồng-nàn. Cả dòng họ đều nuôi quyết tâm để giành lại độc lập cho quê hương và không khuất phục trước mọi khó khăn. Cụ Ngô-Đình Khả bị sa thải vì không hướng dẫn vua Thành Thái theo ý muốn của người Pháp và không ký tên vào tờ biểu yêu cầu vua Thành Thái thoái-vị theo lệnh của khâm-sứ Pháp. Ông Ngô- Đình Khôi bị mất chức vì có các hoạt-động chống Pháp và bị giết vì mưu-toan ngăn chặn sự thống-trị của cộng-sản trên đất nước. Ông Ngô-Đình Diệm và Ngô- Đình Nhu đã bị hạ sát vì chống lại việc Hoa-kỳ muốn can-thiệp trực-tiếp vào Miền Nam Việt-Nam…

      mà thành nỗi ám-ảnh về một “gia-đình-trị".


      Sau ngày 01-11-1963, Miền Nam không còn là một xã-hội kỷ-cương. Đảo-chính và chỉnh-lý như cơm bữa. Từ 1964-1967 đã có bốn chính quyền. Chính sự xáo trộn này góp phần không nhỏ trong việc tạo thuận-lợi, mở đường cho cộng-sản Miền Bắc dễ-dàng hơn khi tiến chiếm Miền Nam. Nguyễn Hữu Thọ trong thành phần Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nói với báo Nhân Dân…sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi…


      Thành vậy, khi bất-cứ tập-thể người Quốc-gia nào tổ-chức nghi thức tưởng-niệm cố Tổng Thống Ngô-Đình Diệm và bào-đệ Ngô-Đình Nhu bị sát-hại trong biến cố 01-11- 1963 thì không hẳn chỉ mang ý nghĩa đơn-giản là một ngày giỗ, một ngày kỷ-niệm mà chính là hành-động dấn-thân để nhận phần trách-nhiệm trước dân-tộc trong nỗ-lực góp phần tìm kiếm, khám phá những sự thật về một giai-đọan lịch-sử phức-tạp, nhiều uẩn-khúc cùng với một nhân-vật lịch-sử có tầm cỡ là cố Tổng-thống Ngô-Đình Diệm, người đã khai-sinh ra nền Đệ Nhất Cộng Hoà; đã đưa Miền Nam Việt-Nam đi vào một thời-kỳ thịnh-vượng; nhất là ngăn chặn được làn sóng xâm-lăng của cộng sản Miền Bắc. Còn về nhân-cách của ông thì như Denis Warner - một học-giả người Úc - đã tặng cho ông biệt danh xứng đáng The Last Confucian - người hiền-triết Khổng-giáo cuối cùng.


      Nhớ lại, vào những tháng ngày nền Đệ-nhất Cộng-hoà đang ổn-định, hình ảnh Tổng-thống Ngô-Đình Diệm mặc bộ quốc-phục khăn xếp và áo dài đen tề-chỉnh, trong các chuyến công-du, được các nguyên-thủ quốc-gia long-trọng đón-tiếp ngay tại các phi trường quốc-tế giữa 21 tiếng đại-bác nổ vang theo nghi-thức ngoại giao và lá Cờ Quốc-gia phất-phới trên bầu trời thế-giới, tung bay cùng quốc-kỳ các nước Hoa-kỳ, Úc-đại-lợi, Ấn-độ, Phi-luật-tân, Đại-hàn, Mã-lai, Đài-loan, Thái-lan... đã như một tấm gương cho tôi về niềm tự-hào dân-tộc. Thiển nghĩ, sự vẻ vang đó không phải là của cá-nhân ông mà là của Quốc-gia Việt Nam nên đúng ra cần được mọi người chung lòng, chung sức và tiếp tay duy-trì theo từng giai-đoạn lịch-sử. Còn nếu như có nghĩ đó là khả-năng và thành-quả của ông thì cũng không sai. Thực-tế đã chứng-minh, trước ông không có nhà lãnh-đạo Việt-Nam nào có vị-thế quốc-tế như thế và sau ông cũng chưa biết sẽ còn có ai đưa được lá cờ Quốc-gia này tung bay hiên-ngang trên thế-giới như vậy nữa hay không.


      Tóm lại, chúng ta không thể chối bỏ được điều mà như luật-sư Phạm Kim Vinh nhận-định rằng chính-quyền Ngô Ðình Diệm là chính-quyền duy-nhất của người Việt Quốc-gia tạo được chính-danh, chính-thống và chính-nghĩa cho công cuộc chống cộng của người Việt-Nam.


      Phạm Minh-Tâm

      Úc-châu đầu tháng 11-2024, cầu cho các linh-hồn.


      Phạm Minh-Tâm

      Nguồn: baovecovang2012.wordpress.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Người Đã Ghi Vào Trang Việt-Sử Phạm Minh-Tâm Hồi ức

    3. Bài viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Ngô Đình Diệm

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Người Đã Ghi Vào Trang Việt-Sử (Phạm Minh-Tâm)

      Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Dân tộc Việt Nam lại bị trật nhịp của phát triển (Nguyễn Gia Việt)

      Hồi Ức Về Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Trang Y Hạ)

      Công lao Tổng thống Ngô Đình Diệm cần được tôn vinh (Lê Công Định)

      - Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Dân tộc Việt Nam lại bị trật nhịp của phát triển (Nguyễn Gia Việt)

      - Một nén nhang cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Bùi Chí Vinh)

      - Nhìn vào nền Đệ Nhất Cộng Hòa ở VN (Nguyễn Tiến Hưng)

      - Những gian lao của Thủ tướng Ngô Đình Diệm giành độc lập từ tay người Pháp (Nguyễn Tiến Hưng)

      - Lược trích vài phát biểu của cố TT Ngô Đình Diệm (Vũ Thế Phan)

      - Tổng thống đệ nhất VNCH: Ngô Đình Diệm (facebook.com)

      - Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm (hon-viet.co.u)

      - Tưởng Nhớ Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Phạm Văn Duyệt)

      - Nơi an nghỉ của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm bị phá hoại (Như Hồ)

      - Tổng Thống Ngô Đình Diệm Và Phật Giáo  (Hàn Giang Trần Lệ Tuyền)

       

      Tác phẩm của Ngô Đình Diệm

        Cùng Tác Giả (Link-2)

       

      Nhân Vật (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Nhân Vật

        Cùng Mục (Link)

      Người Đã Ghi Vào Trang Việt-Sử (Phạm Minh-Tâm)

      Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Dân tộc Việt Nam lại bị trật nhịp của phát triển (Nguyễn Gia Việt)

      Hồi Ức Về Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Trang Y Hạ)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng Dương)

      Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: Lịch Sử Đã Đóng Lại Hay Chưa? (Nguyễn Ngọc Phúc)

      Vài Suy Nghĩ Về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (Đặng Kim Thu)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Anh Thư (Song Thao)


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)


      Danh Nhân Trong Và Ngoài Nước


      Phim Tài Liệu

       

      L'exode du Nord Viet Nam


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
       

        DANH NGÔN


        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)