|
Dương Kiền(28.12.1939 - 17.11.2015) | Khái Hưng(.0.1896 - 17.11.1947) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Hôm qua là ngày 1/11/2024, tức là 61 năm ngày đảo chánh TT Ngô Đình Diệm, phá tan Đệ Nhứt Việt Nam Cộng Hòa, cũng là ngày báo hiệu sự bất ổn của Miền Nam bắt đầu.
Cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 xảy ra vào giữa trưa.
TT Ngô Đình Diệm trong cơn nguy khốn ông vẫn giữ được thể diện của một người lãnh đạo quốc gia, tư cách tổng thống một quốc gia có chủ quyền, ông không tỏ ý run sợ và hạ mình với người Mỹ.
Hiểu rõ vấn đề, 4 giờ 30 chiều thứ sáu 1/11/1963 TT Ngô Đình Diệm gọi điện thoại cho đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge, cuộc điện đàm chủ yếu thông báo và thăm dò ý kiến. Lúc 5 giờ 30 tướng Dương Văn Minh gọi điện thoại cho TT Ngô Đình Diệm đòi Tổng Thống phải đầu hàng. TT Ngô Đình Diệm từ chối không nói chuyện điện thoại với tướng Minh.
Lúc 7 giờ 30 tối, tướng Minh lại gọi điện thoại cho TT Ngô Đình Diệm, tổng thống lại từ chối không nói chuyện. Tướng Minh rất tức giận về thái độ khinh bỉ của TT .
Gần 8 h tối ngày 1-11-1963 TT Ngô Ðình Diệm và ông Ngô Ðình Nhu đã di chuyển từ dinh Gia Long vô Chợ Lớn, vào nhà ông Mã Tuyên lánh nạn một đêm. Đêm đó anh em TT Ngô Đình Diệm ngủ tại nhà bang chủ Mã Tuyên.
Sáng sớm 2/11 Mã Tuyên đưa hai anh em tổng thống lên xe hơi của ông đi lễ sớm tại nhà thờ Cha Tam. Lúc 6 giờ 45 sáng 2/11/1963 , TT Ngô Đình Diệm gọi điện thoại cho phe đảo chánh, người nghe điện thoại là thiếu tướng Trần Thiện Khiêm. Tổng Thống cho tướng Khiêm biết ông và ông Nhu hiện đang ẩn náu tại nhà thờ Cha Tam, Chợ Lớn, và yêu cầu đem xe đến đưa về bộ Tổng Tham Mưu gặp các tướng lãnh.
Tướng Dương văn Minh bèn cử thiếu tướng Mai Hữu Xuân, đại tá Nguyễn Văn Quang, đại tá Dương Ngọc Lắm, thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa và đại úy Nguyễn Văn Nhung đem xe thiết giáp đi rước người đã đầu hàng về bộ tổng tham mưu.
Đoàn xe rời bộ tổng tham mưu hồi 7 h 30. Khoảng 8 h 30, chiếc xe thiết giáp M113 về sân tổng tham mưu với hai xác chết trên sàn xe.
Thiếu tá Nhung trên đường đi, khúc Hồng Thập Tự đã rút khẩu súng Colt 12 b
ắn anh em Tổng Thống mỗi người 5 phát, sau đó hăng máu bồi thêm cho ông Nhu 3 phát nữa vào ngực. Sau đó xe hồng thập tự chở hai xác vào nhà xác bịnh viện Saint Paul với hai cái hòm, một cái tốt, một cái xấu của hãng hòm Tobia, và liệm xác tại nhà xác.
Trên thế giới, trong lịch sử nhân loại hiện đại khi đối thủ đã ngầm ra ý đầu hàng, vậy mà còn giết hại người ta thì chỉ có cuộc đảo chánh 1/11/1963 là có.
Thương cho người nằm xuống, cũng là đáng thương cho Việt Nam đã bước vào đêm dài.
Hai anh em, hai tính cách, hai nền tảng, cùng chung lưng đấu cật và cùng chết một ngày. Cái chết của chánh trị.
"Tụ tán nhờ có duyên
Ly hợp vốn do tình
Trả món nợ non sông trước mắt
Mặc đời sau thiên hạ luận bình."
Tướng Dương Văn Minh đình chỉ Hiến Pháp 26-10-1956, giải tán Quốc Hội, thành lập "Hội đồng quân nhân cách mạng " và cầm quyền VNCH.
Sau cuộc đảo chánh Phật Giáo các phe họp tại chùa Xá Lợi trong hai ngày 31 tháng 12/1963 và 1 tháng 1/1964 để "thống nhứt" thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Phe Phật giáo tự bầu chọn Tăng Thống, trong khi chức này xưa là vua ban cho. Lần đầu tiên suốt mấy trăm năm VN mới có chức “Tăng Thống” (Nhà Lê, nhà Nguyễn không đặt chức này).
Sư Phật giáo sau 1963 rất lộng hành, học giả Nguyễn Hiến Lê trong hồi ký có nói, ông khinh ra mặt. Học giả Nguyễn Hiến Lê viết trong hồi ký về Phật giáo:
"Trong thời Ngô Đình Diệm, như tôi đã nói, Công giáo phát triển rất mau; từ khi Diệm bị giết. Phật giáo phát triển còn mạnh hơn nhiều: chùa mọc lên như nấm (ngay trước nhà tôi, trong hẻm Kỳ Đồng, người ta dựng xong một ngôi chùa cây trong một đêm), cả những người không bao giờ bước chân tới chùa cũng tự xưng là Phật tử, các Thầy được kính như Phật sống; dĩ nhiên hạng chân tu rất hiếm.
Vị trụ trì một ngôi chùa nọ bảo tôi: "Có ở trong mền, mới thấy mền có rận. Không một nhà sư nào dưới sáu mươi tuổi mà không phạm giới; trong ngũ giới - sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngôn, uống rượu - họ chỉ tránh được giới cuối cùng.
Tôn giáo nào cũng vậy, nhất là Phật giáo rất tự do, không có qui chế chặt chẽ, hễ phát mạnh quá thì chỉ có lợi cho giáo đường mà giáo lý phải suy, vì người ta phải theo những luật của các tổ chức kinh doanh, phải làm vừa lòng một số tín đồ, lập các đàn chay, hội hè, phải cúng sao, giải hạn... càng ngày càng xa đạo lý nguyên thủy.
Một số thượng tọa thời đó được chính quyền kính nể, vì có công lật đổ chế độ nhà Ngô, nên họ muốn gì được nấy; ai theo họ thì được họ ủng hộ để giành quyền hành.
Trong dân gian đã có câu: "Nhất đĩ, nhì Thầy, tam tướng, tứ?..." (tôi quên). Câu đó tóm được tình trạng xã hội sau năm 1963" (Hết trích)
Ngày 14/1/1964, tướng Dương Văn Minh là chủ tịch hội đồng quân nhân (Quốc Trưởng) ký giấy phép hoạt động cho giáo hội Phật giáo. Bắt đầu triệt tiêu phe của TT Ngô Đình Diệm còn lại.
Ngày 30/1/1964 nhóm Nguyễn Khánh, Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm, những tướng tá Cần lao cũ và nhóm Đại Việt của ông Nguyễn Tôn Hoàn đảo chánh tướng Dương Văn Minh mà họ gọi là chỉnh lý, chấm dứt Hội đồng quân nhân cách mạng.
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thông qua Viện Hóa Đạo không che đậy ý định thò tay vô chánh trị VNCH. Phe Phật Giáo muốn nhân sự thuộc phe mình cũng như đường lối chánh trị của các chánh khách, của chánh phủ cầm quyền.
Hoà Thương Thích Tịnh Khiết, Thượng Tọa Thích Tâm Châu, Thương Tọa Thích Trí Quang không che đậy ý định và hành động được đề cử người vào chánh phủ.
Và khi những yêu sách, ý muốn công khai về chánh trị không được đáp ứng thì họ dùng đám đông, xua Phật tử, thanh niên, học sinh, sinh viên xuống đường biểu tình để làm áp lực với chánh quyền.
Phật Giáo còn xử dụng thêm hai phương cách rất quen thuộc từ thời TT Diệm nữa để làm áp lực, đó là: tuyệt thực và tự thiêu.
Thủ Tướng Trần Văn Hương công khai không muốn Phật giáo thò tay vô chánh trị. Ngày 13/11/1964, Thủ Tướng Trần Văn Hương tuyên bố: “Phải tái lập uy quyền quốc gia, tách rời chánh trị khỏi tôn giáo, đưa tôn giáo ra khỏi chánh trị.”
Phật Giáo chánh thức ra mặt chống lại thủ tướng Trần Văn Hương.
Phe Phật giáo đổ người ra đường bắt đầu quậy.
Sau ngày đảo chánh 1/11/1963 xóa đại lộ Ngô Đình Khôi đặt tên là Đại Lộ Cách Mạng 1 Tháng 11.
Bắt đầu từ đây Miền Nam trôi vào một sự lộn xộn, mất ổn định và rệu rã tới ngày 30/4/1975.
Cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963 giết chết TT Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu trong khi bà Trần Lệ Xuân cùng con gái Ngô Đình Lệ Thủy đang ở Mỹ. Chồng chết khi bà mới 39 tuổi, con út Lệ Quyên mới 4 tuổi, cuộc sống của bà và các con khá chật vật, bà không có tiền, thậm chí mua vé máy bay cũng không có tiền, bà kiếm tiền bằng cách thâu phí cho mỗi cuộc phỏng vấn và chụp hình với báo chí, nhưng rất ít.
"Ba năm qua em trở thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình sầu
Kỷ niệm nào ghi dấu trên tay
Cho lòng này dài những cơn đau."
Rồi cô Ngô Đình Lệ Thủy qua đời vào năm 1967 trong một tai nạn xe hơi. Năm 1986, cha mẹ bà là ông bà Trần Văn Chương được phát hiện bị bóp cổ đến chết tại ngôi nhà ở Washington. Bi kịch liên tiếp đổ lên vai góa phụ Trần Lệ Xuân. Bà Trần Lệ Xuân qua đời vào ngày 24/4/2011 ở tuổi 87, tại một bịnh viện ở Rome.
Nước Việt Nam là một quốc gia hoàn chỉnh và hoàn toàn ý thức được lịch sử của mình.
Việt Nam là một dân tộc cổ, lịch sử vô số biến động, chuyện lên rồi xuống là chuyện thường. Mà lịch sử VN ta hay lặp đi lặp lại, có những quy luật rất quen thuộc, người dân coi riết nhàm, chuyện ông này lên, ông kia xuống cũng hà rầm.
Nhưng qua 60 năm nay khi nhìn xu thế của thế giới phát triển, khi nhìn lại cuộc đảo chánh 1/11/1963 thiệt tiếc cho vận mệnh của Miền Nam, dân tộc này đã bị trật nhịp.
Sáng ngày 2/11/1963 hai anh em TT Ngô Đình Diệm bị giết chết. Trong lịch sử thế giới hiện đại chỉ có duy nhứt một vụ mà đảo chánh giết cả hai anh em ruột trong cùng một lúc.
Nhóm đảo chánh tuyên bố: "Quân đội lãnh sứ mạng của nhân dân, đứng lên lật đổ Ngô Đình Diệm, vì chế độ Ngô Đình Diệm độc tài phản dân hại nước, và vì anh em họ Ngô bắt tay với Hà Nội để dâng hiến Miền Nam cho cộng sản.”
Vậy là sau ngày 1.11.1963 nền chánh trị Miền Nam bước vào thời kỳ hỗn loạn liên miên và tự làm mình suy yếu từ bên trong.
Tháng 3 năm 1965 Mỹ trực tiếp đem quân vào Miền Nam, điều mà trước đó TT Ngô Đình Diệm kiên quyết từ chối.
Mỹ mạnh, võ khí nhiều nhưng tính toán so đo, không bền lòng, luôn muốn đánh nhanh thắng gọn. Mỹ không chịu nghe lời người Việt Nam, Mỹ không hiểu lòng dân Việt Nam, không hiểu lịch sử Việt Nam. Vô tình quân đội Mỹ giúp cho bên kia "giải phóng".
Người Mỹ bị gán cho mỹ tự "xâm lăng" và một đội quân xâm nhập vào Miền Nam cho mình có sứ mệnh "giải phóng".
Ai xâm lăng, ai giải phóng? VNCH có Mỹ thì Bắc Việt có Tàu, có Liên Xô sau lưng đó thôi.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng là một nạn nhân của Mỹ. TT Thiệu kiệt sức, vô vọng, ông loay hoay với Miền Nam.
VNCH những năm 1960 đã có sự không bằng mặt giữa anh em TT Ngô Đình Diệm và người Mỹ rồi. Nhớ ngày đó cố TT Ngô Đình Diệm đã trị đúng thuốc cho chánh trị và chiến trường VN.
Quan trọng là trong 9 năm cầm quyền (1954 - 1963) nền Đệ Nhứt Cộng Hòa thấy không cần thiết dân chủ kiểu Mỹ nên kiểm soát báo chí, hội đoàn đối lập khít rịt, cấm tuốt tuồn tuột.
Thời kỳ mà dân chủ kiểu Mỹ được Mỹ xem như chiến tích nên áp dụng rầm rộ trên thế gới thì hình thức của anh em TT Ngô Đình Diệm bị coi là đi ngược.
Nhưng an ninh VNCH vững vàng, kinh tế đi tới huy hoàng. Miền Nam thực sự thanh bình những năm đó. Kinh tế thời VNCH năm 1960 của TT Ngô Đình Diệm là hoàng kim nhứt, công chức, nhân dân sống thanh bình, bán buôn phát đạt, thâu nhập đầu người /GDP khá nhứt.
Nếu so với thời Đệ Nhị Cộng Hòa VNCH thì giai đoạn Đệ Nhứt của TT Ngô Đình Diệm hay hơn, dân tình sống an ổn, kinh tế ổn định, xã hội cân bằng, chống "bên kia" hữu hiệu hơn.
VNCH 1960 là quốc gia thạnh vượng có thớ trên bảng xếp hạng của Châu Á .
Mỹ áp đặt dân chủ kiểu Mỹ bất chấp thực tế ở VN và cái tinh thần dân tộc của anh em TT Ngô Đình Diệm, đôi lúc tinh thần dân tộc đó chỉ gói gọn trong hai chữ "cai trị" ,"bình định", "thiết lập" thực tế ở VN.
TT Ngô Đình Diệm là người rất khiêm nhường, lịch sự và tế nhị khi giao tiếp với mọi người.
TT Ngô Đình Diệm sống khá thanh bần, cái kiểu của Nho sĩ xưa. Ông Vương Hồng Sển kể rằng khi gặp TT trong Phủ Tổng thống, thì ông thấy TT Ngô Đình Diệm mặc cái veston mà cổ áo đã bị sờn.
Tổng thống ăn uống rất đạm bạc, đồ ăn hằng ngày là cháo trắng, hột vịt muối, cá kho, dưa món, bắp luộc và uống ghiền nước trà.
Ta có thể hiểu cai trị kiểu TT Ngô Đình Diệm là kiểu dân tộc chủ nghĩa đặc thù ở VN trong thời kỳ đó. Nhưng người Mỹ lại muốn anh em ông phải "làm theo"cách thức kiểu họ rao giảng dù nó không phù hợp với đặc tánh người VN, chiến trường VN.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm với Mỹ hục hặc, đơn giản người Việt phải hiểu người Việt hơn người Mỹ chứ!
TT Ngô Đình Diệm và Hoa Kỳ bắt đầu bất đồng quan điểm từ năm 1960 khi ông tìm cách hạn chế những đòi hỏi “kiểu Mỹ” của Hoa Kỳ với tinh thần dân tộc Việt rất cao.
Bản thân TT Ngô Đình Diệm không tư lợi, vì sau 1/11/1963 có ai trưng ra được nằng chứng nào là ông tư lợi đâu.
Trong cuốn hồi ký Con Rồng Việt Nam (Le Dragon d’Annam) của cựu hoàng Bảo Đại không có một dòng nào trách ông Diệm sau sự kiện bị trưng cầu dân ý phế truất.
"Chúng ta hãy hợp tâm trí nghị lực và khả năng để bảo vệ non sông, và hạnh phúc quốc dân trong độc lập và thống nhứt".
Cố TT Ngô Đình Diệm là người rất mâu thuẩn, ông giữ rịt cái Lễ, Nghĩa theo tiết tháo của Nho gia, luôn giữ cái uy của một đấng cầm quyền Quốc Gia, song đôi lúc ông lại bị tình cảm chi phối trong lòng.
Bôn ba, đấu tranh, say mê cống hiến cho lắm, rốt cuộc hai anh em gửi nắm xương tàn trong cái xứ Miền Nam này, họ đã bỏ mạng để bảo vệ xứ này.
Đọc lịch sử thấy tiếc hùi hụi cho con đò Miền Nam, cho tương lai của dân tộc Việt Nam. Hàn Quốc, Đài Loan đi kịp đò nên sáng lạn huy hoàng.
Tiếc lắm !
(“Không đọc sử không đủ tư cách nói chuyện chánh trị”.
Xin các bạn trẻ hãy siêng năng đọc sử. Tương lai nằm trong tay các bạn.)
- Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Dân tộc Việt Nam lại bị trật nhịp của phát triển Nguyễn Gia Việt Hồi ức
• Người Đã Ghi Vào Trang Việt-Sử (Phạm Minh-Tâm)
• Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Dân tộc Việt Nam lại bị trật nhịp của phát triển (Nguyễn Gia Việt)
• Hồi Ức Về Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Trang Y Hạ)
• Công lao Tổng thống Ngô Đình Diệm cần được tôn vinh (Lê Công Định)
- Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Dân tộc Việt Nam lại bị trật nhịp của phát triển (Nguyễn Gia Việt)
- Một nén nhang cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Bùi Chí Vinh)
- Nhìn vào nền Đệ Nhất Cộng Hòa ở VN (Nguyễn Tiến Hưng)
- Những gian lao của Thủ tướng Ngô Đình Diệm giành độc lập từ tay người Pháp (Nguyễn Tiến Hưng)
- Lược trích vài phát biểu của cố TT Ngô Đình Diệm (Vũ Thế Phan)
- Tổng thống đệ nhất VNCH: Ngô Đình Diệm (facebook.com)
- Tưởng Niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm (hon-viet.co.u)
- Tưởng Nhớ Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Phạm Văn Duyệt)
- Nơi an nghỉ của cố Tổng thống Ngô Đình Diệm bị phá hoại (Như Hồ)
- Tổng Thống Ngô Đình Diệm Và Phật Giáo (Hàn Giang Trần Lệ Tuyền)
• Người Đã Ghi Vào Trang Việt-Sử (Phạm Minh-Tâm)
• Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Dân tộc Việt Nam lại bị trật nhịp của phát triển (Nguyễn Gia Việt)
• Hồi Ức Về Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Trang Y Hạ)
• Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng Dương)
• Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: Lịch Sử Đã Đóng Lại Hay Chưa? (Nguyễn Ngọc Phúc)
• Vài Suy Nghĩ Về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (Đặng Kim Thu)
• Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)
• Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)
• Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)
• Anh Thư (Song Thao)
Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |