1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Gia Đình Trưng Vương (Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      07-12-2013 | NHÂN VẬT

      Gia Đình Trưng Vương

        HOA BẰNG HOÀNG THÚC TRÂM
      Share File.php Share File
          

       

         Hoa Bằng HOÀNG THÚC TRÂM là người chủ trương số một của Tạp chí Tri Tân, (chủ bút), xuất bản số đầu năm 1941, trong tiếng súng của Thế Chiến thứ hai. Tờ báo ấy cũng như tác giả này đã chìm vào khói lửa, mà thực ra, con người và tác phẩm của ông đáng lý phải được nói đến, và đề cao, hơn hàng chục nhà văn và vài tờ báo khác đương thời.

         Ông đề cao công ơn tiền nhân, các anh hùng dựng nước và giữ nước, đưa Lịch sử vào Văn học, Văn chương Mỹ thuật, đặc biệt phải phê phán Sử liệu để tìm cho ra Sự Thật. Và phải viết Quốc sử trong quan điểm của người dân, không phải của vua quan, người cầm quyền. Quả là một người nhìn xa. Ông từng viết ông "chỉ là người đi tìm Chân Lý."

         Sử gia Hoàng Thúc Trâm (1902-1977), con cụ cử nhân Cúc Hương Hoàng Thúc Hội, người xã Yên Quyết, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Sử sách Hà Nội hiện đại không hề viết về ông. V.L.

       

      Tranh vẽ do Họa sĩ Mạnh Quỳnh trong bộ sách về Việt Sử Bằng Tranh của nhà giáo Bùi Văn Bảo.

      Gia đình Trưng Vương là một gia đình kỳ kiệt khác thường. Có thể nói: bao can đảm, bao nghị lực, bao nhiệt thành, bao tinh thần mãnh liệt của dân tộc Việt Nam hồi đó đều kết tinh ở cả một nhà ấy.


      Không kể cha là một Lạc tướng của Hùng Vương (hoặc Lạc Vương), còn từ mẹ đến em gái và chồng của Trưng Vương, mỗi người đều đóng một vai rất quan trọng ở thời cục bấy giờ, đều có những thủ đoạn xoay chuyển được thời thế, đều dự một phần vào việc tái tạo non sông Hồng Lạc và đã để lại được những trang sử hiển hách phi thường.


      Vậy để giới thiệu với các bạn, tôi xin lần lượt thuật tiểu truyện của vài nhân vật trong gia đình Trưng Vương.


      MẸ


      Mẹ Trưng Vương tên Man Thiện, sau được tôn làm hoàng thái hậu, nên người ta thường kêu là Man Hoàng Thái Hậu.


      Bà Man Thiện là cháu ngoại nhà Hùng Vương, đẹp duyên với một Lạc tướng triều Hùng. Nửa chừng đứt gánh, chiếc bóng quạnh hiu, nhưng vẫn vui việc bổn phận, bà gây dựng cho hai con là Trưng Trắc và Trưng Nhị được đến trưởng thành.


      Sức vóc mạnh lớn, lại có tài lược thao và rộng độ lượng, bà lanh trí trong khi đối phó với các việc thình lình xảy đến và đủ tư cách để xử trí những việc khó khăn.


      Không thể chịu được những chính sự tham bạo tàn khốc của thái thú Tô Định, bà theo tiếng gọi của thời thế, đứng làm đại biểu cho toàn thể bộ Giao Chỉ trước cái khuynh hướng muốn chống lại văn hóa Trung Quốc bấy giờ. Giúp đỡ bên bà, có hai con gái là Trưng Trắc, Trưng Nhị và rể là Thi Sách.


      Đống chí bấy giờ có người ở Đông Sàng, người ở Liên Chiểu, người ở Phù Sa, họ đem nữ binh đến đứng dưới bóng cờ của bà, chịu quyền điều khiển.


      Chia binh mã do bà đã chiêu tập trước và tân binh mới đến từ các nơi làm tả hữu hai đội, tất cả được hai ngàn người. Ấy còn chưa kề đội quân của Thi Sách mộ riêng, hưởng ứng với bà làm thế ỷ giốc.


      Sau khi bài hịch của bà đã tràn ảnh hưởng đến các động, các huyện, các châu, các quận rồi, thì các quan lang, quan phụ đạo, các hào kiệt các nơi đều kéo binh đến hội. Quân sĩ bấy giờ đã lên đến con số đáng kể; độ trên sáu vạn người. Bến Nam Nguyễn là chỗ đóng đồn, có thể kể như nơi đại bản doanh vậy.


      Vừa mới xuất quân, đám mây đen buồn đã kéo đến phủ nơi nhung mạc: Tướng tinh Thi Sách ở Chu Diên đã tắt bóng trong cảnh đau buồn!


      Tức thì Trưng Trắc lên thay, bà cầm binh quyền, kéo quân thẳng đến Giao Chỉ , đánh Châu Trị, thắng Tô Định luôn mấy trận. Định phải nheo nhóc, lếch thếch chạy trốn về Tầu!


      Cuộc khôi phục đã thành công, Man Hoàng Thái Hậu cùng các con được ngắm bông hoa độc lập, không khỏi cảm động trước tấm lòng sốt sắng của nhân dân ở sáu mươi lăm thành.


      Ba năm qua.


      Sau hơn mười hai tháng quân ta hăng hái kháng chiến với ba mươi vạn binh của Mã Viện nhà Hán, hai bà Trưng phải thua vì quân ít, lương thực thiếu và viện binh lại không!


      Hay tin chẳng lành ấy, Man Hoàng Thái Hậu, bấy giờ đang đóng ở My Linh, liền thu nhặt quân tàn ở quận Phúc Lộc và các quận khác, định kéo lên cứu ứng cho Trưng Vương, nhưng bị quân Hán theo đánh tập hậu, nên bà phải tìm cái "thác trong" ở lòng trường giang (mồng mười tháng chạp).


      Hiện nay làng Nam An, tức Nam Nguyễn được đổi tên lại, có đền thờ bà. Mả Dạ ở làng ấy tức là nơi an nghỉ nghìn thu của nữ anh hùng Man Thiện (Bà gieo mình xuống sông chết, sau người ta vớt được ngọc thể lên, chôn cất ở chỗ lăng gọi là Mả Dạ.) (1)


      EM GÁI


      Trong nhiều bài ở số báo này [Tri Tân Tạp Chí] tuy đã nói đến bà Trưng Nhị là em gái Trưng Vương, nhưng ở chỗ nào bà cũng ở vào địa vị Phó Nhị, nên đây, ta nên dành một chỗ danh dự để phần bà.


      Tại sao đặt tên là Nhị? Theo mục Khảo Dị ở phần chữ Hán trong cuốn Trưng Vương Lịch Sử của Cúc Hương Hoàng Tiên Sinh, thì chính thực tên bà là Nhì, chứ không phải là Nhị. Vì trong Thần Tích ở làng Lâu Thượng, huyện Bạch Hạc, tỉnh Phú Thọ có nói rằng nhà bà làm nghề chăn tằm quen gọi cái kén dày la kén chắc, kén mỏng là kén nhì, nên khi hai bà Trưng sinh ra, nhà bèn ứng dụng ngay hai tiếng thuật ngữ ấy mà đặt tên chị là Chắc (2) và em là Nhì (T.V.L.S. trang 24-25).


      Lại theo bản Thần Tích của làng Hạ Lôi (xưa là Cổ Lai), phủ Yên Lãng. tỉnh Phúc Yên, thì bà với bà Trưng Trắc là hai chị em sinh đôi (sinh ngày mồng một, tháng tám, năm Giáp Tuất).


      Khi bà Trưng Trắc tuyên thệ bốn điều trước lúc xuất quân đánh Tô Định, có điều thứ tư rằng: "Thề hễ ai có công to thì gả em là Trưng Nhị cho." (3) Tỏ ra hai bà đã có quyết chí hi sinh hết thẩy ngay từ khi mới ghé vai gánh việc quốc gia.


      Giúp chị trong công việc binh cơ, tướng lược, bà Nhị đi chiêu dụ được đảng bà Nguyễn Đào Nương, đảng ông Cao Doãn và đảng ông Trương Quán, đều là những đảng nghĩa binh ở đương thời.

      Nhờ thế, quân thanh của chị em bà ngày một mạnh mẽ và lừng lẫy thêm lên.


      Bấy giờ đã có hơn ba vạn nam nữ chiến sĩ đứng bên cờ nghĩa. Rồi các quận Nhật Nam, Cửu Chân, Hợp Phố đều hưởng ứng theo. Bà cùng chị cưỡi voi, xông pha tên đạn, đánh đuổi được Tô Định, hạ được châu trị Giao Chỉ, lược định được 65 thành. Bà là người tài cao, chí lớn, lập được nhiều công lao trong cuộc khôi phục nước Văn Lang.


      Mặc đầu bà cùng chị và các chiến sĩ nam nữ kháng chiến một cách can đảm và anh dũng đến đâu, cũng không thể lấy ít địch nhiều, nên trước sức tiến công của 30 vạn quân Mã Viện, bà cùng chị phải lui về Cẩm Khê.


      Ngày nay hễ nói đến sự nghiệp Trưng Vương, người ta không bao giờ quên nhắc tới lịch sử vẻ vang của Bình Khôi Công Chúa (4) Trưng Nhị, người cùng chị đã gieo mình xuống Sông Hát, chết vì nghĩa vụ, vì lý tưởng, vì quốc gia!


      CHỒNG


      Chẳng nói, ai cũng rõ chồng bà Trưng Vương là Thi Sách, người huyện Chu Diên.


      Trong cuộc khởi nghĩa đánh Tô Định, chính Thi Sách là một tay trọng yếu và đã mộ được một đội quân để hưởng ứng với bà nhạc là Man Thiện như đã nói ớ trên.


      Đứng trước ngọn lửa tàn bạo của thái thú Giao Chỉ bấy giờ, Thi Sách muốn hãy đi đường ôn hòa trước đã, nên mới dùng từ lệnh hòng khuyên Tô Định sửa đổi chính sự bằng những lời tâm huyết sau đây:


      "Loát nhĩ Nam phương, ức vạn sinh linh diệc giai Triều đính sích tử. Thừa lưu, tuyên hóa, tất dĩ á ái dân vi tiên.

      Tử kiêm vi chính, trung ngôn, gia mưu gia kiến tội, bôn tẩu, thừa thuận giả kiến thưường, cơ thiếp đắc dĩ thiện quyền! Tuy áí dân chi thuyết vô thời vô chi, nhi tổn hạ chi tâm dũ nhật dũ liệt! Tuấn dân cao dĩ phong kỳ tài, kiệt dân lực dĩ cung kỳ dục! Tự thị phú cường, lẫm hữu Thái A chi thế; bất tri khuynh bại, thi như triêu lộ chi nguy!


      Như bất tế chi dĩ khoan, tắc nguy vong lập chi hỹ!"

      Trích trong Trưng Vương Lịch Sử (5) trang 6-7.


      Dịch: "Phương Nam tuy nhỏ mọn, nhưng ức vạn sinh linh cũng là con đỏ của Triều đình cả. Kẻ đi tuyên dương đức hóa, cốt phải lấy việc yêu dân làm đầu.

      Ngươi nay làm việc chính trị, bắt tội người nói thẳng bày mưu hay, thương kẻ luồn lọt bợ đỡ, cho hầu gái được nhúng vào chính sự, cho nịnh thần được chuyên quyền. Lúc nào cũng bô bô nói chuyện thương dân, thế mà tấm lòng bóc lột kẻ dưới càng ngày càng dữ! Rán mỡ dân để làm giàu, rút sức dân để thỏa lòng dục! Cậy mình mạnh thế như gươm Thái A sắc bén, nào biết cơ mình nguy ngập như giọt sương sớm dễ tan!

      Nếu không sửa đổi, làm theo rộng rãi, thì sẽ nguy vong đến nơi đây!"


      Nhưng vô hiệu! Thư ấy đối với Tô Định, chỉ như một bức tối hậu thư! Vì vậy Thi Sách cùng với hai bà Trưng và bà Man Thiện phải dùng đến thủ đoạn võ trang khởi nghĩa. [không hiểu sao tác giả lại dùng chữ "thủ đoạn" để chỉ việc khởi nghĩa chống ngoại xâm?]


      Khi đóng quân ở Chu Diên, ông bày trận sơ lược, bị quân Tô Định kéo đến đánh phá, rồi giết mất!

      Ông dâng trọn mình làm hy sinh trên bàn thờ quốc gia, trút lại trách nhậm thù nhà, hờn nước lên hai vai bà vợ: Trưng Trắc!

      (Bài trích trong Tạp chí Tri Tân)


      Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm

      Tạp chí Khởi Hành số 173, Tháng 3.2011

      Tham khảo các sách: Man Hoàng Thái Hậu Thần Tích, Nhị Trưng Thần Tích, Trưng Vương Lịch Sử của Cúc Hương Hoàng Tiên Sinh in năm 1937, Nam Quốc Nữ Lưu trang 1-8 của ông Sở Cuồng in năm 1929.


      (1) Theo trong Trưng Vương Lịch Sử của Cúc Hương Hoàng Tiên Sinh thì mẹ của bà Trưng họ Trần, húy (tên) Đoan.

      (2) Chữ "Chắc" viết ch này là chắc nịch, không lép. Còn chữ "Trắc" viết tr là theo chữ "Trắc" trong Hán văn, nghĩa là nghiêng, bên cạnh.

      (3) Còn ba điều thề nữa là: Thề khôi phục nghiệp lớn nhà Hùng, thề giả thù cho Thi Sách, thề giết cho kỳ được Tô Định.

      (4) Tước hiệu do Trưng Vương phong cho bà khi lên làm vua.

      (5) Trong sách này chép Thi Sách họ Đặng làm huyện lệnh ở Chu Diên.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Gia Đình Trưng Vương Hoa Bằng Biên khảo

    3. Bài viết về Hai Bà Trưng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Hai Bà Trưng

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Gia Đình Trưng Vương (Hoa Bằng)

      Bình Luận và Vịnh Nhị Trưng (Dương Bá Trạc)

      Cuộc Khởi Nghĩa của Hai Bà Trưng (Hà Mai Phương)

      The Trưng Sisters: VietNam's Revered Heroines (Đ.T. Pháp&V.Linh)

      Sử Thi Về Hai Bà Trưng (Viên Linh)

       

      Nhân Vật (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Nhân Vật

        Cùng Mục (Link)

      Người Đã Ghi Vào Trang Việt-Sử (Phạm Minh-Tâm)

      Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Dân tộc Việt Nam lại bị trật nhịp của phát triển (Nguyễn Gia Việt)

      Hồi Ức Về Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Trang Y Hạ)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng Dương)

      Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: Lịch Sử Đã Đóng Lại Hay Chưa? (Nguyễn Ngọc Phúc)

      Vài Suy Nghĩ Về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (Đặng Kim Thu)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Anh Thư (Song Thao)


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)


      Danh Nhân Trong Và Ngoài Nước


      Phim Tài Liệu

       

      L'exode du Nord Viet Nam


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
       

        DANH NGÔN


        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)