1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Chiến Thắng Bạch Đằng Giang của Ngô Quyền Năm 939 (Hà Mai Phương & Lưu Chu Thanh Tao) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      16-01-2013 | NHÂN VẬT

      Chiến Thắng Bạch Đằng Giang của Ngô Quyền Năm 939

        HÀ MAI PHƯƠNG & LƯU CHU THANH TAO
      Share File.php Share File
          

       

              Bài liên quan:

                • Mùa Xuân độc lập (Kỷ Hợi - 939) (Trần Gia Phụng)


      Đất Đường Lâm:



           Ngô Vương Quyền đánh giặc Tầu.
          (Tranh dân gian làng Đông Hồ)

      Ngô Quyền người đất Đường Lâm, theo Văn bia xã Cam Lâm xưa gọi Đường Lâm là Cam Lâm, thuộc huyện Phúc Lộc, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây; sau là huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây; nay thuộc tỉnh Hà Tây; cách trung tâm thị xã Sơn Tây khoảng vài cây số. Người địa phương, theo khoa phong thủy, gọi Đường Lâm là "Đất Hai Vua" vì là sinh quán của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền; là các vị anh hùng cái thế đều có công đánh đuổi quân xâm lược phương bắc.


      Theo Đường Lâm Dật Sử (của Đỗ Tế Huyễn, trong Luận Đàm số 5, Sài-gòn, 1961), vào niên hiệu Quang Thái thứ ba, tức năm 1390 đời vua Trần Thuận Tông, mùa xuân, tháng hai, ngày 18, dựng bia phụng thờ Phùng Hưng và Ngô Quyền ở nơi "ấp Hai Vua". Bài văn bia có đoạn: "... Nay bản xã, thiết tưởng có hai vua, từ xưa không đâu có. Nay miếu mạo vẫn nguyên, uy phúc còn mãi, đủ thấy tiếng thơm không nát, linh hiển đâu bằng cho nên chúng tôi trích trong gia phả của hai họ (Phùng và Ngô), khắc vào bia đá này để lưu truyền mãi mãi. Ấp viên: Phùng Công Hỷ, Ngô Thế Hòa, Phùng Công Hiếu, Ngô Thế Đạt, Phùng Công Thái... cùng cả xã lập bia."


      Chiến thắng Bạch Đằng Giang:


      Theo Việt Nam Sử Lược (của Trần Trọng Kim) và Việt Sử Cương Mục Tiết Yếu (của Đặng Xuân Bảng), Ngô Quyền là con rể của Tiết độ sứ (tự phong) Dương Diên Nghệ, trấn thủ đất Ái Châu (tức vùng Thanh Hóa ngày nay). Năm 937, Dương Diên Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết và cướp lấy quyền bính. Năm 938, Ngô Quyền khởi binh giết Kiều Công Tiễn. Vua Nam Hán nhân dịp nước ta rối loạn, sai con là Thái tử Hoằng Tháo đem quân sang đánh chiếm nước ta. Ngô Quyền cho đóng cọc ở sông Bạch Đằng khi nước triều lên cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến dụ địch quân vào chỗ có đóng cọc; gặp lúc nước thủy triều xuống, thủy binh Nam Hán mắc phải bãi cọc gỗ, tiến thoái không được và bị đánh tan vào năm 939.


      Sau đại thắng quân xâm lược Nam Hán, Ngô Quyền xưng Vương, đóng đô ỏ Cổ Loa (huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội ngày nay), "đặt trăm quan, chế triều nghi, định sắc phục" mở đầu nền tự chủ và độc lập của nước nhà.


      Sử gia Ngô Sĩ Liên ca tụng chiến thắng này như sau: "Chiến thắng Bạch Đằng Giang đặt nền móng cho việc khôi phục quốc thống. Các đời sau này như Đinh, Lý, Trần, Lê sau này đều dựa vào chiến công dựng nước này, chứ đâu chỉ rực rỡ một thời mà thôi!"


      Về Bạch Đằng Giang:


      Theo Dư Địa Chí (của Nguyễn Trãi) sông Bạch Đằng hay Đằng Giang xưa có tên là sông Vân Cừ. Đây là chi lưu của sông Thái Bình chảy qua địa phận huyện Thủy Nguyên (trực thuộc thành phố Hải Phòng ngày nay). Tại địa phương, sông Bạch Đằng có tên là Sông Rừng hay Sông Dầng, nơi có Làng Rừng, bến đò Rừng, phà Rừng. Theo Cương Mục, sông Bạch Đằng rộng hơn 2 dặm (mỗi dặm khoảng 500m); "hai bên sông núi cao; có nhiều nhánh sông đổ lại như Sông Giá, Sông Chanh, sông Đá Bạch; sóng cồn man mác giáp tận chân trời, cây cối um tùm che lấp bờ bến..."


      Hiện trạng, sông Bạch Đằng là khúc cuối của sông Đá Bạch, dài khoảng 20km, rộng khoảng gần 2km (vào lúc thủy triều lên), bên hữu ngạn sông Bạch Đằng là huyện Thủy Nguyên và tả ngạn là huyện Yên Hưng (tỉnh Quảng Ninh, tức tỉnh Quảng Yên cũ). Tại xã Minh Tân (huyện Thủy Nguyên), gần vùng núi U Bò, sông Bạch Đằng có chi lưu là Sông Chanh chảy sang huyện Yên Hưng. Nơi ngã ba sông này và Bạch Đằng Giang còn nhiều dấu tích về "bãi cọc Bạch Đằng Giang".


      Đoạn cuối, Bạch Đằng Giang chảy ngang thành phố Hải Phòng có tên là sông Cửa Cấm và đổ ra biển ở Cửa Cấm hay cửa Nam Triệu. Đời nhà Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí ghi chép: "Cửa tấn Nam Triệu rộng khoảng 100 trượng (mỗi trượng khoảng 4m), khi nước triều lên sâu 4 thước ta (mỗi thước ta khoảng 40cm), thuyền công và thuyền tư đều phải dùng cửa này (để ra biển). Năm 1805, đời vua Gia Long, quan địa phương hàng năm, vào tháng giêng (âm lịch) lập đàn tế lễ cầu cho cửa biển này được mưa thuận gió hòa" và cho đóng các bảo (đồn binh) Tĩnh Hải và Ninh Hải ở cửa sông Bạch Đằng. Theo An Nam Đồ Chí (biên soạn đời nhà Mạc) gọi cửa Sông Cấm là Bạch Đằng Hải Khẩu.


      Chiến thắng Bạch Đằng Giang của Ngô Quyền lần thứ nhất đánh tan quân Nam Hán vào năm 938 mở đầu cho nền tự chủ của nước nhà và lần thứ hai vào năm 1288, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh tan thủy quân xâm lược Mông Cổ, giữ yên bờ cõi. Ca tụng chiến thắng Bạch Đằng Giang, đời nhà Trần, danh sĩ Trương Hán Siêu làm bài Bạch Đằng Giang Phú (bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến), có nhắc tới chiến công của Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo, trích một đoạn như sau:

      "Khách có kẻ:

      Chèo bể bơi giăng,

      Buồm mây giong gió.

      Sớm ngọn Tương kia,

      Chiều hang Vũ nọ

      Vùng vẫy Giang, Hồ,

      Tiêu dao Ngô, Sở.

      Ði cho biết đây,

      Ði cho biết đó.

      Chằm Vân Mộng chứa ở trong kho tư tưởng, đã biết bao nhiêu;

      Mà cái chí khí tứ phương, vẫn còn hăm hở...


      Qua cửa Ðại Than,

      Sang bến Ðông Triều;

      Ðến sông Bạch Ðằng,

      Ðủng đỉnh phiếm chu.

      Trắng xoá sóng kềnh muôn dặm,

      Xanh rì rặng ác một màu;

      Nước trời lộn sắc,

      Phong cảnh vừa thu;

      Ngàn lau quạnh cõi,

      Bến lách đìu hiu.

      Giáo gãy đầy sông,

      Cốt khô đầy gò,

      Ngậm ngùi đứng lặng,

      Ngắm cuộc phù du.

      Thương kẻ anh hùng đâu vắng tá?

      Mà đây dấu vết vẫn còn lưu!

      ... Ðây là chỗ chiến địa của vua Trần bắt giặc Nguyên,

      Và là nơi cố châu của vua Ngô phá quân Lưu đấy.


      Ðương khi:

      Muôn đội thuyền bày, hai quân giáo chỉ.

      Guơm tuốt sáng lòe, cờ bay đỏ khé!

      Tướng Bắc, quân Nam;

      Ðôi bên đối lũy.

      Ðã nổi gió mà bay mây,

      Lại kinh thiên mà động địa.

      Kìa Nam Hán đọ mưu sâu,

      Nọ Hồ Nguyên so sức khoẻ.

      Nó bảo rằng:

      Phen này đạp đổ cõi Nam, tưởng chừng cũng dễ!


      May sao:

      Trời giúp quân ta,

      Mây tan trận nó.

      Khác nào như:

      Quân Tào Tháo bị vỡ ở sông Xích Bích khi xưa.

      Giặc Phù Kiên bị tan ở bến Hợp Phì thuở nọ.

      Ấy cái nhục tầy trời của họ, há những một thời;

      Mà cái công tái tạo của ta, lưu danh thiên cổ...

      CÁC LÀNG, XÃ THỜ NGÔ QUYỀN:


      - Huyện Phúc Thọ: Đường Lâm.

      - Huyện Tam Đảo: Hương Canh, Ngọc Canh.

      - Thành phố Hải Phòng: Cát Bi, Hàng Kênh, Nhân Thọ.

      - Huyện Hải An: Nam Pháp; Thượng Đoạn, Hạ Đoạn, Trung Hành, Hạ Lũng, đang Thâm.

      Huyện An Dương: Kiều Sơn, Gia Viên, Lương Sâm, Vạn Mỹ, Xâm Đông, Đông Khê, Đông An, Thư Trung, Cát Khê, Phương Lưu, Phụng Pháp, Lũng Bắc.

      - Huyện Kinh Môn: An Khê.

      - Huyện Tiên Lữ: Nghĩa Chế.

      - Thị xã Kiến An: Đồng Xá.


      CÁC LÀNG, XÃ THỜ THÂN QUYẾN CỦA NGÔ QUYỀN:


      -Tương truyền mộ tổ Ngô Quyền ở xã Kê Lạc (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên);

      - Đền thờ Nàng Cả (là vợ ba của Ngô Quyền) ở xã Tống Trân (huyện Phù Cừ), xã Kê Lạc (huyện Tiên Lữ);

      - Đền thờ các con của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập, và Ngô Xương Xí ở làng Phí Trạch (huyện Sơn Lãng), Lang Thâm (huyện Hải An).


      Hà Mai Phương & Lưu Chu Thanh Tao

      Tạp chí Văn Hóa Việt Nam số 40 (MÙA XUÂN 2008)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Cuộc Khởi Nghĩa của Hai Bà Trưng Hà Mai Phương Khảo luận

      - Chiến Thắng Bạch Đằng Giang của Ngô Quyền Năm 939 Hà Mai Phương Biên khảo

    3. Bài viết về Ngô Quyền (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Ngô Quyền

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Mùa Xuân độc lập (Kỷ Hợi - 939) (Trần Gia Phụng)

      Chiến Thắng Bạch Đằng Giang của Ngô Quyền Năm 939 (Hà Mai Phương)

       

      Nhân Vật (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Nhân Vật

        Cùng Mục (Link)

      Người Đã Ghi Vào Trang Việt-Sử (Phạm Minh-Tâm)

      Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Dân tộc Việt Nam lại bị trật nhịp của phát triển (Nguyễn Gia Việt)

      Hồi Ức Về Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Trang Y Hạ)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng Dương)

      Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: Lịch Sử Đã Đóng Lại Hay Chưa? (Nguyễn Ngọc Phúc)

      Vài Suy Nghĩ Về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (Đặng Kim Thu)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Anh Thư (Song Thao)


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)


      Danh Nhân Trong Và Ngoài Nước


      Phim Tài Liệu

       

      L'exode du Nord Viet Nam


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
       

        DANH NGÔN


        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)