1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Bà Lương Giết Giặc Minh Hạ Thành Cổ Lộng (Chu Thiên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-07-2012 | NHÂN VẬT

      Bà Lương Giết Giặc Minh Hạ Thành Cổ Lộng

        CHU THIÊN
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Chu Thiên
          (1913 - 1992)

      Nhà văn Chu Thiên (1913-1992) sinh ở Ý Yên, Nam Định, tác giả nhiều tiểu thuyết dã sử, như Lê Thái Tổ (1941), Bà Quận Mỹ (1942), ... nổi tiếng hơn cả là cuốn Bút Nghiên (1942). Ông còn rất  nhiều tác phẩm nữa, bạn đọc sẽ thấy đầy đủ hơn trong bài "Thày Chu Thiên" trong Hồi Ký Văn Học Viên Linh, (sẽ xuất bản trong năm 2010). Bài này trích lại từ báo Thanh Nghị số 4, 1941.

      Giời quang trong một màu xanh dịu. Gió hơi phe phẩy cành lá, ngọn cây. Một cánh đồng mông mênh đất nỏ, một màu bàng bạc, chi chít những người đang tới tấp làm, kẻ bừa, người đập, người gon luống, kẻ đặt ngọn, cười nói luôn luôn vui vẻ... Xung quanh những làng mạc xa xôi rải rác bao vây như cắt đứt hẳn cánh đồng này với các cánh đồng khác. Mấy dẫy đồi đất thấp tẹt, liên tiếp nhau thành hình thước thợ trơ trọi phơi ít cỏ áy vàng phản chiếu với nền trời xanh. Về phía bắc, một dải dân cư, tựa sườn đồi, thành một làng dài, những làn khói lam lẩn quất luồn qua hàng tre xanh thẳm...


      Đây là quang cảnh nơi di chỉ thành Cổ-lộng khi tôi đến thăm vào một buổi đầu xuân. Tôi đến, gặp giữa vụ "làm mùa", nên cánh đồng đông đặc những người, khiến tôi mường tượng đến ức vạn quân Minh ngày trước đang thao diễn.


      Hiện nay, thành chỉ còn di tích như mấy lớp đồi đất, dân gian đã ở cả lên mặt thành. Thường thường, người ta còn cầy lên được những mảnh gươm giáo gẫy của quân Tàu ngày trước. Mà dân vùng này, có lẽ từ sau khi hạ được thành Cổ-lộng, lúc nào cũng ra dáng thái bình, mặc dầu thời cuộc bây giờ đang nghiêm trọng.


      Nhưng ta phải đi sâu vào lịch sử của thành.


      Thành Cổ-lộng? Tục gọi thành Cách, ở vào địa phận làng Bình Cách, tổng Bình Lương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Cái tên "Bình Cách" có lẽ đặt từ sau khi đã phá thành. Vì Bình Cách có nghĩa là "san phẳng và thay đổi lại."

       

      Ngày nay nói đến thành ấy ít ai biết. Bởi vì trong các sử trước đây đều không chép rõ ràng. Từ Việt Sử Toàn Thư của Ngô sĩ Liên đời Lê và Khâm Định Việt Sử của Triều Nguyễn đến quyển Việt Nam Sử Lược của ông Trần Trọng Kim đều chỉ nhắc đến thành Cổ-lộng có một lần: Mộc Thạnh bị quân vua Giản Định đánh thua ở bến Bô Cô (bến Gián Khẩu bây giờ) phải bỏ chạy về thành Cổ-lộng. Thế thôi! Như vậy thì còn ai quan tâm đến!


      Nhưng xét lại địa vị của thành Cổ-lộng, thời ấy, rất quan tọng. Mộc Thành đắp thành ấy ngay sau khi bắt được cha con Hồ Quý Ly vào khoáng năm 1407.


      Thành đắp ở giữa đồng bằng, rộng hơn 100 mẫu (360.000m2) trên bờ sông Đáy. Tương truyền đắp thành ấy, quân Minh phải lấy đất ở quả núi Thiên Kiện (tục gọi là "núi Bô" ở gần đấy).


      Mục đích đắp thành ấy cốt để trấn giữ cả đường bộ theo con đường thiên lý bây giờ, và đường thủy theo sông Đáy (lúc ấy gọi là sông Ninh Giang) lên đến Việt Trì (lúc ấy là Tam Đới). Nó ngăn được quân của Giản Định và Trùng Quang không cho Bắc tiến. Nó chẹn lối quân Vua Lê không ra đánh thành Đông quan (nay là Hà Nội) được. Nó còn một mục đích nữa là làm liên lạc mật thiết thành Đông quan với thành Tây Đô (Thanh Hoá).


      Thành Cổ-lộng đã ở vào địa vị sung yếu và lợi hại như thế, nên hãm được thành, tưởng cũng đã là một kỳ công rồi. Hơn nữa, thành ấy lại bị phá do mưu mô của một người đàn bà, thì cái võ công ấy đáng lẽ ta phải chú ý lắm mới phải. Thế mà không hiểu vì sao các nhà làm sử trước kia lại nhất luật tước bỏ việc ấy đi, khiến quốc dân ta không mấy ai biết đến. Thật đáng tiếc!


      Nhưng di tích còn có thể bổ khuyết cho sử sách.


      Tôi đến thăm thành với một tâm trạng thành kính tìm ra dấu vết đoạn lịch sử vẻ vang của một võ công kỳ lạ ấy.

       

      Khắp vùng quanh thành, ai cũng biết bà Kiến Quốc Phu Nhân đã phá được thành Cổ-lộng. Hiện có đền thờ bà và ruộng của Vua Lê phong thưởng bà vẫn còn để quân cấp cho làng Chuế-cầu là nơi sinh quán của bà và phụng thờ bà.


      Muốn rõ lịch sử bà, phải đi thăm di tích và phải khảo trong truyền kỳ xưa.


      Từ Thành ra cánh Đồng Hang là ruộng của bà, rẽ theo mấy con đường đất nhỏ gồ ghề, ngoắt ngoéo, ta đến định thôn Ngọc-chuế, làng Chuế-cầu là nơi thờ bà. Một tòa đình cổ, đằng trước có bờ rào ruối giày và cao, sén phẳng như bức tường vậy, đủ cả cửa tò vò, cột đồng trụ, đôi sấu, toàn một màu xanh biếc trông rất đẹp. Đằng sau đền, một cái miễu con, thưa thớt ít cây xanh rờn, ở trong có cái lăng rất cổ. Đấy là mộ của hai ông bà Kiến Quốc đã giúp sức phá thành Cổ-lộng.


      Trong đền, trần thiết cũng như các đền đình ở Bắc kỳ. Các đồ tự khí phần nhiều rất quí giá, có thứ sắm từ thời Vua Lê Thái Tổ. Ở hòm sắc còn đủ cả các sắc phong của Lịch Triều từ trước tới giờ.


      Cho được rõ ràng đoạn lịch sử oanh liệt ấy, tôi xin thuật lại dưới đây, trích theo cuốn U-Linh-lục của quan Thượng thư đời Lê Uy Mục (1505) là Lê Tung, người đã làm ra quyển sử Việt sử Thông Giám và soạn ra nhiều bi ký ở các đền tại Hà Nội. Cuốn sách ấy nay để thờ làm "thần tích" tại đền bà.



      Tranh vẽ in trên đầu trang không thấy ký tên, có lẽ của Lương Xuân Nhị hay của Tạ Tỵ? Nguồn: Tạp chí Khởi Hành

      Vào khoảng cuối đời Trần, một gia đình họ Lương ở làng Chuế-cầu, tổng Tử Mặc, huyện Ý Yên (nay thuộc Nam Định) chỉ được một người con gái, có chí khí, có sức khỏe hơn người, lại thêm nhan sắc diễm lệ. Cha mẹ muốn kén những chỗ sang trọng xứng đáng để trao tơ. Song Lương thị xin với cha mẹ chỉ lấy người trong làng dù hèn hạ cũng cam, miễn là được sớm hôm hầu hạ cha mẹ. Cha nghe nói cảm động, cũng chiều ý con, đem gả cho một người trong làng là Đinh Tuấn. Hai vợ chồng ăn ở với nhau rất hòa thuận.


      Thời ấy, nước ta đã bị thuộc Minh, dân gian rất khổ sở vì chính trị hà khắc!


      Bà Lương ở cách thành Cổ-lộng không xa, càng được mục kích cái thảm trạng của đồng bào, trong lòng rất căm tức. Bà thường bảo chồng: "Tang bồng hồ thỉ là chí con giai, vải sồi tần tảo là phận con gái. Nhưng ngày xưa đã có hai bà Trưng và bà Triệu vốn quần thoa mà vượt cả đàn ông, lưu danh trên sử đến nay còn truyền, ý chàng nghỉ sao?"


      Ông Đinh đáp: "Nếu nàng quả có chí theo bà Trưng và bà Triệu, tôi may cũng được thơm lây. Xin theo ý nàng."


      Bà Lương vốn là người đẹp, nên qua lại thành Cổ-lộng thường bị quân Tàu trêu ghẹo. Bà bèn bàn cùng chồng xin dọn hàng bán quà nước ở bên thành, lợi dung sắc đẹp để dò tình hình quân giặc: một là tập cách đánh được thành, hai là giết mấy tay cừ khôi cho hả da. Ý đã định, bà liền đi bán hàng. Còn ông Đinh thì bí mật củ hợp dân đinh khắp nơi.


      Bà thấy tình hình quân giặc trễ biếng tướng soái ham mê tửu sắc ngủ sau trong trướng, việc canh phòng phó mặc cho quân thường. Gia dĩ quân Tàu sợ rát, thường hay ngủ trong cái túi lớn, cứ tối thắt lại một nút, sáng dậy đạp tung buột nút ra. Bấy giờ bà ở đây đã lấy lòng được hết các tướng sĩ, nên họ thường mượn bà thắt nút. *


      Lúc ấy vua Lê đã khởi nghĩa ở Lam Sơn, xa gần đều biết tiếng. Bà Lương bèn mật vào tâu trình với vua Lê. Vua Lê sai quân gián điệp đi thám thính, quả nhiên thấy đúng như vậy. Bà liền cùng quân gián điệp tức tốc yết kiến vua Lê xin đem quân đến đánh và giao cho ông Đinh đốc chiến.


      Vua Lê khen ngợi:

      - Ta không ngờ trong đám phụ nữ lại có người chí khí thế, mưu lược thế! Nếu nà đánh úp giết được giặc cho ta, để có lối ta tiến ra Bắc, tất có trọng thưởng!


      Bà Tâu:

      - Thiếp là một gái hèn, mong nhờ uy đức Đại Vương may giết được giặc dữ. Thiếp nào có công gì!


      Vua liền sai Lê Khôi, Đinh Liệt, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Bùi Hưng Nhân đem năm nghìn quân tinh nhuệ đi tắt đường rừng cùng bà thẳng đến thành. Bà về trước báo ông Đinh sắp soạn dân đinh đi tiên phong. Còn bà về hàng, theo lệ thường, mua thịt rượu, mời tướng sĩ Tàu ăn uống, lấy cớ là đi lễ xa về ăn mừng. Bà lại kén thêm ít con gái ở xa về để cho quân Tàu say sưa mê mệt.


      Rượu ngon, gái đẹp, quân Tàu nào có ngờ đâu! Các tướng sĩ cao trật lại chui cả vào túi nhờ bà Lương thắt nút. Lần này bà thắt hai ba lượt cho rõ chặt.


      Quân trong thành đã ngủ say, bà sai bọn con gái ra mở cửa thành, ông Đinh tức khắc đem quân vào, quân phục bốn nơi đều dạy, ùa vào đánh giết. Quân Tàu nửa say nửa tỉnh, không biết làm thế nào, chỉ đành chịu chết. Các tướng soái đều bị đánh chết trong túi. Sáng ra, thành đã bình. Thây chết ngổn ngang, quân lính và dân bình sở tại phải đôn vác vất xuống cái sông con liền đấy mới khai để cho xác chạy ra sông Đáy.


      [Sau trận đánh, Vua phán:]

      - Trẫm khởi binh từ Lam Sơn, dẹp quân Tàu, cứu sinh linh. Sở dĩ lâu ở Thanh Hoá, không thẳng ra lấy Đông quan được là vì có thành Cổ-lộng ngăn lối. May có một người đàn bà bày mưu giúp sức, giúp ta phá được thành, để quân ta có lối tiến ra Bắc. Thật là một kỳ công hiếm có. Vậy ý ta muốn tưởng trước, các khanh bàn thế nào?


      Mọi bề tôi đều tâu:

      - Lũ tôi xin vâng.


      Vua bèn gọi bà Lương đến, tỏ ý phong thưởng.


      Bà phục xuống tâu:

      - Thần thiếp phận hèn hồ liễu, vốn nơi thảo dã, may làm được thành công là nhờ ở mưu tính của nhà vua, chứ thần thiếp nào có sức gì! Vả, tiện phu hiền lành, thực thà, không dám lạm dự quan cao chức trọng. Chỉ xin làm dân áo vải nước Nam, được thấy cảnh tượng thái bình, thế là phỉ nguyện.


      Vua phán:

      - Con gái có công to, mà không khoe khoang: thật còn hơn con giai một bậc! Nhưng khanh đã tự nhận 1à thảo dã, ta cũng lấy cảnh thảo dã mà thưởng lộc cho, lại phong thêm tước trật, ý khanh thế nào?


      Bà xin vâng mệnh. Vua bèn phong ông Đinh làm Kiến-quốc công, Trung dũng đại thần, bà là Kiến-quốc công, (?) Trinh Liệt Phu Nhân, ngôi ở trên hầu bá, lại cấp cho ruộng hơn một ngàn mẫu, tùy ý kén chọn.


      Phu nhân lạy tâu:

      - Muôn tâu bệ hạ, thần thiếp đội ơn hậu thưởng, ân đức vô cùng. Nay sinh quân thần, đất hẹp, dân nhiều, xin bệ hạ cho mở rộng ruộng đất, miễn sai dịch cho chốn quê hương. Xin bệ hạ rộng thương chuẩn y cho.


      Vua bằng lòng, cho phu nhân cưỡi một con ngựa chạy khắp xa gần, chỗ nào ruộng tốt thì lấy. Hễ chỗ nào chân ngựa dừng lâu là nêu lên làm ruộng của phu nhân, giao dân cày cấy, nộp thuế cho phu nhân.


      Đến năm Thuận Thiên thứ năm, mùa đông tháng mười hai ngày 25, phu nhân mất, vua Lê nhớ công, sắc phong tặng cả hai vợ chồng làm Phúc thần, sai quan làm lễ quốc tế, theo lễ tước vương, cấp thêm một trăm mẫu ruộng tốt làm tự điền, lập đền thờ ở làng. Đền quay hướng nam, xây mộ ở khu đất phía bắc đền, giao cho dân làng Chuế-cầu trông nom phụng sự. Đến nay hương khói vẫn còn.


      Một đoạn lịch sử vẻ vang như thế, một võ công oanh liệt như thế, một mưu tính kỳ diệu như thế, vậy mà trên Quốc sử không có lấy một giòng, một chữ nói đến! Có lẽ các nhà làm sử sau này bị ảnh hưởng ở cái tệ "nam ngoại nữ nội" trong luật Hồng Đức mà không dám chép chuyện kia ra, sợ làm nêu cho nữ giới? Hay là người ta ngại chép vào mang tiếng cho giống nòi, trong khi kháng ngoại phải dùng đến kế mỹ nhân mà chính cái người lập nên công lớn kia lại là người tự đem sắc đẹp ra lợi dụng trước?


      Nếu nghĩ thế thì thật là nhầm. Trong thời kỳ ấy, bổn phận của tất cả mọi người, gái cũng như giai, phải báo thù nước. Làm tròn bổn phận ấy, là bậc vĩ nhân rồi. Đau lòng vì cảnh lầm than của giống nòi, căm tức vì nỗi điêu linh ở đất nước, Lương Phu Nhân quăng kim chỉ, giúp một tay giải cứu đồng bào. Công nghiệp ấy thật đáng sùng bái.

      Viết bài này, tôi trình chánh cùng quốc dân một điều khuyết điểm trong Việt sử và đồng thời tôi xin hương hoa kỷ niệm một vị cứu quốc nữ anh hùng mà dân ta ngày nay ít người biết đến!


      Chu Thiên

      Tạp chí Khởi Hành số 156 tháng 10.2009, trang 32

      (*) Chuyện thắt túi giết giặc này cũng giống chuyện bà Đào-nương ở làng Bảo Đặng, huyện Tiên Lữ. Hơi khác là chuyện bà Lương nói quân Minh sợ rét; chuyện bà Đào nói quân Minh sợ muỗi ... Đối với hai chuyện thắt túi này, ta chỉ nên cho là một truyền thuyết.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bà Lương Giết Giặc Minh Hạ Thành Cổ Lộng Chu Thiên Khảo luận

    3. Nhân Vật (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Nhân Vật

        Cùng Mục (Link)

      Người Đã Ghi Vào Trang Việt-Sử (Phạm Minh-Tâm)

      Ngày 1 tháng 11 năm 1963: Dân tộc Việt Nam lại bị trật nhịp của phát triển (Nguyễn Gia Việt)

      Hồi Ức Về Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Trang Y Hạ)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng Dương)

      Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: Lịch Sử Đã Đóng Lại Hay Chưa? (Nguyễn Ngọc Phúc)

      Vài Suy Nghĩ Về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (Đặng Kim Thu)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Trông Vời Quê Mẹ... (Trùng-Dương)

      Anh Thư (Song Thao)


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)


      Danh Nhân Trong Và Ngoài Nước


      Phim Tài Liệu

       

      L'exode du Nord Viet Nam


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
       

        DANH NGÔN


        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)