Thursday, Jan 2, 2025 (21 tháng 11 năm Giáp Thìn) |
Mạnh Phát(.0.1929 - 2.1.1973) | Đặng Chí Bình(20.2.1933 - 2.1.2023) |
|
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Người phụ nữ Việt Nam sau khi chờ chồng hóa đá, họ bước chân vào thế kỷ XX thì ngồi đan áo. Từ Buồn Tàn Thu của Văn Cao, qua Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền, thơ hiện đại của Ý Nhi, cho đến năm 2000, trong ca khúc Ðêm Xanh của Bảo Chấn, cô ấy vẫn ngồi đan áo, trong khi dọc hè phố, áo pull bán rẻ mạt.
Ðan áo là hình ảnh ẩn nhẫn, thụ động mà người đàn ông đòi hỏi. Ðan áo cho ai đó, hay để tưởng nhớ, chờ đợi ai đó.Ca khúc Trịnh Công Sơn, rất nhiều phụ nữ, nhưng không thấy họ đan áo. Mà chỉ ... ngồi chơi, khi nghiêng vai, khi nghiêng đầu, khi nghiêng sầu. Ngồi chơi chán rồi thì Ðứng lên gọi mưa vào Hạ. Nếu khóc, cũng chỉ khóc cho những Chiều mưa đỉnh cao ... Mai kia, có ra đi, thì cũng là Như những dòng sông nhỏ, thậm chí Em ra đi ... nơi này vẫn thế!
Người đàn bà trong Trịnh Công Sơn đẹp dung dị và tự do bình thường. Tự do với cuộc đời, với tình yêu, thậm chí với tình dục.
Nhạc Trịnh Công Sơn không nói đến tình dục, vì nói đến ... làm gì? Người phụ nữ nghe và hát nhạc Trịnh Công Sơn thoải mái, vì chỉ hát, hay nghe, mà không phải làm gì cả, không phải Hái Mơ, Lái Ðò, bán Hàng Cà Phê, Hàng Nước, không phải thay quần áo làm cô Sơn Nữ, cô Láng Giềng hay mua lấy số phận Người Yêu Của Lính. Và nhất là không phải ... đi lấy chồng: hạnh phúc không thấy đâu mà chỉ nghe oán trách dài dài suốt nửa thế kỷ: Em đi trên xác pháo, anh đi trong nước mắt ... Em ơi tình duyên lỡ làng rồi, còn chi nữa mà chờ ... Và, ở một chân trời khác, họ cũng không phải ba đảm đang, ba sẵn sàng, làm Người Mẹ Cầm Súng, xung phong đi gỡ mìn ở Ngã Ba Ðồng Lộc ...
Trong xã hội Việt Nam, cho đến hôm nay, chưa chắc gì người phụ nữ đã được giải phóng, và tôn trọng đúng mức. Trong ca khúc Trịnh Công Sơn, họ được giải phóng và tôn trọng. Tôn trọng người đàn bà, không phải là tán tỉnh, Trịnh Công Sơn, rất hồn nhiên đã hiểu ra và nói vào điều đó.
. . . .
1.- Dù đánh giá ra sao đi nữa, nhạc Trịnh Công Sơn cũng là sản phẩm của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, trong cả hai mặt tích cực và tiêu cực của chế độ này.
Không có Miền Nam, cũng có thể có một Trịnh Công Sơn, nhưng là một Trịnh Công Sơn khác, đại khái như một Phạm Tuyên hay Phan Huỳnh Ðiểu.
2.- Chính quyền Cộng Sản, sau 1975, sau những thăm dò, đã lưu dung một phần trong nhạc phẩm Trịnh Công Sơn và đã khéo sử dụng Trịnh Công Sơn. Có thể nói sau 25 năm chiến thắng, thành công hiếm hoi, nếu không phải là duy nhất, của chính sách văn hóa của chính quyến cộng sản, là tiếp thu nhạc Trịnh Công Sơn, mà công đầu là Thành Uỷ TPHCM. Dùng chữ "chính sách", là để nhìn toàn cảnh, chứ đối với một cá nhân, chắc chỉ có những quyết định cục bộ, nhất thời, bất thành văn.
Trong chiến tranh chống Pháp, người Cộng Sản đã không thu phục được Phạm Duy. Sau 1954, họ không thu phục được Văn Cao. Nhưng sau 1975, họ thu hoạch được Trịnh Công Sơn, như vậy đã là thành công. Thành công về mặt hiện tượng, không phải về mặt bản chất. Về mặt bản chất, chuyên chính vô sản không bao giờ chấp nhận cái gì khác họ, không phải do họ tạo ra. Mặt khác, ca khúc Trịnh Công Sơn trước kia và bây giờ không có "tiêu chuẩn" đáp lại quy luật của hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cố gắng đến đâu thì cây cam cũng không tạo được quả chanh. Trước kia "hai mươi năm nội chiến từng ngày" là sai đường lối, bây giờ hỏi "Em còn nhớ hay Em đã quên" vẫn sai lập trường.
Chấp nhận - dù trong giới hạn - những dư vang của một chế độ chính trị mà mình cố công bôi xoá, chính quyền TPHCM, trong chừng mực nào đó, đã nhượng bộ quần chúng, đã gián tiếp thừa nhận mình thất bại, trong việc ngăn chặn nhạc vàng, và nhất là trong việc đào tạo một nền âm nhạc mới đáp ứng với quần chúng. Chính quyền Trung ương Hà Nội "wait and see" để cho TPHCM "phát huy sáng kiến"; nếu rách việc thì ra tay chận đứng một "quyết định địa phương", nếu vô hại thì án binh bất động, và thêm được tiếng là cởi mở, hòa hợp.
3.- . . . Anh là người được hưởng nhiều bổng lộc của chính quyền, nhiều hơn những cán bộ đã vào sinh ra tử trong cả hai cuộc chiến tranh. Anh có thể hát Ðời Cho Ta Thế. Thật ra, đời không cho ai cái gì mà chỉ đổi chác; anh đã phải trả giá, có khi là giá rất đắt. Anh không trả thì nhiều người khác phải trả. Ý thức điều đó có lần anh viết: "Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành một người viết ca khúc nổi tiếng. Nhưng đời đã tặng cho tôi món quà ấy thì tôi không thể không nhận. Và khi đã nhận rồi thì phải có trách nhiệm với mọi người."
Nói thì ngon lành như thế. Thực tế không đơn giản: người ta cho anh bó hoa, chai rượu. Ai cho anh trách nhiệm? Anh hát "mỗi ngày tôi chọn một niềm vui", khi bạn anh, Thái Bá Vân, phó viện trưởng Viện Mỹ Thuật Hà Nội than: "một năm không được một ngày vui". Muốn mua vui, phải vào Sài Gòn ... chơi với Sơn. Nhưng chẳng qua là niềm vui của phận "chim lồng cá chậu". Hiểu như thế, bạn bè không đòi hỏi gì nhiều ở một nghệ sĩ yếu đuối, sống chết giữa trùng vây như anh . . .
4.- ... Trong xã hội Việt Nam ngày nay, ca khúc Trịnh Công Sơn mang lại chất Thơ cho đời sống. Nhìn qua một số đĩa hát CD, thu nhiều bài của nhiều soạn giả, thì cái tên chung thường mượn tiêu đề của Trịnh Công Sơn, như Lời Thiên Thu Gọi (Hồng Nhung), Xin Mặt Trời Ngủ Yên (Mỹ Linh), những tiêu đề nhiều âm vang, nhiều thi vị. ...
Chính quyền dung dưỡng ca khúc Trịnh Công Sơn không phải vì động cơ nghệ thuật, nhưng như một thế phẩm (ersatz), trong thời kỳ quá độ, như bác sĩ ban thuốc an thần cho bệnh nhân mất ngủ.
Trong khi chờ đợi, thính giả hưởng lạc khoản, được ngày nào hay ngày ấy. Họ đang được nghe bài Sóng Về Ðâu, một trong ca khúc cuối đời Trịnh Công Sơn:
Biển sóng, biển sóng đừng xô tôi
Ðừng xô tôi ngã dưới chân người
Biển sóng, biển sóng đừng xô nhau
Ta xô biển lại sóng về đâu
Sóng bạc đầu và núi chìm sâu
Ta về đâu đó
Về chốn nào mây phủ chiêm bao
Xã hội chủ nghĩa có thể tạo ra nhiều bài hát hay hơn. Nhưng tạo ra được cái gì na ná như thế thì vô phương. Thiên tài không phải là người không bắt chước ai, mà là người không để ai bắt chước được mình ...
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận (T. V. Phê)
• Trịnh Công Sơn (Phạm Duy)
• Người ca thơ (Văn Cao)
• Tình bạn, hồi sinh cơn hôn mê (Đinh Cường)
• Trịnh Công Sơn: Đời và Nhạc (Đặng Tiến)
• Trịnh Công Sơn: Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (Bùi Vĩnh Phúc)
Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị (Trịnh Cung)
Tiểu Sử (Wikipedia)
• Nỗi Lòng Của Tên Tuyệt Vọng (Trịnh Công Sơn)
Huế, Sài Gòn, Hà Nội (Khánh Ly)
Ðại Bác Ru Ðêm (Khánh Ly)
Biết Ðâu Nguồn Cội (Khánh Ly)
Ở Trọ (Trịnh Công Sơn hát)
Nắng Thủy Tinh (Khánh Ly)
Níu Tay Nghìn Trùng (Hồng Hạnh)
Quỳnh Hương (Ý Lan)
Hôm Nay Tôi Nghe (Khánh Ly)
• Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha)
• Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |