|
Mai Trung Tĩnh(..1937 - 20.12.2002) | Việt Dzũng(8.9.1958 - 20.12.2013) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
A. Ảo giác ngôn ngữ
B. Ảo giác thưởng thức nhạc Trịnh Công Sơn
C. Ảo giác tình yêu, sống và chết
D. Ảo giác con người TCS
E. “Những giấc mơ đời hư ảo”
Ngồi bên dòng sông nhớ đời mình
một trăm năm sau mãi ngủ yên
Câu hát ấy ở trong bài “Sẽ còn ai?” Một trăm năm sau sẽ còn ai?... TCS, mãi đến khi về ngồi lại bên cầu, nhìn dòng sông đời mình chảy xiết, ông mới Tôi chợt nhìn ra tôi để có những lời tự bạch: “Tôi phiêu lạc bao năm rồi trên một dòng đời không bờ bến. Có khi tưởng bờ là bến. Có khi tưởng bến là bờ. Cái bờ ru lời hiu quạnh lau lách. Cái bến ru chập chờn một đốm lửa chiều. Bến ở đâu? Và bờ ở đâu?...” (8)
Ai sẽ trả lời cho ông câu hỏi ấy, trả lời cho con người đã tiêu pha hết một đời lênh đênh để ngụp lặn tìm kiếm, để bơi mãi bơi hoài, cho đến cuối đời vẫn không nhìn thấy đâu là bến là bờ, vẫn còn mơ mơ màng màng về một thứ bờ bờ bến bến mịt mùng, đến chẳng còn nhận ra mình là ai, chẳng còn biết mình đang đứng nơi đâu, phía bên này hay phía bên kia bờ. Bên này trống không, bên kia có gì? Những bến bờ mênh mông, bát ngát, chập chùng... Những bến bờ nào ông đã đi qua mà không ghé lại, những giấc mơ nào ông đành để gió cuốn đi, sau những miệt mài đeo đuổi và kiếm tìm, sau những đắng cay thất vọng và tuyệt vọng?
Có một câu hát trong bài tình ca TCS ngày xưa, Em đi trong sương mù / gọi cây lá vào mùa..., mỗi lần nghe lại, tôi cứ ngỡ ông viết cho chính ông chứ không phải cho ai khác. Chính là ông tự ru ông ngủ chứ đâu phải “Tôi ru em ngủ” như tên bài hát ấy. Cũng đâu phải chỉ có một mình ông lững thững đi trong sương mù dày đặc, ông lại còn kéo theo bao nhiêu người khác cùng đi với ông vào sâu hun hút trong vùng sương mù ảo giác ấy. Ông cũng từng vẽ ra những mặt trời lớn, mặt trời nhỏ trong những lời nhạc của mình, và cũng đã sản sinh ra ở quanh ông–những người hát và nghe ông–không ít những “mặt trời ảo giác”.
Những năm về sau này, khi ngồi tính sổ cuộc đời, TCS đã có lúc tự gán cho mình cái danh hiệu “một công dân ngoại hạng” với một chút tự hào: “Đôi khi tôi tự hỏi, có phải tôi là kẻ hạnh phúc hơn nhiều người? Không phải bất kỳ ai cũng có thể sống trong một đời dưới nhiều hình thái xã hội khác nhau. Tôi là ai vậy? Tôi, hình như, đã có lúc mang thân phận chiến tranh, rồi hòa bình, rồi tư bản và rồi cộng sản. Cái lý lịch đa mang này cũng đủ để tôi tự thấy mình là một loại công dân ngoại hạng.” (8)
Dù thế nào ông cũng đã sống theo cách thế mà ông đã lựa chọn. “Có mấy ai sống được như tôi đâu”, (8) câu ấy ta hiểu chỉ là cách nói vui để tự an ủi; tuy nhiên, hiểu theo nghĩa nào đó, quả có đúng chứ không sai. Dù thế nào ông cũng đã sống trọn, đã sống “tròn đầy sự có mặt”, nói như ông, trong “cõi nhân sinh bề bộn những khổ đau và hoan lạc này”. (4) Ông đã từng được yêu được ghét, được ngợi ca được nguyền rủa. Ông đã có đủ mọi thứ trên đời này, những hạnh phúc và đắng cay, những nụ cười và nước mắt, những gặp gỡ và chia lìa, những hy vọng và tuyệt vọng... Ông đã có đủ tất cả, những “được” và “mất”.
Chén rượu cay một đời tôi uống hoài... (“Phôi pha”), ông từng có lúc thở than như vậy và sau cùng đã phải cam chịu đầu hàng số phận, một đời về không / hai tay quy hàng (“Vẫn nhớ cuộc đời”).
Nội dung bài này chỉ nhằm phác họa đôi nét về tính cách khá phức tạp, đầy rẫy những mâu thuẫn, bất ổn và bất định của con người thật và không thật TCS. Một con người nghệ sĩ vừa đáng yêu lại vừa đáng ghét, và cũng vì vừa đáng ghét vừa đáng yêu nên người ta luôn muốn nói về ông. Vì yêu nên ghét, vì ghét nên yêu, người ta không dễ gì quên được ông.
TCS, dẫu sao thì chung cuộc ông vẫn còn ít nhiều may mắn, vì nhân gian đâu có “bạc đãi” ông, cũng chẳng “phụ rẫy” ông như là ông tưởng. Cứ nhìn vào đám đông người và người lũ lượt kéo nhau theo sau ông trong ngày ông lặng lẽ rời bỏ “quán trọ trần gian” là đủ thấy. Chung cuộc, ông mang theo được gì? Ông “được” những gì, “mất” những gì? Những dòng nước mắt theo sau ông, là những dòng nước mắt sẽ tiếc cho ngày vui... Những đóa hoa hồng theo sau ông, là những đóa hoa hồng tàn hôn lên môi... Những ngọn nến theo sau ông, là những đời đốt nến chia phôi / dù nhớ thương cũng hoài... TCS, ông đã nằm chết như mơ.
Còn gì nữa? Tiếng kèn nghèn nghẹn nào của người nhạc sĩ saxophone cũng theo sau ông, cho ông nghe, nghe lại một lần cuối những bài TCS quen thuộc của một thời. Tiếng kèn saxo buồn bã, réo gọi... Khuôn mặt đẫm lệ của cô gái trẻ xinh đẹp nào cũng theo sau ông, đòi để tang ông, cho ông thấy, thấy em đi quanh từng giọt nước mắt... Và cả những người từng đọa đày ông, từng làm tình làm tội ông, cũng lặng lẽ theo sau ông, cho ông thấy, thấy biết bao người dắt dìu tới quanh đây... Biết bao người muốn như ông mà không được. Ông còn mong gì hơn thế nữa.
Đám đông, hầu hết là những người trẻ, rất trẻ. Những người trẻ, có thể là họ cũng chưa hiểu ông nhiều lắm, và họ cũng chẳng nghĩ suy gì nhiều. Họ chỉ đơn giản biểu lộ lòng yêu mến ông. Thế thôi. Họ đi như đi trong một đám rước, như đi trong một cuộc xuống đường, chỉ không có hò hét, vung tay vung chân. Đám đông câm lặng. Họ lũ lượt kéo nhau đi như đi trong ngày “hội trần gian” (chữ của ông).
TCS, dù sống hay chết, vẫn cứ là như thế, vẫn cứ là đám đông theo sau ông, đám đông vây kín ông. Vậy mà ông thật cô đơn giữa đám đông ấy, giữa đám đông lô nhô loài người. Nỗi cô đơn ấy làm tôi nhớ tới cái thú tiêu khiển có vẻ lạ lùng của ông, cái thú mà ông chỉ có thể tận hưởng riêng mình chứ không san sẻ cùng ai được. Đấy là cái thú được làm bạn với nỗi cô đơn, cái thú được ngồi lặng yên một mình một cõi trong phòng vắng để uống rượu và... nhìn nắng mỗi ngày từ sáng đến chiều trong khoảng không gian tĩnh lặng. Không rõ đấy có phải là mỗi ngày tôi chọn một niềm vui theo cách của ông(?).
TCS, ông đã cô đơn biết chừng nào!
TCS, tôi thấy ông như vẫn còn ngồi đó, trên chiếc ghế bành quen thuộc, điếu thuốc hút dở, chiếc gạt tàn, lọ hoa và cốc rượu trên mặt bàn. Tất cả đều im lìm, bất động, như bức vẽ của ông, bức tranh tĩnh vật. Ông vẫn còn ngồi đó, nhìn nắng lên mỗi ngày, nhìn nắng tắt mỗi ngày, nhìn nắng vàng phai như một nỗi đời riêng (“Tôi ơi, đừng tuyệt vọng”). Rồi nắng lại lên, rồi một ngày mới lại bắt đầu…
TCS, tôi thấy ông như vẫn còn ngồi đó, ngày này sang ngày khác, trong căn phòng đó, hay phía ngoài hành lang, nhìn xuống những mặt đường bình yên, thấy xe ngựa ngược xuôi, thấy dòng đời xuôi ngược, thấy cuộc sống vẫn lao nhanh về phía trước...
Đã có người hỏi ông, “Chết là sao, sao gọi là chết?” Ông trả lời, “Có người bỏ cuộc tình mà đi như một kẻ đãng trí, có người bỏ cuộc đời mà đi như một giấc ngủ quên...” (8) TCS, ông vừa như một kẻ đãng trí, lại vừa như người chìm đắm trong một giấc ngủ quên.
Lại có người hỏi, “‘Một cõi đi về’ là sao, sao gọi là ‘một cõi đi về’?” Ông trả lời, “Có một cõi đến và một cõi về. Cõi đến là đến từ hư vô và cõi về là về lại hư vô. Ai cũng có một cõi đi về, vì vậy xin có lời chúc bình an cho chuyến hành hương dành riêng cho mỗi người trong cuộc đời này...” (3)
Những lời ấy tôi tin là lời thực, vì vậy tôi cũng muốn gửi đến ông “lời chúc bình an” ấy (như ông đã chúc lành cho mọi người còn ở thế gian này), và những gì ông mang theo được trong chuyến hành hương sau cùng ấy sẽ không phải là... ảo giác ./.
______________________________
(1) Phạm Duy, Hồi ký Phạm Duy (Tập III, Chương 20 – Thời phân chia Quốc Cộng), nxb Phạm Duy Cường, Calif. 1991
(2) TCS, tạp bút, Trịnh Công Sơn, rơi lệ ru người, nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 2001
(3) TCS, trả lời phỏng vấn, Trịnh Công Sơn, một người thơ ca, một cõi đi về, nxb Âm Nhạc & TTVH Ngôn Ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2001
(4) TCS, tạp bút, Một cõi Trịnh Công Sơn, nxb Thuận Hóa & TTVH Ngôn Ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2002
(5) Văn Cao, lời bạt, Em còn nhớ hay em đã quên, nxb Trẻ, TP.HCM 1991
(6) TCS, trả lời phỏng vấn, Tạp chí Thế Giới Mới, TP.HCM, 2/1999
(7) Quỳnh Giao, Trịnh Công Sơn, như cánh vạc bay, Tạp chí Văn Học, Calif. 10&11/2001
(8) TCS, tạp bút, Trịnh Công Sơn, người hát rong qua nhiều thế hệ, nxb Trẻ, TP.HCM, 2001
* Những chữ in nghiêng trong bài là trích lời nhạc TCS
- Một tách cà-phê cho hai người Lê HỮu Tùy bút
- Lá gan của cô còn tốt lắm! Lê Hữu Truyện ngắn
- Ảo giác Trịnh Công Sơn Lê Hữu Nhận định
- Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? Lê Hữu Nhận định
- Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? Lê Hữu Nhận định
- Màu tím vấn vương trong nhạc Việt Lê Hữu Tản mạn
- Thơ Như Thương, tình yêu, những khuôn mặt Lê Hữu Nhận định
- Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con Lê Hữu Tạp luận
- Bắn chậm thì chết Lê Hữu Truyện ngắn
- “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên Lê Hữu Nhận định
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận (T. V. Phê)
• Trịnh Công Sơn (Phạm Duy)
• Người ca thơ (Văn Cao)
• Tình bạn, hồi sinh cơn hôn mê (Đinh Cường)
• Trịnh Công Sơn: Đời và Nhạc (Đặng Tiến)
• Trịnh Công Sơn: Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (Bùi Vĩnh Phúc)
Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị (Trịnh Cung)
Tiểu Sử (Wikipedia)
• Nỗi Lòng Của Tên Tuyệt Vọng (Trịnh Công Sơn)
Huế, Sài Gòn, Hà Nội (Khánh Ly)
Ðại Bác Ru Ðêm (Khánh Ly)
Biết Ðâu Nguồn Cội (Khánh Ly)
Ở Trọ (Trịnh Công Sơn hát)
Nắng Thủy Tinh (Khánh Ly)
Níu Tay Nghìn Trùng (Hồng Hạnh)
Quỳnh Hương (Ý Lan)
Hôm Nay Tôi Nghe (Khánh Ly)
• Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha)
• Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |