1. Head_

    Dương Kiền

    (28.12.1939 - 17.11.2015)

    Khái Hưng

    (.0.1896 - 17.11.1947)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Ảo giác Trịnh Công Sơn: A- Ảo giác ngôn ngữ (Lê Hữu) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      6-10-2024 | ÂM NHẠC

      Ảo giác Trịnh Công Sơn

      A. Ảo giác ngôn ngữ

          LÊ HỮU
      Share File.php Share File
          

       

      A. Ảo giác ngôn ngữ

      B. Ảo giác thưởng thức nhạc Trịnh Công Sơn

      C. Ảo giác tình yêu, sống và chết

      D. Ảo giác con người TCS

      E. “Những giấc mơ đời hư ảo”



      *


      Nghiêng sang em tôi thấy nắng vàng

      (“Gần như niềm tuyệt vọng”, TCS)


           Nhà văn Lê Hữu

      Làm gì có chuyện ảo. Làm sao biết ảo hay không ảo? Làm sao em biết bia đá không đau? Làm sao em biết đời sống buồn tênh? Làm sao... mà trả lời.


      Ảo, nghĩa là không thực. Những gì thuộc về “ảo” đều là... ảo cả, ảo vọng tuổi trẻ, ảo tưởng hòa bình, ảo ảnh cuộc đời... vân vân. Tôi không rõ là ngày trước, khi viết về một hiện tượng, một tiếng hát, giáo sư Nguyễn Văn Trung đã phát giác được cái “ảo” từ những góc nhìn nào. Khuôn mặt liêu trai, mái tóc liêu trai, vóc dáng liêu trai, giọng hát liêu trai, tất cả hiện ra dưới ánh đèn mầu... liêu trai mờ mờ ảo ảo của phòng trà, đủ để tạo nên một “Ảo ảnh Thanh Thúy”?


      Khác với ảo ảnh, thường là những tìm kiếm, đuổi bắt (tìm nhưng không gặp được, đuổi nhưng không bắt được, như vũng nước trong sa mạc, như những bong bóng xà-phòng nhiều màu sắc, như chiếc bóng của mỗi người...), ảo giác ở ngay trong đầu, không phải tìm kiếm đâu xa, ẩn nấp sẵn đâu đó, có dịp là xuất đầu lộ diện. Ảo giác có khi là tưởng tượng, có khi là đóng kịch, là giả vờ, là bị đánh lừa hay tự đánh lừa, là tưởng vậy mà... không phải vậy, khiến dẫn đến những lầm lạc trong nhận thức, chẳng còn biết đâu là thực là giả.


      Đọc một cuốn sách, xem một bức tranh, nghe một bài nhạc..., đôi khi trong thưởng ngoạn nghệ thuật, ảo giác cũng thấp thoáng, chập chờn. Trường hợp Trịnh Công Sơn (TCS) là một ví dụ.


      A. Ảo giác ngôn ngữ Trịnh Công Sơn


      1. Thật và giả


      Ảo giác, trước hết đến từ chữ nghĩa TCS.

      “Toàn bộ âm nhạc TCS đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực...” (1), nhận xét này của nhạc sĩ Phạm Duy quả có đúng, mặc dầu không phải tranh trừu tượng lúc nào cũng đẹp cả. Gọi nhạc TCS là “nhạc... trừu tượng” cũng không sai. Chỉ là chuyện chữ nghĩa (“thơ cụ thể”, chẳng hạn). Trừu tượng, nên cần phải vận dụng ít nhiều trí tưởng tượng mới nhìn ra cái đẹp. Hình tượng người nữ trong lời nhạc TCS chẳng hạn:

      Tìm em tôi tìm mình hạc xương mai

      Vai em gầy guộc nhỏ...

      Bàn tay xanh xao đón ưu phiền

      Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao

      Em gầy ngón dài

      Ngón tay em dài nên mãi ru thêm ngàn năm

      Cái đẹp này dường như không được bình thường lắm, có vẻ bệnh hoạn nữa là khác, vì gầy guộc quá, xanh xao quá. Cái đẹp thật mỏng manh, dễ vỡ...


      Thế nhưng làm sao biết là đẹp? Có chắc là đẹp? Ai nói đẹp? Chắc không phải TCS. Ông không hề nói xấu, nói đẹp chi cả. Ông chỉ mô tả sơ sài, qua loa, đại khái là như vậy, ai muốn hiểu sao thì hiểu.


      Vậy thì đẹp, xấu chỉ là do ta nghĩ, ta tưởng tượng ra đấy thôi. Phải đẹp chứ, có hình tượng người nữ nào ở trong thơ, trong nhạc mà lại không đẹp. Thử hình dung cái đẹp “kiểu TCS”. Xem nào, đôi vai lụa mát chắc phải... mát rượi! Đôi môi lửa cháy chắc phải... bốc lửa! Da thơm quả ngọt chắc phải... ngọt lắm, thơm lắm! Mi cong cỏ mượt chắc phải... mượt lắm, cong lắm! Không đẹp sao được.


      Thực ra, bức tranh toàn cảnh trong nhạc TCS không hoàn toàn là trừu tượng. Nếu chỉ thuần là tranh trừu tượng, khó lòng giữ chân người xem lâu được. Khách xem tranh sẽ bỏ đi thôi. Điều khiến người xem chịu dừng lại ngắm nghía và trầm trồ trước họa phẩm của TCS chính là vì những tranh ấy không phải lúc nào cũng trừu tượng hay siêu thực. Chỉ đôi ba chỗ thôi, chẳng hạn:

      Tim lăn trên đường mòn..., hoặc

      Có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi..., hoặc

      Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô..., hoặc

      Dòng nước mắt sẽ bay trong trời

      làm cơn mưa rớt trên chăn gối

      lời cỏ cây hát trên da người

      Còn lại là những chỗ người nghe nhạc, xem tranh đều có thể hiểu được. Cái thu hút trong lời nhạc TCS là những chỗ hiểu được và không hiểu được xen lẫn vào nhau, nằm cạnh nhau. Hiểu hết, hiểu dễ dàng thì đâu còn muốn nghe thêm nữa. Bài hát dù có hay ho, có mùi mẫn tới đâu cũng dễ trở thành cũ, vì mọi câu hỏi đều đã được trả lời, mọi chuyện đều đã được giải quyết xong, giống như là Thôi là hết /chia ly từ đây (“Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi”, Lam Phương) vậy. Ở lời nhạc (hay “ca từ”, như cách gọi ở trong nước) TCS, những vấn nạn vẫn còn nguyên trạng, chưa có lời giải đáp, không có câu trả lời, vì vậy nghe đi nghe lại mà vẫn cứ “mới”, vẫn ít thấy nhàm chán, vẫn muốn nghe nữa, nghe nữa...


      Tôi là ai mà còn trần gian thế?

      Tôi là ai mà yêu qu đời này?

      Tôi là ai / là ai / là ai...???


      Những câu hỏi cứ dấy lên mỗi ngày, cứ đeo đẳng theo ta mãi một đời.


      Trở lại với những bức họa trừu tượng, TCS đã lấy gì để vẽ nên những tranh ấy? Chỉ là chữ và nghĩa, không có bất kỳ một chất liệu nào khác. Thử x t qua một ít từ loại, những danh từ, động từ, tính từ... được sử dụng qua bàn tay phù phép của TCS.


      Động từ chẳng hạn, thử lấy chữ nào đó TCS vẫn hay dùng, ví dụ chữ “phơi”:


      Môi nào hãy còn thơm / cho ta phơi cuộc tình

      (“Ru ta ngậm ngùi”)


      Chưa nghe nói có ai đem tình ra phơi như phơi áo bao giờ. Phơi chỗ nào? Phơi trên cánh môi thơm chứ còn ở đâu nữa! Đem tình ra phơi cho khô ráo đã là chuyện lạ. Phơi thế nào mà tình không khô mà nắng lại... khô mới lạ hơn nữa:


      Phơi tình cho nắng khô mau

      (“Tình xót xa vừa”)


      Lại có khi là “nắng phơi” chứ không phải “phơi nắng”:


      Nắng phơi trên mầu ngói non tươi

      (“Chiều trên quê hương tôi”)


      Những động từ khác:


      Treo: treo tình trên chiếc đinh không... (chưa thấy ai mắc, máng, treo cuộc tình bao giờ)


      Khoác: sương khoác mềm vai phố... (nghe như là khoác vai tình nhân...)


      Lùa: lùa nắng cho buồn vào tóc em... (chỉ sau Bầy chim lùa vạt nắng của nhạc sĩ Nguyễn Hiền)


      Mưa: nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ... (chỉ sau Mơ hồ nghe lá thu mưa của nhạc sĩ Cung Tiến)


      Nhặt: tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy... (“nhặt” đã khó, “giữ” càng khó hơn. Chỉ sau “Nhốt gió” của nhà văn Bình Nguyên Lộc)


      Lăn: tim lăn trên đường mòn (nghe như… phim kinh dị)

      Đổ: đêm đổ xuống đời ta

      Trói: trong lòng phố mưa đêm trói chân

      Nghe: có con đường nằm nghe nắng mưa

      Ươm: trời ươm nắng cho mây hồng

      Thắp: ngàn cây thắp nến lên hai hàng

      Khắc: vết buồn khắc trên da

      Chở: có con đò chở nắng mưa đi

      Chờ: tôi xin làm nụ cười, chờ em giữa đôi môi


      Người nghe TCS có thể nhặt thêm được rất nhiều động từ như vậy. Các động từ trên là cũ chứ đâu có mới, nhưng lại chở theo sau những ý tưởng, những hình ảnh mới mẻ nên ta tưởng như chúng “mới mẻ”. Những động từ ấy, thả ra từ ống tay áo của TCS, trở nên linh hoạt hơn, có sức sống hơn, bắt trí tưởng tượng làm việc nhiều hơn, vì vậy cũng dễ tạo nên những ảo giác.


      Kệ sách Học Xá: Trái: Trịnh Công Sơn Tuyển tập những bài ca không năm tháng (127 bài) (hình bìa)
      Phải: Chân dung, Thủ bút và Chữ ký của tác giả (trang trong)

      Về tính từ, cũng đâu có kém. Chỉ “nắng” và “gió” thôi cũng đã chở theo rất nhiều tính từ (và các từ loại dùng như tính từ): “nắng mềm”, “nắng khuya”, “nắng hững hờ”, “nắng quạnh hiu”, “nắng chiều quạnh quẽ”, “nắng rất la đà”; “gió vô tình”, “gió vô thường”, “ngọn gió hư vô”, “ngọn gió hư hao”, “ngọn gió hoang vu”, “ngọn gió quạnh hiu”, “gió mùa thu rất ân cần”... Cũng phải kể thêm những danh từ được cho làm tính từ: “đời cơm áo”, “tay rong rêu”, “nắng thủy tinh” (nguyên là “ngôn ngữ thơ” của Thanh Tâm Tuyền), “con đường lứa đôi”, “em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh”, “tôi là ai mà còn trần gian thế”...


      Về danh từ, kể sao cho hết. Khi ông nói đến dòng sông, con đường, hoa cỏ, chim muông, đấy không còn là dòng sông, là con đường... hiểu theo nghĩa thông thường. Con sông không còn là con sông, con đường không còn là con đường. Những vật thể, hình tượng ấy đều vừa có thực vừa không có thực, đều nửa thực nửa giả hoặc chỉ là những khái niệm trừu tượng.


      “Dòng sông” chẳng hạn, là biểu tượng của dòng đời, dòng chảy của thời gian. Dòng sông trong lời nhạc TCS còn gợi lên những ý niệm về nỗi chia lìa, biền biệt, mất tăm, mất hút.


      Sông bao lần sông đã ra đi...

      Có một dòng sông đã qua đời...

      Một dòng sông nước cuốn / một cuộc tình không may...

      Tôi như chim ưu phiền / bay về cuối dòng sông...


      Dòng sông nào đây? Chẳng có dòng sông nào cả.

      “Con đường” chẳng hạn, là biểu tượng của cuộc hành trình, là lối đi, là sự lựa chọn hay tìm kiếm miệt mài.


      Đường nào dìu ta đến cơn say...

      Đường về tình tôi có nắng rất la đà...

      Người đi tìm mãi suốt con đường...

      Em đi bỏ lại con đường...


      Con đường nào đây? Chẳng có con đường nào cả. Chỉ nghe là nghe vậy chứ có thấy đường xá, nhà cửa gì đâu. Nào có phải là “con đường xưa em đi” hay “con đường tình ta đi” đâu. Làm gì có con đường nào.


      “Hoa cỏ” cũng vậy. Khi ông viết về những bông hoa, ta có cảm giác không dễ gì tìm gặp những bông hoa ấy ở ngoài đời.


      Đóa hoa hồng v i quên trong tay...

      Đóa hoa hồng tàn hôn lên môi...

      Đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời...

      Có nụ hồng ngày xưa rớt lại / bên cạnh đời tôi đây...

      Từ đó ta là đêm / nở đóa hoa vô thường...


      Đóa hoa nào đây? Chẳng có đóa hoa nào cả. Làm gì có chuyện đóa hoa vô thường, làm gì có đóa hoa vàng nào mỏng manh cuối trời, làm gì có nụ hồng nào ngày xưa rớt lại bên cạnh đời tôi đây. Những lời ấy thật đẹp nên ta tưởng tượng những bông hoa ấy cũng phải đẹp lắm. Kỳ thực, những bông hoa diễm ảo ấy chỉ nở trong những giấc mơ huyền hoặc hay trong những khu vườn ảo giác.


      Đâu có riêng gì hoa cỏ, thực vật, đến cả chim muông, động vật cũng đều là... giả tưởng.


      Đàn bò vào thành phố / không còn ai hỏi thăm...

      Đàn bò bỗng thấy buồn...

      Ngựa hồng đã mỏi vó / chết trên đồi quê hương...

      Một ngày đầu thu / nghe chân ngựa về chốn xa...

      Trong trái tim / con chim đau nằm im...


      Liệu có ai chịu tin đàn bò, đàn ngựa, chim chóc ấy là... có thực! Ngựa trong những lời nhạc TCS cũng “ảo”, cũng chập chờn như bầy ngựa trong tranh của các nhà danh họa chuyên vẽ ngựa.


      Cũng đâu có riêng gì vạn vật, cỏ cây, đến cả nắng mưa, gió bão cũng không còn được hiểu theo nghĩa bình thường.


      Đây là mưa, là bão:

      Có mưa quanh chỗ nằm...

      Nghe quanh đời mưa bão...

      Mưa bay trong ta / bay từng hạt nhỏ...


      Đây là nắng, là gió:

      Đường về tình tôi có nắng rất la đà...

      Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì...


      Đến cả thời tiết, mùa màng cũng là tâm cảnh của con người chứ không còn là của thiên nhiên, đất trời nữa, vì vậy mới có những Ta nghe tình đổi mùa hay Em đứng lên mùa thu tàn tạ... Đến cả không gian, thời gian cũng đều là “giả” là “ảo”, vì vậy mới có những Trong ta chiều đã tàn hay Đêm đổ xuống đời ta... Liệu có cần phải kể thêm nữa những bầu trời, tinh tú, mặt trăng, mặt trời...


      Ta thấy em trong tiền kiếp / với mặt trời lẻ loi...

      Từ khi em là nguyệt / trong tôi có những mặt trời...

      Vườn năm xưa em đã đến / nay trăng qu vô vi...


      Trăng thế nào gọi là “trăng vô vi”? Kỳ thực, chẳng có trăng, sao gì cả. Mặt trời rực rỡ, chói lọi, cho những ảo giác về chủ tể, về thông thái, trí tuệ, về siêu nhiên, siêu hình. Bóng trăng lung linh, huyền ảo, gợi những ý niệm về lẽ biến hóa ảo diệu của đất trời.


      Đến cả những nỗi buồn cũng là “nỗi buồn ảo giác”, vô cớ, không tên, kiểu “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”, hoặc những nỗi đợi chờ mà... không chờ đợi gì cả:


      Lòng thật bình yên mà sao buồn thế...

      Có một người dường như chờ đợi

      thật ra đang ngồi thảnh thơi...


      Sau cùng, chẳng có gì hết. Chẳng có dòng sông, chẳng có con đường, chẳng có mặt trời mặt trăng, cũng chẳng có nỗi buồn, nỗi đợi chờ nào cả.


      Chưa hết, ta còn gặp những cách ví von, những “có khi” và “đôi khi”:


      Lòng ta có khi mơ hồ / tưởng mình đang là cơn gió...

      Đời ta có khi tựa lá cỏ / ngồi hát ca rất tự do...

      Đôi khi thấy trên lá khô một dòng suối...

      Đôi khi thoáng nghe bước chân về đâu đó của ai...


      Hoặc những “nghe” và “thấy”:


      Đêm nghe gió tự tình...

      Ta nghe nghìn giọt lệ

      rớt xuống thành hồ nước long lanh...

      Ta thấy em đi quanh từng ngọn nến tắt...

      Ta thấy em đang ngồi khóc / khi rừng chiều đổ mưa...

      Nghiêng sang em tôi thấy nắng vàng...

      Nhiều đêm thấy ta là thác đổ...


      (Sao không? Nhà văn V Phiến cũng từng nghe “Thác đổ sau nhà” vậy. Thác đổ thật, vì… tỉnh ra có khi còn nghe).


      Tất cả, những trạng thái lửng lơ, lơ lửng “hình như, có lẽ, chắc là, dường như” ấy, những “có khi” và “đôi khi” ấy, những “nghe” và “thấy” ấy, “đôi khi” cũng là những tác nhân gây nên những ảo giác chập chờn, nửa hư nửa thực.


      Ngôn ngữ TCS, như vậy, có thể gọi là... “bóng chữ” (nói như nhà thơ Lê Đạt), chứ chẳng phải chữ với nghĩa gì nữa!


      Nguồn: t-van.net - Bản pdf

      2. Chữ và nghĩa


      Vì là “bóng chữ” nên thứ ngôn ngữ ấy không phải lúc nào cũng dễ hiểu. Thử nêu một, hai ví dụ:


      “Đã có điều gì không thật suốt hai mươi năm nay. Một lầm lỡ đã lên đường và phải đi cho trót con đường máu xương. Như một mũi tên vô tri bỗng lỗi thời trong một nhiệm kỳ vô định...,” những dòng chữ ấy trích trong lời tựa của tuyển tập nhạc Kinh Việt Nam, ấn hành năm 1968, viết bằng thủ bút của chính tác giả TCS.


      Những lời lẽ thật bí ẩn như là mật mã, như lời sấm truyền tiên tri về vận mạng đất nước, hoặc như câu thần chú làm chìa khóa mở cánh cửa kho tàng bí mật nào đấy. Người đọc ngơ ngác, không hiểu chuyện gì là chuyện gì (mà không dám nói là không hiểu). “Điều gì không thật” là điều gì vậy? Giữa hàng trăm hàng ngàn điều có thật và không thật diễn ra hàng ngày hàng giờ ở quanh đây, làm sao biết được điều nào là điều nào (?). “Lầm lỡ” gì vậy? Ai lầm lỡ? Tại sao lầm lỡ? Lầm lỡ thế nào? (Chắc không phải Ta yêu em... lầm lỡ hay là Tôi đã... lầm đưa em sang đây). Không thấy nói rõ ràng, cụ thể gì vụ “lầm đường lạc lối” này (hoặc không tiện nói vào thời điểm ấy, nhưng mãi về sau này cũng chẳng nghe ông nói năng, nhắc nhở gì đến nữa). Lại còn “con đường máu xương” nữa, là con đường nào vậy? Chắc không phải “con đường thập giá” mà Đấng cứu thế đã phải vượt qua để cứu chuộc nhân loại? Chắc cũng không phải là “đoạn đường chiến binh”, hay “đại lộ kinh hoàng”, hay con đường mòn “xương trắng Trường Sơn”? “Máu xương” nào, của lính tráng hay của dân thường, của phe ta, phe địch hay phe bạn? Tại sao điều “lầm lỡ” ấy lại “lên đường” và lại còn “phải đi cho trót con đường máu xương”? “Mũi tên vô tri” nào? “Nhiệm kỳ vô định” nào? Tại sao lại “lỗi thời”? Những câu hỏi và câu hỏi…, e đến cả trăm năm sau cũng không chắc người đời đã giải mã nổi!


      Những lời lẽ thật mạnh mẽ, đanh th p như một bản cáo trạng, tiếc rằng ý tưởng lại lấp lửng, mập mờ nên nhiều lắm cũng chỉ để trang trí, vẽ vời cho tập nhạc chứ khó mà thuyết phục hay “vận động quần chúng” nổi, vì... không dễ hiểu chút nào.


      Người ta có thể dễ dàng tìm thấy trên những trang viết của TCS vào thời kỳ ấy, thời kỳ của những phong trào tranh đấu, lên đường xuống đường, những lời lẽ tương tự, lắm lúc hừng hực khí thế, rực lửa đấu tranh, và tất nhiên là không k m phần... bí ẩn. Ngôn ngữ phản kháng cũng có một vẻ “làm dáng” nào đó chăng (?).


      Trong một lá thư ông viết năm 1974, gửi cho người bạn cùng “chí hướng”, ta đọc thấy những lời sau:

      “K. này,... phải chăng hồi chuông báo tử đã được gióng lên để những gì cần phải tàn tạ hãy tàn tạ nhanh chóng. Khi con người nhận thấy mình không còn gì để bị tước đoạt thêm nữa thì đứng dậy và lên đường. Nếu cần phải ngạc nhiên chỉ là tự hỏi vì sao vận hội mới của nhân dân lại trễ nãi quá vậy...” (2)

      Người đọc dễ dàng nhận ra cái style của TCS, cũng là những đao to búa lớn của những “hồi chuông báo tử”, “vận hội mới của nhân dân”, “đứng dậy và lên đường”...


      Cái style ấy đôi lúc cũng đi vào trong lời nhạc TCS. Không phải ai cũng hiểu được những gì ẩn nấp đằng sau những đường kẻ nhạc và những câu, chữ như là:


      Từng lời tà dương là lời mộ địa

      Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe

      (“Một cõi đi về”)


      Thật bí ẩn như những dòng chữ khắc trên vách đá của một hang động bí mật nào đấy. Thật bí ẩn đến độ ngay chính tác giả bài hát cũng... lắc đầu chịu thua, chả biết cắt nghĩa ra làm sao! Hỏi, ông trả lời: “Đây là một bài hát rất lạ, thực sự không dễ hiểu, có những câu trong bài này bản thân tôi cũng thấy khó giải thích. Viết thì viết vậy nhưng để giải thích r ràng thì thật là khó...” (3) Rồi ông đi tới kết luận “huề vốn” theo cách của ông, để khỏi phải giải thích, giải nghĩa chi cả: “Tôi nghĩ, trong nghệ thuật, điều quan trọng nhất là làm thế nào để mở ra một con đường ngắn nhất đi từ trái tim của mình đến trái tim của người mà không cần phải cắt nghĩa gì thêm.” (3)


      “Không cần phải cắt nghĩa gì thêm”, nói văn vẻ là như vậy, nói nôm na là “hiểu được thì tốt mà không hiểu thì... rán mà hiểu”. Lý do chính đáng là bản thân ông còn chưa hiểu nổi, còn hiểu chập chờn, thì lấy gì mà đòi hiểu! Điều này cũng cho thấy những ý tưởng ông đưa vào bài nhạc là những ý tưởng chưa rõ nét, chưa ra hình ra dạng, vẫn còn lửng lơ, lơ lửng như khói trời mênh mông! Nói khác đi, “bài hát rất lạ” ấy (và nhiều bài “rất lạ” khác nữa) chỉ là những bản nháp (draft), những bản vẽ phác thảo. Điều khôi hài là trong lúc ông còn đang loay hoay tìm kiếm thì người thưởng thức nhạc của ông cũng... loay hoay tìm kiếm cùng với ông.


      Những câu, chữ mà ông gọi là “khó giải thích” có rất nhiều trong lời nhạc TCS, đại loại:


      Loài sâu ngủ quên trong tóc chiều

      (“Dấu chân địa đàng”)

      (Câu này chắc để... dọa đàn bà, con gái)


      Mặt trời như trái cây tuyệt vọng

      (“Níu tay nghìn trùng”)

      (Trái Cây Đau Khổ tập 2, của nhà văn Doãn Quốc Sỹ chăng?)


      Môi em hồng như lá hư không

      (“Gần như niềm tuyệt vọng”)

      (“Lá diêu bông” đã khó tìm, “lá hư không” còn... khó hơn!)


      Cơn mưa là nắng vô thường

      (“Mưa mùa hạ”)

      (Liệu cơn nắng có là... mưa vô thường?)


      Có thể kể thêm một chuỗi những “hư” và “vô” như “hư ảo”, “hư vô”, “hư không”, “vô tận”, “vô vi”, “vô thường”... là những từ ông vốn sính dùng, lặp đi lặp lại nhiều lần, đôi lúc có hơi lạm dụng. “Vô thường” ở một vài chỗ thì khả dĩ chấp nhận được, nhưng không phải đặt vào chỗ nào cũng... vô thường được cả (như câu hát ở trên). Cứ như lối dùng chữ kiểu này thì bất luận thứ gì góp mặt góp tiếng trên thế gian này thảy đều “vô thường” cả, và đều có thể ghép vào hai chữ “vô thường” được (mà không sợ... vô nghĩa). Chữ nghĩa được “sáng tạo” đến mức có thể tùy nghi ghép ngược ghép xuôi, ghép ngang ghép dọc, muốn ra kiểu nào thì ra.


      Hiểu được tường tận từng câu từng chữ trong lời nhạc TCS là điều không thể. Đi tìm những ý tưởng lẩn khuất phía sau những ngôn từ ấy, nghĩa là những “ẩn ngữ” (behind the lines hoặc between the lines) lại càng khó hơn. Chưa kể đến những “phát minh” lạ lùng trong chữ nghĩa, đôi lúc kỳ quặc, khó hiểu, như “lời buồn thánh”, “vết lăn trầm”, “giọt hư không”, “giọt vô biên”... Lúc đầu người nghe còn thấy lạ tai, riết rồi quen dần, mặc ông nhạc sĩ muốn nói gì thì nói, chẳng mấy ai còn thắc mắc hay bận tâm tìm hiểu. Cũng tựa như ngày trước chẳng ai bận tâm đến chuyện đúng sai, phải trái trong những câu hát quen thuộc, vẫn nghe đi nghe lại:


      Mùa thu mưa bay cho tay mềm...

      (Mưa bay thì... mưa bay, làm sao tay lại mềm được?)


      Lùa nắng cho buồn vào tóc em...

      (“Lùa nắng”, đâu phải chuyện dễ! Nắng thì phải... vui, mưa mới là buồn chứ?)


      Ngày xưa sao lá thu không vàng...

      (Lá thu ngày xưa, ngày nay gì lại chẳng... vàng?)


      Những câu trên ở trong bài “Nắng thủy tinh”. Chẳng có cái logic nào cả, chẳng có nghĩa đen nghĩa bóng, nghĩa xa nghĩa gần gì cả, cũng chẳng có phương pháp phân tích lý luận nào để giải thích cho hợp tình hợp lý cả. Chỉ có chịu hay không chịu, thích nghe hay không thích nghe, thế thôi. “Đừng hỏi tại sao”, đấy là cách tốt nhất, hay nhất để mà thưởng thức nhạc TCS.


      Trong ngôn ngữ TCS, “chữ” không phải là “nghĩa” (như “chữ nghĩa” nói theo lối thông thường). Chữ là chữ, nghĩa là nghĩa. Chữ và nghĩa không sánh đôi với nhau, không là bạn đồng hành của nhau, vì thế không thể giải thích “chữ” để cho ra “nghĩa”. Nói cách khác, trong “chữ” của TCS, nghĩa cũ (nghĩa thông thường) được nới rộng thêm, hoặc được ghép thêm những nghĩa mới. Nghĩa cũ, nghĩa mới đôi lúc xen lẫn vào nhau. Thường, người nghe nhạc TCS không hiểu hay cảm thấy khó hiểu khi “đụng” phải những nghĩa mới này. Cái nghĩa “mới” ấy làm cho người nghe đôi lúc “khựng” lại. Thế nhưng người ta cũng lại yêu thích ngôn ngữ TCS qua những chữ mới, nghĩa mới này. Người nghe buộc phải “đổi mới tư duy” để có thể thưởng thức được nhạc TCS.


      Như vậy, TCS không chỉ làm mới “chữ” (như nhiều người vẫn nói), ông còn làm mới “nghĩa” nữa. “Nghĩa” ấy vượt ra khỏi những khuôn khổ, những hàng rào quy ước. Vì vậy mới có những “nắng mềm”, “nắng khuya”, “mưa hồng”, “mưa xanh”, “giọt máu cuồng điên”, “giọt máu trổ bông”, “đôi môi rồ dại”, “đôi vai lụa mát”, “biển rộng hai vai”, “biển hẹp tay người”... vân vân và vân vân. Cách chung, ta có thể nói được là, TCS đã làm mới ngôn ngữ bằng những “phát minh” tân kỳ. Từ đó, ta hiểu được vì sao đôi lúc không thể giải thích hoặc không thể giải thích theo lối thông thường ngôn ngữ TCS.


      (Xin xem tiếp Phần B.)

      ______________________________

      (1) Phạm Duy, Hồi ký Phạm Duy (Tập III, Chương 20 – Thời phân chia Quốc Cộng), nxb Phạm Duy Cường, Calif. 1991

      (2) TCS, tạp bút, Trịnh Công Sơn, rơi lệ ru người, nxb Phụ Nữ, Hà Nội, 2001

      (3) TCS, trả lời phỏng vấn, Trịnh Công Sơn, một người thơ ca, một cõi đi về, nxb Âm Nhạc & TTVH Ngôn Ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2001

      (4) TCS, tạp bút, Một cõi Trịnh Công Sơn, nxb Thuận Hóa & TTVH Ngôn Ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2002

      (5) Văn Cao, lời bạt, Em còn nhớ hay em đã quên, nxb Trẻ, TP.HCM 1991

      (6) TCS, trả lời phỏng vấn, Tạp chí Thế Giới Mới, TP.HCM, 2/1999

      (7) Quỳnh Giao, Trịnh Công Sơn, như cánh vạc bay, Tạp chí Văn Học, Calif. 10&11/2001

      (8) TCS, tạp bút, Trịnh Công Sơn, người hát rong qua nhiều thế hệ, nxb Trẻ, TP.HCM, 2001


      * Những chữ in nghiêng trong bài là trích lời nhạc TCS


      Lê Hữu

      Nguồn: cdn.t-van.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một tách cà-phê cho hai người Lê HỮu Tùy bút

      - Lá gan của cô còn tốt lắm! Lê Hữu Truyện ngắn

      - Ảo giác Trịnh Công Sơn Lê Hữu Nhận định

      - Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? Lê Hữu Nhận định

      - Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? Lê Hữu Nhận định

      - Màu tím vấn vương trong nhạc Việt Lê Hữu Tản mạn

      - Thơ Như Thương, tình yêu, những khuôn mặt Lê Hữu Nhận định

      - Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con Lê Hữu Tạp luận

      - Bắn chậm thì chết Lê Hữu Truyện ngắn

      - “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên Lê Hữu Nhận định

    3. Bài viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Trịnh Công Sơn

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận (T. V. Phê)

      Trịnh Công Sơn (Phạm Duy)

      Người ca thơ (Văn Cao)

      Tình bạn, hồi sinh cơn hôn mê (Đinh Cường)

      Trịnh Công Sơn: Đời và Nhạc (Đặng Tiến)

      Trịnh Công Sơn: Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (Bùi Vĩnh Phúc)

      Trịnh Công Sơn & Tham Vọng Chính Trị (Trịnh Cung)

      Tiểu Sử (Wikipedia)

      Trang nhà về Trịnh Công Sơn

       

      Tác phẩm của Trịnh Công Sơn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nỗi Lòng Của Tên Tuyệt Vọng (Trịnh Công Sơn)

      Huế, Sài Gòn, Hà Nội (Khánh Ly)

      Ðại Bác Ru Ðêm (Khánh Ly)

      Biết Ðâu Nguồn Cội (Khánh Ly)

      Ở Trọ (Trịnh Công Sơn hát)

      Nắng Thủy Tinh (Khánh Ly)

      Níu Tay Nghìn Trùng (Hồng Hạnh)

      Quỳnh Hương (Ý Lan)

      Hôm Nay Tôi Nghe (Khánh Ly)

      Mộc San - Tuyển Tập Nhạc Trịnh Công Sơn

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)

      Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)

      Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

      Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)