|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
Với hoài niệm trân quý Nhật Trường Trần Thiện Thanh, ngày 28 tháng 2, 2009 tại Long Beach Convention Center, Trung Tâm ASIA dự định qua Chương Trình thu hình ASIA 61: Nhật Trường Trần Thiện Thanh 2 dựng lại Chân Dung Bằng Hữu - Người luôn hiện diện cùng chúng ta từ, với những thành quả, phẩm chất, phong cách Nghệ Sĩ Đích Thực của riêng Anh - Qua những phẩm vật nghệ thuật anh để lại, chúng ta hẳn cảm nhận ra: Nhật Trường Trần Thiện Thanh không chỉ là kẻ tài hoa tinh xảo trong nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật sáng tác mà còn thủ đắc và thực hiện nên thành một Giá Trị Nhân Văn cao hơn hẳn: Anh là Nghệ sĩ Ca Ngợi Con Người – Ca Ngợi Người Lính với Quê Hương Miền Nam nhiệt thành cảm động, chính xác nhất.
Nhật Trường Trần Thiện Thanh đã viết những ca khúc, hát nên tiếng lời ca ngợi Người Lính-Tình Yêu-Cuộc Sống với một tấm lòng – Tấm Lòng của Bằng Hữu Của Tình Chiến Hữu mà điều đáng nói trước tiên là Anh đã thực hiện công việc cao quý kia không phải do yêu cầu công tác ấn định bởi cơ quan tâm lý chiến quân đội, hay từ nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền. Nhưng Anh viết nhạc, hát lên lời do thôi thúc của Bổn Phận - Bổn Phận được xác định như một Nhiệm Vụ Tự Nguyện – Nhiệm vụ của một Người Lính đối với Chiến Hữu còn sống hay đã chết. Và qua nhiệm vụ tự nguyện nầy, bằng tài năng kỹ thuật điêu luyện, Anh đã viết nên, kể lại câu chuyện về đời sống gian nan nhọc nhằn, khi gục chết bi thảm, lần đỗ vỡ cuộc tình mà nhân vật Người Lính đã phải trải qua với những tình huống, điều kiện vô vàn nguy biến, cực độ khắc nghiệt. Nhân vật chính danh ấy là Người Lính Việt Nam Cộng Hòa Miền Nam – Người Lính đã từ lâu bị xuyên tạc, mạ lỵ bởi một kẻ thù vô vàn thâm độc cũng như từ những người bạn đồng minh nặng thiên kiến qua hệ thống tài liệu, sách vở, báo chí, phim ảnh, bài hát được trình chiếu, quảng bá suốt từ mấy mươi năm qua trước và sau 1975...
Kéo dài mãi tận hôm nay ở Việt Nam cũng như trên màn ảnh, trong sinh hoạt chính trị xã hội, nơi trường học Mỹ. Nhưng cuối cùng Người Lính Miền Nam vẫn luôn tồn tại. Người Lính Việt Nam Cộng Hòa tồn tại qua hoạt động bền bĩ cao thượng trong lòng của một Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại luôn Nhớ Nước và Thương Lính – Thể hiện bởi những sinh hoạt cảm động và đáng tự hào: Đại Nhạc Hội Nhớ Ơn Anh Người Chiến Sĩ VNCH Kỳ 1 và 2 nơi Nam CaLi, hoặc được sống lại từ tiếng hát, ca khúc Nhật Trường Trần Thiện Thanh của ASIA 50 và nay là ASIA 61.
Sau thất bại quân sự 1975, đời sống Miền Nam tiếp tục tồn tại nơi hải ngoại, trong lòng người dân là do lần hy sinh không hề được xưng tụng từ ngàn vạn người lính vô danh – Những Người Lính chết khắp cùng Miền Nam, nơi chân Cầu Bình Lợi trong đám lá lục bình sùi sụt bùn hôi ở cửa ngỏ Sài Gòn đường đi Thủ Đức Lái Thiêu, hay một chốn núi rừng xa xôi không hề ai nghe đến, Toumorong, Darkto... Trần Thiện Thanh không chỉ viết lời ai điếu bi tráng riêng cho Đại Úy Hùng của Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến với nhạc phẩm Rừng Lá Thấp mà đã dựng lại phút giây khốc liệt của Mũ Đỏ Phước Thiện Trần Duy Phước nơi chiến địa Tây Ninh trong Giấc Ngủ Trên Đồi Xanh. Anh chuyển thành bất tử Đại Úy Kỵ Binh Thiết Giáp Bắc Đẩu Nguyễn Ngọc Bích dẫu xác thân vỡ tan ba lần bởi đạn pháo. Nhật Trường sống đủ nỗi đau của Người Goá Phụ Ngây Thơ tuổi vừa đến hai-mươi, ngày mai đi nhận xác chồng với trái tim kiệt lực không còn khả năng được khóc.
Chính Nhật Trường Trần Thiện Thanh chứ không ai khác đã đánh động lương tâm, tình cảm của người dân Miền Nam để tất cả thấy ra điều đơn giản cao thượng: Ai là Người Bảo Vệ Miền Nam trong suốt hai-mươi năm của một thời lịch sử điêu linh (1955-1975) mà cái chết cùng khắp, oan khuất luôn bất ngờ chụp xuống như cuộc chia ly bi thương của người thiếu nữ tên gọi Mộng Thường. Nhật Trường Trần Thiện Thanh đã sống toàn diện một cuộc đời nơi Miền Nam bằng trái tim, với khối óc để vẽ nên chân dung đích thực về Con Người trong Chiến Tranh. Hình ảnh Người Lính trở nên thân thiết, người dân dần quen thuộc với những địa danh, nơi chốn người lính nằm xuống để thực hiện nên điều kỳ diệu xả kỷ mà họ không hề nói nên lời: Bảo Quốc-An Dân. Trần Thiện Thanh Nhật Trường đã thay mặt Người Lính xác nhận Sứ Mệnh Vinh Hiển Cao Thượng nầy trước Quốc Dân, trên Quê Hương, suốt Lịch Sử dẫu hôm nay đã là ba-mươi bốn năm sau 1975.
- Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng Phan Nhật Nam Hồi ức
- Bằng Hữu, Thật Sống Đủ Ngay Đây Phan Nhật Nam Tạp luận
- Trần Danh San, Tiếng hò khoan đã tắt Phan Nhật nam Tạp bút
- Người Ở Lại Charlie ... Phan Nhật Nam Nhận định
- Trần Thiện Thanh và Bằng Hữu Phan Nhật Nam Tạp bút
• Người Ở Lại Charlie ... (Phan Nhật Nam)
• Nhật Trường-Trần Thiện Thanh với những ca khúc bất tử... (Hồ Đinh)
• Còn một chút gì... để nhớ để thương: Nhật Trường (Trần Đức Tường)
• Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (Nguyễn Đình Toàn)
• Trần Thiện Thanh và Bằng Hữu (Phan Nhật Nam)
• Nhật Trường, hát về những giấc mơ (Lê Hữu)
Mỹ Lan trả lời phỏng vấn (viendongdaily.com)
Nghệ sĩ và nỗi đau âm thầm (Linh Phương)
"Đôi Ngả Đôi Ta", một kỷ niệm với Trần Thiện Thanh (Thanh Trang)
Trần Thiện Thanh & Người Lính Việt Nam Cộng Hòa (Như Hạ)
DVD Asia 61: Nhật Trường Trần Thiện Thanh (Duy Khiêm)
Tiểu Sử (Wikipedia)
Biển Mặn (Nhật Trường)
Trả Lại Em Yêu (Thanh Lan & Nhật Trường)
Người Ở Lại Charlie (Thanh Lan & Nhật Trường)
Chiều trên phá Tam Giang (Thanh Lan & Nhật Trường)
Anh Không Chết Đâu Anh - Trần Thiện Thanh
(Asia DVD 50)
Người yêu của lính (Hoàng Oanh )
Tình thư của lính (Thế Sơn )
Nhật Trường Trần Thiện Thanh (by Phung Nang Tran )
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
• Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |