|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhạc sĩ Phạm Duy tên là Phạm Duy Cẩn, con của nhà văn Phạm Duy Tốn. Ông sinh ngày 5-10-1921 tại Hàng Cót, Hà Nội. Di cư vào Nam trước hiệp định Genève -1954, tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ từ năm 1975 (1). Ông có công rất lớn trong việc phát triển nền tân nhạc Việt Nam từ lúc phôi thai cho đến lúc trưởng thành ngày nay. Khi Văn Cao - bạn thân của ông - qua đời, ông có lần tâm sự về những năm tháng khởi đầu đó:
"Hai chúng tôi cùng vào đời vào lúc tân nhạc mới thành lập. Tôi xuất thân là kẻ hát rong và ngay từ 1943-1944, nhờ ờ bài "Buồn Tàn Thu" của Văn Cao mà tôi nổi tiếng. Còn Văn Cao thì nhờ ở tôi phổ biến bản nhạc của anh trong toàn quốc mà nổi danh. Về sáng tác, trong loại nhạc hùng, nếu Văn Cao có Tiến Quân Ca, Chiến Sĩ Việt Nam thì tôi có Xuất Quân, Chiến Sĩ Vô Danh. Trong loại nhạc tình, nếu Văn Cao có Thiên Thai, Trương Chi thì tôi cũng có Tiếng Sáo Thiên Thai, Khối Tình Trương Chi ... Chúng tôi có nhiều điều giống nhau trong nghệ thuật, nhưng lại khác nhau trong cách sống. Văn Cao là người sống rất trang nghiêm trong nghệ thuật cũng như trong chính trị. Anh dám làm những việc mà anh ấy coi là đáp ứng được với lý tưởng cách mạng của anh. Còn tôi thì chỉ coi cuộc đời là cuộc vui chơi. Có người đã nói: Văn Cao đi tìm lẻ sống trong cõi tiên, Phạm Duy tìm lẽ sống ở nơi la đà trên mặt đất!" (2)
Sáng tác của ông thật đa dạng. Theo biểu đồ do Ðoàn Xuân Kiên phác họa thì nhạc của ông như một cái cây có ba cành chính: Nhạc Tình, Nhạc Tâm linh và Nhạc Quê hương dân tộc. Nhạc Tâm linh như: Ðạo ca (1970), Rong ca (1988), Thiền ca (1992), Trường ca Hàn Mạc Tử (1994). Nhạc Quê hương dân tộc như: Trường ca Con Ðường Cái Quan (1954), Mẹ Việt Nam (1964), Tâm ca (1965), Tục ca (1970), Hoan ca (1972), Tị nạn ca (1975), Ngục ca (1980), Hoàng Cầm ca (1982), Bầy Chim Bỏ Xứ (1985). Ngoài ra ông còn viết những tác phẩm sau:
- Ðặc khảo về Dân Nhạc Ở Việt Nam (1972).
- Lược sử 50 năm Tân nhạc Việt Nam.
- Ðường về dân ca (1990).
- Hồi Ký Phạm Duy . . . . .
NS Phạm Duy và GS Trần Văn Khê
Nhiều văn nghệ sĩ đã hết lời ca tụng tài năng và công lao của ông, như thi sĩ Nguyên Sa đã gọi ông là Ðại Lực Sĩ vì ông là nghệ sĩ đi nhiều nhất -trong nước cũng như ngoài nước- và dĩ nhiên trình diễn nhiều nhất, sáng tác mạnh mẽ và bền bĩ nhất ....!
"Nhạc Phạm Duy những ngày tháng lưu vong sóng nhồi sóng không giảm sút, new age còn làm chới với, mini opera đã dồn dập tới, mini còn âm vang, nhạc giao hưởng đã kín một bầu trời, giao hưởng chưa tan đi, những ngọn gió thánh ca đã thổi tới. Phạm Duy nói với tôi thời kỳ tỵ nạn anh sáng tác mạnh gấp ba thời kỳ ở trong nước." (3)
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ Tịch Hội Văn Hóa Việt Nam tại Bắc Mỹ gọi ông là "Cổ Thụ Văn Hóa".
Ông cũng có biệt tài trong việc phổ nhạc từ thơ, như bài "Ngậm ngùi" (thơ Huy Cận) là một bài hát tuyệt hay đến nỗi nhạc sĩ Phạm Ðình Chương cho rằng không còn ai có thể phổ nhạc từ thơ lục bát hay hơn nữa! Bài hát "Ngày Xưa Hoàng Thị" phổ từ thơ Phạm Thiên Thư cũng là một tuyệt tác.
Về dân ca, những bài như: Về miền Trung, Nương chiều, Gánh lúa ... là những bài hát thật sinh động nhằm ca tụng cảnh trí và sinh hoạt đồng quê thắm đượm tình yêu dân tộc, khiến những người tha hương nghe mà thêm nhớ quê cha, đất tổ.
Nhưng xuất sắc nhất là nhạc tình, những bản như: Kiếp nào có yêu nhau, Nghìn trùng xa cách, Trả lại em yêu, Kỷ vật cho em ... là những bản tình ca bất hủ!.
Năm nay (18-5-2002), nhạc sĩ Phạm Duy trở lại Song Thành, Minnesota để giới thiệu Minh Họa Kiều II. Minh Họa Kiều I đã được trình diễn cũng tại Song Thành vào năm 1998. Mặc dầu ở tuổi 81, lại trải qua một mất mát lớn trong đời là vợ ông - nữ nghệ sĩ Thái Hằng - qua đời, rồi bị bệnh phải mổ tim; nhưng phong thái ông vẫn toát ra vẻ hoạt bác, trẻ trung, yêu đời. Từ ánh mắt tinh nghịch, nụ cười sảng khoái, đi đôi với cái khoát tay, cúi đầu kèm với lối nói dí dỏm khiến cho buổi sinh hoạt thêm hứng thú, đồng thời như truyền sinh lưc từ ông đến khán thính giả. Lối nói "lộng ngôn" đầy thách thức của ông có thể làm nhiều người không hài lòng, nhưng đấy chỉ là thủ thuật gây hào hứng cho những buổi sinh hoạt nghệ thuật, buộc người nghe phải chú ý theo dõi, chứ không phải đấy là bản chất của con người ông vốn giản dị, bình dân, và dễ hòa đồng giữa đám đông.
Nhạc sĩ Phạm Duy
Ngay cuộc sống hiện thời của ông, tuy già nhưng vẫn dậy sớm tập thể dục, làm việc đều đặn, vẫn đi trình diễn khắp nơi, vẫn vui vẻ yêu đời. Thật là đáng phục!
Ông nói:
"Minh Họa Kiều là một công trình cuối của đời ông, nhằm đạt mục đích xiển dương văn hóa, duy trì một nét độc đáo của dòng thơ dòng nhạc Việt Nam dựa trên tác phẩm lẫy lừng của Nguyễn Du. Kiều phản ảnh thân phận của người Việt và công việc làm của ông là một nỗ lực giải oan cho số kiếp. Ông hy vọng Minh Họa Kiều là một đóng góp xứng đáng vào lúc tình trạng sáng tác nhạc trong nước cũng như ngoài nước trong những năm gần đây xuống thấp vì khá lai căng, từ nhạc đến lời quá đơn giản, đôi khi ngô nghê, nếu không bị xem là chỉ có giá trị văn công thì cũng chỉ là đáp ứng thương mại thời thượng chứ không tạo sự khởi sắc cho nhạc Việt Nam." (4).
Ông Ðỗ Hùng trong bài viết "Ở Việt Nam, cũng nghe Minh Họa Kiều của nhạc sĩ Phạm Duy" đã cho biết phải đi "lùng" để tìm mua cho được CD/MHK và có nhận xét: "Bài nào nét nhạc cũng lạ, cũng hay, được thể hiện qua giọng ngâm trong vắt, tuyệt vời, giàu biểu cảm của Thanh Ngoan, Thảo Hiền và được trình bày bởi những giọng ca thượng thặng, sang trọng nhất, quý phái nhất của cộng đồng Việt Nam của cả quốc nội, quốc ngoại hiện nay, đó là Ái Vân, Duy Quang, Tuấn Ngọc, Thái Hiền, Thái Thảo... Ngoài ra, còn phải kể đến tài nghệ hòa điệu phối khí của nhạc sĩ Duy Cường - đã quyết định phần lớn sự thành công của nhạc phẩm - làm người nghe rất lấy làm lạ lùng thích thú .., những nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, đàn bầu, đàn nhị, đàn nguyệt, tam thập lục, sáo trúc, song loan, chiêng, trống v.v... lại được sử dụng rất điệu nghệ và hòa quyện với nhau một cách tự nhiên, hài hòa, rất trau chuốt, điêu luyện và rất công phu, gây ấn tượng, để tạo nên hình ảnh gần như thực thấy, đúng với ý nghĩa của hai chữ 'minh họa'"...
Sau đây xin trích lại lời dẫn giải của nhạc sĩ Phạm Duy trong Minh Họa Kiều để việc thưởng thức phần âm nhạc của tác giả được trọn vẹn hơn:
1) Văn Học Miền Nam - Tổng Quan (Võ Phiến) Nhà Xuất Bản Văn Nghệ, 1988, trang 356.
2) Văn Nghệ Sĩ Miền Bắc Như Tôi Biết- tập 2 (Xuân Vũ), NXB Ðại Nam, 1997, trang 129.
3) Phạm Duy, Ðại Lực Sĩ (Nguyên Sa).
4) Phạm Duy Và Minh Họa Kiều II ở Hoa Thịnh Ðốn (Thạch Miên).
** Xin tham khảo thêm trên mạng:
- www.phamduy2010.com - www.dactrung.com (phần nhạc)
- Giới Thiệu Những Tác Phẩm Về Thơ, Văn, Nhạc Của Lê Hữu Nghĩa T. V. Phê Nhận định
- Nhạc Sĩ Vô Thường Và Ngón Đàn Tay Trái T. V. Phê Tạp luận
- Năm Ngọ Nói Chuyện Ngựa T. V. Phê Tiểu luận
- Nhà thơ Tô Đình Sự T. V. Phê Nhận định
- Thi Sĩ Đông Hồ T. V. Phê Tạp bút
- Hiểm họa từ Trung Quốc T. V. Phê Tạp luận
- Feb 1, 2003: Phi thuyền con thoi Columbia bị nổ tung T. V. Phê Tạp luận
- Chuyện trùng hợp lạ kỳ T. V. Phê Tạp luận
- Phạm Duy và Minh Họa Kiều T. V. Phê Tạp bút
- Trịnh Công Sơn: Quê hương, Tình yêu, Thân phận T. V. Phê Tạp bút
• Việt Nam, Việt Nam, Giấc Mơ Ngậm Ngùi (Lê Hữu)
• Phạm Duy và Minh Họa Kiều (T. V. Phê)
• Phạm Duy với ngàn lời ca (Nguyên Sa)
• Vĩnh biệt Phạm Duy (Du Lam)
• Còn Chút Gì Để Quên, Để Nhớ ... (Phạm Duy)
• Trịnh Công Sơn (Phạm Duy)
• Đặng Thế Phong (Phạm Duy)
• Dzoãn Mẫn và nhóm Tricea (Phạm Duy)
Bà Mẹ Quê (Thái Hằng)
Giọt mưa trên lá (Phạm Duy, Steve Ađiss & Mitch Miller)
Kỷ vật cho em (Thái Thanh)
Ngậm ngùi (Lệ Thu)
Ngày xưa Hoàng Thị (Thái Thanh)
Nương Chiều (Thái Thanh)
Ông Trăng Xuống Chơi (Thái Hiền)
Nhạc Phạm Duy (taberd.com)
Nhạc Phạm Duy (Phung Nang Tran): 1, 2
Con Đường Tình Ta Đi: 1 & 2 (Trung Tâm Làng Văn)
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
• Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |