1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhạc sĩ Võ Đức Thu (Huỳnh Ái Tông) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      5-8-2017 | ÂM NHẠC

      Nhạc sĩ Võ Đức Thu

        HUỲNH ÁI TÔNG
      Share File.php Share File
          

       


           Nhạc sĩ Võ Đức Thu
        (1915- ? )

      Nhạc sĩ Võ Đức Thu sinh năm 1915, tại Sàigòn, thân phụ ông là giáo sư trường Tabert, khi còn là học sinh trường nầy, thân phụ ông đã được học vĩ cầm và phong cầm với các Sư huynh, cũng là nhạc sĩ thường hòa nhạc với các nhạc sĩ ngoại quốc ở Hotel des Nations xưa ở góc Boulevard Bonard (Lê Lợi) và Charner (Nguyễn Huệ) khu Eden.


      Võ Đức Thu được học đàn rất sớm với thân phụ, năm lên bảy, ông học dương cầm và theo lớp hàm thụ Sinat tại Pháp để học phần lý thuyết. Bài học do thân phụ ông giảng giải lại.


      Năm 1925, lên mười, Sàigòn mới bắt đầu mở trường dạy Âm nhạc dưới sự hướng dẫn của giáo sư ngoại quốc, tức là École de Musique de Saigon, thường được gọi là Philharmonique, ông được cái hân hạnh là người Việt độc nhất được theo học lớp dương cầm với các khóa sinh ngoại quốc, mặc dầu tuổi hãy còn nhỏ. Cũng năm ấy, ông chiếm được giải danh dự về dương cầm - Prix d’Honneur de Piano.


      Sau đó, ông ngỏ ý với thân phụ muốn sang Pháp để được tiếp tục học tại Nhạc viện quốc gia Pháp, nhưng vì gia đình không dư giả, nên ông phải ở nhà, tiếp tục học riêng với bà Armande Caron vốn giải nhứt về dương cầm và hòa âm Nhạc viện quốc gia Pháp. Trong những năm này, ông thường được các ban nhạc ngoại quốc, mời đệm dương cầm trong những buổi hòa nhạc tại nhà Hát lớn Đô thành và tại Philharmonique.


      Năm 1937, ông bắt đầu dạy dương cầm, số nhạc sinh của ông rất đông, gồm có người Việt, người Pháp, người Hoa, người Ấn, người Nhật, người Hoa Kỳ, ông nhận thấy trong số này, có một số người Việt được học hỏi ở nước ngoài, đã thành tài và đã nổi danh.


      Ngoài những giờ dạy nhạc, trong bảy năm liền, vì sinh kế, ông đã gia nhập một ban nhạc ngoại quốc để hòa nhạc mỗi buổi chiều tại Khách sạn Palace, và đây là một dịp may để cho ông học hỏi thêm về nhạc Cổ điển Tây phương, vì ban nhạc này gồm có những nhạc sĩ có tiếng như Yvonne Leclerc, đoạt giải nhất về violon Nhạc viện Quốc gia Pháp, Renée Bondie đoạt giải nhất về violon Nhạc viện Toulouse, Becchi tốt nghiệp Nhạc viện Milan về violoncello, Charles Roques đoạt giải nhất về bassoon Nhạc viện Quốc gia Pháp.


      Năm 1940. một trong những nỗi vui lớn của ông là thành lập ban nhạc cho hội Đức trí Thể dục, gồm toàn người Việt và điều khiển ban nhạc hai chục người này trình diễn vào những buổi lễ, buổi hát do hội tổ chức tại hội quán và tại nhà Hát lớn Đô thành.


      Năm 1941, ông mới bắt đầu soạn nhạc. Ông cho biết, ông rất chú trọng về loại nhạc thuần túy, chủ tâm là nâng cao trình độ thưởng thức nhạc của thính giả Việt, các tác phẩm của ông đã được các nhà xuất bản trong nước và ngoại quốc ấn hành như Tinh Hoa, An Phú, Hương Thu, Huỳnh Lâm, SEMI tức là Société d’Editions de Musique Internationale - Hội các nhà xuất bản Quốc tế về Âm nhạc. Riêng các bài sáng tác thuộc các loại hòa tấu khúc, độc tấu dương cầm, song tấu dương cầm và vĩ cầm đã được chính ông trình bày nhiều lần trên sân khấu các nhà hát lớn ở Sài Gòn, Chợ Lớn, Nam Vang, Huế, Hải Phòng, Hà Nội và lại được Trần Văn Khê, Võ Đức Lang trình bày ở Pháp. Loại ca khúc được các ban nhạc trình bày nhiều lần trên làn sóng điện các đài phát thanh trong nước và ngoại quốc và đã thu thanh vào dĩa thương mại của những hiệu dĩa Oria, Việt Nam, Philip.


      Liên tiếp các năm 1948, 1949, 1950, 1951, ông cùng nhạc sĩ Lê Thương đưa “Xuân Thu nhạc kịch” ra mắt khán giả tại các nhà hát lớn ở Thủ đô và tại Nam Vang. Và trong những năm 1951, 1953, 1954, ông thường được mời trình tấu nhạc tại các nhà hát lớn Huế, Hải Phòng, Hà Nội với ban hợp ca Thăng Long và ban Gió Nam.


      Năm 1955, ông dự Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế tại Nam Vang cùng phái đoàn Văn nghệ Việt Nam, và ông được bầu làm chủ tịch bộ môn Tân nhạc trong Đại hội Văn hóa toàn quốc.


      Năm 1958, ông viết nhạc cho hai cuốn phim Việt: Sự tích Trầu CauÁo dòng đẫm máu do hãng Mỹ Vân sản xuất.


      Năm 1959, ông đứng ra tổ chức một ban nhạc Biệt thể cho đài phát thanh Quốc gia và đài phát thanh Quân đội.


      Vào năm 1963, trả lời phỏng vấn của Nguyễn Ngu Ý trên tạp chí Bách Khoa, ông thố lộ tâm tư:

      … Tôi chỉ là một nhạc sĩ yêu chuộng tự do và lúc nào cũng có một đời sống hoạt động độc lập, vì thế nên tôi không có những ước vọng quá xa vời. Tôi chỉ mong mỗi ngày có công việc làm để nuôi sống gia đình và được sống gần gũi với dân chúng và thiên nhiên để trong những sáng tác phẩm của mình, được nói lên đời sống thực tại của xã hội. Nhưng tôi rất hy vọng rằng nhạc Việt nói chung và Tân nhạc nói riêng sẽ sống mạnh và sẽ được tiến triển nhiều hơn khi nước nhà được thống nhất và thanh bình trở về với chúng ta.

      Từ sau 1975 cho đến nay, không thấy có hoạt động văn nghệ của ông.


      Nhạc sĩ Võ Đức Thu là một trong những nhạc sĩ lão thành của nền Tân Nhạc Việt Nam. Ông đã sáng tác từ thời phôi thai của nền Tân Nhạc Việt Nam.

      Nhạc phẩm:


      - An Phú Đông

      - Bình minh ca khúc

      - Đoàn người trên biển cả

      - Đồng quê

      - Hồn quê

      - Mưa đêm thu

      - Nhớ ai

      - Nhớ người ca vắng

      - Quyết tiến (*)

      - Tống biệt

      Huỳnh Ái Tông

      (Nguồn: huynhaitong.blogspot.com

      Tài liệu tham khảo:

      - Nguiễn Ngu Í phỏng vấn nhạc sĩ Võ Đức Thu: hocxa.com

      (*) Nhạc phẩm Quyết tiến, hợp ca: 


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhạc sĩ Anh Linh Huỳnh Ái Tông Giới thiệu

      - Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết Huỳnh Ái Tông Giới thiệu

      - Nhạc Sĩ Xuân Lôi Huỳnh Ái Tông Giới thiệu

      - Nhạc sĩ Võ Đức Thu Huỳnh Ái Tông Giới thiệu

    3. Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)

      Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)

      Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

      Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)