|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Mặc dù là tác giả của 187 nhạc phẩm, trong số có nhiều nhạc phẩm rất nổi tiếng, nhưng nhạc sĩ Thanh Sơn đã tâm sự với người viết là ông tâm đắc nhất với nhạc phẩm Nỗi Buồn Hoa Phượng, đặc biệt qua sự diễn tả của Thanh Tuyền mà theo Thanh Sơn là giọng ca nữ rất thích hợp với những sáng tác của mình vào nhưng thập niên 60 và 70 tại Việt Nam.
Người viết đã đến thăm ông tại ngôi nhà trong một hẻm đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh, Sài Gòn là nơi ông cư ngụ từ năm 1960 sau khi lập gia đình và đã được ông dành cho một cuộc nói chuyện rất thú vị, chẳng hạn như giai thoại về nhạc phẩm Nỗi Buồn Hoa Phượng đến từ một mối tình thời niên thiếu xuất phát từ Sóc Trăng.
Với một giọng kể chậm ri, Thanh Sơn cho biết: “Hồi đó tôi đi học có quen với một cô tên là Nguyễn Thị Hoa Phượng. Rồi sau đó gia đình cô đó chuyển lên Sài Gòn. Trước khi chia tay, tôi nói với cô ta là như vây là hai đứa xa nhau rồi làm sao còn gặp nhau nữa. Thì cô ấy nói mỗi năm vào mùa hè có hoa phượng thì nhớ cô ấy! Câu nói đó là vào năm 1953. Tới năm 1963, tôi chợt nhớ lại câu nói đó để viết thành ca khúc Nỗi Buồn Hoa Phượng. Lúc đầu để tựa là Nỗi buồn Của Hoa Phượng nhưng nhận thấy chữ “của” hơi nặng nên tôi bỏ đi”.
Nỗi Buồn Hoa Phượng gần đây đã được 3 tiếng hát Hương Lan, Hoàng Oanh và Như Quỳnh trình bày trên một chương trình Paris By Night đặc biệt dành cho ông cùng hai nhạc sĩ Xuân Tiên và Nguyễn Ánh 9...
Bằng giọng nói còn đôi chút ngọng nghịu, thỉnh thoảng hơi bị khựng lại do một lần bị tại biến mạch máu não cách đây khá lâu, nhưng nhạc sĩ Thanh Sơn luôn tỏ ra say sưa khi đề cập tới những hoạt động âm nhạc của mình, tính cho đến nay đã 46 năm kể từ khi ông viết tác phẩm đầu tay là Tình Học Sinh vào năm 1960.
Hơn thế nữa, những năm gần đây sức khỏe của ông không mấy đước khả quan vì bệnh bao tử. Và gần đây nhất ông đã phải trải qua một cuộc giải phẫu tim vào năm 2005, một thời gian trước khi sang Mỹ để góp mặt trong chương trình Paris By Night 83. Tỉnh lại sau khi giải phẫu, Thanh Sơn mới biết là mình còn sống mặc dù mang nhiều vết thẹo ở tay chân. “Nhưng không sao! Còn sống là được rồi”, như ông nói với một vẻ tươi tỉnh.
Đầu tiên ông được đưa vào bệnh viện 115, mổ không được nên được chuyển qua bệnh Viện Chợ Rẫy. Sau khi mổ xong ở đây ông được đưa về Bệnh Viện Điều Dưỡng ở quận 8 để nghỉ ngơi một thời gian trước khi trở về nhà.
Nhạc sĩ Thanh Sơn tên thật là Lê Văn Thiện, Ông sinh năm 1940 tại Sóc Trăng và là người con áp út trong một gia đình có 12 người con. Vợ chồng ông có tất cả 7 người con, 4 gái, 3 trai và 10 cháu nội ngoại.
Mê say văn nghệ từ khi còn bé nên việc học vấn không được nhạc sĩ Thanh Sơn chú trọng nên ông chỉ theo học được đến lớp Đệ Tứ sau khi nhiều lần thi rớt Trung Học Đệ Nhất Cấp. Và cũng vì quá ham thích ca hát nên ông đã bỏ nhà lên Sài Gòn vào năm 1957.
Vì chàng thanh niên người miền Tây ấy nhận thấy nếu muốn có được cơ hội phát triển khả năng văn nghệ của mình, không gì hay bằng đến với nơi được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông. Thế là Thanh Sơn trốn nhà lên Sài Gòn để bắt đầu cuộc sống “bụi đời” như ông nói. Thật ra ông lên Sài Gòn sống với mẹ để cùng đi làm công, làm mướn rất vất vả.
Trước đó, khi hiệp định Genève chưa được ký kết vào năm 1954, gia đình nhạc sĩ Thanh Sơn đã lâm vào tình trạng ly tán trong một hoàn cảnh sa sút do thân phụ ông bị người Pháp theo dõi bởi những hoạt động chống Pháp của mình.
Vì vậy thân phụ ông đã phải xuống tận Cà Mau trốn tránh, trong khi thân mẫu ông đã bươn chải lên tận Sài Gòn đi làm mướn. Mãi đến năm 54, gia đình ông mới lại được đoàn tụ ở Sóc Trăng. Tuy nhiên một gia đình đông người như gia đnh của ông vẫn còn ở trong tình trạng khó khăn, thiếu thốn nên thân mẫu ông vẫn ở lại Sài Gòn tiếp tục công việc vất vả của mình.
Sau khi lên Sài Gòn được 2 năm, cậu thanh niên tên Lê Văn Thiện đánh bạo ghi tên tham dự cuộc tuyển lựa ca sĩ do đài phát thanh Sài Gòn tổ chức vào năm 1959. Với tên Thanh Sơn, thí sinh Lê Văn Thiện đã oanh liệt đoạt giải nhất với nhạc phẩm Chiều Tàn của Lam Phương, trước cả nhưng thí sinh sau này đều trở thành những giọng ca nổi tiếng như Chế Linh, Phương Dung, Nhật Thiên Lan, vv...
Trước đó, trong phần sơ khảo, ông đã trình bày nhạc phẩm Gió Hoan Ca của Thẩm Oánh và đã gây ngay được chú ý với ban giám khảo. Về lý do lấy tên Thanh Sơn làm nghệ danh cho mình, người nhạc sĩ có nhiều gắn bó vói quê hương này cho biết hồi nhỏ, ông có một người bạn gái thân tên Thanh. Nhưng chẳng may cô này sau đó bị chết vì lựu đạn trong thời kỳ chống Pháp. Để tưởng nhớ về người bạn thân thời niên thiếu nên ông đã dùng tên Thanh của cô ghép với tên Sơn thành nghệ danh của mình.
Nhờ chiếm được giải nhất cuộc tuyển lựa ca sĩ năm 59 và dần dần tên tuổi được biết đến qua những chương trình ca nhạc nổi tiếng trên đài phát thanh Sài Gòn, Thanh Sơn được thu nhận vào đoàn Văn Nghệ Việt Nam của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ vào năm 60 dễ hát tại vũ trường Maxim’s cũng như được tham gia lưu diễn tại một số quốc gia Á Châu như Lào, Kăm-Pu-Chia, Singapore, Malaysia, Indonesia, vv...
Cùng một lúc, ông vẫn tiếp tục hát cho nhiều chương trình ca nhạc trên đài phát thanh cho đến cuối năm 63 với sự thay đổi hoàn toàn cơ câu tổ chức tại đây sau sự sụp đổ của nền Đệ Nhất Cộng Hòa tại miền nam Việt Nam. Cũng trong thời gian là thành viên của Đoàn Văn Nghệ Việt Nam, Thanh Sơn đã may mắn được gần gũi với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ nên cũng mon men đến với lãnh vực sáng tác.
Ngoài phần được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ chỉ dẫn, ông còn học thêm sách của nhạc sĩ này cùng của nhạc sĩ Hùng Lân và một sách của Pháp được dịch ra tiếng Việt. Thêm vào đó ông còn có may mắn được gần gũi nhiều nhạc sĩ nổi danh như Hoàng Trọng, Nguyễn Hiền, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, vv...
Thế là Thanh Sơn bước chân vào con đường sáng tác và ông coi nhac sĩ Hoàng thi Thơ là người thầy của mình trong lãnh vực này với sự nâng đỡ hết lòng của nhạc sĩ họ Hoàng...
Sau khi tung ra nhạc phẩm đầu tay “Tình Học Sinh” vào năm 60, Thanh Sơn cho ra đời ngay sau đó nhạc phẩm Lưu Bút Ngày Xanh và trở thành nổi tiếng ngay. Từ sự thành công đó, ông lên tinh thần để cho ra đời một nhạc phẩm cũng rất nổi tiếng là Mùa Hoa Anh Đào.
Nhạc phẩm này được Thanh Sơn sáng tác vào năm 1962, hai năm sau khi ông lập gia đình với người vợ hiện nay của ông mà ông cho là có khuôn mặt hao hao như một thiếu nữ Nhật Bản. Và khuôn mặt đó đã tạo nguồn cảm hứng cho ông để viết thành Mùa Hoa Anh Đào để ca ngợi người vợ thân yêu của mình.
Sau đó, Thanh Sơn đã rất hăng say trong lãnh vực sáng tác để liên tiếp cho ra đời nhiều nhạc phẩm nổi tiếng khác. Trong số có Nỗi Buồn Hoa Phượng, Nhật Ký Đời Tôi, Thương Về Cố Đô, Trả Lại Thời Gian, Những Vùng Đất Mang Tên Anh, vv...
Tất cả những nhạc phẩm này dã được in thành nhạc rời bởi các nhà xuất bản như: Minh Phát, Diên Hồng, Tinh Hoa Miền Nam, vv... Thanh Sơn cho biết thật sự việc trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng là một sự bất ngờ đối với ông vì chưa bao giờ ông nghĩ tới điều này mà chỉ nhắm tới con đường ca hát. Nhưng bây giờ được hỏi, Thanh Sơn cho biết là “Tui khoái làm nhạc sĩ hơn. Bởi vì mình là nhạc sĩ mình có tâm sự gì thì viết ra thành lời được. Ca sĩ thì chỉ diễn đạt bài của người ta làm sẵn thôi.“
Một thời gian sau ông gia nhập quân đội vào năm 1965 và phục vụ trong binh chủng Quân Vận thuộc Tổng Cục Tiếp Vận. Nhưng sau đó ông được biệt phái về Tổng Tham Mưu và vẫn tiếp tục sáng tác. Trong thời gian trong quân ngũ, ông đã viết được một số ca khúc rất nổi tiếng, nhất là Mười Năm Tái Ngộ rất được mến chuộng qua tiếng hát của Duy Khánh.
Khác với nhiều nhạc sĩ cùng thời còn ở lại Việt Nam, Thanh Sơn là một người sáng tác rất nhiều sau năm 75, có thể coi như là một trong vài nhạc sĩ sáng tác nhiều nhất.
Nhưng thật sự thời gian đầu tiên sau biến cố tháng 4 năm 75, nhạc sĩ Thanh Sơn đã lâm vào một tình trạng chán chường, tưởng như không còn có thể tiếp tục đi theo con đường sáng tác như ông tâm sự. Chán chường đến nỗi ông đã tự tử 3 lần vì ông chỉ thấy một tương lai mù mịt trước mặt. Ngay cả con cái ông cũng bị ảnh hưởng nặng nề do vấn đề sưu tra lý lịch. Có thời gian ông đã phải lặn lội đi bán chợ trời và đi bán dầu khuynh diệp cùng với nghệ sĩ Hồng Vân để kiếm miếng ăn.
Nhưng rồi dần dần Thanh Sơn đã tìm lại được nguồn cảm hứng khi ông hướng tâm hồn mình về với những vẻ đẹp của quê hương. Đề tài thuộc về thể loại nhạc quê hương của ông sau đó đã vượt trội hơn những đề tài khác là tình yêu đôi lứa và tình học sinh.
Với đề tài sau, trong thời gian đầu sáng tác, nhạc sĩ Thanh Sơn từng được coi là người nhạc sĩ của mùa hè và hoa phượng đỏ mang ít nhiều ảnh hưởng về đề tài này qua một số nhạc phẩm của Hùng Lân và Canh Thân như Hè Về, Khúc Ca Mùa Hè, Mùa Hợp Tấu, vv...
Sáng tác gần đây nhất của ông là Chiều Mưa Xứ Dừa, viết về Bến Tre trong lúc nằm trên giường bệnh vào năm 2005. Đại đa số những sáng tác về quê hương của mình, nhạc sĩ Thanh Sơn đều lấy những tỉnh thuộc miền Tây ông từng đi qua làm bối cảnh như Cần Thơ, Sóc Trăng, Châu Đốc, Hà Tiên, Bạc Liêu, Cà Mau, vv... Và từ đó rất nhiều nhạc phẩm đã được gửi đến người nghe như Áo Mới Cà Mau, Công Tử Bạc Liêu, Hành Trình Trên Đất Phù Sa, vv...
Những nhạc phẩm sáng tác sau 75 của Thanh Sơn không những chỉ được phổ biến trong nước mà còn rất được khán thính giả hải ngoại mến chuộng cùng với rất nhiều sáng tác trước 75 của ông sau khi được thu thanh trên những CD hoặc đưa vào những chương trình video. Đó là những ca khúc Gợi Nhớ Quê Hương, Hình Bóng Quê Nhà, Hương Tóc Mạ Non, vv..
Riêng về nhạc phẩm Hương Tóc Mạ Non, nhạc sĩ Thanh Sơn cho biết bắt nguồn từ tên vợ ông là Hương. Thoạt đầu nhạc phẩm này mang tựa Tóc Em Thơm Mùi Mạ, nhưng sau đó ông đổi thành Hương Tóc Mạ Non để tặng cho người vợ thân yêu của mình.
Bây giờ sau khi trải qua một cuộc giải phẫu tim, nhạc sĩ Thanh Sơn cho là ông sống một cuộc đời bình lặng “không bon chen” nữa, để tận hưởng hạnh phúc bên vợ, bên con. Đối với Thanh Sơn đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất hiện nay.
Ngoài ra khi tìm được nguồn cảm hứng ông sẽ còn tiếp tục sáng tác vì đó là niềm đam mê vô cùng to lớn của cuộc đời ông.
Sau khi có dịp sang Mỹ và ở đây hơn 2 tháng, từ ngày 8 tháng 5 đến ngày 20 tháng 7 năm 2006 vừa để thu hình video vừa nhân tiện gắp gỡ những bạn bè trong giới nghệ sĩ quen biết từ trước năm 75, nhạc sĩ Thanh Sơn đã đưa ra một số nhận xét ngắn gọn.
Theo ông cuộc sống hàng ngày ở Mỹ rất cao, trong khi sinh hoạt ca nhạc chỉ ở mức bình bình, không có gì sôi động.
Riêng về mặt tình cảm, ông khẳng định là con người ở đây không có tình cảm bằng những người ở quê nhà. Nhiều người có ý rủ ông sang Mỹ để tiếp tục hoạt động, nhưng nhạc sĩ Thanh Sơn với số tuổi 66 hiện nay cho rằng đã quá muộn, nên ông chỉ muốn gắn bó với quê hương cho đến ngày nằm trong lòng đất mẹ.
- Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học Trường Kỳ Nhận định
- Quanh Phần Giới Thiệu Nhạc Sĩ Tùng Giang Trong Chương Trình Video Paris By Night Trường Kỳ Nhận định
- Lữ Liên và lịch sử ban tam ca AVT Trường Kỳ Nhận định
- Đan Thọ (1924): Chiều Tím Trường Kỳ Nhận định
- Thanh Sơn: một lòng gắn bó với quê hương Trường Kỳ Nhận định
- Tưởng nhớ nhạc sĩ Nhật Bằng Trường Kỳ Nhận định
- Nhạc Sĩ Trần Trịnh Trường Kỳ Nhận định
- Phạm Mạnh Cương: 40 năm sống với âm nhạc Trường Kỳ Nhận định
- Nhạc Sĩ Duy Khánh Trường Kỳ Nhận định
- Ngô Thụy Miên: Tâm Sự Riêng Một Góc Trời Trường Kỳ Nhận định
• Thanh Sơn: một lòng gắn bó với quê hương (Trường Kỳ)
Nỗi Buồn Hoa Phượng và Nhạc sĩ Thanh Sơn (Phan Anh Dũng)
Nhạc sĩ Thanh Sơn, người viết cho kỷ niệm
(Cát Linh, RFA)
Nhạc sĩ Thanh Sơn - Giai điệu miền tây
(Vũ Hoàng, RFA )
Vĩnh biệt tác giả "Nỗi buồn hoa phượng" (banvannghe.com)
Nhạc sĩ Thanh Sơn: Mênh Mang Giai Điệu Học Trò (Nguyễn Thanh)
Tiểu Sử (Wikipedia)
Nỗi Buồn Hoa Phượng (Tiếng hát Thanh Tuyền)
Mùa Hoa Anh Đào (Tiếng hát Tâm Đoan)
Bài Ngợi Ca Quê Hương (Sơn Ca & Thái Châu)
Hương Tóc Mạ Non (Quang Lê & Hà Phương)
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
• Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |