|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhạc sĩ Trúc Phương
(khoảng năm 1972)
Ở quận Cam, nơi được xem là trung tâm văn hóa của người Việt hải ngoại, mỗi năm đều thực hiện những chương trình âm nhạc có chủ đề như Tình Khúc Bất Tử , Tình Ca Muôn Thuở, Tình Khúc Vượt Thời Gian, v.v... Và khi xem những chương trình này, chúng ta thường bắt gặp những dòng nhạc của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Đoàn Chuẩn, Văn Phụng... Khán thính giả đi nghe và xem cũng đã hiểu rằng dù muốn dù không, khi nghe đến chủ đề Tình Ca Muôn Thuở thì không có nghĩa là chẳng dành chỗ cho những dòng nhạc quê hương mà nhiều người thường gán thêm cho cái tên là “nhạc sến”.
Theo tôi, gọi tên như thế nào cũng được. Nghe hai từ ngữ “nhạc sến” riết rồi tôi cũng chẳng bận tâm làm gì. Nhưng nếu ai hỏi tôi thế nào là Tình Ca Muôn Thuở hay Tình Khúc Bất Tử, thì tôi sẽ định nghĩa rằng bất cứ bài nhạc nào mà sống mãi với thời gian, nghĩa là 30, 40, 50 năm rồi mà những bài nhạc đó vẫn còn được hát qua nhiều thế hệ. Và theo luận cứ đó, một dòng nhạc có gần 100 tác phẩm đã trường tồn qua 4, 5 thập niên mà vẫn còn được phổ biến một cách say sưa hơn bao giờ hết, đó là dòng nhạc của cố nhạc sĩ Trúc Phương.
Nhạc Trúc Phương có rất nhiều nét đặc thù, một trong những nét đặc thù đó là âm điệu mang hơi hám ngũ cung rất gần gũi với cải lương hay dân ca Nam Bộ. Nhưng chính cách sử dụng ngôn từ thành lời hát mới chính là điểm tuyệt diệu của nhạc Trúc Phương. Nếu như trong dòng nhạc Trịnh Công Sơn, chúng ta thường gặp rất nhiều những cụm từ ngữ như đôi vai gầy, nắng khuya, vườn khuya, gót chân, bàn tay… thì nhạc Trúc Phương thường có ngọn đèn đêm, con phố nhỏ… Tuy nhiên có một từ ngữ duy nhất mà theo tôi cái từ ngữ đơn độc, chính là nét đặc thù độc nhất vô nhị, tiêu biểu nhất cho dòng nhạc của Trúc Phương. Xin thưa chữ đó, từ ngữ đó là chữ “trót” đã được ông sử dụng trong rất nhiều bài ca viết cho tình yêu và thân phận con người.
Xin được mở đầu sự dẫn chứng của tôi bằng ca khúc Chiều Cuối Tuần:
Anh ơi tôi lên đường phố cũ tìm anh chiều hẹn hò
Cho nhau niềm vui cuối tuần
Vì hơn mấy lần, vắng anh trời kinh đô nghe xao xuyến bước cô đơn
Ai quên ai khi bàn tay trót nằm trong lòng tay rồi
Anh ơi chuyện hai chúng mình mộng xưa khó thành
Biết nhau chiều hôm nay xin nhớ mãi về sau này
Lãng mạn làm sao, tình tứ làm sao với chữ trót nối kết bàn tay và lòng tay. Bàn tay trót thì bước chân cũng trót như trong ca khúc Buồn Trong Kỷ Niệm sau đây:
Nụ cười ngày xưa chết trên bờ môi héo mòn tuổi đời
Đi thêm một bước trót nhớ thêm một bước
Nếu ta còn nhớ mắt môi người cũ
Xin mang theo tiếng yêu khi gọi anh với em
Ca khúc Nửa Đêm Ngoài Phố, một tuyệt tác phẩm của Trúc Phương đã gắn liền với tiếng hát liêu trai Thanh Thúy. Và có lẽ cô Thanh Thúy là người hát chữ trót của Trúc Phương hay nhất:
Buồn vào hồn không tên
Thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời
Đường phố vắng đêm nao quen một người
Mà yêu thương trót trao nhau trọn lời
Tài tình làm sao, hết bàn tay, qua bước chân thì bây giờ lại đến đôi môi. Lời yêu thương nào trót trao nhau trên đường phố khuya cho một người không hẹn đến để rồi vương vấn cả một đời?
Trong ca khúc Chuyện Chúng Mình, lấy ý thơ của bài thơ cùng tên của thi sĩ Nhất Tuấn, thì chữ trót được thăng hoa:
Khuya nay anh đi rồi, làm sao em ngăn được
thà vui đi cho trót đêm nay
Thật diễm tuyệt làm sao với câu “thà vui đi cho trót đêm nay”. Trong cái e ấp của chuyện chúng mình, chính chữ trót ở đây đã làm bừng lên sự khao khác yêu đương.
Còn với ca khúc Hình Bóng Cũ, nhạc sĩ Trúc Phương diễn tả một cuộc tình đã gãy đổ, nhưng người trong cuộc biết rằng tình yêu của họ vẫn còn rất nồng nàn. Thế nhưng cuộc đời đã trót chia hai lối rẽ, cho nên dù rất muốn gặp nhau, dù đường không xa mấy vậy mà họ vẫn không thể nào đến được với nhau. Chữ trót trong ca khúc này nghe thật bẽ bàng làm sao:
Nhiều khi chân bước nhỏ đi vào thương nhớ
muốn lên phố xưa tìm thăm người bạn đời
đường không xa nhưng mình trót cách hai lối mộng rồi
Trong ca khúc Hai Lối Mộng, chữ trót của Trúc Phương vừa nói lên nỗi bẽ bàng nhưng lại chất chứa cả một trời tiếc nuối:
Xin giã biệt bạn lòng ơi
Trao trả môi người cười
Vì hai lối mộng hai hướng trông
Mình thương nhau chưa trót
Thì chớ mang nỗi buồn theo bước đời
Cho dù chưa lần nói...
Với Mưa Nửa Đêm, nhạc sĩ Trúc Phương gửi nỗi niềm luyến tiếc của một chuyện tình không trọn vẹn vào trong tận cùng sâu thẵm của lòng đêm. Có khi nào chúng ta thức trắng đêm, nghe tiếng mưa rơi lúc nửa đêm mà chạnh lòng nhớ đến một người nào đó đã đi qua đời mình?
Khi trót gửi những hình ảnh của tim vào lòng đêm
những kỷ niệm cho nhau nếu mất đi xin đừng quên
Tôi thiếp đi trong niềm vui và đêm rớt những giọt mưa cuối cùng
Và những tình cảm đã trót trao của Trúc Phương luôn luôn có con phố nào đó làm nhân chứng, như trong ca khúc Người Xóm Cũ. Chữ trót trong ca khúc này lại là một lời trách móc:
Trời chiều trang điểm phấn mây
không làm xinh lại mắt gầy
Từ độ người trai trót đi lạc hướng đời
lần này tính lại thời gian rớt nặng trên vai
Nhưng không phải chỉ có tình yêu, nhạc sĩ Trúc Phương mới dùng chữ “trót” mà trong ca khúc Tình Đêm Phố Cũ thì chữ trót đã được sử dụng để nói lên cái nghiệp, cái nợ đời của những người trót mang kiếp cầm ca:
Thương cho những người mang kiếp cầm ca
nức nở bên cung đàn làm vui cho nhân thế
Nhiều đêm nhìn mưa rơi lá đổ
tâm hồn man mác buồn làm phố cũ cũng buồn theo
Thương tiếc để mà chi, mua chuỗi cười ngày biệt ly
Tôi trót trao tình ai. Phố cũ đêm ngày
Tâm tư gởi vào đây
Nhạc sĩ Quốc Dũng đã viết ca khúc Còn Mãi Khúc Tình Ca, như một lời chia sẻ trân trọng của một người yêu mến nhạc Trúc Phương. Và như nhạc sĩ Quốc Dũng đã viết thay cho chúng ta rằng vì sao nhạc của Trúc Phương vẫn làm say đắm lòng người trong những đêm bạn bè thức trắng đêm thâu ôn lại những cuộc tình buồn dĩ vãng:
Tôi biết anh từ lâu
Từ lần thức trắng đêm thâu
Lắng nghe lời ca nức nở
Với cung nhạc buồn muôn thuở
Anh viết bao tình ca
Dạt dào như gió mưa sa
Đã ru hồn tôi đẫm lệ
Những lần ân tình rời xa
Anh đã theo trời mây
Để lại bao khúc mê say
Ngọt ngào dịu ấm men cay
Trong nỗi yêu thương buồn tràn đầy
Tôi với bao bạn thân
Còn nghe xao xuyến lâng lâng
Và như luôn thấy dáng anh
Trong nỗi đau khi tàn cuộc tình sầu
Còn rất nhiều những tác phẩm của Trúc Phương có chữ “trót” mà ông viết cho những cuộc tình không trọn vẹn. Nhưng có lẽ trong ca khúc Thói Đời ông đã viết chữ trót cho chính cuộc đời ông. Chính vì thế mà ca khúc Thói Đời đã là định mệnh cho cuộc đời không may của nhạc sĩ Trúc Phương: Ông đã qua đời năm 1996 hưởng thọ 57 tuổi, cái tuổi phải nói là khá trẻ cho một kiếp người. Nhưng khi xem đoạn phỏng vấn trên DVD Asia 55 Hát Với Thần Tượng được thực hiện một thời gian rất ngắn trước lúc ông mất, mới thấy tuổi già đã chồng chất thật khắc nghiệt trên gương mặt của ông. Trúc Phương sống những ngày cuối đời trong nghèo khó, và lẻ loi. Xin hãy nghe cho trọn ca khúc Thói Đời để thương xót cho một kiếp người bạc phận.
Đường thương đau đày ải nhân gian
ai chưa qua chưa phải là người !
Trong thói đời, cười ra nước mắt !
Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu.
Giờ giàu sang quên kẻ tâm giao,
còn gian dối cho nhau.
Người yêu ta rồi cũng xa ta
nên chung thân ta giận cuộc đời !
Đôi mắt nào từng đêm buốt giá !
Bên chiếu chăn tình xa nhịp thở,
Tiền đổi thay khi rủ cơn mê
để chua xót trên lối về !
Rượu trần ai gội niềm cay đắng.
Những suy tư in đậm cuộc đời,
Mình còn ai đâu để vui
khi trót xa vũng lầy nhân thế.
Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi.
Bạn quên ta tình cũng quên ta
nên trắng đêm thui thủi một mình !
Soi bóng đời bằng gương vỡ nát,
Nghe xót xa ngời lên tròng mắt.
Đoạn buồn xa ta đã đi qua.
Ngày vui tới, ôi còn xa.
Ca khúc Thói Đời của nhạc sĩ Trúc Phương đối với cá nhân tôi là một tuyệt tác phẩm ca nhạc. Ai trong chúng ta sống kiếp con người mà không có lần nào phải thốt lên câu “Đường thương đau đày ải nhân gian, ai chưa qua chưa phải là người”? Ông đã để lại cho đời biết bao nhiêu là tác phẩm bất tử. Những ca khúc “dạt dào như gió mưa sa”, những ca khúc “đã ru hồn ta đẫm lệ”. Và, mỗi khi chúng ta hát nghêu ngao hay nghe một ca khúc nào đó của Trúc Phương, hãy nhớ đến ông, một nhạc sĩ đã “trót” viết nhạc tình cho cuộc đời.
- Trúc Phương, Người "Trót" Viết Nhạc Tình Duy Tâm Nhận định
• Nửa Đêm Ngoài Phố (Thanh Thúy)
• Trúc Phương, Người "Trót" Viết Nhạc Tình (Duy Tâm)
Trúc Phương: Câu Chuyện Chủ Nhật
(Nguyễn Đình Toàn)
Nhớ nhạc sĩ Trúc Phương (1933 – 1995)
(vuthat.com)
Phỏng vấn nhạc sĩ Trúc Phương (Asia)
Tiểu Sử (Wikipedia)
Những Tình Khúc của Nhạc Sĩ Trúc Phương: Phần I - Phần II (Asia)
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
• Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |