1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Phỏng vấn nhạc sĩ Từ Công Phụng, Sáng tác như một chia sẻ hạnh phúc (Trịnh Thanh Thủy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      27-6-2019 | ÂM NHẠC

      Phỏng vấn nhạc sĩ Từ Công Phụng, Sáng tác như một chia sẻ hạnh phúc

        TRỊNH THANH THỦY
      Share File.php Share File
          

       


          Nhạc sĩ Từ Công Phụng

      Khi những giọt lệ nhỏ xuống cho niềm đau thăng hoa thành một thứ nguyên sinh chăm bón cho cây hạnh phúc con người trổ trái thì chúng ta có thể mang niềm đau ấy theo ta như một hành trang vỗ về cho cuộc đời. Rung một cánh nhạc buồn; Rơi một ngấn lệ sầu; Có ai hay người khóc trong tinh cầu lẻ loi… Gom môt chút nắng vàng; Hát lên soi hạnh phúc trên tháng ngày đã qua(trên tháng ngày đã qua/ Từ Công Phụng).


      Từ Công Phụng đã rung những cánh nhạc, gom sương sớm, nắng mai để soi tìm hạnh phúc cho những tâm hồn rạn vỡ vì đớn đau chất ngất. Ông đã dùng cung bậc buồn của một chiếc que diêm thắp sáng hương tình đằm thắm trên những đêm sâu, những cõi buồn, ngô nghê tan hoang và tàn vỡ. Ông hát và sáng tác nhạc như một chia sẻ hạnh phúc, kể cả những hạnh phúc thấm đẫm niềm đau.


      Từ Công Phụng là một nhạc sĩ Việt Nam (gốc Cham-Islam) nổi tiếng. Nói đến Từ Công Phụng, khán thính giả miền Nam Việt Nam trước 75 không quên hình ảnh và tiếng hát trầm ấm, rất đặc thù của ông trong những ca khúc do chính ông sáng tác. Giữa những dòng nhạc mới khai sinh dậy lên trong thập niên 1960, 1970 của Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn và Lê Uyên Phương.., dòng nhạc Từ Công Phụng khi hạnh phúc khi chất ngất đau thương, lãng đãng trôi góp tiếng cùng tuôn chảy. Những "Bây giờ tháng mấy", "Mắt lệ cho người", "Giọt lệ cho ngàn sau", "Trên ngọn tình sầu", "Mùa xuân trên đỉnh bình yên” là những nhạc phẩm tiêu biểu của ông.


      Nhạc sĩ Từ Công Phụng tham gia hoạt động sáng tác từ năm 1960. Ông học Luật và Văn Khoa và từng là biên tập viên đài phát thanh Tiếng Nói Tự Do (VOF). Trong thời gian học Đại học Văn Khoa, ông thường sinh hoạt ở Quán Văn trong khuôn viên Văn Khoa từ 1968, cùng thời với Khánh Ly và Trịnh Công Sơn và đã thu một Cuốn băng (Tơ Vàng 3) vào năm 1971. Ông rời Việt Nam từ tháng 10 năm 1980 và hiện đang định cư tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ.


      Trịnh Thanh Thủy: Trước năm 1975 anh cùng nhạc sĩ Lê Uyên Phương thành lập ban nhạc “Ngàn Thông, chơi trên đài phát thanh Đà Lạt, xin anh kể về hoạt động này, ngày ấy.


      Từ Công Phụng: Những ngày tháng tôi sống ở Đà Lạt, vào năm 1965 tôi có chơi nhạc với anh Phương tức Lộc. Chúng tôi có thành lập một ban nhạc nhỏ tên “Ngàn Thông”, mỗi tuần 1 ngày lên đài phát thanh, thu và phát trực tiếp. Thời sinh viên ấy mà, chúng tôi chỉ chơi cho vui.


      TTT: Anh hát nhạc của ai?


      TCP: Đặc biệt trong quãng đời sinh hoạt văn nghệ của tôi, tôi chỉ hát toàn nhạc mình viết thôi, hiếm khi hát nhạc người khác. Anh Lộc (Lê Uyên Phương) cũng vậy.


      TTT: Xin cho biết quá trình sáng tác một ca khúc của anh. Khi một ý tưởng hay cảm hứng tới anh bắt đầu một nhạc phẩm như thế nào? Giai điệu hay ca từ đi trước?Anh mất bao lâu cho một ca khúc?


      TCP: Tôi sáng tác tùy lúc, tùy hứng khởi mà viết. Thường là giai điệu trước, sau đó mới khai triển và tìm ca từ sau. Hoặc có khi, ca từ thành hình trước trong đầu rồi nương theo đó mà viết giai điệu. Có hai cách như thế nên hứng đến bằng cách nào thì làm theo cách đó. Thời gian thì một ca khúc có khi mất 1, 2 ngày mới xong, khi chỉ vài tiếng đồng hồ, tùy theo cảm hứng. Bài lâu nhất mất vài tháng, vì phải chăm đi chăm lại.


      TTT: T nhận thấy trong thập niên đầu mới sáng tác, dòng nhạc tình của anh có âm hưởng hạnh phúc, êm đềm, ca từ lãng mạn, tươi đẹp, yên bình. Tuy nhiên càng về sau, nội dung các ca khúc của anh có khuynh hướng đổi chiều qua những triết lý nhân sinh, lẽ vô thường và thân phận con người. Xin anh cho biết lý do về sự xoay chiều này.


      TCP: Thực ra điều đó có xảy ra cũng vì nó xoay vần theo chiều hướng của cuộc sống mà phát triển thôi. Nghĩa là khi tôi còn là một sinh viên, một thanh niên mới lớn, cái nhìn về tình yêu còn lãng mạn nên khi sáng tác, nhạc tình của tôi đầy hạnh phúc. Tuy nhiên khi đã sống nhiều hơn, từng trải thì sự suy nghĩ thay đổi, xoay chiều và thuận theo lẽ tự nhiên của dòng đời trôi chảy, nên nét nhạc có thay đổi.


      TTT: Thập niên 70, chiến cuộc gia tăng, đời sống học sinh, sinh viên xáo trộn, triết lý hiện sinh du nhập vào Việt Nam. Một số giới trẻ bị Âu hoá, chạy theo phong trào Hippy, sống thác loạn và bất cần ngày mai. Là một sinh viên ngành Luật, anh và dòng nhạc anh có bị ảnh hưởng không?


      TCP: Với tôi giai đoạn như thế không ảnh hưởng đến tôi và dòng nhạc. Tôi quan niệm một cách đơn giản và dễ dàng lắm. Sống không phải là thác loạn, sống phải nghiêm túc, có niềm tin, dựa vào một căn bản cho đời sống mình, không được buông thả. Chính tôi cũng không thích buông thả, cái gì cũng phải đâu vào đó. Đời sống buông thả với tôi là một bệnh hoạn, nó không làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Tôi cố giữ bản chất mình, nên đời sống của tôi bình lặng. Tôi quan niệm mang lại hạnh phúc cho đối tượng của mình, nên những gì tôi thổ lộ trong âm nhạc và ca từ của tôi, chẳng qua tôi muốn chia sẻ hạnh phúc đến với tất cả mọi người. Hơn nữa dù có gì xảy ra tôi không chán chường đến độ buông thả và giữ chừng mực cho hạnh phúc mình không bị chao đảo.


      TTT: Chữ “Em” trong những ca khúc của anh có phải từ những nhân vật của những cuộc tình qua đời mình, một hình bóng, một người nữ nào hay chỉ là một tiếng gọi?


      TCP: Nói chung từ “Em” trong đó có ý mông lung hoặc khi tôi nhớ lại một thời nào đó trong đời sống mình, chứ không nhất thiết là hình ảnh một người tình nào đó nhất định. Ví dụ như tôi viết “Ai chia giọt nắng se buồn, như ta rồi cũng xa nguồn, làm sao cho em biết tình ta vẫn lấp lánh trong khung trời bát ngát. Làm sao cho em biết tình ta như núi biếc, như sông dài biển rộng.” Do đó chữ “Em” chỉ là một tiếng gọi.


      TTT: Trước 75, anh đã từng làm biên tập viên cho đài VOF với các nghệ sĩ nổi tiếng như Kim Tước, Hồ Đăng Tín, Lê Gia Thẩm và Hoàng Quốc Bảo. Xin anh cho nghe về sinh hoạt đời sống thường nhật đó.


      TCP: Tôi có làm cho đài phát thanh VOF và cùng làm với chị Kim Tước, cũng về âm nhạc nhưng mỗi người phụ trách một chuyên mục khác nhau. Chị Kim Tước lo một chương trình nhạc Tây Phương. Chị biên tập những bài hát ngoại quốc, viết và dẫn giải về văn hoá và âm nhạc xứ đó cho tường tận. Còn tôi thì viết lời giới thiệu các bản nhạc Việt Nam.


      TTT: Xin lỗi cho T ngắt lời anh, T là hậu bối nên chưa và nghe biết về đài phát thanh này, xin anh cho biết sơ qua về đài phát thanh và ý nghĩa của “VOF”. Hình như mục đích và những thông điệp nó chuyển tải có tính chính trị?.


      TCP: Đài phát thanh Đài VOF tượng trưng cho Voice Of Freedom tức đài Tiếng Nói Tự Do trực thuộc Đài Mẹ Việt Nam do Hoa Kỳ tài trợ. Trụ sở của đài này đặt ở số 7 đường Hồng Thập Tự, Sài Gòn. Các trạm phát sóng của nó đặt ở Thủ Đức, Cát Lở, Vũng Tàu và Thanh Lam, Huế.


      Để thực hiện chương trình chiến tranh tâm lý, đài Mẹ Việt Nam chủ trương hoàn toàn về chính trị và thông tin còn đài Tiếng Nói Tự Do phát sóng chuyên về văn nghệ và tin tức. Chúng tôi làm việc với giám đốc là ông Vũ Quang Ninh và rất nhiều văn nghệ sĩ khác như Linh Sơn, Lê Tuấn, Lữ Liên, Phạm Long, Kim Tước, Hoàng Quốc Bảo, Vũ Đức Duy, Vũ Huyến, Bạch Yến, Anh Ngọc…


      Mục tiêu việc làm của chúng tôi là phát thanh về miền Bắc những sản phẩm tinh thần của người tự do cho ngoài ấy nghe để họ hiểu ở trong Nam chúng tôi có tự do. Muốn nghe loại nhạc nào, thích thì nghe, hát cũng vậy, thích loại nhạc nào thì hát loại nhạc đó. Tình cảm hay tiền chiến đều được cả. Nó cũng chuyển tải một thông điệp hay tuyên truyền về sự tự do trong lối diễn đạt tình cảm của con người, về tiếng nói tự do của trái tim và khối óc để khuyến khích tinh thần người nghe rằng “Hãy tự do lên”. Chúng tôi cũng muốn chia sẻ những sinh hoạt, những gì xảy ra trong đời sống người dân trong Nam cho ngoài Bắc biết. Chúng tôi phát thanh về Bắc nhạc tiền chiến, nhạc trẻ, nhạc Pháp và Tây Phương. Bởi vì chúng tôi nghĩ ngoài ấy không được nghe nhạc tình cảm và tiền chiến. Chúng tôi phát cả những bài nhạc tiền chiến của các tác giả quen thuộc với miền Bắc mà những tác giả này ở lại miền Bắc nhưng họ bị cấm đoán không được nghe và sáng tác nhạc của họ.


      TTT: Như vậy vai trò của âm nhạc khi ấy có tính cách chiêu hồi?


      TCP: Đúng vậy, âm nhạc miền Nam tự nó có tính chiêu hồi. Tôi được biết qua những người hồi chánh đã kể lại người dân Bắc vẫn nghe lén và họ rất thích dù chính quyền miền Bắc dùng mọi cách để ngăn chặn. Trước đó có đài Gươm Thiêng Ái Quốc, nó khơi dậy lòng căm phẫn của nhân dân miền Bắc đối với chế độ Cộng Sản. Còn đài Mẹ Việt Nam khơi lại lòng yêu thương của người mẹ có những đứa con đi chiến đấu không về, “Sinh Bắc, tử Nam”.


      TTT: Nói đến đời sống của một nghệ sĩ, giai đoạn khó khăn nhất của anh là khi nào? Làm sao anh có thể thoát ra? Âm nhạc có giúp gì cho anh không?


      TCP: Nói về nỗi khó khăn, mỗi người có một định mệnh khác nhau. Đến một lúc nào đó mỗi người trong chúng ta phải trải qua những thăng trầm của cuộc sống. Nó có nguyên nhân từ bên ngoài và tác động đến bên trong của mình. Cái tôi gặp trắc trở nhất trong đời là lúc miền Nam thất thủ, giai đoạn từ 1975 tới 1980. Khi ấy đời sống của tôi trở nên bất ổn. Không có gì bám víu vào mà sinh sống nên việc mưu sinh rất vất vả. Phải làm bất cứ gì có thể để nuôi sống con cái và gia đình. Thời gian này ăn còn không đủ, tâm trí đâu mà sáng tác nhạc. Tuy nhiên vì âm nhạc là sở thích của tôi nên tôi rất quí âm nhạc. Qua bao nhiêu thập niên tôi vẫn giữ được mức sáng tác tuy không nhiều nhưng vẫn đeo đuổi nó, giống như một lần tôi có nói với các bạn trẻ rằng “Nếu các bạn thích nhạc thì hãy sống với nó, sống thực tình và đeo đuổi nó, thì các bạn sẽ thành công”.


      Khi có hứng, ý tưởng sáng tác đến, nhưng tôi chỉ giữ kín trong đầu, trong sâu thẳm tâm tư đời sống mình. Nếu có viết cũng không để lộ vì bị cấm. Sau này khi ra hải ngoại mới dám cho phổ biến. Khi đến Mỹ và định cư, tôi viết bài “Khi tôi đến nơi đây” là bài hát đầu tiên ở Hoa Kỳ. “Khi tôi đến nơi đây nắng rực rỡ ngoài khoang trời xa,/ và lòng tôi thấy rộng mở những thiên đường…. tôi đã thấy trái tim hiền hòa/tôi đã thấy nụ cười bao dung/ tôi nghe biết những bài tình ca của đất nước thanh bình…” Khi tôi trình bày bài này, tôi thấy khán giả xúc động và khóc, tôi cũng xúc động như họ. Từ đó tôi bắt đầu viết lại những gì tôi nghĩ khi trước và sáng tác trở lại.


      TTT: Xin cám ơn anh, và chúc anh an bình cùng những sáng tác ngày càng sung mãn hơn.


      Trịnh Thanh Thủy

      vietbao.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Mùa thu tưởng niệm nhà văn Cao Xuân Huy Trịnh Thanh Thủy Hồi ức

      - Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về Trịnh Thanh Thuỷ Du ký

      - Hoạ sĩ Rừng: Về bên cuống nhau của mẹ Trịnh Thanh Thủy Nhận định

      - Thơ, nhạc, hồng vàng và Nguyễn Đình Toàn Trịnh Thanh Thủy Giới thiệu

      - Huy Tưởng và nhịp sáu, tám trên vách đêm Trịnh Thanh Thủy Nhận định

      - Kho sách xưa quí hiếm của Thi Sĩ Thành Tôn Trịnh Thanh Thủy Giới thiệu

      - Phỏng vấn nhạc sĩ Từ Công Phụng, Sáng tác như một chia sẻ hạnh phúc Trịnh Thanh Thủy Phỏng vấn

      - Nhạc sĩ Thanh Trang Trịnh Thanh Thủy Phỏng vấn

      - Đinh Cường, Nghệ Thuật Là Cứu Rỗi, Kỷ Niệm Là Đam Mê Trịnh Thanh Thủy Nhận định

      - Lam Phương, người nhạc sĩ của khăn tay và nước mắt Trịnh Thanh Thủy Nhận định

    3. Bài viết về nhạc sĩ Từ Công Phụng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Từ Công Phụng

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tình Yêu trong dòng nhạc của Từ Công Phụng (Phan Anh Dũng)

      Phỏng vấn nhạc sĩ Từ Công Phụng, Sáng tác như một chia sẻ hạnh phúc (Trịnh Thanh Thủy)

      Nhạc Sĩ Từ Công Phụng (cothommagazine.com)

      Vài Kỷ Niệm với Nhạc Sĩ Từ Công Phụng (Phan Anh Dũng)

      Nhạc sĩ Từ Công Phụng (Mặc Lâm)

      Từ Công Phụng: ‘Chỉ có tình yêu mới làm nên giá trị con người’ (Hà Vũ)

      Tình Ca Từ Công Phụng, một đêm nhạc sâu lắng (Băng Huyền)

      Âm nhạc và tình yêu của Từ Công Phụng (Hà Giang)

      Tiểu sử (wiki)

       

      Tác phẩm của Từ Công Phụng

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nhạc Từ Công Phụng (Trần Năng Phùng)

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)

      Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)

      Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

      Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)