1. Head_

    Nguyễn Mạnh An Dân

    (15.3.1945 - 7.9.2019)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      9-7-2024 | ÂM NHẠC

      Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng

        DU TỬ LÊ
      Share File.php Share File
          

       


            Nhạc sĩ Nguyễn Vũ

      Từ một ngày lễ trọng của những Ky tô hữu, với thời gian, Giáng Sinh đã trở thành đại lễ chung của mọi người, không phân biệt tôn giáo, nhất là đối với tinh thần của người Việt Nam.


      Tính phổ cập này, người ta thấy rõ, không chỉ là những biểu lộ hân hoan trên đường phố, trong gia đình mà, còn thể hiện qua văn học, nghệ thuật nữa.


      Nhìn lại hai mươi năm VHNT miền Nam, chúng ta thấy, có rất nhiều sáng tác liên quan tới Giáng Sinh, của cả những “kẻ ngoại đạo,” đã trở thành những tác phẩm vượt qua được sự sàng lọc gay gắt của thời gian.


      Hơn thế, cũng có những sáng tác, nhất là ở lãnh vực thi ca hay âm nhạc, còn trở thành chiếc bóng thứ hai, sau chiếc bóng hình hài. Nó là chiếc-bóng-tâm-cảm trải qua nhiều thế hệ. Điển hình cho trường hợp này, tôi trộm nghĩ, chúng ta có ca khúc “Bài Thánh Ca Buồn” của nhạc sĩ Nguyễn Vũ.


      Ca khúc được mở đầu bằng câu hỏi “Bài thánh ca đó còn nhớ không em?" Trước khi được tác giả đưa dẫn tới những hồi tưởng kỷ niệm, những nguyện cầu trăm năm - - Mà, kết cuộc là một chia ly bằn bặt, khi người con gái có đời khác, với biểu tượng ước lệ là “xe hoa và xác pháo:”

      “… Noel năm nào chúng mình có nhau/ Long lanh sao trời thêm đẹp môi mắt/ Áo trắng em bay như cánh thiên thần/ Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân/ Cùng nhau quỳ dưới chân Chúa cao sang/ Xin cho đôi mình suốt đời có nhau/ Vang trong đêm lạnh bài ca Thiên Chúa/ Khẽ hát theo câu đêm thánh vô cùng/ Ôi giọng hát em mênh mang buồn.../ Rồi mùa giá buốt cũng qua mau/ Lời hẹn đầu ai nhớ dài lâu/ Rồi một chiều áo trắng phai màu/ Em qua cầu xác pháo bay sau...” (1)

      Sau phiên-khúc một và điệp-khúc, khi trở lại với ca khúc của mình, tức phiên-khúc hai, lần này, tác giả “Bài Thánh Ca Buồn” lại gửi một câu hỏi khác (không phải cho người yêu của ông) - - Mà đó là một câu tự hỏi mình (Cũng có thể hiểu, như một câu hỏi cho Thiên Chúa): “Lời nguyện mình Chúa có nghe không”? Trước khi bước vào tán-thán hay giãi bày tâm sự, ở những Giáng Sinh kế tiếp, còn lại của đời ông:

      “Sao bây giờ mình hoài xa vắng/ Bao nhiêu đêm Chúa xuống dương gian/ Bấy nhiêu lần anh nhớ người yêu.../ Rồi những đêm thánh đường đón Noel/ Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu!/ Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối/ Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn/ Đêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi...!”

      “Bài Thánh Ca Buồn” hiển nhiên là một câu chuyện được kể bằng âm nhạc với đầy đủ nhập đề, thân bài và kết luận - Nhưng tính tha thiết, chân thành của ca khúc từ giai điệu tới ca từ; vì thế, với thời gian, nó đã trở thành một chiếc bóng thứ hai, u uẩn, đeo dính tâm hồn nhiều người nghe, trải qua nhiều thế hệ. Tôi muốn gọi đó là chiếc-bóng-tâm-cảm hay, một thứ kinh-nguyện-riêng của những người yêu nhau, bất hạnh.


      Trong một bài viết hiện có trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ghi ngày 20 Tháng Mười Hai, 2012, tác giả Đức Bình của BBC ghi nhận nhau sau:


      “… Đã 40 năm trôi qua, giờ đây khi đặt câu hỏi, trong số các bài hát việt về Giáng sinh, ca khúc nào phổ biến nhất, câu trả lời chắc chắn sẽ là ‘Bài Thánh Ca Buồn’ của nhạc sĩ Nguyễn Vũ, vẫn không ngừng ngân vang trong những đêm lạnh…”



           Tranh họa sĩ Đinh Cường

      Vẫn theo tác giả này thì nhạc phẩm “Bài Thánh Ca Buồn” một ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Vũ, sáng tác năm 1972, tức cách đây đúng 40 năm và được hãng đĩa Sơn Ca mua độc quyền; mà người hát đầu tiên là ca sĩ Thái Châu.


      Tác giả Đức Bình cho biết, nhạc sĩ Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh. Ông sinh năm 1944 tại Hà Nội. Nhưng trọn thời thơ ấu ông sống ở Đà Lạt. Chính thành phố sương mù này đã tác động nhiều đến bước đường âm nhạc của Nguyễn Vũ.


      Vẫn theo Đức Bình thì:

      “… Năm 12 tuổi (1956), cậu bé Tuấn Khanh từng đoạt giải nhất đơn ca thiếu nhi do đài phát thanh Đà Lạt tổ chức. Năm 23 tuổi, Nguyễn Vũ có bản nhạc đầu tay ‘Huyền Thoại Chiều Mưa’… Hiện tại, ông có 4 người con gái đều đã trưởng thành nhưng không có ai theo nghiệp âm nhạc của cha. Hiện ông đang mở lớp dạy đàn, dạy nhạc tại Sài Gòn.


      “Mỗi ca khúc đều có một số phận, nhưng sau hơn 40 năm khi ca khúc ra đời, cha đẻ của Bài Thánh Ca Buồn - nhạc sĩ Nguyễn Vũ - vẫn còn nguyên sự phấn khích: ‘Tôi không nghĩ ca khúc này lại được nhiều khán giả yêu mến đến thế. Khi viết ca khúc ấy, đơn giản tôi đang hoài niệm quãng thời trai trẻ của mình. Cái thời mà tôi chỉ dám ngắm nhìn người tôi mến, không dám mở lời làm quen.’


      “Ông kể rằng năm 14 tuổi, ông bị mê đắm bởi một cô gái người công giáo tại thành phố Đà Lạt sương mù. Tình cảm ấy khiến ông cứ lẽo đẽo theo cô trên đường đến nhà thờ. Trong một lần tan lễ, trời mưa rất to, cả hai đành phải trú mưa chung dưới một hiên nhà. Lúc ấy cũng đúng ngày lễ Giáng Sinh. Cô gái và người nhạc sĩ đều im lặng. Khi nghe ca khúc Silent Night (Đêm Tánh Vô Cùng) phát ra từ nhà bên cạnh, cô gái lẩm nhẩm hát theo, hình ảnh ấy cứ ám ảnh người nhạc sĩ cho đến nhiều năm sau đó, ‘trái tim của một gã trai mới lớn thổn thức đến tội nghiệp nhưng lại không có can đảm để làm quen,’ vào năm 1972, Nguyễn Vũ đã viết lại cảm xúc của mình. Và ‘Bài Thánh Ca Buồn’ đã ra đời’ (…)


      “Ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 Tháng 12. Ngày nay, ngoài việc cộng đồng công giáo tổ chức lễ Noel theo những nghi lễ của tôn giáo nghiêm trang của mình, lễ Giáng sinh còn là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp của nhiều tầng lớp dân chúng nói chung, và đối với họ, Noel là một ngày Hội hơn là một ngày Lễ.


      “Đã 40 năm kể từ khi ca khúc ‘Bài Thánh Ca Buồn’ ra đời, đến nay nó vẫn được nhiều người nghe, thích và tiếp tục hát, thậm chí đang có xu hướng trẻ hóa dần dần. “Bài Thánh Ca Buồn” đã thực sự trở thành một trong những ca khúc pop-ballad được nhiều người Việt ưa chuộng vào mỗi dịp Giáng sinh.”

      Bài Thánh Ca Buồn - Nhạc sĩ Nguyễn Vũ trình bày

      Tôi không biết tương lai, để thích ứng với xu hướng âm nhạc mới, rồi đây, ca khúc “Bài Thánh Ca Buồn” của nhạc sĩ Nguyễn Vũ sẽ được hòa âm theo dạng thức nào? Nhưng, cách gì thì ca khúc này, cũng sẽ mãi là một thứ chiếc-bóng-tâm-cảm hay, một thứ kinh-nguyện-riêng của những người yêu nhau, bất hạnh. Trong số những người yêu nhau, bất hạnh, có anh C. của chúng tôi.


      Du Tử Lê,

      (Garden Grove, Dec. 2013)

      _______

      Chú thích:

      (1) Theo Wikipedia - Tiếng Việt.

      (2) Nđd.

      Du Tử Lê

      Nguồn: dutule.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định

      - Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định

      - Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn

      - Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định

      - Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định

      - Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định

      - Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định

      - Trần Thanh Hiệp, “Lý thuyết gia” của nhóm Sáng Tạo? Du Tử Lê Nhận định

    3. Bài viết về nhạc sĩ Nguyẽn Vũ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

      Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)

      Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng (Du Tử Lê)

      Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học (Trường Kỳ)

      Màu tím vấn vương trong nhạc Việt (Lê Hữu)

      Trần Quang Lộc - Người Về Khuất Chân Trời (Lê Chiều Giang)

      Tiếng hát thủy tinh của ca sĩ Quỳnh Giao (Phan Anh Dũng)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)