1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhạc Sĩ Nguyễn Trung Cang (Du Tử Lê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      27-2-2020 | ÂM NHẠC

      Nhạc Sĩ Nguyễn Trung Cang

        DU TỬ LÊ
      Share File.php Share File
          

       

      Từ mưa trong nhạc Việt tới ‘Thương nhau ngày mưa’ Nguyễn Trung Cang



        Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
         (1947 - 1985)

      Thời tiết Nam Cali chào đón những bước chân đầu mùa Xuân, bằng nhiều trận mưa lớn, nhỏ.


      Dù các nhà dự báo thời tiết cho biết, vũ lượng của những trận mưa đầu mùa này, không đủ sức giảm bớt mức độ hạn hán quá nặng nề của tiểu bang “Vàng” tính từ nhiều chục năm qua. Nhưng, chẳng vì thế mà những ngày, đêm mưa lênh láng, điểm xuyết mưa bụi đôi sớm mai, giúp tôi quên nhớ mưa Xuân Hà Nội, thuở nào.


      Những sớm mai ngồi ở hành lang Café TB, nhìn mưa như... bụi trên những tán lá tường vi, đính trên tóc, trên áo phụ nữ, em bé, khách bộ hành, tựa những hạt châu cực nhỏ; tôi thấy, dường tôi được bay về với gấm vóc thi ca, âm nhạc Việt, cả trăm năm trước. Tôi thấy, dường tôi được rơi theo hương và, tiếng mưa trên những bậc thềm chữ nghĩa và, giai điệu của thời tiết quê cha.


      Trong hằng ngàn bài thơ mưa của văn chương Việt, với tôi, “Buồn Ðêm Mưa” của Huy Cận và, “Mưa... Mưa Mãi” của Lưu Trọng Lư là những bài thơ mà hương và, tiếng mưa sẽ muôn đời không dứt:


      “Ðêm mưa làm nhớ không gian

      Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la

      Tai nương nước giọt mái nhà

      Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn

      Nghe đi rời rạc trong hồn

      Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi...

      Rơi rơi... dìu dịu rơi rơi...

      Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ...

      Tương tư hướng lạc phương mờ...

      Trở nghiêng gối mộng hững hờ nằm nghe

      Gió về, lòng rộng không che

      Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư...”

      (Huy Cận “Buồn Ðêm Mưa”). (Nguồn Wikipedia-Mở)


      Và:


      “Mưa mãi mưa hoài!

      Lòng biết thương ai!

      Trăng lạnh về non không trở lại

      “Mưa chi mưa mãi!

      Lòng nhớ nhung hoài!

      Nào biết nhớ nhung ai!

      “Mưa chi mưa mãi!

      Buồn hết nửa đời xuân!

      Mộng vàng chưa kịp hái.

      “Mưa mãi mưa hoài!

      Nào biết trách ai!

      Phí hoang đời trẻ dại

      “Mưa hoài mưa mãi

      Lòng biết nhớ ai

      Cảnh tượng đầy nơi quan tái.”

      (Lưu Trọng Lư “Mưa... Mưa Mãi”) (Nđd)


      Hương và, tiếng mưa tâm cảm không chỉ vũ lộng không gian thi ca mà, nó còn lấp lánh vàng son nỗi buồn, thánh thót niềm riêng trong dòng chảy âm nhạc miền Nam, 20 năm, chan chứa ly, tan...


      Trước khi cuộc chia cắt đất nước chính thức diễn ra vào tháng 7 năm 1954, tôi nhớ đêm, Hà Nội mưa nhiều. Ðó cũng là thời gian ca khúc “Phố Buồn” của Phạm Duy, mang theo hương mưa và tiếng mưa phủ khắp kinh kỳ.


      “Ðường về đêm đêm mưa rơi ướt bước chân em

      Bùn lầy không quên bôi thêm lối ngõ không tên

      Qua mấy gian không đèn

      Những mái tranh im lìm

      Ðường về nhà em tối đen.

      Nhìn vào khe song trông anh ốm yếu ho hen

      Một ngày công lao không cho biết đến hương đêm

      Em bước chân qua thềm

      Mưa vẫn rơi êm đềm

      Và chỉ làm phố buồn thêm.

      (...)

      “Ðường về trong mơ đêm đêm phố lớn thênh thang

      Ánh sáng kinh kỳ tràn lan

      Ðời nghèo không riêng thương yêu bóng dáng Xuân sang

      Yêu phố vui, nhà gạch ngon

      Ðèn đêm không soi bóng vắng

      Kinh đô thắc mắc

      Im nghe phố buồn

      Người đi trong đêm tối ám

      Nghe mưa thức giấc

      Khuyên nhau chờ mong.” (Nđd)


      Rồi hương, tiếng mưa, theo chân hơn một triệu người miền Bắc di cư vào Nam, trở thành nỗi xót xa, tựa những giải khăn tang cho chính hương, tiếng mưa không còn nữa, khi bức màn che phía Bắc, đã sập xuống. Ngay ở giai đoạn này, giới thưởng ngoạn đã được đón nhận “Mưa Saigon, Mưa Hà Nội” (lời Hoàng Anh Tuấn, nhạc Phạm Ðình Chương):


      “Mưa hoàng hôn, trên thành phố buồn gió heo may vào hồn

      Thoảng hương tóc em ngày qua

      Ôi người em Hồ Gươm về nương chiều tà

      Liễu sầu úa thềm cũ nằm mơ hiền hòa

      Thương màu áo ngà

      Thương mắt kiêu sa

      Hiền ngoan thiết tha

      Thơ ngây đôi má nhung hường

      Hà Thành trước kia thường, thường về cùng lối đường

      Khi mưa ướt, lạnh mình ướt

      Chung nón dìu bước thơm phố phường

      Mưa ngày nay, như lệ khóc phần đất quê hương tù đày

      Em ngoài ấy còn nhớ hẹn xưa miệt mài

      Giăng mắt heo may

      Sầu rơi ướt vai

      Hồn quê tê tái...” (Nđd)


      Lúc cuộc chiến leo thang ở miền Nam thì, hương mưa và, tiếng mưa lại đem đến cho ca khúc Việt nhiều câu-hỏi-mở - - Loại câu hỏi mà ngay hương mưa, tiếng mưa, dù muốn, cũng không thể tự trả lời - - Ngoài nỗi khắc khoải, bơ vơ của chính nó!!!


      Ðiển hình, chúng ta có “Chiều Mưa Biên Giới” của Nguyễn Văn Ðông:


      “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu?

      Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu.

      Kìa rừng chiều âm u rét mướt

      Chờ người về vui trong giá buốt

      Người về bơ vơ

      Tình anh theo đám mây trôi chiều nao.

      Trăng còn khuyết mấy hoa không tàn

      Cờ về chiều tung bay phấp phới

      Gợi lòng này thương thương nhớ nhớ

      Bầu trời xanh lơ...” (Nđd)


      Xa xôi hơn nữa, ngay từ đầu thập niên 1940, chúng ta đã có:


      “Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi/Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi/Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu/Ai khóc ai than hờ...” Ðó “Giọt Mưa Thu” của Ðặng Thế Phong và Bùi Công Kỳ (Nđd)


      Tôi muốn nói, trên đây, chỉ là vài trích dẫn tượng trưng cho hương và, tiếng mưa trong hàng ngàn mưa-khúc của tân nhạc Việt. Dù những mưa-khúc rơi ướt tâm hồn người nghe, mang tính thời thế, hay tâm cảm thì, mưa ở đâu, thời nào âm bản của một trong những thuộc tính nhân loại vẫn là nỗi buồn truyền kiếp!.! Vì thế, tôi nghĩ sẽ khó có ngày những lênh láng lẻ loi, cô quạnh của mưa, chia tay nền VHNT Việt!!!


      Vậy mà, bất ngờ, đầu thập niên 1970, một Nguyễn Trung Cang, bằng vào tài hoa riêng của mình, đã cho hương và, tiếng mưa một nhan sắc khác. Nhan sắc rạn, vỡ, nhưng rực rỡ tin yêu, của họ Nguyễn, với tôi, là một cuộc “cách mạng xanh,” qua ca khúc “Thương Nhau Ngày Mưa.”


      Elvis Phương trình bày:

      Khi Nguyễn Trung Cang tự lố bịch mình...


      Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới, Việt Nam thường có nhiều mưa. Phải chăng, vì thế mà mưa luôn là những người bạn gần cận, thân thiết nhất với rất nhiều thi sĩ, nhạc sĩ. Cũng vậy, với Nguyễn Trung Cang.


      Họ Nguyễn không chỉ có một ca khúc “Yêu Nhau Ngày Mưa” mà, mưa còn ở với ca từ của ông qua nhiều ca khúc khác. Tôi muốn nói, tùy tâm-cảnh mà “Mưa, người bạn gần cận, thân thiết” của Nguyễn Trung Cang đã có cho riêng nó những dung nhan buồn / vui, tương hợp.


      Từ trái: Elvis Phương, Vinh, Nguyễn Trung Cang, Châu, Lê Hựu Hà

      Như trong ca khúc Bâng Khuâng Chiều Nội Trú thì, chân-dung-mưa của Nguyễn Trung Cang là:

      “Mưa đầu mùa hạt nhỏ long lanh

      Mưa quấn quýt giọt dài giọt vắn

      Mưa hỡi mưa ơi có bao giờ nhớ nắng

      Sao ta buồn lại nhớ thương nhau

      .

      “Mưa tình đầu nghe rất mong manh

      Mưa tí tách thì thầm trên gói

      Em có nghe mưa tưởng chăng lời anh nói

      Rất nồng nàn ngọt tiếng: Yêu Em”

      (“Bâng khuâng chiều nội trú”) (Nguồn DongNhacXua.com)

      Về nguồn gốc ca khúc vừa kể, tác giả Hương Giang, trong một bài viết trên báo Người Ðưa Tin thuật rằng:

      “... Ðây là ca khúc ám ảnh nhất trong gia tài sáng tác của Nguyễn Trung Cang. Ca khúc được phổ nhạc từ bài thơ của nữ sinh trường Tư Pháp thành phố Sài Gòn mà bạn trai cô gái chính là người bạn thân của Nguyễn Trung Cang. Mối quan hệ ‘bắc cầu’ ấy đã cho ra đời một Bâng Khuâng Chiều Nội Trú ấm áp đến nao lòng. Bài hát này được phổ biến ở hải ngoại từ trước rồi mới dội lại trong nước nên nhiều người vẫn tưởng đây là một ca khúc ra đời trước năm 1975 ở miền Nam, chứ không biết rằng nó ra đời vào năm 1981.


      “Nhưng ở thời điểm ấy, những bài như Bâng Khuâng Chiều Nội Trú không thể có chỗ trên sân khấu ca nhạc do tính (dễ bị quy là) tiểu tư sản của nó. Vì vậy, mãi về sau, khi Nguyễn Trung Cang mất thì ca khúc này mới được phổ biến và trở nên nổi tiếng qua giọng hát Tuấn Ngọc . Hai bài thơ: Bâng Khuâng Chiều Nội TrúMưa của tác giả nữ ngoại đạo đã thổi hồn cho một Bâng Khuâng Chiều Nội Trú xuất thần của Nguyễn Trung Cang (...)


      “Người viết ra hai bài thơ Bâng Khuâng Chiều Nội Trú (được NS Nguyễn Trung Cang lấy làm cảm hứng soạn ra phần đầu bài hát này) và Mưa (được đưa vào đoạn B trong cấu trúc A-B của bài Bâng Khuâng Chiều Nội Trú là chị Hoài Mỹ, một ‘thi sĩ nghiệp dư’ như cách gọi đùa của bạn bè chị. Nhiều năm trôi qua từ ngày bài thơ và bài hát ấy ra đời và chị gần như quên bẵng câu chuyện chiều mưa ký túc xá ấy thì đến một ngày, khi ấy Hoài Mỹ đang làm việc ở Long Xuyên (An Giang) chị nghe được bài hát này trong quán cà phê, qua giọng hát Tuấn Ngọc và chị mới nhớ lại là sau khi 2 bài thơ ra đời, anh Phương Thái (khi đó là người yêu sau này là ông xã của chị) đã đưa cho nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang xem, và nhạc sĩ đã thích thú phổ nhạc hai bài thơ này và Hoài Mỹ còn nhớ là chị đã được xem bản thảo gốc với chính nét bút của Nguyễn Trung Cang (...). Dù rằng, lời thơ ban đầu khác khá xa với bài hát sau này...” (Nguồn Wikipedia-Mở)

      Tuy nhiên, sự nghiệp âm nhạc mang tên Nguyễn Trung Cang không giới hạn trong nhan sắc của những đời mưa Việt Nam.


      Lần theo dặm trường ca khúc của họ Nguyễn, người ta thấy cõi-giới âm nhạc của ông mở ra, đi tới rất nhiều chân trời. Có những chân trời lạ hoắc. Có những chân trời chưa một nhạc sĩ nào, dù... “già” bao nhiêu, bước tới. Khai phá. Những chân trời mới mẻ, xa lạ tới mức có người nói, họ Nguyễn để lại cho đời sau nhiều ca khúc khó hiểu!


      Tôi nghĩ, có thể vì vùng “thẩm âm” quá rộng của Nguyễn: Từ tình yêu đôi lứa tới xã hội, thời thế, nhân quần, khiến không ít người khác lại cho rằng: Ông là nhạc sĩ hiện thân của bất mãn thân phận, nổi loạn trong ca từ với những khoảng tối ám của tâm thức lạc lõng, hiện sinh đọa đầy...


      Ban nhạc Phượng Hoàng: Hựu Hà, Lê Huy, Elvis Phương, Trung Cang, Trung Vinhelvis Phương. (từ trái qua)

      Tôi e rằng, chính vì thiên tư âm nhạc, với những cảm nghiệm tư riêng, phản ảnh nhân sinh quan của Nguyễn Trung Cang, đã tạo nên những mảng tối - - Khiến nhiều người không thấy rõ mặt bên kia của những con chữ mang tên ông.


      Chân trời... lạ hoắc, chân trời chưa một nhạc sĩ nào, dù... “già” mấy bước tới kia, là tính tự-trào. Chủ tâm lố bịch hóa chính mình, của họ Nguyễn. Tôi muốn nhắc tới ca khúc “Mặt trời đen” - - Một ca khúc đáng kể của Nguyễn Trung Cang; nhưng không được đồng nghiệp, giới thưởng ngoạn đón nhận, đúng mức. Nó là bị lãng quên một cách đáng tiếc!


      Với tôi, ca khúc “Mặt Trời Ðen” là một điểm son lớn, trong sự nghiệp âm nhạc của tài hoa Nguyễn Trung Cang.


      Nhìn lại tập quán quay lưng, từ chối viết về đời thường của những nhạc sĩ, chủ trương nâng niu, vuốt ve những cảm xúc lãng mạn tha thiết (không thật); đắm ngất thở than chia lìa sướt mướt (trong tình yêu) - - Tựa như đó là vai trò, là nhiệm vụ cao quý nhất của ca khúc... Thì, “Mặt Trời Ðen” của Nguyễn Trung Cang, là một quả cầu lửa khổng lồ làm tan chảy những chiếc mặt nạ lập lòe xanh, đỏ, nhá nhem phù phiếm...


      Với tôi, quả cầu lửa “Mặt Trời Ðen” còn lớn lao hơn nữa, khi Nguyễn Trung Cang tự nhạo báng chính ông, bằng những từ ngữ, hình ảnh bỗ bã, gần như chưa từng xuất hiện trong dòng chảy nhạc Việt gần một thế kỷ!


      Theo tôi, đó là hành vi tự bạo hành hay tự mổ xẻ, phơi bày, treo cổ chính mình!!! Với một nhạc sĩ không tự tin, thiếu suy nghiệm về thân phận con người bèo bọt trong cuồng nộ và xú uế dương gian..., sẽ không dễ gì viết được!!!


      Ngay phần khúc thứ nhất của “Mặt Trời Ðen,” Nguyễn Trung Cang đã giới thiệu cá nhân ông, cuộc đời ông như “chó hoang lang thang về... đêm”:

      “Mặt trời đen, quá đen, đen như đời ta

      Ðời hằng mong thoát đi, đi khung trời xa

      Cuộc đời như chó hoang lang thang về đêm.

      Cuộc tình không mấy khi nghe câu dịu êm.”

      Elvis Phương trình bày:

      Thân mẫu Nguyễn Trung Cang: Con tôi chết trong bệnh tật và nghèo khó


      Cùng với cố nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang là người chủ trương nhạc trẻ Việt Nam, phải có căn cước hay ID Việt, chứ không thể nhắm mắt copy từ giai điệu tới phong cách trình diễn của nhạc trẻ Tây Phương. Khởi từ ý thức và, nỗ lực đáng ghi nhận này, họ Nguyễn đã đứng ra thành lập ban nhạc Phượng Hoàng vào đầu thập niên 1970, ở Saigon.


      Là linh hồn của ban nhạc, là người có công dựng-tượng-đài-Phượng-Hoàng (theo cách nói của nhạc sĩ Tuấn Khanh), tôi không biết, họ Nguyễn có tiên liệu sẽ trở về cát bụi khi ông còn quá trẻ, chỉ mới 38 tuổi!?! Tôi nghĩ, dường ông linh cảm được phần nào về cái chết, căn cứ vào một vài ca khúc cuối cùng của Nguyễn.


      Theo Tự Ðiển Bách Khoa Toàn Thư-Mở-Wikipedia, người ta được biết:


      Nguyễn Trung Cang sinh năm 1947 tại Long Thành, Biên Hòa. Ông mất năm 1985. Cùng với Lê Hựu Hà, Nguyễn sáng lập ban nhạc trẻ Phượng Hoàng năm 1970. Ông cũng là tay guitar điện chính cho ban này.


      Có nguồn tin ghi nhận rằng, Nguyễn chết trong nghèo khó và, bệnh tật tại một trại cải tạo ở một vùng rừng núi hẻo lánh, để lại một người vợ và 2 người con gái. Nhưng theo nhạc sĩ Lê Huy (hiện cư ngụ tại thành phố San Jose, miền Bắc tiểu bang California) thì, họ Nguyễn chết tại cư xá cạnh chùa Xá Lợi, do thiếu dinh dưỡng, cơ thể quá yếu, không có thuốc loại hít thẳng vào phổi (inhalation) chống hen suyễn,...


      Tính tới lúc từ trần, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang đã để lại cho đời trên dưới 30 ca khúc. Những ca khúc tiêu biểu của ông, có thể kể như: Phiên Khúc Mùa Ðông, Thương Nhau Ngày Mưa, Dạ Khúc, Ðêm Dài, Mặt Trời Ðen, Bước Tình Hồng, Lời Nào Muốn Nói, Nắng Hạ, Giấc Mơ Qua, Xin Một Bóng Mát Bên Ðường, Kho Tàng Của Chúng Ta, v.v...


      Sau biến cố tháng 4, 1975, Nguyễn Trung Cang có thêm ca khúc “Bâng Khuâng Chiều Nội Trú” sáng tác năm 1981. Nhưng ca khúc này chỉ được trình diễn sau khi ông đã từ trần; khởi đầu bởi Tuấn Ngọc.



           Elvis Phương trình bày:

      Một sáng tác khác của họ Nguyễn, cũng nổi tiếng sau năm 1975 là ca khúc “Còn Yêu Em Mãi.”


      Phần ca từ của ca khúc này, có những câu thành khẩn, thiết tha khiến người nghe, khi đặt mình vào hoàn cảnh của Nguyễn, e khó cầm lòng, như:

      “Này em hỡi, ta mơ ngày sẽ tới

      khi tương phùng, em khóc cho niềm vui vì hạnh phúc

      Ngọt hay đắng, trong cuộc đời mưa nắng

      ta luôn cười trong giấc mơ hạnh phúc xưa tuyệt vời

      Riêng ta nơi núi rừng

      Về đêm càng nghe hồn băng giá

      Câu ca hay khúc nhạc

      Càng thêm sầu cho tình tan nát

      Dù biết cách xa với đời

      Dù biết thủy chung chẳng rời

      Mà vẫn xót xa tháng ngày

      Chờ ta chi nữa em ơi

      Còn đâu giây phút tuyệt vời.” (Nđd)

      Ðề cập tới “Còn Yêu Em Mãi” tác giả Hương Giang trong một bài báo trên tờ Người Ðưa Tin ghi nhận:

      “...Rất nhiều người yêu nhạc cho rằng, âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang (hoặc những nhạc phẩm chung tay với nhạc sĩ Lê Hựu Hà trong ban nhạc Phượng Hoàng) mà ông từng tham gia là những lời ca, những nét nhạc của sự bi quan, chất chứa sự thở than trước nhân tình thế thái. Nhưng sâu thẳm bên trong những nhạc khúc của Nguyễn Trung Cang lại là sự lạc quan mà tình khúc 'Còn Yêu Em Mãi' là một minh chứng để đời.


      “Giữa chốn rừng sâu hiu quạnh, người nhạc sĩ vẫn còn biên đầy trang thư gửi về cho người vợ yêu dấu những tình cảm nồng ấm của thuở yêu thương mặn nồng. Quá vãng tươi đẹp với tình yêu sâu sắc vượt qua mọi rào cản và cuộc vượt ngục về tinh thần này đã chắp cánh cho địa hạt tân nhạc Việt Nam một tác phẩm vang sáng trước mọi ám ảnh sợ hãi cũng như bóng tối của miền rừng thiêng nước độc trong những ngày dài đằng đẵng sống trong đau khổ.


      “Ngay cả khi sức khỏe đã suy kiệt, chú Phượng Hoàng một thời vẫn hiên ngang đứng trên đỉnh dốc vẫy cánh và có thể dệt lời ca ân tình thì chắc chắn nếu không có trái tim lạc quan thì Nguyễn Trung Cang khó lòng sáng tạo và chắt lọc được những lời ca đẹp đến thế. Giống như lần cuối cùng được hát, Nguyễn Trung Cang - một phần của Phượng Hoàng đã hát say sưa, vang lừng để có một giai điệu của 'Còn Yêu Em Mãi' không quá vui tươi nhưng cũng đủ để cho người nghe thấy được khát khao về một ngày mai tương phùng mãnh liệt. Thế nhưng cuộc đời không là một giấc mơ màu hồng, giấc mơ tương phùng của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang mãi mãi không trở thành hiện thực bởi ông đã ra đi mà chưa có giây phút hội ngộ để nghe người thân khóc cho niềm vui vì hạnh phúc (...)


      “'Còn Yêu Em Mãi' là ca khúc đưa Lưu Bích, Tô Chấn Phong, trở thành cặp song ca hải ngoại được yêu thích nhất trong thập niên 90. Bài hát là tự sự không thể chân thành hơn của những người đang yêu. Cảm giác nồng nàn, ấm áp xuyên suốt ca khúc đã làm người ta quên đi nỗi u uẩn, mệt mỏi trong tận cùng sâu xa của bài hát. ‘Dù có cách xa mỏi mòn, mà những yêu dấu còn mãi. Sưởi ấm xác thân héo gầy, tình yêu như gió đem mây, gọi mưa giăng kín khung trời...’


      “Ca khúc cuối đời tuổi trẻ nghèo khó, tuyệt vọng của gã si tình, say đời Nguyễn Trung Cang dành cho người vợ yêu quý của mình, nhờ người bạn thân Lê Hựu Hà chuyển giúp. Nó là định mệnh trớ trêu, bởi chỉ vài tháng sau, ông đã chết vì kiệt sức. Những ca từ nồng ấm đã trở thành lời trăng trối có thật. Những nốt nhạc như lời tiên tri về thiên tai đời mình của Nguyễn Trung Cang...” (Nđd)

      Tuy nhiên, theo nhạc sĩ Lê Huy thì, ca khúc “Còn Yêu Em Mãi” không phải là bài cuối cùng và, cũng không phải do Lê Hựu Hà chuyển giúp. Nguyễn Trung Cang hoàn tất phần lời thứ nhất lúc còn ở nhà. Một năm sau ông mới hoàn tất phần 2 trong tù.


      Vẫn theo nhạc sĩ Lê Huy thì chính Lê Huy là người đầu tiên đem “Còn Yêu Em Mãi” qua Mỹ. Ca sĩ Thái Xuân, giám đốc trung tâm Diễm Xưa thời đó, nhận mua bản quyền ca khúc ấy. Người làm hòa âm cho ca khúc là Lê Huy. Lê Huy còn cho biết thêm, tiền bản quyền đã được Lê Huy trao tận tay thân mẫu cố nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang. (Nđd)


      Cách gì thì như thân mẫu Nguyễn Trung Cang, đã nghẹn ngào xác nhận rằng, con bà, tác giả “Còn Yêu Em Mãi” qua đời trong hoàn cảnh “nghèo khó và tật bệnh”, khi bà xuất hiện trong bộ video chủ đề ban nhạc Phượng Hoàng, do trung tâm Asia thực hiện...


      Qua cái chết của Nguyễn Trung Cang, thật đáng buồn, khi lịch sử nền tân nhạc Việt, lại ghi nhận thêm một trường hợp tài hoa bạc mệnh nữa!!!


      (Garden Grove, April 2016)

      Du Tử Lê

      Nguồn: dutule.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định

      - Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định

      - Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định

      - Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn

      - Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định

      - Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định

      - Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định

      - Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định

    3. Bài viết về Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Trung Cang:

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhạc Sĩ Nguyễn Trung Cang (Du Tử Lê)

      Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và những lời ca đầy ám ảnh (Hương Giang)

      Tháng Năm, nghe Phượng hoàng gãy cánh (Tuấn Khanh)

      Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và những ca khúc để đời (nguoiduatin.vn)

      Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và những ca khúc để đời (sites.google.com)

      Tiểu sử (wiki)

       

      Nhạc phẩm:

       

        Nhạc Nguyễn Trung Cang

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)

      Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)

      Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

      Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)