1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Vĩnh biệt nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ – Tác giả “Giáo Đường Im Bóng” (Nhạc Xưa Blog) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      10-9-2022 | ÂM NHẠC

      Vĩnh biệt nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ – Tác giả “Giáo Đường Im Bóng”

        NHẠC XƯA BLOG
      Share File.php Share File
          

       


         Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ
          (1921 – 18.8.2022)

      Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ – tác giả ca khúc bất tử Giáo Đường Im Bóng, đã tạ thế vào chiều hôm qua, 17h ngày 18/8/2022, thọ 101 tuổi.


      Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ sinh ngày 29/7/1921 tại làng Tó – Tả Thanh Oai, tỉnh Hà Đông xưa (nay thuộc Hà Nội). Thân sinh của ông là cụ Nguyễn Thiện Tường (sinh năm 1886), là công nhân nhà in Viễn Đông Ấn Đường (IDEO) của Pháp tại Hà Nội, sau làm công nhân nhà in Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.


      Thời trẻ cụ Tường hát Trống quân rất hay, được nhiều giải thưởng ở địa phương và liên tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Từ thuở ấu thơ, Nguyễn Thiện Tơ đã được sống giữa những làn điệu Trống quân và các hình thức diễn tấu khác mà cha và các bạn bè thường tập ở nhà. Lên 7 tuổi, ông bắt đầu đi học tiểu học, lên 9 tuổi đã được làm quen với âm nhạc bằng việc tập chơi trên chiếc đàn Tàu hai dây và thổi kèn harmonica, đồng thời rất thích nghe đĩa than các ca khúc Pháp nhập vào Việt Nam của nhạc sĩ Vincent Scotto do Tino Rossi hoặc Rina Ketty hát. Nhờ có Nhạc viện Pháp quốc Viễn đông tại Hà Nội (Conservatoire Français D’extrême – Orient) khai giảng từ 1927 nên các loại sách và đĩa nhạc nước ngoài nhập vào Hà Nội rất phong phú.


      Năm 14 tuổi, Nguyễn Thiện Tơ bắt đầu tự học nhạc lý theo sách của Marmont và Lavignac rồi học guitare Hawaiiene với thầy Trần Đình Khuê. Thầy Khuê đã tốt nghiệp Trường âm nhạc Pháp quốc Viễn đông, chơi thành thạo các loại đàn violon, guitare Espagnol và guitare Hawaiiene. Năm 15 tuổi, Nguyễn Thiện Tơ vào học primaire supérieur (Trung học cơ sở) tại Trường Thăng Long, được học với các thầy giáo nổi tiếng là Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp… Cùng khóa với Nguyễn Thiện Tơ còn có 1 nhạc sĩ nổi tiếng khác là Phạm Duy.


      Năm 1937, khi mới 16 tuổi, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ đã đủ khả năng để mở lớp dạy guitare Hawaiiene, hướng dẫn lại hoặc dạy nhạc cụ này cho một số bạn bè đồng nghiệp như các nhạc sĩ: Doãn Mẫn, Đoàn Chuẩn, Đỗ Liên, Nguyễn Văn Quỳ.


      Cũng từ năm 1937, ông đã cùng hai bạn nhạc sĩ Ngọc Bích, Đỗ Chí Khang tự học giáo trình guitare cổ điển qua sách dạy guitare của Carulli, Carcassi. Nguyễn Thiện Tơ còn tự học các giáo trình hòa thanh của Pháp, tự mày mò tìm hiểu cấu trúc các ca khúc của Vincent Scotto, coi tác giả này như một người thầy khai sáng để tập viết ca khúc, đã viết được một số đoạn ngắn, được bạn bè động viên và tự cảm thấy nếu cố gắng sẽ có thể thành công.


      Từ 1938, ông chuyên tâm tập sáng tác với sự hướng dẫn giúp đỡ của các đàn anh và bạn bè cùng phong trào yêu nhạc cải cách lúc bấy giờ, đó là các nhạc sĩ: Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Hữu Hiếu, Nguyễn Văn Giệp, Đinh Ngọc Liên, Lê Yên, Đỗ Tình, Phạm Văn Chừng, Doãn Mẫn, Nguyễn Trần Giư, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh…



         Tiếng hát Khánh Ly

      Năm 1938, ông sáng tác ca khúc đầu tay, và cũng là nổi tiếng nhất sự nghiệp là Giáo Đường Im Bóng dành cho người bạn gái, sau này là vợ tên là Hà Tiên.


      Ca khúc này đã ra đời hơn 80 năm, đến nay những lời hát du dương này vẫn còn được hát lên qua nhiều thế hệ, như là lời tình ấm áp mà những người yêu nhau muốn gửi trao cho nhau vào mỗi dịp mùa Giáng Sinh về:


      “Nhớ tới đêm đầy ánh sáng

      Hương trong gió tràn mênh mang

      Giây phút như ngừng thôi rơi

      Tiếng kinh muôn lời…”


      Ca khúc này không chỉ hay về giai điệu, ca từ, mà còn mang ý nghĩa đẹp đẽ của một mối tình xuyên thế kỷ của chính tác giả là nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ và vợ, là một mỹ nhân nức tiếng của đất Nam Định.

       


      Trong một đêm văn nghệ từ thiện tại Nam Định vào tháng 5 năm 1938, chàng nghệ sĩ trẻ mới 17 tuổi Nguyễn Thiện Tơ đã gặp được bóng hồng định mệnh của cuộc đời mình. Đó là một thiếu nữ gốc 16 tuổi tên là Vũ Hà Tiên, nổi tiếng cả tài lẫn sắc ở thành Nam. Trong buổi văn nghệ, chàng đàn cho nàng hát, rồi khi trở về Hà Nội thì chàng trai 17 tuổi mang theo cả nụ cười duyên, ánh mắt đen lay láy trên gương mặt thanh tú, nét đẹp sắc sảo của cô gái tuổi trăng tròn. Vẻ đẹp đó chúng ta có thể thấy ở tấm hình cũ (bên trái).


      Từ giữa 1938 đến hết năm 1939, Nguyễn Thiện Tơ học thầy Benito (người Philippine) đàn banjo, guitare điện và guitare jazz.


      Đầu năm 1940, ông đã sáng tác ca khúc thứ hai là Nhắn Gió Chiều, bài hát đã được nhạc sĩ Ngọc Bích (tác giả Mộng Chiều Xuân) hát biểu diễn lần đầu ở rạp Bạch Mai).


      Từ năm 1940, Nguyễn Thiện Tơ xin thôi học trường Thăng Long để cùng một số bạn lập ban nhạc theo nhạc sĩ Lưu Hữu Phước vào miền Nam chơi toàn nhạc Việt Nam, nhạc tranh đấu của Lưu Hữu Phước và Nguyễn Mỹ Ca ở Hội chợ Triển lãm và Nhà hát Lớn Sài Gòn, sau đó về Hà Nội dạy guitare tại nhà.


      Cuối năm 1940, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ sáng tác ca khúc thứ 3 là Ngày Vui Đã Qua.


      Từ năm 1941-1943, ông dạy đàn và tham gia ban nhạc Myosotis do các nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh chủ trương. Cũng trong thời gian này, Nguyễn Thiện Tơ sáng tác Cung Đàn Xuân XưaNhạc Đồng Quê.


      Năm 1944, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ kết hôn với “nàng Hà Tiên” – nhân vật chính trong Giáo Đường Im Bóng. Họ sống chung với nhau cho đến khi bà qua đời năm 2013, có với nhau 8 người con.


      Năm 1944, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ cùng các nhạc sĩ Ngô Văn Sợi (trumpete), Đỗ Văn Cách (saxophone), Nguyễn Văn Long (violon) tham gia ban nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu (piano, orgue) phụ trách, biểu diễn thường xuyên cho nhà hàng Restaurant Magnific và sàn nhảy Fantasia phố Cửa Nam. Năm 1945, ông cùng các nhạc sĩ Nguyễn Văn Long (violon), Nguyễn Trí Nhường (saxophone) theo ban nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát (contrebasse) phụ trách, chuyên đánh nhạc cho sàn nhảy Takara phố Khâm Thiên.


      Sau 1945, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ tham gia ban nhạc Nga Millewich ở rạp Ciros phố Đồng Khánh (nay là rạp Kim Đồng phố Hàng Bài), đồng thời tham gia ban nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát ở Quán Nghệ sĩ phố Bờ Hồ, tại đây Nguyễn Thiện Tơ đã được nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát dạy chơi đàn contrebasse.


      Sau 1946, gia đình nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ tản cư lên vùng quê Phú Thọ, đến tháng 8 năm 1947 thì về lại Hà Nội tiếp tục dạy đàn và chơi nhạc cho phòng trà Bờ Hồ cùng với các nghệ sĩ Hoàng Giác, Ngọc Bảo, Trí Nhường… Năm 1949 ông tham gia ban Việt Nhạc của Đài phát thanh Hà Nội do nhạc trưởng Trần Văn Nhơn chỉ huy.


      Năm 1953, ông tự học flute theo giáo trình của Henry Altes.


      Tháng 7/1953, ông tham gia ban nhạc phòng 5 – Đệ tam quân khu của Quân đội Quốc gia Việt Nam (của quốc trưởng Bảo Đại).


      Sau tháng 10 năm 1954, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ về dạy đàn ở nhà 22 phố Mai Hắc Đế. Từ năm 1956, khi thành lập Trường Âm nhạc Việt Nam ông là cộng tác viên giảng dạy bộ môn flute trong 5 năm.


      Từ 1959-1965, ông là nghệ sĩ bè flute trong dàn nhạc giao hưởng của Đoàn Giao hưởng hợp xướng Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam). Năm 1957 ông là một trong những hội viên đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Biểu diễn và Huấn luyện Việt Nam do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu làm Chủ tịch. Tháng 12/1965, ông về công tác tại Dàn nhạc Hãng phim truyện Việt Nam do nhạc sĩ Vũ Lương chỉ huy. Năm 1982 ông nghỉ hưu.


      Ngoài công việc của Dàn nhạc, từ 1974 đến 1990 nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ dạy guitare và flute tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.


      Vì tuổi cao sức yếu, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ đã qua đời vào ngày 18/8/2022 tại Hà Nội, thọ 101 tuổi.


      Một số ca khúc nổi tiếng đã phát hành của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ:




      nhacxua.vn


      Nhạc Xưa Blog

      Nguồn: nhacxua.vn

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Kỹ thuật ngâm thơ của Hồ Điệp Nhạc Xưa Blog Nhận định

      - Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc Nhạc Xưa Blog Tường thuật

      - Đôi nét về họa sĩ Kha Thùy Châu và hình vẽ quen thuộc trên hàng ngàn bìa tờ nhạc trước 1975 Nhạc Xưa Blog Nhận định

      - Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns Nhạc Xưa Blog Tường thuật

      - Vĩnh biệt nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ – Tác giả “Giáo Đường Im Bóng” Nhạc Xưa Blog Tường thuật

    3. Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha)

      Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)

      Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)

      Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)

      Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)