|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết
(1928 - 2002)
Ca nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết sinh ngày 16 tháng 6 năm 1928 tại Phan Thiết, quê gốc Triệu Phong, Quảng Trị. Từ nhỏ đã có năng khiếu ca hát, nên khi theo học bậc trung học ở Huế và được bà giáo sư âm nhạc người Pháp tận tình dạy bảo ông rất vững về nhạc lý. Khi Cách mạng Tháng 8 bùng nổ thì Nguyễn Hữu Thiết đang theo học ban Tú tài, ông bỏ học ôm đàn cùng bạn bè là Nguyễn Hữu Ba, Phạm Duy, Bùi Công Kỳ…, tham gia phong trào văn nghệ yêu nước ở Huế.
Năm 1946, lên 18 tuổi, Nguyễn Hữu Thiết thành danh nhạc sĩ với tác phẩm đầu tay Đợi con về.
Khi chiến tranh lan đến Huế, Nguyễn Hữu Thiết đã cùng nhóm bạn bè văn nghệ này kéo nhau lên chiến khu Tuyên Hóa ở Quảng Bình tiếp tục phục vụ kháng chiến. Chính tại đây, ông gặp lại cô ca sĩ Ngọc Cẩm, sinh năm 1931, quê Phú Vang, Huế, trước đây họ đã từng mến mộ nhau trong những ngày tháng sinh hoạt văn nghệ ở Huế. Họ chính thức kết hôn vào năm 1948, lễ cưới diễn ra ngay trong chiến khu. Cuối năm đó, đôi uyên ương còn theo đoàn quân tình nguyện ra tận các chiến khu ở Tuyên Quang, Thái Nguyên… Tuy nhiên, đến cuối năm 1953 do sức khỏe của Ngọc Cẩm không cho phép theo đuổi cuộc kháng chiến trường kỳ nên cấp trên đã cho phép vợ chồng họ được trở về hoạt động ở Liên khu 4. Đầu năm 1954, họ trở về Huế.
Những ngày ở Huế, đôi uyên ương Nguyễn Hữu Thiết - Ngọc Cẩm lao vào khổ luyện, quyết tâm tạo cho mình một phong cách song ca thật độc đáo. “Gia tài” quý hiếm của họ chính là những ca khúc yêu nước mà trước đây đã từng theo họ rong ruổi trên bước đường phục vụ chiến đấu. Các ca khúc này được họ thổi vào quốc gia như một luồng gió mới và được công chúng say sưa đón nhận. Tuy nhiên, mảnh đất Thần kinh vốn chật hẹp, hầu như không đủ chỗ để đôi uyên ương này vẫy vùng, múa hát và thế là họ đưa nhau vào Sài Gòn. Và người Sài Gòn đã đón nhận họ một cách nồng nhiệt.
Trên sân khấu ca nhạc Sài Gòn vào nửa cuối thập niên 1950, có đến ba cặp uyên ương gồm: Mạnh Phát - Minh Diệu, Châu Kỳ - Mộc Lan và Nguyễn Hữu Thiết - Ngọc Cẩm. Mỗi cặp đều có nét đặc sắc riêng, nhưng cặp Nguyễn Hữu Thiết - Ngọc Cẩm hoạt động “rầm rộ” hơn cả.
Ngoài “hiện tượng” ghi âm hai bài hát Gạo trắng và Trăng rụng, thời đó, người ưa thích gọi tắt như vậy, còn có sự ra đời của Ban dân ca Hương Giang của Nguyễn Hữu Thiết, hát ở đài phát thanh với sự cộng tác của nhiều ca sĩ tài danh: Thái Thanh, Mai Hương, Thanh Thúy, Tuyết Hằng, Thanh Tuyền… Nhạc công có: Nghiêm Phú Phi chơi piano, Y Vân chơi contre bass, Nguyễn Hiền thổi flute, Đan Thọ, Nguyễn Quý Lãm, Đặng Văn Hiền chơi violon, Xuân Lôi, Xuân Tiên thổi saxophone…
Không chỉ hoạt động văn nghệ ở Sài Gòn, họ còn lập ra Đoàn ca múa nhạc tạp kỹ Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết để đi lưu diễn ở nhiều tỉnh trong nước và ở cả Lào, Campuchia. Thường có mặt trong đoàn này là Ban hợp ca Thăng Long, kỳ nữ Kim Cương, quái kiệt Trần Văn Trạch, các nghệ sĩ Bảy Xê, Ba Vân, Bích Sơn, Bích Thuận, vũ bộ Mỹ An…
Hoạt động âm nhạc của Nguyễn Hữu Thiết - Ngọc Cẩm không chỉ có “bề nổi” làm người ta chú ý mà chính sự chung thủy, bền bỉ sát cánh bên nhau của hai ông bà mới khiến cho công chúng quý trọng, nể phục. Tiếng hát của họ quyện vào nhau từ thời còn son trẻ cho đến lúc ông bước qua ngưỡng “cổ lai hy”, được người khác dìu lên sân khấu, ngồi vào chiếc ghế gỗ. Bà vẫn đứng hát bên cạnh ông nhưng giờ đây không chỉ có hai giọng hát mà hòa vào làn hơi ấy còn có tiếng hát của nữ ca sĩ Hồng Hạnh - cô con gái yêu của họ.
Không “hợp, tan” như nhiều đôi uyên ương khác, đôi song ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết đã dìu nhau đi hết chặng đường nghệ thuật và cả trọn đường trần.
Từ tác phẩm đầu tay Đợi con về , cho đến nhạc phẩm cuối cùng Anh nhớ về thăm mẹ năm 2002 là một quãng thời gian hơn nửa thế kỷ miệt mài lao động nghệ thuật, với những ca khúc đã trở nên quen thuộc và được công chúng ưa thích như: Chàng là ai?, Nàng là ai?, Ai đi ngoài sương gió, Gởi người tôi yêu, Giọt mưa chiều hay nước mắt em?, Tìm mãi thương yêu, Tình trao xuân nữ, Mưa chiều nhớ nhau…
Trong bài Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết: Cặp song ca bền vững! Tác giả Trần Hữu Ngư viết:
… Nguyễn Hữu Thiết còn là một nhạc sĩ, ông sáng tác trên dưới mười nhạc phẩm như: Dấu ấn một thời, Ai đi ngoài sương gió, Chàng là ai, Giọt mưa chiều nay hay nước mắt em, Gởi người tôi yêu, Hoa thương nhớ ai, Nàng xuân của tôi, Người đã đi rồi, Tình người còn đó, Kỷ niệm xa rồi…
Nếu tôi không lầm thì Nguyễn Hữu Thiết không hát nhạc của mình, không giống như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Từ Công Phụng, Lê Uyên Phương…Và hình như tác giả hát nhạc của mình phần đông đều… không hay?! Nhạc ông, có những bài đứng được với thời gian, tiếc rằng người đời thường vô tình chỉ biết hát, biết thuộc, biết nghe và không biết… tên tác giả!
Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 31 tháng 10 năm 2002 trong vòng tay của vợ con, thọ 75 tuổi.
Ca khúc:
- Ai đi ngoài sương gió
- Anh đi chiều thu ấy
- Anh nhớ về thăm mẹ
- Bài ca cho người yêu nhỏ
- Cánh hoa xuân
- Chàng là ai?
- Chỉ có tình yêu
- Chiều mơ
- Chiều về trên sông
- Chim trời
- Điệp khúc ưu tư
- Đôi ngả
- Đường đời
- Giọt mưa chiều hay nước mắt em
- Gửi người tôi yêu
- Gửi trọn tình em
- Hòa bình ở đâu
- Hoa thương nhớ ai
- Khúc hát tiễn đưa
- Khúc hát trăng vàng
- Kỉ niệm xa rồi
- Mưa chiều nhớ nhau
- Nàng xuân của tôi
- Người đã đi rồi
- Nhạc khúc trường giang
- Nước mắt mẹ tôi
- Thương đón xuân về
- Tiếng hát em tôi
- Tiếng hát trên đồi
- Tiếng hát trên ngàn (Nguyễn Hữu Thiết & Văn Lương)
- Tiếng nói tim tôi
- Tìm mãi thương yêu
- Tình ca mùa lúa
- Tình em đã chết
- Tình người còn đó
- Tình trao xuân nữ
- Trăng đẹp tình quê
- Vương vấn
Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Hữu Thiết Web: Wikipedia
- Nhạc sĩ Anh Linh Huỳnh Ái Tông Giới thiệu
- Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết Huỳnh Ái Tông Giới thiệu
- Nhạc Sĩ Xuân Lôi Huỳnh Ái Tông Giới thiệu
- Nhạc sĩ Võ Đức Thu Huỳnh Ái Tông Giới thiệu
• Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết (Huỳnh Ái Tông)
- Nguyễn Hữu Thiết: Đôi Ngả (t-van.net)
- Về Ca Khúc “Ai Đi Ngoài Sương Gió” Và Nhạc Sĩ Nguyễn Hữu Thiết (dongnhacvang.com)
- Tình Ca Quê Hương: Ngọc Cẩm & Nhuyễn Hữu Thiết (Trần Lê Túy-Phượng)
- Nghe lại những ca khúc bất hủ của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết (nhacxua.vn)
- Nguyễn Hữu Thiết - Ngọc Cẩm dìu nhau đến cuối đường trần (Hà Đình Nguyên)
- Nguyễn Hữu Thiết (wiki)
(Nguyễn Hữu Thiết)
- Duyên Quê (Hoàng Thi Thơ)
- Gạo trắng trăng thanh (Hoàng Thi Thơ)
- Trăng Về Thôn Dã (Hoài An & Huyền Linh)
• Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha)
• Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |