|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
LTS - Tối thứ sáu 28 tháng 1 năm 2000, hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam sẽ tổ chức một chương trình nhạc với chủ đề “Đêm Nghe Trời Vào Xuân” tại thính đường Hamman thuộc trường đại học Rice. Một trong những nghệ sĩ nòng cốt của chương trình là anh Nguyễn Đạt từ tiểu bang California.
Nguyễn Đạt sinh năm 1971 với hai dòng máu Mỹ Việt và mang tật khiếm thị từ lúc chào đời. Anh đã phải sống trong viện mồ côi cho tới khi viện bị đóng cửa sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Kể từ lúc ấy, anh và người em gái cùng mẹ khác cha đã phải lây lất xin ăn trên vỉa hè Saigon. Tuy nhiên, dù bị tật nguyên và sống trong hoàn cảnh khổ cực, anh đã phấn đấu để trở thành một danh thủ tây ban cầm. Sau khi sang định cư tại Hoa kỳ theo diện con lại vào năm 1991, Nguyễn Đạt tiếp tục trau dồi tài nghệ và đã chiếm nhiều giải thưởng cao quý về độc tấu tây ban cầm tại Hoa Kỳ. Mùa hè vừa qua, anh tốt nghiệp cử nhân âm nhạc tại California State University.
Với một tài nghệ độc đáo, qua những chương trình nhạc do người bản xứ tổ chức, Nguyễn Đạt đã chinh phục được cảm tình của tất cả mọi người từng thưởng thức tiếng đàn của anh. Tháng 3 năm 1997, tờ Readers' Digest, một tờ báo có hàng triệu độc giả, đã cho đăng một bài khá dài về người nghệ sĩ khiếm thị Nguyễn Đạt. Tác giả của bài báo là nữ ký giả Anita Bartholomew.
Sau đây Ngày Nay xin gửi đến quý độc giả nội dung bài báo nêu trên qua phần chuyển ngữ của Trịnh Đình Tường.
Nhạc sĩ Nguyễn Đạt
Hàng năm, cứ đến kỳ tuyển sinh là David Grimes, khoa trưởng khoa Tây ban cầm cổ điển tại Viện Đại học Fullerton (California State University at Fullerton), lại vừa náo nức vừa hồi hộp. Ông náo nức chờ đợi vì sẽ được thưởng thức tài nghệ của những tài năng mới, và hồi hộp vì không biết rằng trong khóa học mùa Thu năm 1993 này liệu có được một tài năng trổi vượt nào hay không.
Năm nay có một trường hợp đặc biệt vì trong số những thí sinh này có một sinh viên Việt Nam mà lại bị mù nữa. Nếu được nhận vào học, không biết em có thể theo kịp các bạn đồng lớp không vì có rất ít những tài liệu về âm nhạc dành cho người mù (Braille).
Lần lượt từng em bước vào trình tấu. Rồi đến Nguyễn Đạt. Cậu học sinh Việt Nam 22 tuổi, nhỏ thó với sức nặng chưa đến 45 kg và cao khoảng 1.55 m, trông như một đứa trẻ.
Giáo sư Grimes hỏi:
- Em sẽ chơi bài gì hôm nay?
Đạt trả lời:
- Thưa, “Capriccio Arab”, của Tarrega.
Giáo sư Grimes nghĩ thầm:
- Bài này hay lắm, nhưng không biết em đánh có tới không?
Đạt ngồi xuống bắt đầu biểu diễn. Mặc dầu Đạt chỉ có được một chiếc đàn rẻ tiền, bàn tay cậu bay nhảy trên phím đàn và đã làm nẩy bật ra những âm thanh tuyệt diệu. Giáo sư Grimes sững sờ trước khả năng của Đạt. Kỹ thuật của Đạt chưa được tinh luyện lắm, nhưng cậu đã truyền đạt được những tâm tình tế nhị của bản nhạc đến người nghe. Chính sức mạnh và tình cảm sôi nổi của Đạt đã mang được âm nhạc đến với người nghe và thu hút sự chú ý của Giáo sư Grimes. Ông nghĩ, “không biết cậu bé này đã phải trải qua những tao ngộ gì mà có được tiếng đàn nức nở như vậy?”
“Đậu tươi đây... mua vô mua vô... đậu tươi mới hái đây,” người bán hàng ngồi sau quầy cất tiếng rao lanh lảnh. Một cậu bé người mảnh khảnh, hai mắt mờ đục hướng về tiếng rao hàng. Người đàn bà nạt, “Đi chỗ khác chơi, mày. Chưa có gì cho mày đâu.”
Cậu bé đó chính là Đạt. Cậu vỗ nhẹ lên tay con bé em. “Đừng lo, Dung à. Thế nào cũng có người cho.” Đạt, 11 tuổi, vẫn phường an ủi em gái (thực ra là em cùng mẹ khác cha với cậu) như vậy khi hai anh em bị xua đuổi. Nhưng hôm nay, cậu bỗng chạnh lòng. Những lời xua đuổi của người bán hàng đã làm cậu nhìn rõ được mình, một kẻ bị xã hội khước từ tới ba lần. Này nhé, vừa mù, lại là con lai, bây giờ lại còn đi ăn xin nữa. Hai anh em cậu sống vất vưởng, đùm bọc lẫn nhau trên những vỉa hè thành phố.
Cuộc chiến Việt Nam đã khiến cho nhiều trẻ em bị mồ côi hay bị bỏ rơi, nhất là những đứa con lại. Cha của Đạt là một quân nhân Mỹ đã về lại Hoa Kỳ từ năm 1973, bỏ lại mẹ con cậu. Bố của Dung, cô em cùng mẹ khác cha, là một người Việt nhưng cũng đã mất tích từ năm 1975. Khi người mẹ của hai anh em cũng mất trong cùng năm đó, hai anh em được đưa vào một cô nhi viện, nhưng cô nhi viện này cũng bị đóng cửa khi cộng sản xâm chiếm miền Nam và hai anh em lại bị tống ra đường.
Hai anh em được một người đàn bà đem về nuôi, nhưng phải làm lụng thật vất vả. Đến năm 1977, cả hai phải bỏ nhà ra đi, lang thang khắp các vùng quê trong hai năm trước khi lên đến Sài Gòn. Hai anh em phải bán vé số để kiếm sống, nhưng chỉ đủ ăn và sống lang thang trên vỉa hè hoặc trên ghế đá công viên. Một trong những nơi mà Đạt thích đến bán vé số nhất là một tiệm hớt tóc trong xóm. Tiệm hớt tóc này hay chơi những bản nhạc của Mỹ.
"Got a black magic voman...” Đạt gân cổ lên hát theo dù chẳng hiểu gì hết, nhưng đối với cậu điều đó không quan trọng. Chính tiết điệu của bản nhạc làm cậu hào hứng. Vừa hát theo Đạt vừa gõ thùm thụp cái ghế của ông thợ hớt tóc.
- Ê, nhỏ, bán cho cái vé số coi.
Tiếng nói của một người đàn ông làm Đạt choàng tỉnh. Người đàn ông nói tiếp:
- Coi bộ mày khoái nhạc dữ hả?
Đạt trả lời:
- Dạ, khoái nhứt hạng đó.
Người đàn ông nói tiếp:
- Máy đánh coi bộ nhuyễn lắm. Nhưng mà tiếc quá mày chỉ gõ lên mấy cái ghế này. Mày có muốn đánh trống thiệt không?
Ông ta cho Đạt và Dung biết ông là nhạc trưởng một ban nhạc và đưa Đạt về nhà thử. Vị nhạc trưởng đưa cho Đạt một cặp dùi trống và bảo Đạt đánh thử trên bộ trống thiệt. Đạt mê mải đánh trống và ngất ngây với những âm thanh vang dội trong căn phòng nhỏ. Cậu mải miết chơi cho đến tối mịt mới sực nhớ là ở lâu quá rồi. Cậu xin lỗi vị nhạc trưởng là đã ở quá lâu, và làm phiền ông. Ông trả lời, “Phiền cái gì... Hôm nay mới bắt đầu mà... Ngày mai lại học tiếp.”
Đạt bắt đầu bước chân vào con đường âm nhạc từ đó và chỉ trong vài tháng cậu đã được chính thức trở thành tay trống của ban nhạc.
Một ngày kia, năm Đạt 12 tuổi, một người khách quen mua vé số bảo cậu: “Mày đến gặp ông Trương thử coi.” Ông Trương là một trong những Tây ban cầm thủ nổi tiếng của Sài Gòn. “Ông hay nâng đỡ các tài năng trẻ lắm. Mà ổng cũng mù như mày vậy.”
Đạt tìm đến nhà ông Trương, một người đàn ông mập mạp, với mái tóc nghệ sĩ bồng bềnh đã bạc. Ông nghe Đạt thử trống, rồi nói: “Cháu đánh khá lắm. Bác sẽ nhận cháu làm học trò.” Đạt sững sờ, không tin ở lỗ tai mình, cậu nói: “Nhưng mà cháu đâu có tiền trả học phí”.
Ông Trương giải thích là ông chưa bao giờ thu học phí học sinh mù cả. Riêng với Đạt và Dung ông còn cưu mang luôn cả hai anh em.
Đạt trở thành học trò của ông Trương và trong những tháng sau cậu được học piano, và các loại đàn dây khác. Cậu cũng bắt đầu tập đọc chữ viết cho người mù. Những tiếng đàn réo rắt từ những ngón tay tinh tế của Đạt làm ông Trương rất hài lòng và hãnh diện như chính Đạt là con ông vậy.
Những năm sau đó tài năng của Đạt ngày càng được tinh luyện. Năm Đạt 16 tuổi, cậu và các bạn học sinh của ông Trương thành lập một ban nhạc chuyên nghiệp chơi cho các buổi tiệc.
Một biến cố khá đặc biệt xảy đến với Đạt vào một sáng Chủ nhật năm 1989, năm cậu được 18 tuổi. Đạt đang nghe radio, chương trình âm nhạc cổ điển và chương trình ngày hôm đó là về Đệ nhất Tây ban cầm thủ của cả thế giới André Segovia. Đạt ngạc nhiên lắm. “Tây ban cầm cổ điển là cái gì cà?” Từ khi biết chơi nhạc đến giờ, Đạt chỉ biết đánh guitar chơi các loại nhạc rock mà thôi.
Đạt say mê lắng nghe những âm thanh diễm ảo, phong phú và phức tạp, phần như lưu luyến, vuốt ve, nẩy bật ra từ chiếc tây ban cầm dưới ngón tay tài hoa của Segovia. Ngay giây phút đó, Đạt cảm nhận rằng guitar cổ điển mới chính là tiếng lòng mà cậu đã ấp ủ bấy lâu nay.
Đạt hỏi ông Trương: “Cháu học đánh guitar cổ điển được không bác?” Ông Trương đáp: “Được chứ. Bác sẽ giúp cho.” Đạt mua một chiếc đàn guitar cũ, ông Trương tìm mấy cuốn sách âm nhạc về guitar cổ điển dành cho người mù đưa cho Đạt. Cậu mê mải tập luyện nhiều tiếng trong một ngày. Đạt cảm nhận được chiếc tây ban cầm cổ điển đã thực sự giúp cậu diễn tả được những tình cảm sâu kín trong lòng.
Một ngày kia có một em bé gái cũng con lai như Đạt nói cho cậu biết về chương trình đưa các trẻ em lại Mỹ sang Hoa Kỳ. Cô bé bảo:
Mỹ! Quê hương của người cha mà Đạt chưa bao giờ được gặp. Đạt thấy phấn khởi quá. Dĩ nhiên là cậu được nhận rồi vì là con lại. Nhưng còn Dung thì sao? Ba của em là người Việt mà. Cậu đâu có thể bỏ đứa em gái lại?
Cuối cùng rồi hai anh em cũng được nhận đi Mỹ. Trước hết Đạt và Dung phải sang Phi luật tân để học cách hội nhập vào đời sống mới trong lúc chờ đợi được một gia đình Mỹ bảo trợ.
Đạt và Dung sang Phi luật tân và ở tại trại Bataan trong 6 tháng. Đến tháng 7 năm 1990, Vũ Thành đến trại giúp đỡ người tị nạn. Ông Thành rời Việt Nam năm 1975 và nay đã thành công và ổn định đời sống tại Mỹ. Ông là chủ nhân của vài căn tiệm, một ngôi nhà rộng rãi khang trang và hai đứa con nhỏ. Khi ông Thành gặp Dung đang làm việc tại một cửa tiệm trong trại, ông tình nguyện bảo trợ cho hai anh em.
Tháng Giêng 1991, Đạt và Dung, nay lấy tên Mỹ là Diane, đến quê hương mới ở Orange County, California. Hai anh em vẫn thường mơ một mái ấm gia đình thật sự. Nay giấc mơ của hai em đã thành sự thật.
Đạt theo học tại trường trung học Anaheim trong hai năm. Trước khả năng thiên phú của Đạt các giáo sư của cậu khuyến khích Đạt thi vào Nhạc viện Cal State Fullerton. Và tại đây Đạt đã gặp Giáo sư Grimes. Giáo sư Grimes biết Đạt là một học sinh với thiên tư đặc biệt vì cậu có một khiếu thẩm âm vô cùng tinh tế đến nỗi chỉ cần nghe qua một lần thôi, Đạt cũng có thể đánh lại y hệt từng note một.
Tháng 10 năm 1994, Giáo sư Grimes bảo học sinh của ông nộp đơn tranh tài trong cuộc thi về tây ban cầm cổ điển do Hiệp hội Các Giáo sư Đàn Dây miền Nam California (Southern California American String Teachers Association) tổ chức.
Đạt cũng nộp đơn tham dự mà vừa mừng vừa lo. Mừng vì cậu có dịp để chứng nghiệm công trình khổ luyện trong suốt hai năm qua tại Fullerton. Lo vì không biết sự khổ luyện của mình đã tới mức nhuần nhuyễn hay chưa? Liệu cậu có được xếp hạng hay không?
Khi lớp học chấm dứt, Giáo sư Grimes bảo học trò của ông rằng các em hãy cố gắng hết sức nhưng đừng quá lạc quan vào thắng giải vì cuộc tranh tài này bao gồm tất cả những danh thủ trong các nhạc viện nổi tiếng của toàn tiểu bang California.
Ngày tranh tài là một ngày tháng 11 năm 1994. Đạt đang tập dợt dưới căn hầm của một nhà thờ trong Đại học University of Southern California thì có tiếng nói đưa cậu về thực tại. “Tới lượt cậu rồi đó, Đạt.” Khi Đạt leo lên cầu thang, tiếng đàn của một hợp âm rời do một danh cầm đang trình diễn khiến cho Đạt hồi hộp. Cậu nghĩ thầm, mình thiệt gan cùng mình mới dám thi với những tay giỏi như vầy. Diane đợi cậu sau hậu trường, giúp cậu lấy bình tĩnh trong lúc nghe các tay đàn khác biểu diễn.
Đến lượt Đạt bước ra sân khấu, ngồi xuống và bắt đầu với những note nhạc của bài “Dạ Khúc” (Nocturno) của Federico Moreno Torroba. Thiết trí về âm thanh của nhà thờ này thật tuyệt hảo, nhưng vẫn hơi bị tiếng vọng. Đạt phải đánh chậm lại một chút nữa. Và rồi cả chiếc đàn lẫn nhạc và người hoà vào làm một. Những tâm tư sâu kín, những khổ đau, những phấn đấu trong đời đã được Đạt gói ghém trong dòng nhạc mênh mông của Dạ Khúc của Torroba. Nguyễn Đạt và chiếc tây ban cầm đã trở thành một.
Khi Đạt chấm dứt, khán giả nồng nhiệt hoan hô cậu. Tim Đạt như muốn vỡ ra vì xúc động. Cậu nghĩ, Đây chính là phần thưởng của mình rồi. Sau Đạt là ba danh thủ nữa, nhưng hình như dư âm của Da Khúc vẫn còn ở lại trong thính đường và lấn át cả tiếng đàn của những người còn lại.
Các tay đàn được mời xếp hàng trên sân khấu khi giải thưởng được công bố. Đạt nghĩ, mình đánh cũng khá, nhưng họ đánh còn khá hơn.
Các tay đàn được xướng danh và lần lượt nhận chứng chỉ, cho đến khi chỉ còn ba người còn lại trên sân khấu. Đạt chợt nhớ ra là người được xướng danh kế tiếp sẽ đoạt giải ba. Cậu hồi hộp đợi nghe tên mình, nhưng không phải. Rồi đến tên người đoạt giải nhì. Cũng không phải cậu.
Tại sao họ lại không gọi tên mình nhỉ? Rồi thì Đạt chợt hiểu.
“Giải nhất về tay Đạt Nguyễn.”
Đạt bước ra nhận giải thưởng mà trong lòng tràn ngập nỗi biết ơn những người đã giúp cậu đạt được kết quả ngày hôm nay, cũng như lòng biết ơn với chính âm nhạc.
Ở Việt Nam, chính âm nhạc đã giúp Đạt có đủ sức manh để sống còn. Ở Mỹ, âm nhạc đã mở cho Đạt những cánh cửa mà cậu chưa hề bao giờ nghĩ tới.
Trong giây phút này, Đạt Nguyễn cảm thấy cậu thật là một người may mắn.
Phụ Chú:
Đạt tiếp tục cuộc tranh tài toàn tiểu bang do Hiệp hội Các Giáo sư Đàn Dây tổ chức, và đoạt giải nhất. Ngoài ra Đạt cũng sáng tác ngoài các tấu khúc cổ điển các ca khúc nhằm giúp gây quỹ cho người tị nạn tại Phi luật tân.
- Nguyễn Đạt: Người Nhạc Sĩ Mù Với Cây Đàn Tây Ban Cầm Mộ Dung Tường thuật
• Tay Đàn Tây Ban Cầm Khiếm Thị Nguyễn Đạt và Đường Vào Âm Nhạc (Trịnh Đình Tường)
• Nguyễn Đạt: Người Nhạc Sĩ Mù Với Cây Đàn Tây Ban Cầm (Mộ Dung)
Nguyễn Đức Đạt thắp “Lửa Tình” trong đêm nhạc đầu tiên 6/10/2018 ở Nam Cali (Dương Thy)
Ban nhạc Bayadera và Nguyễn Đạt- người nhạc sĩ mù (Phương Anh/RFA)
Nhạc sĩ khiếm thị Nguyễn Đức Đạt (nhipcau4phuong.com)
Tôi quen người bạn mới: Nguyễn Đức Đạt (Lê Minh Thịnh)
Nhạc sĩ Nguyễn Đạt: "Ta yêu đời, đời sẽ yêu ta" (Thời Báo Vancouver)
Nguyễn Đức Đạt Flamenco, âm thanh & ánh sáng giữa lòng người (Phạm Lễ)
Nhạc sĩ khiếm thị Nguyễn Đức Đạt (Vũ Hoàng/RFA)
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Đạt (Giáng Ngọc)
Nhạc sĩ khiếm thị Nguyễn Đức Đạt: "Lửa tình"
Rừng Lá Thay Chưa (Huỳnh Anh, Quỳnh Lan&Nguyễn Đạt trình bày)
• Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Linh Hồn Tượng Đá” (Mai Bích Dung) – Chuyện tình thoáng vội như mây bay (Đông Kha)
• Nghệ thuật sáng tác trong tác phẩm "Nửa bước đường tình" của nhạc sĩ Tâm Anh (Nguyễn Xuân Bách)
• Những năm cuối đời thầm lặng của nhạc sĩ Tâm Anh – Tác giả ca khúc “Phố Đêm” (Đông Kha)
• Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha)
• Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |