1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyễn Đạt: Người Nhạc Sĩ Mù Với Cây Đàn Tây Ban Cầm (Mộ Dung) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      22-8-2020 | ÂM NHẠC

      Nguyễn Đạt: Người Nhạc Sĩ Mù Với Cây Đàn Tây Ban Cầm

        MỘ DUNG
      Share File.php Share File
          

       


      HOUSTON (NN) -- Chương trình nhạc “Đêm Nghe Trời Vào Xuân” do hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam tổ chức đã được thực hiện một cách khá hoàn hảo tại thánh đường Hamman Hall, thuộc trường đại học Rice, vào tối thứ sáu 28 tháng 1 năm 2000.


      Trong suốt ba tiếng đồng hồ, hơn 550 khán thính giả đã thực sự bị lôi cuốn vào thế giới âm thanh của các tiết mục nhạc cổ điển Tây phương và các ca khúc Việt Nam. Thành phần trình diễn trong đêm nhạc bao gồm nhạc sĩ tây ban cầm Nguyễn Đạt, nhạc sĩ dương cầm Đỗ Bằng Lăng, các ca sĩ Bích Liên và Lê Hồng Quang, nhạc sĩ dương cầm Hoàng Tuấn, cùng ban tứ tấu The Accent Flute Quartet với các nhạc sĩ chuyên nghiệp Trịnh Lê Trung, Gayle Shepard, Amy Wiggs, và Steven Wiggs. Phần nhạc cổ điển bao gồm các tấu khúc của Chopin, Schubert, Tarrega, Barrios, Rachmaninoff, Rodrigo, Ryba, Ravel, Gardel, Giuliani, Rodrigo, và Nguyễn Đạt, được trình bày hoặc độc tấu, hoặc song tấu, hoặc tứ tấu. Phần ca khúc Việt Nam gồm các nhạc phẩm của Phạm Duy, Văn Cao, Phạm Đình Chương, Lê Văn Khoa, và Nguyễn Đạt qua sự trình bày của Bích Liên, Lê Hồng Quang, và chính Nguyễn Đạt.


      Sau khi chương trình kết thúc, mọi người tham dự đều chung một nhận định: Đêm Nghe Trời Vào Xuân là một chương trình có thể nói đặc sắc nhất so với các chương trình nhạc thính phòng từng được thực hiện tại Houston. Đặc sắc từ cách thức tổ chức cho đến nội dung của chương trình, từ bầu không khí trang trọng, tao nhã và lịch sự cho đến nghệ thuật độc đáo của tất cả các nghệ sĩ trình diễn. Tuy nhiên, điều mà tất cả cũng cùng đồng ý là dù hội đủ những điểm đặc sắc vừa kể, chương trình sẽ giảm một phần giá trị đáng kể nếu thiếu một người: Nguyễn Đạt.



           Nhạc sĩ Nguyễn Đạt

      Đối với hầu hết người Việt tại hải ngoại, có lẽ Nguyễn Đạt còn là một tên tuổi khá xa lạ. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là cả triệu người bản xứ đã biết đến thành tích và cuộc đời của anh qua nhiều bài viết trên các tờ báo lớn tại Hoa Kỳ, điển hình là một bài khá dài đăng trên tập san Reader's Digest, số tháng 3 năm 1997, mà Ngày Nay đã chuyển ngữ trong số báo phát hành ngày 31 tháng 12 năm 1999. Trong bài báo, ký giả Anita Bartholomew đã thuật lại những cơ duyên và sự phấn đấu vượt bực của một cậu bé hai dòng máu Mỹ Việt sinh năm 1971, mang tật khiếm thị bẩm sinh, ở trong viện mồ côi một thời gian ngắn rồi bị đẩy ra sống vất vưởng trên hè phố từ lúc bốn tuổi và phải cưu mang người em gái cùng mẹ khác cha mới lên hai. Cuối cùng, như một phép lạ, cậu bé mù lòa ấy đã trưởng thành với một tâm hồn nhân hậu và một tài nghệ phi thường về âm nhạc. Nói một cách ví von thì cuộc đời cậu bé ấy quả là một thứ cây đắng nở hoa.


      Năm 1991, được sang Hoa Kỳ theo diện con lại cùng với người em gái, Nguyễn Đạt định cư tại California và nhập học tại một trường trung học. Sau khi tốt nghiệp, anh ghi danh theo học ngành trình tấu tây ban cầm tại California State University và hoàn tất bậc đại học vào mùa hè năm ngoái.


      Được biết năm 1994, khi vừa lên đại học, anh đã đoạt giải nhất trong cuộc thi ASTA Solo Guitar Competition tại miền Nam California và sau đó, chiếm huy chương vàng toàn tiểu bang. Kể từ ngày đoạt giải, anh đã được mời trình tấu trong nhiều chương trình nhạc do người Hoa Kỳ tổ chức.


      Trở lại với Đêm Nghe Trời Vào Xuân, quả thật đêm hôm ấy, Nguyễn Đạt đã dẫn dắt khán thính giả lần lượt dạo qua những xúc cảm khác nhau của một thế giới âm thanh tuyệt diệu:


      Một Capricho Arabe của Francisco Tarrega thể hiện nỗi u uất của những tâm hồn Ả Rập bên cạnh tiếng gió thổi, tiếng cát bay, và tiếng lửa cháy bập bùng trong sa mạc.


      Một Serenade của Franz Schubert diễn tả sự êm đềm của tình yêu. Một Concierto de Aranjuez của Joanquin Rodrigo, song tấu chung với tiếng dương cầm Đỗ Bằng Lăng, trình bày những trạng thái tình cảm của con người khi phải đối diện với đại họa với những thanh âm thể hiện nỗi đau đớn, tiếng nguyện cầu, và niềm hy vọng.


      Một Malaguena, do chính Nguyễn Đạt soạn, mang âm hưởng nhộn nhịp của các vũ điệu dân gian Tây Ban Nha theo tiết điệu Flamenco. Tuy nhiên, đối với tất cả khán thính giả, niềm xúc cảm cao độ đã đến với họ từ một nhạc phẩm Việt Nam do anh sáng tác và trình bày qua giọng hát truyền cảm, được phụ họa bởi tiếng đàn điêu luyện của anh. Đó là nhạc phẩm “Gã Điên Trên Đồi Hoang”, một nhạc phẩm mang hơi hướm của Thiền đạo, diễn tả sự hời hợt của những đôi mắt phàm tục, chỉ nhìn thấy sự hào nhoáng bên ngoài mà không nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn.


      Qua giọng hát và tiếng đàn, Nguyễn Đạt đã thành công vượt bực trong việc gửi gấm trọn ven được tâm hồn và nỗi xúc cảm của anh đến khán thính giả. Rất nhiều vị đã cảm động đến ứa lệ khi nghe anh trình bày nhạc phẩm này. Bên cạnh lời lẽ và tiết điệu của nhạc phẩm, có lẽ một phần của sự cảm động đã đến vì hình dáng nhỏ nhắn của người nhạc sĩ trẻ khiếm thị, đang trải hết tâm hồn vào tiếng đàn, lời hát. Giữa một vòm không gian nửa sáng nửa tối của sân khấu, anh ngồi đó, trông thật nhỏ nhoi và cô độc. Nhỏ nhoi và cô độc để cố gắng làm đẹp thêm cho cuộc đời, cho lòng người.


      “Gã Điên Trên Đồi Hoang” là một trong những nhạc phẩm đầu tiên của phần hai trong đêm nhạc, tức là phần trình diễn sau giờ nghỉ giải lao Intermission. Nhạc phẩm này đã đưa không khí của đêm nhạc lên đến cao độ của cảm xúc, và cao độ này dường như đã được giữ nguyên cho đến khi chương trình bế mạc bằng tiết mục “encore” với nhạc phẩm Tình Hoài Hương qua tiếng hát của Bích Liên, Lê Hồng Quang cùng tiếng tây ban cầm Nguyễn Đạt và tiếng dương cầm Đỗ Bằng Lăng.


      Trong thời gian Nguyễn Đạt đến Houston, các anh chị trong hội VHKHVN đã có dịp tiếp xúc và sinh hoạt nhiều lần với anh và với cô Dung, người em cùng mẹ khác cha của anh. Qua những cuộc tiếp xúc và sinh hoạt này, mọi người khám phá rằng anh là một nghệ sĩ đa tài. Bên cạnh khả năng trình tấu tây ban cầm, anh còn là một ca sĩ, một nhà soạn nhạc, vừa nhạc cổ điển lẫn nhạc Việt Nam, và một nhạc sĩ soạn hòa âm cho các giàn nhạc giao hưởng. Hiện anh là một cầm thủ trong ban tứ cầm (guitar quartet) "Inner Vission" thường xuyên trình diễn tại các club nhạc cổ điển ở Nam California.


      Trong năm qua, ban tứ cầm của anh đã được một hãng phim Hoa Kỳ ký hợp đồng để soạn và trình tấu phần nhạc chủ đề cho cuốn phim That Summer in L.A. Phim đã được thực hiện xong và sẽ chiếu cho công chúng trong tháng ba hoặc tháng tư năm nay. Trong dịp chiếu ra mắt cuốn phim cho các nhân vật Hollywood vào tháng hai này, hãng phim cũng đã mời ban nhạc anh đến để trình diễn. Được biết, ngoài lãnh vực nhạc cổ điển và tân nhạc, anh còn là một nhạc sĩ thuộc hạng khá cừ khôi với các loại đàn vọng cổ, đàn tranh và đàn bầu.


      Khả năng phi thường của Nguyễn Đạt trong lãnh vực âm nhạc là sự kiện tất cả chúng ta phải công nhận. Tuy nhiên, điều đáng cảm phục hơn cả là dù mang tật khiếm thị, ở anh là sự thể hiện của một ý chí phấn đấu mãnh liệt. Hơn nữa, anh luôn luôn mang tinh thần lạc quan và lúc nào cũng cố gắng để mang niềm vui đến những người chung quanh. Theo anh thì cuộc đời của bất kỳ ai trong chúng ta cũng có buồn vui lẫn lộn thì hà cớ gì chúng ta cứ phải luẩn quẩn trong những nỗi buồn mà quên đi niềm vui đời sống dành cho chúng ta? Hãy nghĩ đến niềm vui và cảm tạ Thượng Đế thì chắc chắn lòng chúng ta sẽ nhẹ bớt được nỗi buồn.


      Anh tâm sự rằng anh đã nghiên cứu nhiều về đạo thiền và ngưỡng mộ thiền sư Nhất Hạnh đến nỗi đã có lần anh định sang tu tại làng Hồng do thiền sư thành lập ở Pháp. Có lẽ bởi lý do này, hầu hết các nhạc phẩm Việt Nam của anh mang hơi hướm thiền đạo, và được viết ra để đề cao lòng nhân ái của con người cũng như vẻ đẹp của cuộc đời.


      Đề cập đến ước vọng tương lai, Nguyễn Đạt cho biết anh sẽ cố gắng tiếp tục trau dồi nghệ thuật trình tấu nhạc cổ điển để mai này có thể được mời trình diễn tại nhiều nơi trên thế giới. Anh tâm sự rằng trước đây, những ca khúc Việt Nam của anh chỉ được viết ra để làm vơi bớt nỗi cảm xúc trong lòng, và thường chỉ để hát tặng bạn bè trong những buổi họp mặt thân hữu. Tuy nhiên, sau chuyến đi Houston, anh sẽ cố gắng soạn thêm một vài ca khúc để thực hiện một CD nhạc phổ biến trong cộng đồng Việt Nam.


      Được biết, qua những sinh hoạt giáo dục, xã hội, văn hóa, và nghệ thuật trong những năm qua, hội VHKHVN đã cố gắng giới thiệu cùng đồng hương Houston một số người trẻ Việt Nam đã thành công tại xứ người nhờ vào sự quyết tâm và phấn đấu vượt bực. Ngoài mục đích nêu tấm gương sáng cho các bạn trẻ, sự giới thiệu này còn nhằm khích lệ người được giới thiệu tiếp tục trau giồi sở trường cũng như khuyến khích họ gắn bó thêm với cộng đồng Việt Nam.


      Một lần nữa, hội VHKHVN đã đạt được phần lớn mục đích với sự xuất hiện của Nguyễn Đạt trong Đêm Nghe Trời Vào Xuân. Ngoài ra, các anh chị hội VHKHVN cũng cho biết là trong kỳ trại hè Lên Đường 2000 do hội tổ chức vào dịp lễ Memorial sắp đến tại Fort Worth, Texas, trong số diễn giả của trại sẽ có một người cũng mang tên Nguyễn Đạt. Đó là anh Nguyễn Đạt, nguyện cầu thủ football nổi tiếng của đội bóng đại học Texas A&M, người được bầu là cầu thủ hàng phòng ngự xuất sắc nhất của các đội bóng đại học trong năm 1998 và hiện đang đấu cho đội bóng chuyên nghiệp Dallas Cowboys.


      Hai Nguyễn Đạt, một của music và một của football, đã đem lại niềm hãnh diện lớn lao cho dân tộc Việt tại xứ người. Chắc chắn rằng nghị lực, sự quyết tâm, và thành quả của các anh sẽ tạo thêm cảm hứng cho những người trẻ đang phấn đấu để gây dựng một sự nghiệp tại những mảnh đất tạm dung này. Sự nghiệp ấy, người viết tin rằng cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc làm thăng tiến cộng đồng người Việt hải ngoại, cũng như trong công cuộc kiến thiết đất nước ở mai sau.


      Mộ Dung

      Ngày Nay Minnesota, số 257 ngày 15-2-2000

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Đạt: Người Nhạc Sĩ Mù Với Cây Đàn Tây Ban Cầm Mộ Dung Tường thuật

    3. Bài viết về Nhạc sĩ Nguyễn Đạt (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha)

      Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)

      Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)

      Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)

      Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)