1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nguyễn Ánh 9, hơn 30 năm xa cách (Lê Xuân Trường) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      18-6-2016 | ÂM NHẠC

      Nguyễn Ánh 9, hơn 30 năm xa cách

        LÊ XUÂN TRƯỜNG
      Share File.php Share File
          

       


           Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
           (1940 - 2016)

      Thân mời các bạn đọc bài tôi viết về nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 lúc ông sang thăm Hoa Kỳ vào năm 2002. Nhớ thương về người nhạc sĩ tài ba đã vừa mới rời xa chúng ta để ra đi miên viễn.

      Tất cả dựa trên lời kể của Nguyễn Ánh 9 để các bạn biết. Có nhiều bài viết trước đây đã viết sai nhiều về những chi tiết trong cuộc đời của một người nghệ sĩ tài hoa như ông. Vĩnh Biệt nhạc sĩ Nguyễn ánh 9 – Với biết bao nhớ thương.

      Mỗi đời nghệ sĩ chỉ cần một tác phẩm giá trị được quần chúng ái mộ, lưu truyền cũng đủ để tạo nên danh tiếng để đời và yêu thương trong lòng mọi người miên viễn. Riêng Nguyễn Ánh 9; Tác phẩm của ông không nhiều vô số kể như những nhạc sĩ khác, nhưng kể ra hầu như những ca khúc của ông đã có sức hút mãnh liệt với giới yêu nhạc thời đó kể từ khi ca khúc với nhan đề một chữ ngắn gọn, mà ai cũng đều dùng ở thể phủ nhận là ”Không” ra đời thì từ đó tên tuổi của Nguyễn Ánh 9 bắt đầu bùng dậy. Có phải ”Không” là một sự chối từ, hay bắt đầu của một thiên đường âm nhạc rộng mở của người nhạc sĩ này đến với dòng tân nhạc của Việt Nam trước năm 1975?. Nhân dịp sang thăm người anh ở California, tôi đã có dịp được nghe ông tâm sự rất nhiều về ông. Ðôi dòng gửi độc giả yêu nét nhạc trữ tình của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua những ca khúc như: Không!, AI Ðưa Em Về, Tình Khúc Chiều Mưa, Cô Ðơn, Buồn Ơi! Chào Mi, Mùa Thu Cánh Nâu, Ngày Xưa Có Mẹ, Ðêm Tình Yêu, Biệt Khúc, Tình Yêu Ðến Trong Giã Từ, Bơ Vơ, Tiếng Hát Lạc Loài


      Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 sinh trưởng và lớn lên tại Ninh Thuận, Phan Rang; Sinh nhật vào ngày 1 tháng 1. Sau này theo gia đình về sống tại Nha Trang một thời gian trước khi lên Ðà Lạt theo học bậc trung học. Từ lúc bé; Thân phụ của ông từ khi rước về nhà cây đàn Piano để cho 2 anh chị lớn của Nguyễn Ánh 9 tập đàn, thì cũng từ đó những âm thanh huyền hoặc kia đã ru hồn cậu bé mới lớn Nguyễn Ánh 9 đến với một thế giới nhiệm mầu, vô hình và đầy đam mê. Theo lời kể của Nguyễn Ánh 9, thì thân phụ của ông là một người rất khó khăn. Ông chỉ muốn Nguyễn Ánh 9 chuyên cần việc sách đèn, chứ không phải đi theo con đường âm nhạc. Tôi có hỏi là ”Nếu thân phụ ông khó tính thế, thì tại sao lại mua đàn Piano về nhà làm chi để gây thêm nhiều phiền phức?” Nguyễn Ánh 9 đã trả lời: ”Ông Bố tôi mua đàn về để cho anh chị tôi tập đàn chứ không phải cho tôi. Vì lúc đó anh chị tôi ai cũng đã xong tú tài và bây giờ có thể theo học nhạc cho khuây khỏa. Nhưng có những lúc thèm quá, đợi khi cà nhà đi vắng, tôi lén lén mở nắp đàn ra và gõ thử trên những phím đàn để xem sao vì có tính hiếu kỳ. Lần đầu tiên trong đời, những âm thanh huyền diệu kia thực sự đã đưa tôi về một chốn lạ lùng nào đó mà hình như tất cả chung quanh tôi, mọi thứ đều vô nghĩa cả…”


      Khi Nguyễn Ánh 9 theo học trên Ðà Lạt, thì ở giảng đường có đàn Piano; Ðến giờ ra chơi ai cũng đều vui đùa cho thỏa chí, nhưng ngược lại Nguyễn Ánh 9 chỉ ru rú bên cạnh cây đàn Piano và mân mê từng phím đàn trong sự thèm muốn vô biên. Sẵn có sách vở đầy đủ bên cạnh, Nguyễn Ánh 9 đã bắt đầu khởi sự cho cuộc thám hiểm kỳ thú này. Ông tự học nhạc lý một mình qua sách vở và từ bạn bè, dần dần rồi sinh hoạt chung với các anh chị khác ở đài phát thanh trong một ban nhi đồng – thoạt đầu chỉ đàn Mandolin từng từng cho vui; Sau gặp được nhạc sĩ Hoàng Nguyên tác giả của Ai Lên Xứ Hoa Ðào, Cho Người Tình Lỡ v..v.. đã chỉ thêm cho ông về nhạc lý, hòa âm. Nguyễn Ánh 9 đã dứt khoát muốn trở thành nhạc sĩ nhưng thân phụ ông nhất quyết ngăn cấm, không muốn Nguyễn Ánh 9 trở thành nhạc sĩ hay theo nghiệp văn nghệ. Thân phụ của Nguyễn Ánh 9 đã cho ông hai lựa chọn: 1. Nếu muốn ở nhà thì phải đi học cho đến nơi đến chốn. 2. Còn muốn theo con đường văn nghệ thì hãy sống tự lập một mình và tự lo lấy thân.


      Vì chọn theo con đường nghệ thuật và cũng để cho thân phụ biết là mình đã chọn con đường của mình là đúng, Nguyễn Ánh 9 đã ra công tập luyện để trở thành một dương cầm thủ trước là để chứng minh cho gia đình biết là nếu trở thành một nhạc sĩ mà mình cố gắng và luôn hướng thiện thì đây cũng là một nghề đầy thú vị và hoàn mỹ chứ không phải nhạc sĩ là một nghề gì xấu xa, đáng ghét. Ông đã bắt đầu chơi nhạc vào năm 1960 tại các phòng trà như Anh Vũ nằm trên đường Bùi Viện, nơi Nguyễn Ánh 9 có rất nhiều kỷ niệm như tập cho ca sĩ Thanh Thúy hát nhạc phẩm ”Ướt Mi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tập cho ca sĩ Lệ Thanh, Minh Hiếu v..v.. Bên cạnh những phòng trà Anh Vũ, Việt Long thời đó mà ông cộng tác còn có những vũ trường như Mỹ Phụng nằm ngay bờ sông Sài Gòn, Bến Bạch Ðằng nơi ông đàn Piano trong dàn nhạc của nhạc trưởng Huỳnh Anh (nhạc sĩ Huỳnh Anh) tác giả của các ca khúc như Biết Nói Làm Sao, Mưa Rừng v..v... và sau này Nguyễn Ánh 9 còn chơi chung trong một ban nhạc Phi Luật Tân (Cosmet Como). Con đường văn nghệ của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 bắt đầu từ đây.


      Tên Nguyễn Ánh 9 là kết hợp của 9 mẫu tự trong tên Nguyễn Ánh. Khi khởi đầu viết ca khúc Không – không lẽ chỉ ký là Nguyễn Ánh, thì thấy nó thiếu thiếu cái gì. Trong lúc ngồi tĩnh mịch trong một đêm khuya vắng, cứ cây viết lê lê trên trang giấy nhạc phân vân thì tự dưng ông nẩy ra ý nghĩ đặt tên cho mình là Nguyễn Ánh và kèm theo con số 9. Số 9 cũng là số hên và cũng là một sự trùng hợp là lạ là kỷ niệm ngày cưới của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 vào ngày 9 tháng 1.



           NS Nguyễn Ánh 9 & Ngọc Hân
      (Ảnh cưới)

      Nguyễn Ánh 9 lập gia đình với vợ tên Ngọc Hân vào năm 1965, là một vũ sư nhẩy tiết hài (tap dance) tại phòng trà Anh Vũ, và là em ruột của vũ sư Nguyễn Thống. Tháng 8 năm 1970, nhân chuyến lưu diễn với ca sĩ Khánh Ly tại Nhật Bản trong một hội chợ có tên là Osaka; Ngày 13 tháng 8, Nguyễn Ánh 9 đến Nhật chỉ vỏn vẹn 5 ngày sau là ông đòi về lại Việt Nam. Trong lúc cứ lẩm bẩm nhớ nhà và cứ đòi về nằng nặc thì ca sĩ Khánh Ly cứ hỏi: ”Anh lẩm bẩm gì đó!” – Nguyễn Ánh 9 với cây đàn Guitar bỗng dưng hát lên: ”Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa…” Ông đòi về Việt Nam và ca sĩ Khánh Ly cứ hỏi: ”Ủa! Mới qua sao đòi về sớm vậy?” Khánh Ly rất ngạc nhiên và bực mình, vì thời đó ai được dịp ra ngoại quốc chơi là ghê gớm lắm, và cũng khó đi chứ đâu phải dễ. Vậy mà Nguyễn Ánh 9 cứ đòi về cho bằng được. Thì ra Nguyễn Ánh 9 muốn về cho kịp ngày sinh nhật của người vợ hiền là ngày 19 tháng 8.


      Sau khi về tới Việt Nam thì nhạc sĩ mới nhớ ra câu hát đùa với Khánh Ly khi còn ở Nhật và ông đã viết tiếp ca khúc ”Không!”. Thoạt đầu Nguyễn Ánh 9 đặt cho nhạc phẩm này với cái tựa đề thật dài là ”Không! Tôi Không Còn Yêu Em Nữa”. Khi gặp nghệ sĩ Túy Hồng của ban kịch Sống thấy cái tựa dài quá mời để nghị ông đổi thành ” Không!” . Ca sĩ Khánh Ly là người hát thâu dĩa đầu tiên ca khúc ”Không!” trên dĩa nhạc 45rpm. Một sự tình cờ là khi dĩa nhạc với ca khúc Không được ấn bản thì mặt kia của dĩa là ca khúc ”Cho Người Tình Lỡ” của nhạc sĩ Hoàng Nguyên. Nguyễn Ánh 9 gặp Hoàng Nguyên thì ông bèn nói:

      ”Em thấy chưa… Hồi đó em còn là học sinh, em mê nhạc. Thì đối với em, anh cũng là một cái gì ghê gớm lắm. Nhưng bây giờ em đứng chung với anh trong một cái dĩa đó.. Em thấy không… Cố gắng rồi em sẽ còn hơn được như thế nữa”

      Hoàng Nguyên đã nâng đỡ và khuyến khích Nguyễn Ánh 9 rất nhiều trên con đường nghệ thuật. Nguyễn Ánh 9 đã dành nhiều tình cảm cho nhạc sĩ Hoàng Nguyên , và coi nhạc sĩ Hoàng Nguyên như một người anh tinh thần của nghệ thuật.


      Duyên Tình đưa đẩy cho ca sĩ Thanh Mai gặp nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và Thanh Mai là học trò duy nhất mà Nguyễn Ánh 9 đã dạy hát trước khi được mọi người biết đến tiếng hát này. Ca sĩ Thanh Mai hát đầu tiên tại phòng trà Nam Ðô vào năm 1971, và gặp vũ sư Ngọc Khuyên tức vợ của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Ngọc Khuyên về nói với Nguyễn Ánh 9 chỉ cho Thanh Mai hát và phong cách trình diễn thêm cho Thanh Mai. Sau này Nguyễn Ánh 9 đã giới thiệu ca sĩ Thanh Mai hát tại phòng trà Anh Vũ, trên đài truyền hình, và hầu hết mọi nơi. Tiếng hát Thanh Mai dần được mọi người biết đến qua những ca khúc nhạc trẻ trong những băng nhạc trẻ do Tùng Giang, Vũ Xuân Hùng & Nguyễn Duy Biên, Trường Kỳ, Nam Lộc thực hiện v..v...


      Ca khúc ”Ai Ðưa Em Về” của Nguyễn Ánh 9 đã do Thanh Mai và Quốc Dũng trình bày đầu tiên. Sau này ca khúc này đã được nam ca sĩ Elvis Phương đánh bóng vào năm 1972. Liên tiếp những ca khúc sau như: Tình Khúc Chiều Mưa, Buồn Ơi! Chào Mi, Không! cũng đã được Elvis Phương chuyên chở tới người nghe và trở thành những ca khúc thần tượng của hơn 30 năm qua. Ca khúc ”Tình Yêu Ðến Trong Giã Từ” đã do nam ca sĩ Thái Châu ru mềm lòng người vào năm 1992. Ca khúc ”Cô Ðơn” theo như Nguyễn Ánh 9 là một ca khúc viết lâu nhất. Ông bắt đầu viết ca khúc này vào năm 1990 khởi đầu bằng một câu mà sau này đã là câu cuối của ca khúc Cô Ðơn: "Chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi cô đơn, bơ vơ, tiếng hát lạc loài” cho mãi đến năm 1993, ông mời có cảm hứng cho câu đầu và bài hát được hoàn thành. Từ câu cuối của ca khúc Cô Ðơn; sau này còn có thêm 2 ca khúc nữa là ”Bơ Vơ””Tiếng Hát Lạc Loài” ra đời. Ca khúc ”Cô Ðơn” đã được rất nhiều ca sĩ trong và ngoài nước trình bày như: Phi Khanh, Vũ Khanh, Khánh Hà, Thiên Kim và trong nước thì có Khánh Du.


      Tâm tình của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tâm sự – ”Tên tôi đã là con số, phải chăng tất cả đều là số mệnh. Từ một người Bố khắt khe mà tôi mới có ngày hôm nay. Tôi luôn cám ơn Bố tôi. Và cũng buồn khi tôi đã cãi ông chỉ vì bất chấp mọi thử thách tôi đã đánh đổi tất cả cho âm nhạc, cho nghệ thuật”. Nguyễn Ánh 9 đã rưng rưng nước mắt khi nói những lời cảm tạ quý khán thính giả xa gần mà đã hơn 30 năm xa cách. Những lời nói trìu mến, biết ơn từ tận đáy cõi lòng mà quý khán thính giả đã dành cho ông những thương mến hơn suốt 3 thập niên qua với những ca khúc bất hủ của ông, khi được tôi phỏng vấn ông lần đầu tiên trên đài truyền hình SBN (SaiGon Broadcasting Network).


      Ngày 2 tháng 8 tại vũ trường Majestic ở quận Cam; Ðêm hội ngộ nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, với sự góp mặt của các tên tuổi như Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Ý Lan, Thanh Lan, Lê Uyên, Duy Quang, Thái Châu, Thái Thảo, Ngọc Phu, Kim Anh, Nguyên Khang, Trang Thanh Lan, Lê Xuân trường, Thu Thảo, Công thành & Lyn, Phương Hồng Quế, Ngọc Minh, Thanh Mai, Diễm Phúc, Trần Quốc Bảo, Dạ Nhật Yến và nhiều nhiều lắm đã thành công trong tình thương mến của quý khán thính giả và của các nghệ sĩ có mặt trong đêm này. Một đêm đầy cảm động và một kỷ niệm khó quên trong đời của Nguyễn Ánh 9.


      Cám ơn nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, cám ơn những tâm tình mà trong thời gian qua hai chúng mình đã không cạn hết niềm tâm sự với biết bao nhiêu ly café và bao nhiêu gói thuốc lá. Hy vọng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 sẽ có những giây phút thoải mái trong thời gian sang thăm Hoa Kỳ. Luôn chúc Nguyễn Ánh 9 và gia đình luôn được nhiều may mắn và bình an. Kỷ niệm nơi đây thật đẹp và khó quên. Con số 9, quả là con số hên đó nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.


      California – Quận Cam 30 tháng 6 năm 2002

      (trích tập hồi ký Lê Xuân Trường)



      Lê Xuân Trường

      Nguồn: thanhthuy.me

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nguyễn Ánh 9, hơn 30 năm xa cách Lê Xuân Trường Nhận định

      - Tiếc Thương – phỏng vấn Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu Lê Xuân Trường Phỏng vấn

    3. Bài viết về Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Nguyễn Ánh 9

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nguyễn Ánh 9 - Nhân Chứng Âm Nhạc Sài Gòn (Hoàng Nguyên Vũ)

      Nguyễn Ánh 9, hơn 30 năm xa cách (Lê Xuân Trường)

      Cô Đơn - Tưởng niệm Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (Phan Anh Dũng)

      Mùa Thu Cánh Nâu - Tưởng niệm Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 (Phan Anh Dũng)

      Cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, hai lần đến Sydney (Nguyễn Toàn)

      Nghệ sĩ Quận Cam trước tin nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 qua đời (Đức Tuấn, NV)

      Người tình trong "Không" của Nguyễn Ánh 9

       (Thụy Vi)

      Nguyễn Ánh 9, tiếng dương cầm vang mãi

       (Cát Linh, RFA)

      Nguyễn Ánh 9 viết "Không" để trả lời cho Khánh Ly (Sơn Hà)

      Tiểu sử (vi.wikipedia.org)

      Gặp lại NS Nguyễn Ánh 9 qua tiếng dương cầm của Nguyễn Quang

       

      Tác phẩm của Nguyễn Ánh 9

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Nguyễn Ánh 9 nhận xét về các giọng ca

      (Nguyễn Ánh 9)

      Paris By Night 83 & Tình Ca Nguyễn Ánh 9

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)

      Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)

      Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

      Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)

      Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)