1. Head_

    Đinh Việt Lang

    (..1939 - 4.1.1997)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hoa nở một lần đợi gió chuyển mùa thương (Hoàng Khương) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-6-2017 | ÂM NHẠC

      Hoa nở một lần đợi gió chuyển mùa thương

        HOÀNG KHƯƠNG
      Share File.php Share File
          

       

      Hoa nở về đêm chờ chuyến đi về sáng

      Hoa nở một lần đợi gió chuyển mùa thương



          Nhạc sĩ Mạnh Phát
           (1929 - 1973)

      Chuyến đi về sáng – Hương Lan

      Người ơi! Nếu yêu rồi, chớ để buồn người trai nơi xa xôi

      Người ơi! Nếu yêu rồi, chớ để nhạt màu son trên đôi môi

      Ca khúc này được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết lần đầu tiên vào năm 1963 và bán lại cho nhạc sĩ Mạnh Phát. Từ trước đến nay tôi vẫn nghĩ đây là một ca khúc viết cho lính (trong Asia 50, chú Trung Chỉnh cũng song ca cùng cô Hoàng Oanh trong trang phục lính) nhưng sau khi nghe toàn bộ bốn ca khúc, tôi thấy không hẳn như vậy. Rất có thể ca khúc này được viết cho một người phải đi xa vì công việc hay vì cuộc sống mà thôi. Có nhiều ca sĩ hát bài này nhưng tôi thích nghe cô Hương Lan hát nhất, có lẽ vì đã nghe quen từ hơn 20 năm nay và vì phần nhạc dạo đầu rất hợp với nội dung mà ca khúc này muốn gửi đến người nghe.


      Chuyến đi về sáng kể về việc gặp gỡ của một đôi nam nữ trong sân ga vắng. Bèo nước tương phùng, nếu trong những hoàn cảnh khác có lẽ họ đã chẳng nhớ về nhau nhưng ở đây, sự cô đơn trong một không gian rộng lớn, lạnh lẽo đã mang họ lại gần nhau hơn. Chính tại nơi gợi lên sự chia ly và xa cách, cô gái bắt gặp hình ảnh một người trai nhẹ vuốt mái tóc bồng ngước nhìn bầu trời cao mênh mông. Hình ảnh vừa mộng vừa thực, vừa lãng mạn vừa lý tưởng của người chưa quen tên, đã gây ấn tượng với cô gái để từ đó bắt đầu nên một tình yêu.


      Tiếc rằng chuyện tình chưa hợp đã tan. Người đến rồi đi như một cơn gió để lại cô gái với bao cảm xúc ngổn ngang. Điều này thể hiện mãnh liệt nhất trong cách hát của cô Hương Lan bởi không có hình ảnh nào có thể diễn tả được sự đột ngột, ngỡ ngàng bằng với hình ảnh đối lập giữa một người đi theo cơn lốc xoáy, một mình ai còn ngơ ngác trong đêm dài. Có nhận xét cho rằng nhạc sĩ Hoài Linh là bậc thầy trong việc sử dụng từ ngữ trong các ca khúc trước 1975 nhưng ca khúc này đã cho thấy sự trao chuốt trong từ ngữ không phải là đặc điểm riêng của nhạc sĩ Hoài Linh. Chỉ bằng 2 từ “ngơ ngác”, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (hay Mạnh Phát?) đã diễn đạt đầy đủ và chân thật nhất nội tâm phức tạp của cô gái. Mọi cảm xúc đều đến với cô quá nhanh, quá bất ngờ từ sự ngưỡng mộ, cảm mếm khi thoáng gặp và hụt hẫng, hối tiếc khi chia tay.

      Tôi biết rồi đây có nhiều đêm thức trọn vì tình yêu, vì thương anh vắng xa. Biết có người bên song nhớ mong, khấn nguyện cùng trời cao, ước đẹp một vì sao. Nhớ thương vô bờ vì tình yêu như nụ hoa: chỉ nở một lần thôi, chỉ đẹp một lần thôi.

      Nhưng sau tất cả, người con gái ấy biết mình thật sự đã yêu. Và dù chưa biết rõ về người mình yêu, cô vẫn ví tình yêu của mình như một nụ hoa. Vì tình yêu mà nụ hoa này nở và vì chỉ yêu một người nên hoa này chỉ nở một lần thôi. Hãy khoan nhìn đến khía cạnh cuộc sống để thấy đây là một tình yêu rất đẹp và rất chân thành vì người ta vẫn bảo khi con tim lên tiếng thì lí trí phải im lặng.


      Hoa nở về đêm – Thiên Trang

      Chuyện một mình tôi chép dòng tâm tình tặng người chưa biết một lần. Vì trong lúc ấy tôi tình cờ hiểu rằng tình yêu đẹp nghìn đời là tình yêu khi đơn côi…

      Tôi tìm được sự liên hệ giữa Hoa nở về đêm và ba ca khúc còn lại khi biết nó được nhạc sĩ Mạnh Phát sáng tác. Nội dung ca khúc là tâm sự khi yêu của người con gái còn trẻ và có nhiều mộng mơ. Cô “lý luận” rằng con người thì ai cũng từng hẹn hò, từng yêu đương nhưng cũng đâu có mấy người được hạnh phúc trong tình yêu. Thế thì cứ giữ trong lòng một tình yêu lí tưởng với một người đi xa không phải tốt hơn sao ? (Sau này tôi cũng nghe ở đâu đó câu hát “trong tình yêu đợi chờ là hạnh phúc”)

      Ai lớn lên không từng hẹn hò, không từng yêu đương. Nhưng có mấy người tìm được một tình yêu ngát hương?

      Tôi nghe ca khúc này năm 15 tuổi, khi đó chưa biết yêu nên thấy điều này hơi lạ nhưng sau này ngẫm lại thấy cũng có phần hợp lý. Hoa nở về đêm dù đẹp vẫn không được nhiều người thưởng thức nhưng nó vẫn có niềm kiêu hãnh riêng về hương sắc. Tình yêu của người con gái này cũng vậy. Yêu xa, tuy không được hưởng niềm hạnh phúc luôn có người yêu bên cạnh nhưng cô vẫn tự hào về một tình yêu mang tính lí tưởng. Và lối suy nghĩ mang nhiều mộng mơ lãng mạn này phải được thể hiện qua cách hát và cách biểu lộ cảm xúc của cô Thiên Trang, người ca sĩ có duyên với những ca khúc trữ tình nhẹ nhàng.


      Nếu như người trai chỉ ra đi trong khoảng thời gian ngắn thì cô gái này hẳn đã rất hạnh phúc vì vừa có được một người yêu lí tưởng và một tình yêu với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Tiếc rằng nhạc sĩ Mạnh Phát không chỉ sáng tác 2 bài này và có lẽ sóng gió chỉ thật sự bắt đầu ở ca khúc tiếp theo.


      Hoa nở một lần – Hương Lan


      Sau gần 20 năm nghe Chuyến đi về sáng, tôi mới được nghe Hoa nở một lần, cũng do cô Hương Lan trình bày. Khi mới nghe ca khúc này tôi có cảm giác vừa lạ vừa quen. Lạ vì giai điệu này tôi chưa từng nghe trước đây nhưng quen vì từ giai điệu này tôi cảm nhận được cái gì đó gần gũi lắm. Chỉ đến khi nghe thêm vài lần, bắt gặp những hình ảnh quen thuộc như hoa chỉ nở một lần thôi hay lời nhắn nhủ Người ơi nếu yêu rồi… thì tôi tin, Hoa nở một lần chính là sự tiếp nối của Chuyến đi về sáng.


      Bản hòa âm trong ca khúc do cô Hương Lan trình bày rất hợp với tâm sự bài hát, tạo cảm giác như một luồng gió buốt thổi qua tim, dẫn người nghe vào sự lạnh lẽo trong tâm hồn của người con gái. Lần nào nghe Hoa nở một lần, cảm xúc cá nhân tôi cũng thăng trầm theo nhạc và ca từ của phần đầu bài hát. Vừa thương cảm cho “sương phủ tâm hồn” của sự cô đơn thì tôi lại chuyển sang hy vọng khi bắt gặp hình ảnh “nắng ban chiều vẫn đẹp màu môi”. Nhưng cái thoáng vui đó lại nhanh chóng bị thay thể bởi sự xót cho một “niềm thương mến ướt mặn lòng”.


      Khi mới yêu cô đã biết tình yêu của mình không giống một lối đi mòn. Nhưng sự khác biệt đó đâu chỉ ở cách tình yêu bắt đầu, nó còn tiếp tục theo cô trong suốt quá trình yêu và gìn giữ tình yêu của mình. Cô phải chấp nhận cảnh yêu xa, thay vòng tay âu yếm bằng những khát khao, hy vọng, thay những hờn dỗi, giận hờn bằng niềm tin và sự đợi chờ. Viết đến đây, tôi phải gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cô Hương Lan vì chỉ có cô mới cho tôi cảm nhận đầy đủ nhất về ca khúc này. Từ trước đến nay tôi vẫn cho rằng với những bài hát có trường đoạn thì người trình bày phải là cô Hương Lan và bài hát này là một trường hợp tiêu biểu nhất. Nguyên cả đoạn điệp khúc tôi không hề thấy cô dừng lại như một số ca sĩ khác như Mộng Thi hay thậm chí lớp ca sĩ đàn chị như cô Minh Hiếu:

      Xưa tiễn người đi đêm giá lạnh buốt tâm hồn mới biết tình yêu không giống một lối đi mòn. Trước nẻo đường sâu đưa mơ ước tới nơi đâu. Hồi còi lạnh lùng đêm xưa ấy vẫn còn nghe âm vang dội đến tim người nguyện đợi chờ, đã giấu nụ hoa mơ ước tận đến bây giờ. Nhớ mãi hành trang trên vai gắn bó phong sương và nghìn đời còn nghe hơi ấm của tình thương.

      Dứt đoạn điệp khúc, tôi cứ tưởng cô sẽ dừng lại lấy hơi để hát tiếp đoạn sau nhưng không phải vậy, cô chỉ hạ thấp giọng, kéo dài ra rồi lại tiếp tục thêm một câu nữa “Dẫu xa mờ, dẫu hửng hờ lá gửi mùa thu”. Chính từ cách hát này, tôi thấy được hình ảnh một người phụ nữ sắc son chờ đợi. Dù có lúc tưởng chừng như mỏi mệt muốn buông xuôi nhưng cuối cùng vượt qua tất cả vẫn là tình yêu và niềm hy vọng giữ cho tròn ước vọng tặng nhau. Dù tôi khá cực đoan trong việc nghe nhạc (mỗi ca khúc chỉ nghe đúng một ca sĩ hát) nhưng cũng ít khi tôi bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cách hát của một ca sĩ như vậy.


      Gió chuyển mùa thương – Phương Dung

      Anh ơi chớ để hoa úa nhụy tàn

      Màu xanh năm tháng cuốn theo thời gian

      Đêm ngơ ngác tìm sao lạc

      Mơ chi cát vàng sông bạc

      Tóc xanh dần phai

      Không còn là những tự sự của bản thân như ba ca khúc trước, Gió chuyển mùa thương bắt đầu ngay với lời nhắn nhủ của người con gái về tuổi xuân đang dần trôi qua trong khi người yêu vẫn còn mãi biền biệt nơi phương xa. Không phải cô không hiểu cho hoàn cảnh của người yêu nhưng liệu có đáng không khi người yêu cô cũng đang sống trong cảnh hắt hiu một bóng cho tình chờ mong?


      Gió chuyển mùa thương thuộc dòng nhạc diễm tình, dòng nhạc có ca từ và nội dung giản dị , dễ hiểu. Bài hát này gửi gắm tâm sự của người con gái không ham vinh hoa phú quí mà chỉ mong được sống bên cạnh người mình thương yêu. Cô khuyên người yêu của mình đừng bôn ba nữa mà hãy về, về với quê hương tươi đẹp và về về với người con gái vẫn hằng mong đợi anh. Tình cảm của người con gái bình dị và chân thành như vậy, được thể hiện rõ ràng trong một ca khúc đơn sơ, gần gũi như vậy. Ai nghe cũng có thể hiểu được. Vậy sao người đi không hiểu?

      Anh ơi nắng chiều mưa sớm nhiều rồi

      Ngày qua tiếc nuối vấn vương sầu thôi

      Hoa xưa vấn vương hồn bướm

      Quê hương gió lên đẹp nắng

      Em đợi chờ anh.

      Sau cùng, dẫu có giận hờn người con gái vẫn chờ đợi. Tuy nhiên sự chờ đợi này không được diễn tả một cách mạnh mẽ và ướt lệ theo kiểu “một trời thương nhớ, một niềm tin đầy tha thiết chờ anh” nữa. Nó đơn giản chỉ là một câu nói nhẹ nhàng nhưng đầy kiên định “Em đợi chờ anh”. Mặc dù, dòng nhạc diễm tình mộc mạc, gần gũi nhưng diễn đạt được tâm sự ẩn chứa bên trong không đơn giản. Để làm được điều này, người hát phải có vốn sống phong phú, hiểu được giá trị của sự đợi chờ. Chỉ khi đồng cảm với tâm sự của người con gái trong ca khúc này, người ca sĩ mới có thể xuống giọng một cách nhẹ nhàng như vậy. Người ca sĩ này không ai khác hơn là cô Phương Dung, người có giọng hát vang vọng ngút ngàn như ánh mắt của người con gái đang dõi theo người mình yêu.


      Đêm 7.3.2014

      Hoàng Khương

      hoangkhuong.wordpress.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Hoa nở một lần đợi gió chuyển mùa thương Hoàng Khương Tạp luận

    3. Bài viết về Nhạc sĩ Mạnh Phát (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Mạnh Phát:

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Hoa nở một lần đợi gió chuyển mùa thương (Hoàng Khương)

      Ca nhạc sĩ Mạnh Phát và những bản nhạc bất hủ (NGV)

       

      Nhạc phẩm:

       

      Các bài hát

      Những bài hát hay nhất của nhạc sĩ Mạnh Phát

      CÁC TÁC PHẨM CỦA MẠNH PHÁT

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha)

      Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)

      Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)

      Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)

      Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)