|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhạc sĩ Đức Huy
Nhạc sĩ Đức Huy là một trong những ca sĩ nhạc trẻ tiêu biểu của làng nhạc trẻ Sài Gòn trước 1975. Tại hải ngoại, ông được biết đến nhiều hơn với vai trò nhạc sĩ với hàng loạt ca khúc hits là Người Tình Trăm Năm, Như Đã Dấu Yêu, Khóc Một Dòng Sông, Và Con Tim Đã Vui Trở Lại, Và Tôi Cũng Yêu Em, Yêu Em Dài Lâu, Trái Tim Ngục Tù, Mùa Đông Sắp Đến Trong Thành Phố, Mùa Xuân Trong Đôi Mắt Em, Đừng Xa Em Đêm Nay. Trước năm 1975, ông cũng có một vài sáng tác nổi tiếng là Cơn Mưa Phùn, Bay Đi Cánh Chim Biển.
Nhạc sĩ Đức Huy tên thật là Đặng Đức Huy, sinh ngày 10/6/1947 tại Nam Định, quê gốc ở Sơn Tây, thuở nhỏ sống ở Hà Nội trước khi theo gia đình di cư vào Nam năm 1954. Ông được sinh ra trong gia đình công giáo, cùng cha mẹ lưu lạc nhiều nơi, từ Đà Nẵng, Đà Lạt, qua Nha Trang, sau cùng định cư tại Sài Gòn.
Nhạc sĩ Đức Huy có người anh họ là nhạc sĩ nổi tiếng Nguyễn Vũ, và chính người anh em chú bác này đã khuyến khích ông đi theo con đường văn nghệ. Đức Huy cho biết ngay từ thuở nhỏ ông đã bị những tần số âm thanh lôi cuốn, thích nghe những giai điệu tươi vui, rộn rã. Ông yêu thích nhạc của Văn Phụng, Đoàn Chuẩn, và nhạc tone trưởng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Ông cũng tìm nghe nhạc nước ngoài của Elvis Presley, Rolling Stones, Beatles… qua dĩa hát, radio để “rèn luyện đôi tai”.
Năm 1963, ngay khi còn đang học Trung học, Đức Huy đã được ban nhạc trẻ Les Vampires mời tham gia với vai trò nhạc công.
Sau khi tốt nghiệp Trung học, ông thi vào Đại học Văn khoa, khoa Văn chương Anh. Thời gian sinh viên, ông tham gia nhiều ban nhạc trẻ như Crazy Boys, Revolution, The Top Five, đặc biệt là Strawbery Four (cùng Tuấn Ngọc, Tùng Giang và Bille Shane) theo hình mẫu của ban nhạc nổi tiếng thế giới Beatles, chơi nhạc folk rock.
Tuy nhiên Đức Huy nói rằng những thành viên ban nhạc ai cũng là người tài năng, có cái tôi lớn, nên hợp rồi tan, dù nổi tiếng và thành công nhưng rồi cũng tan rã. Sau khi không còn hát trong ban nhạc, Đức Huy kết hợp cùng Đoàn Thanh Tuyền để trở thành đôi song ca nhạc trẻ nổi tiếng. Trước đó Đức Huy gặp Đoàn Thanh Tuyền hát trong ban Blue Stars ở phòng trà Tự Do, nên để nghị hát chung. Đoàn Thanh Tuyền là em của Đoàn Thanh Vân (vợ của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên) và cùng là con của tài tử Đoàn Châu Mậu.
Cũng trong thời gian này, Đức Huy bắt đầu sự nghiệp sáng tác, ca khúc đầu tay của ông sáng tác năm 1967 mang tên “Khóc Hạ”, tuy nhiên không được công bố. Hai năm sau, năm 1969, ông trình làng nhạc phẩm “Cơn Mưa Phùn” qua phần thể hiện của đôi song ca Đức Huy – Đoàn Thanh Tuyền và được thính giả trẻ bấy giờ đón nhận nồng nhiệt.
Tốt nghiệp Đại học Văn khoa năm 1972, ông nhận được lệnh động viên nhập ngũ. Dù có bằng Đại học và khả năng Anh ngữ tốt, ông không chọn con đường học tiếp sĩ quan mà trở thành một binh nhì địa phương đóng quân ở Bình Dương. Trong thời gian quân ngũ, ông vẫn tiếp tục sáng tác và tham gia biểu diễn.
Vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975, nhạc sĩ Đức Huy không kịp về với gia đình để cùng di tản. Do thất lạc gia đình, ông sang tị nạn ở Philippines một thời gian. Do khả năng ngoại ngữ tốt, ông tham gia tổ chức giúp người tị nạn. Được sự giới thiệu của một người bạn Mỹ là phóng viên, ông nhận lời làm người chăm sóc cho 2 đứa trẻ lai Việt mới 7 tháng tuổi để đổi lại cơ hội được rời trại sớm để đến được San Francisco, Hoa Kỳ.
Khi đến được Hoa Kỳ, bấy giờ ông chỉ có vỏn vẹn 30 USD trong túi. Công việc sinh kế đầu tiên của ông là phục vụ trong một nhà hàng Việt Nam. Sau một thời gian, nhờ tiếng tăm chơi nhạc khi còn ở Việt Nam, nên qua giới thiệu của một người Hàn Quốc, ông gia nhập giới chơi nhạc San Francisco, vừa hát vừa đàn cho một ban nhạc ngoại quốc ở Hollyday in. Ông cũng theo học thêm một thời gian về nhạc căn bản và hòa âm tại trường San Francisco City College.
Năm 1983, nhạc sĩ Đức Huy sinh sống ở Hawaii vì yêu thích khí hậu ở đây. Tại đây ông hát ở 1 quán bar ở Honolulu. Thời gian sau đó ông hát trên các du thuyền, bắt đầu cuộc sống lênh đênh trên biển, đi khắp Tahiti, Caribe, Jamaica, México trong 4-5 năm. Đó là cuộc sống mà Đức Huy vẫn hằng mơ ước, quanh năm suốt tháng đều là ngày nghỉ hè, ca hát trên những chiếc du thuyền sang trọng và cập bến ở những bãi biển thiên đường. Dù vậy, đó không phải là một cuộc sống bình thường như bao người, tách biệt với đời sống trên đất liền. Sau 5 năm ông về lại, đăng ký đi học nhiếp ảnh, nhưng rồi chỉ được 2 năm thì bỏ để quay lại âm nhạc qua lời đề nghị của người bạn cũ là Tùng Giang.
Thời gian này, ông gặp một nữ ca sĩ nghiệp dư có nghệ danh Thảo My. Năm 1989, ông cùng ca sĩ Thảo My kết hôn và định cư tại California. Để sinh kế, ông học nghề nhiếp ảnh nhưng bỏ dở chỉ sau 1 năm. Ông trở lại nghề biểu diễn cùng với vợ mình, trong giới cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Ca khúc của Đức Huy gắn liền với tên tuổi của Thảo My chính là Đừng Xa Em Đêm Nay .
Tuy nhiên, sau 13 năm chung sống, nhạc sĩ Đức Huy và ca sĩ Thảo My đã ly dị. Trong khoảng thời gian mưu sinh ở Mỹ, ông đã từng làm phục vụ trong nhà hàng, rồi mở nhà hàng, mở phòng thu nhạc.
Đức Huy thỉnh thoảng xuất hiện trong các chương trình của các trung tâm băng nhạc lớn nhỏ khác nhau. Đặc biệt, trung tâm Thúy Nga đã từng thực hiện chương trình để vinh danh dòng nhạc của ông:
Từ năm 2004 đến nay, Đức Huy nhiều lần về nước biểu diễn, xuất hiện trong nhiều chương trình ca nhạc, làm giám khảo các gameshow trên truyền hình là Bước Nhảy Hoàn Vũ và Gương Mặt Thân Quen. Năm 2005, Đức Huy thực hiện album Và Con Tim Trở Lại ở trong nước và tổ chức liveshow riêng cùng tên vào năm 2007.
Hiện nay ông đã về định cư hẳn tại Việt Nam, tái hôn năm 2013, với một cô gái kém 44 tuổi vốn là fan hâm mộ ông. Hai người đã có một con trai (sinh năm 2015) và một con gái (sinh năm 2018).
- Kỹ thuật ngâm thơ của Hồ Điệp Nhạc Xưa Blog Nhận định
- Tiểu sử nhạc sĩ Đức Huy – “Người tình trăm năm” của âm nhạc Nhạc Xưa Blog Tường thuật
- Đôi nét về họa sĩ Kha Thùy Châu và hình vẽ quen thuộc trên hàng ngàn bìa tờ nhạc trước 1975 Nhạc Xưa Blog Nhận định
- Vĩnh biệt nhạc sĩ Ngọc Chánh của ban nhạc Shotguns Nhạc Xưa Blog Tường thuật
- Vĩnh biệt nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ – Tác giả “Giáo Đường Im Bóng” Nhạc Xưa Blog Tường thuật
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
• Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |