|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhạc sĩ Đỗ Lễ
(1941 - 1997)
Ca khúc Sang Ngang của nhạc sĩ Đỗ Lễ được xem là bài thất tình tiêu biểu nhất của nhạc trữ tình Việt Nam, được ông viết cho mối bi tình đẫm lệ với nữ ca sĩ nổi tiếng Lệ Thanh.
Nữ danh ca Thanh Lan nhận xét về ca khúc này như sau: “Đỗ Lễ đã đến với khán thính giả yêu nhạc bằng đôi hia bảy dặm, chỉ cần đặt bút viết xuống đôi lời thủ thỉ “Thôi nín đi em, lệ đẫm vai rồi, buồn thương nhớ ơi…”, anh đã trọn vẹn nắm được con tim của tất cả những ai đã từng nếm được hạnh phúc cũng như đau thương của tình yêu đích thực”.
Trong hàng triệu người yêu nhau trên đời, chắc chắc là đã có rất nhiều chàng trai lâm vào hoàn cảnh của bài hát, đớn đau đành lòng từ biệt người yêu, buông tay để người lên xe hoa về nhà chồng, thì lúc đó ca khúc Sang Ngang thật hợp với tâm cảnh:
Em hỡi đôi mình
mộng này đã tan
tình đã dở dang
em khóc những chiều
anh xót xa nhiều thương
cho tình yêu…
Ít người biết rằng nhạc sĩ Đỗ Lễ còn có một ca khúc khá nổi tiếng khác có nội dung tương tự như Sang Ngang, đó là bài hát mang tên là Chia Ly, có lời nhạc như sau:
Nói đi em câu chuyện buồn tình yêu
Nói đi em vì mình thương quá nhiều
Khóc làm chi cho hoen úa rèm mi
Cho héo úa xuân thì
Nhớ thương nhau rồi đi…
Nhiều người biết đến ca khúc này với cái tên Chuyện Buồn Tình Yêu của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân. Đây có lẽ là một sự nhầm lẫn của những người làm công việc sản xuất băng đĩa, dẫn đến hầu hết các băng nhạc, CD nhạc ở hải ngoại đều ghi tên ca khúc này là Chuyện Buồn Tình Yêu của Mặc Thế Nhân.
Ca khúc này mang tên đúng là Chia Ly, là 1 sáng tác của cố nhạc sĩ Đỗ Lễ. Trước năm 1975, ca sĩ Mỹ Thể từng thu live ca khúc này trong băng nhạc Jo Marcel, mời các bạn nghe lại sau đây:
Sau đây là nhạc tờ bản gốc ca khúc này:
Nói đi em câu chuyện buồn tình yêu
Nói đi em vì tình thương quá nhiều
Khóc làm chi cho hoen úa rèm mi
Cho nát cánh phong bì
Nhớ thương nhau rồi đi
Nói đi em khi chuyện mình dở dang
Nói đi em để tình duyên lỡ làng
Khóc làm chi cho chua xót tình yêu
Cho cay đắng thêm nhiều
Yêu chẳng được bao nhiêu…
Có thể thấy nội dung bài Chia Ly tương đồng với ca khúc Sang Ngang, cùng nói về chuyện tình dở dang của hai người dù yêu nhau thắm thiết nhưng đành lìa xa nhau. Trong lần tạ từ sau cuối, cô gái lặng yên không nói, không đáp lại lời vỗ về an ủi của người yêu, chỉ có những giọt nước mắt nghẹn ngào làm hoen úa rèm mi của người sắp bước sang ngang:
Mai lên xe hoa em sầu trong áo cưới Em lên xe hoa còn thương nhớ một người Ai gieo đau thương đếm từng đêm ướt gối Em đã đi rồi, em đã quên người tình xưa
Nói đi em, cho vơi niềm thương đau Nói đi em, để lòng nguôi nỗi sầu Khóc làm chi, cho đau đớn người đi Cho héo úa xuân thì, ta âm thầm chia ly…
Bài hát Sang Ngang (và rất có thể là cả bài Chia Ly – Chuyện Buồn Tình Yêu) được nhạc sĩ Đỗ Lễ viết cho mối tình tuyệt vọng của ông dành cho nữ ca sĩ Lệ Thanh vào khoảng đầu thập niên 1960. Chuyện tình này được nhiều người kể lại rằng chỉ là tình đơn phương từ một phía. Đó là thời điểm Lệ Thanh là một trong những nữ danh ca hàng đầu của Sài Gòn, còn Đỗ Lễ chỉ là một sinh viên nghèo hàng đêm “trồng cây si” ở khắp các phòng trà nơi có Lệ Thanh trình diễn. Thời gian trôi qua, chuyện tình lặng câm đó đã trở thành tình tuyệt vọng vào cái ngày mà Lệ Thanh bỏ lại sau lưng ánh hào quang sân khấu để lấy chồng, bỏ lại cả khối tình si của chàng nhạc sĩ trẻ.
Tuy nhiên vào thời gian sau này, trong những lần tâm sự với bè bạn, nhạc sĩ Đỗ Lễ từng nói rằng chuyện tình của ông với Lệ Thanh năm xưa không phải là “tình đơn phương” như người đời đồn thổi. Nhưng vì nhà ông nghèo, còn Lệ Thanh thì gia đình danh giá và bất đắt dĩ thuận theo ý gia đình.
Đó là lời tâm sự một phía của chàng nhạc sĩ si tình, và dù sự thật là như thế nào đi nữa, thì mối tình tuyệt vọng đó đã góp phần làm phong phú cho nhạc trữ tình Việt Nam bằng những bài thất tình ca đã trở thành bất tử.
- Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… Đông Kha Nhận định
- Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Ngọc Sơn (trước 1975) Đông Kha Nhận định
- Anh Linh - VânSơn - Tuấn Đăng: Nhớ về ban nhạc trào phúng AVT một thời lừng lẫy Đông Kha Nhận định
- Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Minh Kỳ – Một đời tài hoa và vắn số Đông Kha Nhận định
- Đôi nét về nhạc sĩ Quốc Dũng và những ca khúc nổi tiếng Đông Kha Nhận định
- Ca khúc “Chia Ly” của nhạc sĩ Đỗ Lễ về sự nhầm lẫn tên bài hát lẫn nhạc sĩ... Đông Kha Nhận định
- Cuộc Đời và Sự Nghiệp Nhạc Sĩ Lê Mộng Bảo Đông Kha Nhận định
- Những ca khúc viết về MẸ nổi tiếng nhất được sáng tác trước năm 1975 Đông Kha Nhận định
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
• Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |