1. Head_

    Châu Kỳ

    (5.11.1923 - 6.1.2008)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhạc Sĩ Đinh Việt Lang (Đynh Trầm Ca) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      8-1-2021 | ÂM NHẠC

      Nhạc Sĩ Đinh Việt Lang

         TRẦN QUỐC BẢO & ĐYNH TRẦM CA
      Share File.php Share File
          

       

      • Sinh hoạt nghệ sĩ Báo Việt Tide Ngày 23.1.2015

          (Bài của Trần Quốc Bảo)



           Nhạc sĩ Đinh Việt Lang
      (1939 - 4.1.1997)

      18 Năm Qua Đi, Nhớ Về Nhạc Sĩ Đinh Việt Lang, Tác Giả Ca Khúc “Lạnh Lùng, Biển Động” và "Những Ngày Vui Qua Mau"

      Thời Trung học ở mái trường Lasan Mossard những năm 70-71, tôi đã có dịp nghe nhiều lần ca khúc Ngày Vui Qua Mau do Đinh Việt Lang và Nhật Ngân sáng tác với tiếng hát Lệ Thu:


      “Cuộc tình anh dành cho em

      Đam mê đắm say kiếp kiếp

      Em ơi mùa xuân đang có trong tay...

      Cuộc đời không đẹp như mơ

      Đau thương dối gian từng giờ

      Yêu đương thoáng như làn mây bay qua”.


      Tôi yêu câu kết của bài hát:

      “Cuộc đời như là chiêm bao, cơn vui thoáng qua đã mất, em ơi tuổi xuân đâu có bao nhiêu...

      Đừng nhìn xa vời em ơi, xin em hãy mơ thật gần, xin em hãy coi ngày vui là đây”

      (Ngày Vui Qua Mau – sáng tác Nhật Ngân – Đinh Việt Lang)


      Ngày Vui Qua Mau, Chế Linh hát

      Câu kết như một triết lý nhẹ nhàng, bàng bạc và thật thấm từ những ngày tôi còn rất bé ở sân trường Thủ Đức. Sau này, tôi còn được biết Anh là tác giả phần nhạc của bài hát nổi tiếng Lạnh Lùng (phổ từ một bài thơ của Vạn Thuyết Linh) và ca khúc nhạc phim Biển Động ký tên Đinh Diễm Vị (biệt hiệu chung của Đinh Việt Lang khi viết cùng với nữ ca sĩ Diễm Chi). Để kỷ niệm 18 năm ra đi của nhạc sĩ Đinh Việt Lang, tôi gửi chị Diễm Chi một lá thư nhờ chị viết đôi giòng về người thân này của chị. Tiếng hát du ca chi bảo nhận lời nhưng có lẽ không kịp viết tuần này đành đợi số tới vậy.


      Trở lại chuyện Đinh Việt Lang, người mà tôi quý mến mong được gặp từ rất lâu nhưng mãi đến tháng 2 năm 1996, mới có dịp được gặp tận mặt Anh giữa Saigon. Đó là ngày mùng 2 Tết Xuân 1996... Hôm đó Đinh Việt Lang đi với nhạc sĩ Thanh Sơn ghé khách sạn Hương Việt nhận món quà 200 dollars do nghệ sĩ hải ngoại gửi biếu cộng với 50$ của nhạc sĩ Anh Phong (Thời Billards), 50$ Diamond Bích Ngọc, 50$ báo Thế Giới Nghệ Sĩ, tổng cộng 350$ tôi đem giao anh tận tay. Trong buổi gặp gỡ này, Anh gửi tặng tôi một số nhạc phẩm của mình như Chết Non, Lệ Vang, Ngày Vui Qua Mau... Buổi gặp gỡ đó, đâu ngờ là lần sau cuối.


      Một năm sau, khi tôi về lại Việt Nam, dự định sẽ đi tìm Đinh Việt Lang làm một cuộc phỏng vấn, tuy nhiên khi cùng với nhạc sĩ Đynh Trầm Ca, nhạc sĩ Dzoãn Bình tìm được nơi anh cư trú, thì cũng là lúc nhận tin nhạc sĩ Đinh Việt Lang đã qua đời trước đó 2 tháng.


      Sau đây, trong số báo tưởng niệm 18 năm khuất bóng của Đinh Việt Lang, tác giả Lạnh Lùng, Ngày Vui Qua Mau, Chết Non, Biển Động... xin mời bạn đọc theo dõi bài viết của nhạc sĩ, nhà thơ Đynh Trầm Ca, tác giả ca khúc Ru Con Tình Cũ, Sông Quê...

      (trích bài viết của Trần Quốc Bảo đăng trong tuần báo Việt Tide phát hành ngày thứ sáu 23 tháng 1 năm 2015)


      *

      Đi Tìm Đinh Việt Lang

      (Bài của Đynh Trầm Ca)



          Đinh Việt Lang và Vợ, Con
          (Thảo Cầm Viên, 15.11.1970)

      Sáng ngày 21/3/1997, tôi đến thăm Trần Quốc Bảo ở khách sạn Hương Việt tại Bình Thạnh thì nghe tin nhạc sĩ Đinh Việt Lang đã qua đời. Cùng ở trong một thành phố, nhưng hình như anh em văn nghệ ít người được biết tin này, chẳng nghe anh em nào nói. Tôi và Trần Quốc Bảo lục tìm địa chỉ. Địa chỉ mới nhất của anh ở nhà số 122/6A đường Chu Văn An, Phường 12, Quận Bình Thạnh. Tôi nhớ ra nhạc sĩ Khánh Băng vừa cho địa chỉ mới của anh cũng ở đường này và mời tôi có dịp ghé anh nói chuyện chơi. Tôi quyết định lên đường làm “một công hai việc”. Chiếc xe cọc cạnh của tôi chắc chạy không tiện, tôi tạt về nhạc sĩ Dzoãn Bình rủ anh đi. Dzoãn Bình đang nói chuyện với Quốc Thịnh, một nhạc sĩ trẻ, học trò của anh Khánh Băng. Quốc Thịnh đang hẹn Dzoãn Bình uống café trước khi đến Khánh Băng. Thế là tôi đã có người hướng đạo. Trên đường đi tôi ngỏ ý nhờ, Quốc Thịnh nhiệt tình nhận lời và nói chắc chắn sẽ tìm ra.


      Khi ghé thăm nhà mới nhạc sĩ Khánh Băng (nhà cũ ở đường Phạm Ngũ Lão đã bị giải tỏa), tôi hỏi anh có biết gì về nhạc sĩ Đinh Việt Lang?


      – Nó ở đâu Gò Vấp. Nó có một bài Lạnh Lùng cũng nhiều ca sĩ hát lắm đó…


      Tôi phân vân về địa chỉ nhưng cũng nói với Thịnh cứ đi tìm thử. Ba chúng tôi cáo biệt người nghệ sĩ mù để lên đường tiếp. Quốc Thịnh quả là tay thiện nghệ trong việc tìm địa chỉ. Qua đoạn đường đất mới cày ủi, qua cây cầu xi măng, xuống dốc ổ gà, lên lại con lộ nhỏ xíu tráng nhựa cũ kỹ, nhà cửa lộn xộn số. Vậy mà Quốc Thịnh vào một con hẻm cát vừa một chiếc honda chạy là trúng ngay. Tôi hỏi ba em bé gái ngồi chơi trước ngõ. Đúng rồi. Ngõ đóng kín. Hai con chó sủa inh ỏi. Lâu lắm mới có người ra. Tôi hỏi tiếp. Cô gái mời vô nhà.


      – Cô là gì của anh Đinh Việt Lang?

      – Dạ là em ruột.


      Một cô gái khác là em thứ chín của anh lên tiếp chúng tôi. Chúng tôi xin thắp nhang cho anh. Ngồi vào bàn, tôi hỏi thăm đôi điều về cái chết của anh, về hình ảnh và những tác phẩm anh để lại. Tất cả do con anh giữ và để ở nhà vợ anh. Tôi nhờ chị Đinh Thị Thanh Thuận nhắn hộ con anh ngày mai gặp ở nhà chị, nơi thờ phượng anh. Trưa đó tôi và Dzoãn Bình ghé Hương Việt 2 lần nhưng đều không có Trần Quốc Bảo. Tối gọi điện thoại hẹn nhau ngày mai.


      Hẹn Một Mùa Xuân, Đan Nguyên hát

      Tôi làm hướng đạo cũng ngon lành như Quốc Thịnh (vì đã biết trước), chỉ có Dzoãn Bình là người chẳng bao giờ nhớ được đường đi. Hôm nay vắng Quốc Thịnh. Tôi, Trần Quốc Bảo và Dzoãn Bình vào nhà. Con trai út của Đinh Việt Lang đã có mặt. Chị Thuận đưa cho Bảo một số hình đám tang. Đinh Vũ Bảo nói:


      – Mẹ con muốn mời chú Trần Quốc Bảo và các chú qua nhà để nói chuyện.


      Chúng tôi chưa đi thì anh Phạm Văn Khiêm vào. Anh Khiêm kể rằng từ hơn 10 năm nay, anh với nhạc sĩ Đinh Việt Lang gần như khăng khít với nhau, mỗi sáng đều cùng đi uống café. Đinh Việt Lang bị bịnh ho từ lâu. Anh về Hóc Môn ở với người anh ruột để trị bịnh nhiều năm trước. Ba năm trở lại đây anh mới về nhà cô Chín, em ruột anh. Anh Khiêm bảo Đinh Việt Lang buồn lắm. Anh có một cuộc tình với người đàn bà có chồng đang ở Mỹ. Đinh Vũ Bảo nói anh ruột cô ấy có về đây khoảng 2 năm trước và báo cho ba cháu biết là cô Ch. đã chết bên đó rồi.


      Anh Khiêm hiểu nhiều về tâm sự Đinh Việt Lang nhưng hình như anh không muốn tiết lộ. Anh chỉ bảo Đinh Việt Lang không làm gì được lâu. Đi chơi đàn, đi dạy nhạc chỗ nào cũng một vài tháng rồi nghỉ. Chỉ uống rượu là bất tận. Uống rượu nhưng rất hiền, rất nghiêm chỉnh. Không kén chọn một loại rượu nào, chỉ cần có đủ “mút chỉ cà tha” rồi về ngủ. Anh đã chết như vậy. Đêm đó anh nhậu không có anh Khiêm. Về nhà cô Chín ngủ. Cô Chín kể sáng ra lay gọi anh dậy thì chân tay anh đã cứng ngắc. Đó là ngày 26/11 năm Bính Tý, tức 4/1/97. Đám tang của anh cũng đông người nhưng anh em nhạc sĩ cũ không có bao nhiêu. Chị Thuận, anh Khiêm chỉ nhớ có nhà thơ Vạn Thuyết Linh, người có bài thơ mà Đinh Việt Lang đã phổ từ năm 1957, 58 gì đó. Nhạc công Trọng Thành (trống), nhà thơ Nam Giang, nhạc sĩ Văn Thanh (tác giả bài Tiếng Hờn Trong Gió)…


      Chúng tôi theo chiếc xe đạp của cháu Đinh Vũ Bảo qua chợ Cây Thị, quẹo tay trái đi mãi đến một con hẻm. Buổi trưa nắng cháy ngoài đường. Chị Nga gọi cháu Đinh Vũ Bảo đem ngoài hiên vào 2 chiếc ghế gỗ nhỏ nữa. Chị Nga cho biết những tác phẩm anh đều do cháu Đinh Vũ Bằng, con trai đầu đã có gia đình, cất giữ. Cháu đi làm ở xí nghiệp Thủy Tinh Quận 11 đến tối mới về. Trần Quốc Bảo ngỏ lời chia buồn với chị cùng các cháu và nói mục đích của tạp chí TGNS muốn đưa tin đến tất cả bạn bè, thân hữu, khán giả đã từng nghe nhạc anh. Chị hẹn tôi sẽ bảo cháu Bằng đem đến khách sạn Hương Việt. Tôi hỏi thêm chị đôi điều để viết bài về anh nhưng chị bảo chị chẳng biết gì nhiều. Ngày hai anh chị cưới nhau chị đã không còn nhớ. Chỉ biết trước năm 75, anh làm trong Ban Văn Nghệ Xây Dựng Nông Thôn.


      Sau 75, anh có mở lớp nhạc ở đường Nguyễn Huệ rồi NVH Phú Nhuận nhưng rồi không có hiệu quả kinh tế gì. Chị nói anh là người rất hiền. Khi chết vẫn nằm để tay lên ngực như ngủ. Anh chỉ mê nhạc và rượu. Anh ôm đàn cho đến chết… Anh có với chị hai người con trai. Cháu đầu là Đinh Vũ Bằng 25 tuổi, đã có gia đình và công việc làm ăn. Cháu út là Đinh Vũ Bảo 24 tuổi đang còn ở nhà với chị.



           Lạnh Lùng   (tiếng hát Lệ Thu)

      Anh tên thật là Đinh Xuân Tình, sinh năm 1939 (Kỷ Mẹo). Chánh quán ở Cần Thơ nhưng anh sinh trưởng ở Saigon. Là con thứ tư của gia đình gồm 9 anh chị em. Hiện còn tất cả 5 người. Anh cả của anh ở Hóc Môn. Hai cô em út của anh ở 122/6A Chu Văn An P.12 Q. Bình Thạnh và là nơi anh ở những ngày sau cùng cũng như đang thờ phượng anh. Tác phẩm đầu tay của anh là bài Lạnh Lùng phổ từ thơ của thi sĩ Vạn Thuyết Linh do Diên Hồng xuất bản năm 1959. Năm 1969, anh và Nhật Ngân xuất bản hai tác phẩm viết chung là Ngày Vui Qua MauChết Non do 1001 Bài Ca Hay phát hành. Bài ca cuối cùng của anh là Cỏ Đen.


      Tôi và Dzoãn Bình đưa Trần Quốc Bảo trở về khách sạn Hương Việt. Trần Quốc Bảo nói:

      – Anh Đynh Trầm Ca viết cho TGNS một bài về anh Đinh Việt Lang nhé.

      – Bao giờ Bảo về Mỹ?

      – Có thể ngày 25/3.

      – Thế thì tối nay anh viết, mai đưa.

      – Cám ơn anh.


      Dzoãn Bình chở tôi đi lại con đường Đinh Bộ Lĩnh, nói đùa:

      – Ông Đynh Trầm Ca đi trên con đường Đinh Bộ Lĩnh tìm ông Đinh Việt Lang…


      Tôi nói:

      – Tại hai ông kia đều là đinh ngắn nên phải đi trước đinh dài…


      Vừa đi tôi vừa suy nghĩ về anh, về bài sẽ viết tối nay. Tôi cảm thấy khó khi viết về một người mình không quen thân, không hiểu gì về những sâu kín trong lòng họ. Tôi lại cảm thấy không thỏa mãn với những gì ghi được sáng nay. Nhưng không còn thời gian rộng rãi nữa. Giá như Trần Quốc Bảo chưa về sớm tôi sẽ đi tìm nhà thơ Vạn Thuyết Linh, nhạc sĩ Văn Thanh hay những người quen thân khác của anh để nhờ họ viết. Tôi nhớ ra nhạc sĩ Nhật Ngân. Buổi sáng gia đình anh Đinh Việt Lang có nói anh Nhật Ngân có đến dự lễ 49 ngày. Anh Nhật Ngân lại từng viết Ngày Vui Qua Mau với anh tự thời 69 xa lắc. Tôi sẽ nhắc Trần Quốc Bảo điều này để bạn đọc TGNS có được một bài hay hơn. Tôi nói ý đó với Dzoãn Bình và đề nghị ghé nhà một vài nhạc sĩ khác gần trên đường đi trước khi về nhà. Chỉ ghé được nhạc sĩ Thanh Sơn, rồi nhạc sĩ Thăng Long là hoàng hôn xuống tới.


      Dzoãn Bình lại đèo tôi về. Bất chợt tôi hát:

      “Cuộc đời như là chiêm bao. Cơn vui thoáng qua đã mất. Em ơi, tuổi xuân đâu có bao nhiêu! Đừng nhìn xa vời em ơi! Xin em hãy mơ thật gần, xin em hãy coi ngày vui là đây!” (Ngày Vui Qua Mau).

      Trần Quốc Bảo & Đynh Trầm Ca

      Nguồn: tranquanghai1944.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nhạc Sĩ Đinh Việt Lang Đynh Trầm Ca Hồi ức

    3. Bài viết về nhạc sĩ Đinh Việt Lang (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đinh Việt Lang

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhạc Sĩ Đinh Việt Lang (Đynh Trầm Ca)

      Sinh hoạt nghệ sĩ Báo Việt Tide Ngày 23.1.2015 (Trần Quốc Bảo)

      Nhạc sĩ Đinh Việt Lang và ca khúc “Hẹn Một Mùa Xuân” (Trương Đình Tuấn)

      Đôi Nét Về Nhạc Sĩ Đinh Việt Lang, Tác Giả Ca Khúc Lạnh Lùng Và Ngày Vui Qua Mau (dongnhacvang.com)

      Đôi nét về nhạc sĩ Đinh Việt Lang  (nhacxua.vn)

       

      Tác phẩm của Đinh Việt Lang

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Ngày Vui Qua Mau (Chế Linh hát)

      Lạnh Lùng (Lệ Thu hát)

      Hẹn Một Mùa Xuân (Đan Nguyên hát)

       

    4. Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha)

      Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)

      Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)

      Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)

      Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)