|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Trong sinh hoạt âm nhạc Việt Nam, về tác phẩm, chưa kể đến thơ phổ nhạc, có rất nhiều bài hát gồm hai tác giả, người viết nhạc và người viết lời. Trong chương trình Thơ Nhạc của đài VOA hôm nay, Bích Huyền nói về Dạ Chung, người viết ca từ đẹp như thơ trong nhạc Lâm Tuyền.
Dạ Chung-Hoàng Vĩnh Lộc
tài tử màn bạc
Ai cũng biết rằng một ca khúc hay cần hai yếu tố: nhạc và lời. Chuyển tới thính giả ca khúc ấy là giọng hát và nghệ thuật hòa âm, chưa kể đến kỹ thuật âm thanh. Thế nhưng, thường khi giới thiệu một bài hát, hoặc có nhiều CD phát hành hình như người ta chỉ chú ý đến ca sĩ, nhạc sĩ mà quên đi người viết ca từ. Như vậy có thiếu sự công bằng không?
Chẳng hạn như Vĩnh Phúc, một cựu nữ sinh trường Trung học Trưng Vương Sàigon, những năm đầu thập niên 60, Vĩnh Phúc đã viết rất nhiều lời cho những bản nhạc nổi tiếng của Hoàng Trọng như: Ngàn thu áo tím, Hai phương trời cách biệt, Một thuở yêu đàn… Trong câu chuyện hôm nay, Bích Huyền muốn giới thiệu cùng qtg&cb một vài nét về Dạ Chung, người viết lời trong hầu hết những bản nhạc của Lâm Tuyền.
Lâm Tuyền-Dạ Chung, tên tuổi hai người gắn liền với nhau như Đoàn Chuẩn-Từ Linh vậy.
Một trong những ca khúc được yêu mến nhất của hai người là “Hình ảnh một buổi chiều".
Hình ảnh một buổi chiều thơ mộng, đẹp đẽ đủ in đậm trong trí nhớ nhiều người, lại càng đẹp hơn, thơ mộng hơn, đáng nhớ hơn là câu văn đẹp như thơ của Dạ Chung in dưới tên bài hát:
“Anh không giữ trong tay một kho tàng hay một danh vọng nào cả. Anh chỉ giữ có hình ảnh một buổi chiều, khi nắng vàng nhuộm mái tóc em.” Có một thời người ta đã chép nắn nót trong tập sổ tay câu nói đẹp như thơ ấy.
Dạ Chung tức Hoàng Vĩnh Lộc, vừa là tài tử màn bạc vừa là đạo diễn phim nổi tiếng của miền Nam trước 1975.
Thời ấy ngành điện ảnh Việt Nam vẫn chưa thực sự gọi là trưởng thành, dù về diễn viên, chúng ta có những ngôi sao như Kiều Chinh, Đoàn Châu Mậu, Hoàng Vĩnh Lộc, Lê Quỳnh... Các nhà sản xuất thiếu vốn lớn để trang trải các món chi tiêu khổng lồ trong đó phần chi phí về phim liệu, máy quay hình, thu âm, ánh sáng là tốn kém nhất. Tuy vậy, chúng ta vẫn có những nghệ sĩ hy sinh cho điện ảnh như Hoàng Anh Tuấn, Hoàng Vĩnh Lộc... để Điện Ảnh Miền Nam có mặt tại các Festivals lớn ở Đông Nam Á.
Hoàng Vĩnh Lộc, đạo diễn (đeo kính mát)
Những bộ phim tiêu biểu nhất của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc như Xin nhận nơi này làm quê hương, Người tình không chân dung, Người về từ đỉnh núi… gây nhiều tiếng vang. Phim Con búp bê nhồi bông đoạt giải Điện ảnh Đông Nam Á.
Có một hình ảnh để lại ấn tượng đậm nét trong thời chiến: muôn ngàn tinh tú lấp lánh trên vòm trời cao phản chiếu vào vũng nước mưa trong chiếc nón sắt của người tử sĩ, cái nón sắt chơ vơ bị bỏ lại bên lau sậy:
Trong cái nón sắt của anh, Mặt trời vẫn còn đó ban ngày và ban đêm, mặt trăng hoặc muôn muôn triệu triệu vì sao vẫn còn đó… Con ễnh ương vẫn gọi tên anh trong mưa dầm. Tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ…
Với ca từ ấy của Dạ Chung Hoàng Vĩnh Lộc, với nhạc của Hoàng Trọng, Người tình không chân dung, ca khúc chính trong cuốn phim cùng tên, đã làm khán giả rơi lệ.
Lâm Tuyền-Dạ Chung sáng tác không nhiều nhưng chỉ với Tơ Sầu, Trở về dĩ vãng, Hình ảnh một buổi chiều, Tiếng thời gian, Khúc nhạc ly hương… nghe một lần rồi, nhớ mãi.
Ca từ Dạ Chung đẹp như thơ, kết hợp với nhạc Lâm Tuyền, đã làm nên một bài thơ bằng âm nhạc. Thiên nhiên chiếm ngự trong ca từ rất nhiều. Hình như ông lấy cảnh để nói về tình nhiều hơn là nói thẳng với tình, với người tình. Tình yêu trong lời nhạc của Dạ Chung, vì thế có một vẻ gì kín đáo, nhẹ nhàng. Thiên nhiên thơ mộng huyền ảo “mưa rơi hiu hắt, ai sầu mùa đông…” như tô son điểm phấn cho tình. Như một lời tỏ tình làm mềm lòng thiếu nữ. Trong Tơ sầu: Tơ dáng như mây chiều, tơ úa như lá vàng, tơ giống như trăng ngàn, nhiều khi tơ giống tóc người yêu… Hay trong Trở Về Dĩ Vãng: Anh thường khóc khi chiều xuống, Lòng nhớ nhung triền miên, Trăng xưa về khuya bẽ bàng, Dường như nhắn người yêu, Tình mây nước còn đâu…
Với những lời ca ấy của Dạ Chung, ai đang yêu cũng muốn được yêu như thế. Ai đang mong ước được yêu, đang mơ mộng thì cứ chép vào tập sổ tay của mình. Gửi cho nhau là đủ, không cần nói gì thêm nữa vì khó lòng có những lời tỏ tình đẹp hơn.Trong lời ca Dạ Chung, chỉ thấy một không gian thơ mộng, không gian của cái tuổi đẹp nhất đời người, cái tuổi thanh xuân vô cùng lãng mạn với bao ước mơ mộng tưởng tuyệt vời.
Trong biến cố 1975, tất cả văn nghệ sĩ miền Nam bị lùa vào trại tù Cộng sản. Đạo diễn điện ảnh bị bắt trong chiến dịch đầu tiên là Hoàng Vĩnh Lộc, Hoàng Anh Tuấn, Thân Trọng Kỳ, Minh Đăng Khánh. Phu nhân đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc là chị Hồi Hương, một cựu nữ sinh Trưng Vương một mình nuôi đàn con bé thơ, nuôi chồng trong tù.
Hoàng Vĩnh Lộc, cùng vợ con
Con người nồng nhiệt đóng góp những tinh hoa cho văn học nghệ thuật, nồng nàn yêu thương cuộc sống, khát khao với ánh sáng hạnh phúc mà lại bị tù đày, tinh thần sức khỏe Hoàng Vĩnh Lộc bị suy nhược. Trại tù không có thuốc men, khi cho về nhà chẳng được bao lâu ông đã qua đời. Chị Hoài Hương đưa sáu đứa con thơ ra khỏi nước giữa thập niên 1980 và gây dựng cuộc sống mới tốt đẹp ngày nay với mười đứa cháu nội ngoại. Mỗi năm, đến ngày giỗ chồng bao giờ chị Hoài Hương cũng âm thầm nhỏ lệ, như câu hát trong bài Tiếng Thời Gian, “Mưa đêm nay khóc thầm, cuộc đời đầm ấm đã theo thời gian…”
Biệt ly, tình đôi ta vời vợi
Thuở ấy hồn anh đắm chơi vơi ngoài khơi
Người em sầu mộng của muôn đời
Thề ước guồng tơ thắm không bao giờ phai
Tình em như tuyết giăng đầu núi
Tình anh như ánh trăng trầm suối
Tình ta như áng mây chiều trôi
Về tràn trên gối chăn mờ phai
Biệt ly, ôi biệt ly…
Ngậm ngùi đêm thâu, âm thầm đôi câu
Biệt ly, anh theo cánh gió chơi vơi
Phiêu du khắp bốn phương trời
Xa xôi tiếc nhớ khôn nguôi
Men say lấp kín môi cười
Biệt ly, sầu bi….
Chúng ta vẫn trân trọng Dạ Chung như một tài năng của đất nước, trong lúc ông lặng lẽ lìa đời ở một nơi chốn và hoàn cảnh mà chỉ được người ta xem như là kẻ vô danh. Đáng buồn thay!
Nghe người hát khúc buồn xưa
Nghe như cả tiếng gió mưa buồi chiều
Khúc buồn xưa, khúc tình yêu
Khúc buồn sau chắc cũng ngần ấy thôi
(Trần Vấn Lệ)
* Những ca khúc trong chương trình: Hình ảnh một buổi chiều, Người tình không chân dung, Trở về dĩ vãng. (giọng hát Quang Tuấn, Nguyễn Hồng Nhung, Thái Thanh)
* Hình ảnh: Gia đình Đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc cung cấp.
- Dạ Chung - Hoàng Vĩnh Lộc Bích Huyền Nhận định
- Thơ Trần Yên Hòa, nặng tình với quê hương Bích Huyền Giới thiệu
- Nhạc phổ thơ, thơ phổ nhạc Bích Huyền Phỏng vấn
- Chút Duyên Văn Nghệ Bích Huyền Tạp bút
- Chinh chiến một thời trong những tình khúc của Nguyễn Văn Đông Bích Huyền Tạp bút
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
• Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |