1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Nhạc Sĩ Đoàn Chuẩn Đã Ra Đi (Trường Kỳ) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-10-2012 | ÂM NHẠC

      Nhạc Sĩ Đoàn Chuẩn Đã Ra Đi

        TRƯỜNG KỲ
      Share File.php Share File
          

       


           Ông và Bà Đoàn Chuẩn

      Người ta thường gọi ông là "nhạc sĩ của mùa Thư" vì đến hai phần ba toàn bộ sáng tác của ông đều phảng phất hình ảnh mùa Thu và được viết vào những lúc "lá đổ muôn chiều," nhạc sĩ Đoàn Chuẩn như "chiếc lá cuối cùng" vào cuối Thu đã vĩnh viễn ra đi.


      Ông trút hơi thở cuối cùng vào lúc 9 giờ 50 tối, giờ Việt Nam ngày 15 tháng Mười Một năm 2001 tại tư gia trên đường Cao Bá Quát, thành phố Hà Nội.


      Trước khi vĩnh viễn xa rời những người thân thuộc tại nơi cư trú của đại gia đình ông, Đoàn Chuẩn đã được húp những thìa cháo và sữa cuối cùng từ bàn tay của bà Nguyễn Thị Xuyên, người bạn đời cùng tuổi với ông.


      Sống bên ông từ khi mới 18 tuổi, bà luôn luôn có mặt bên cạnh người chồng nghệ sĩ kể từ khi ông bắt đầu ngã bệnh từ gần 10 năm nay.


      Lễ an táng nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã được cử hành vào sáng Chủ Nhật, 18 tháng Mười Một, với sự tham dự của rất đông người.


      Trước đó, trong những ngày 16 và 17 tháng Mười Một, trong khi linh cữu được quàn tại tư gia, đã có đến cả ngàn người, trong số có đại diện các đoàn thể và những người mến mộ tài năng ông đến thăm viếng và phúng điếu.


      Hai người con trai của ông cư ngụ tại Canada, trong số tất cả sáu người con, là nam ca sĩ Đoàn Chính ở Montréal và người con út là Đoàn Châu ở Toronto đã không có mặt bên người cha nghệ sĩ trong những giây phút cuối cùng.


      Tuy nhiên Đoàn Châu đã kịp về đến Hà Nội để tiễn bố đến nơi an nghỉ cuối cùng ở Cầu Ghềnh, thuộc làng Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên, bên cạnh mộ phần của song thân người nghệ sĩ tài danh. Trong khi đó, Đoàn Chính và gia đình đã làm lễ phát tang cho ông cũng vào ngày Chủ Nhật tại tổ đình Từ Quang ở Montréal.



           Ông và Bà Đoàn Chuẩn, Thời Trẻ

      Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn còn bốn người con - hai gái, hai trai - sống cùng với ông ở Hà Nội và đã ở bên cạnh ông trong những giây phút cuối đời.


      Theo thân nhân của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, ông qua đời vì chứng tai biến mạch máu não, khởi đầu từ khoảng những năm đầu thập niên 90. Trong thời kỳ đó, một số giây thần kinh nhỏ trong não ông bị đứt, tuy nhiên ông vẫn đi đứng và sinh hoạt gần như bình thường.


      Với thời gian, trí nhớ ông bị suy yếu dần, cho đến hơn ba năm trước khi qua đời, ông đã phải nằm liệt giường và đi đến tình trạng mất trí nhớ.


      Các con ở Canada gọi điện thoại về thăm hỏi ông cũng không nhận ra trong những năm tháng cuối đời, cùng một lúc ông càng ngày càng khó thở.


      Với những người từ ngoại quốc về thăm, trong số có nhạc sĩ Phạm Duy vào năm 2000, ông cũng đã không nhận ra người đã cùng có những sinh hoạt với ông trong thời kháng chiến. Trước đó, ngay cả đến những âm điệu của những sáng tác phẩm của chính mình, ông cũng không nhận biết được.


      Vào năm 1990, vợ chồng nhạc sĩ Đoàn Chuẩn sang thăm con cháu tại Montréal. Ông đã lưu lại gia đình ca sĩ Đoàn Chính hơn hai tháng, trước khi trở về Việt Nam vào tháng Chín.


      Trong thời gian lưu lại thành phố này ông đã được nhạc sĩ Phạm Duy mời qua thăm viếng California để có dịp gặp gỡ bạn bè trong giới nghệ sĩ cùng thời với ông. Tuy nhiên theo lời Đoàn Chính, vì hoàn cảnh chính trị lúc đó không cho phép nên anh đã khuyên thân phụ không nên đi.


      Khánh Ly cũng ngỏ ý muốn tổ chức một đêm "Nhạc Đoàn Chuẩn" và muốn có sự hiện diện của ông. Nhưng với cùng một lý do, Đoàn Chuẩn đã từ chối.


      Trong chuyến du lịch đầu tiên và cũng là cuối cùng thăm con cháu ở ngoại quốc, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã tỏ ra rất vui trước sự ân cần của những người yêu nhạc ông tại Montréal, có lần ông đã rưng rưng nước mắt khi nghe một số giọng ca ở đây trình bày những nhạc phẩm của ông.


      Mặt khác, hình như ông đã được sống lại những ngày tháng huy hoàng của một chàng "nghệ sĩ công tử" ở thời kỳ sung mãn, trong một gia đình rất giầu có, thừa hưởng sự phát đạt của hãng nước mắm nổi tiếng Vạn Vân của song thân.


      Ông đã tận hưởng những điếu thuốc lá 555 quen thuộc và những ly cà phê thơm ngon mà sau chiến dịch đánh tư sản vào năm 1957 ở miền Bắc, ông đã phải dần dần từ bỏ để làm quen với những điếu thuốc Thăng Long hay Điện Biên.


      Có thể nói nhạc sĩ Đoàn Chuẩn là một người nghiện thuốc lá nặng, với sức tiêu thụ ba bao một ngày với rất nhiều cà phê. Tuy nhiên ông không phải là một người nghiện rượu, mà chỉ uống trong những lúc hàn huyên với bè bạn.


      Với một bản tính phóng khoáng và hào hoa của một người nghệ sĩ cùng một sự cởi mở, cùng với những phương tiện tài chánh rộng rãi trong tay, ông được coi là một người rất hào sảng với bạn bè, nhất là những bạn bè trong giới nghệ sĩ. Ông đã sống trọn vẹn với một "Tình Nghệ Sĩ" trong suốt cuộc đời của mình, với bản chất lãng mạn ông đã từng có những mối "tình nghệ sĩ" sau khi đã lập gia đình từ năm 1942.


      Đó là những "mối tình nghệ sĩ như giấc mơ, chóng tàn vì vướng muôn ý thơ" hoặc "mối tình nghệ sĩ như bóng mây, gió hồng dìu cánh bay tới em."


      Với tính tình hào phóng của ông, ngôi nhà ở phố Bắc Ninh, Hải Phòng, hay ngôi nhà trên đường Trần Nhật Duật ở Hà Nội đã là nơi diễn ra không biết bao nhiêu cuộc tụ họp bạn bè trong giới nghệ sĩ của ông.


      Người ta có thể nói Đoàn Chuẩn sẽ không sống được nếu không có bạn bè. Khi được gia đình ở Montréal hỏi có muốn ở lại đây sống hay không, ông đã lắc đầu cho biết là thích "về ở với mấy đứa nghèo hơn" vì ông còn nhiều con cháu cũng như thân bằng quyến thuộc ỏ trong nước, sống chung trong căn nhà trên đường Cao Bá Quát, Hà Nội.


      Đó là ngôi nhà ông đã mua sau khi bị tịch thu hết sản nghiệp vào năm 1957, cùng một lúc hãng nước mắm Vạn Vân của gia đình ngưng hoạt động.


      Trong thời gian du lịch, Đoàn Chuẩn vẫn có được một sức khoẻ tốt và một tinh thần sáng suốt. Nhưng chỉ khoảng hai năm sau khi trở lại Việt Nam, bệnh hoạn đã bắt đầu đến với ông. Trong chuyến đi này, ông có nói đùa: "Lần này đi thăm con cháu xong rồi thì về đi ngủ."


      Toàn bộ sáng tác của Đoàn Chuẩn - luôn có tên Từ Linh bên cạnh trong phần viết lời - chỉ có 16 nhạc phẩm.


      Tuy nhiên trong số đó, đa số là những nhạc phẩm tình cảm đã trở thành bất tử, đánh dấu thời kỳ hưng thịnh của tân nhạc Việt Nam:


      - Tình Nghệ Sĩ (1947)

      - Đường Về Việt Bắc (1948)

      - Lá Thư (1949)

      - Thu Quyến Rũ (1951)

      - Chuyển Bến (1952)

      - Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay (cuối 1952, đầu 1953)

      - Lá Đổ Muôn Chiều (cuối 1953, đầu 1954)

      - Tà Áo Xanh tức Dang Dở (1955)

      - Chiếc Lá Cuối Cùng (1955)

      - Vàng Phai Mấy Lá (1955)

      - Tâm Sự (1956)

      - Gửi Người Em Gái (1957)

      - Một Gói Nho Khô, Một Cánh Pensée (1988)

      - Phấn Son (1989)

      - Mầu Nắng Có Bao Giờ Phai Đâu (1989)


      Căn cứ theo thời gian, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã ngưng sáng tác trong suốt 31 năm, từ 1957 khi gia đình ông bước vào giai đoạn cực kỳ khó khăn, cho đến năm 1988 khi chính quyền Việt Nam bắt đầu tỏ ra cởi mở với những nghệ sĩ mà những sáng tác của họ bị cấm phổ biến trong quần chúng một thời gian dài trước đó.


      Ghi nhận về sự kiện này, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã tuyên bố: "Còn tình gì nữa đâu mà viết" với nhiều ngụ ý.


      Đoàn Chính cho biết anh sẽ tập hợp tất cả những sáng tác của thân phụ anh, những hình ảnh hiếm quý cùng với những tài liệu chưa hề được công bố của người cha yêu thích loại nhạc vang bóng một thời của "nhạc sĩ của mùa Thu."


      Trường Kỳ

      VietMercury

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trần Quang Hải: Nhà âm nhạc học Trường Kỳ Nhận định

      - Quanh Phần Giới Thiệu Nhạc Sĩ Tùng Giang Trong Chương Trình Video Paris By Night Trường Kỳ Nhận định

      - Lữ Liên và lịch sử ban tam ca AVT Trường Kỳ Nhận định

      - Đan Thọ (1924): Chiều Tím Trường Kỳ Nhận định

      - Thanh Sơn: một lòng gắn bó với quê hương Trường Kỳ Nhận định

      - Tưởng nhớ nhạc sĩ Nhật Bằng Trường Kỳ Nhận định

      - Nhạc Sĩ Trần Trịnh Trường Kỳ Nhận định

      - Phạm Mạnh Cương: 40 năm sống với âm nhạc Trường Kỳ Nhận định

      - Nhạc Sĩ Duy Khánh Trường Kỳ Nhận định

      - Ngô Thụy Miên: Tâm Sự Riêng Một Góc Trời Trường Kỳ Nhận định

    3. Bài viết về nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đoàn Chuẩn

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Đoàn Chuẩn–Từ Linh, một mùa nào lãng mạn (Lê Hữu)

      Đoàn Chuẩn, Một giai thoại đẹp và buồn (Văn Quang)

      Nhạc Sĩ Đoàn Chuẩn Đã Ra Đi (Trường Kỳ)

      Chuyển Bến  Đoàn Chuẩn & Từ Linh

      (cothommagazine.com)

      Nghệ sĩ guitar Hawaii Đoàn Đính khắc họa chân dung cha mình qua kỷ niệm (vuontinhnhan.net)

      Đoàn Chuẩn - Từ Linh, tình bạn tri kỷ trong âm nhạc: Phần 1, Phần 2 (Thy Nga, phóng viên đài RFA )

      Tiểu Sử (Wikipedia)

       

      Tác phẩm

       

      Tà Áo Xanh (Sĩ Phú)

      Đường về Việt Bắc (Duy Trác)

      Lá Thư (Trần Thái Hòa)

      Gởi Người Em Gái (Quang Tuấn)

      Thu Quyến Rũ (Ngọc Long)

      Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay (Tâm Vấn)

      Tình Nghệ Sĩ (Ngọc Bảo)

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha)

      Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)

      Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)

      Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)

      Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)