|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhạc sĩ Anh Linh
(Ban AVT)
Nhạc sĩ Anh Linh tên thật là Trần Đình Kế. Ông sinh ngày 2 tháng 9 năm 1935, sinh quán tại Phủ Từ Sơn Bắc Ninh, quê hương quan họ. Ông lớn lên tại Lạng Sơn – Nên còn bé nói tiếng Thổ giỏi hơn tiếng Việt. Năm 1945, ông lên 10 tuổi thì bố mất và năm 1949 mẹ ông đem các con chạy về Hànội vì VC về chiếm vùng Cao Bắc Lang (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lang Sơn).
Riêng ông lúc đó 14 tuổi, lại theo cha Cảnh người Pháp sang Pháp học định đi tu ở Toulouse một xứ đầy Hoa Tím. Năm 1950 cha Cảnh chết vì tuổi già, một phần vì là con trai trưởng mẹ không cho đi tu và cũng một phần nhớ mẹ nên xin về Việt Nam tiếp tục học trường Pháp tại Hànội (Lycée Albert Sarraud). Năm 1953 ông đỗ trung học Pháp (Diplôme) thì được lệnh gọi nhập ngũ về vụ Điện Biên Phủ. Vì học sinh trường Pháp có diplôme Pháp nên được mang cấp bậc Trung sĩ Văn phòng Tiểu Đoàn Gập dù Pháp. (Base Aéroportée Nord) - Tiểu đoàn này gồm các huấn luyện viên Nhẩy Dù và đi thả dù Điên Biên Phủ, thời gian này ông gặp lại cô bạn học cũ bên Toulouse tên là Pauline. Cũng thời gian này sáng tác đầu tay Sao Em Không Đi của ông ra đời.
Năm 1955, Pháp về nước, nhạc sĩ Anh Linh mãn hạn quân dịch, giải ngũ. Ban ngày đi học ban tối học Quốc Gia Âm nhạc. Ca sĩ trong ban Thiên Thanh Đài Phát thanh SàiGòn. Vì là ca viên Ca Đoàn Hồn Nước nên được miễn 2 năm Nhạc Lý và học thẳng 4 năm Ca trưởng (Chef de Choeur).
Năm 1958, làm Dân Chính ca sĩ Đại Đội Văn Nghệ Trung Ương vẫn tiếp tục học nhạc. Cũng từ năm 1958, ban Tam ca Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng được thành lập thuộc Đại Đội Văn Nghệ, Tiểu Đoàn Văn Nghệ - Nha Chiến Tranh Tâm Lý. Sau đổi tên thành “Ban Kích động Nhạc AVT”
Năm 1959, vừa tốt nghiệp Tú tài 2, vừa mãn khóa Ca trưởng thì lại có lệnh tái ngũ vì vụ Đồng Khởi của VC, vì vừa là ca sĩ dân chính của Tiểu đoàn Văn nghệ Nha Chiến tranh Tâm Lý được cải danh Dân Chính lại mang cấp bậc Trung Sĩ Trưởng ban ca của Đại đội Văn Nghệ Trung Ương. Thời gian này ông gặp thi sĩ Nhất Tuấn về coi Đại Đội Văn Nghệ ở Nha Trang, ông viết bài Niềm Tin giữa mùa Noël 1960.
Năm 1962, nhạc sĩ Anh Linh tức Trung Sĩ Trần đình Kế nộp đơn theo học Khóa 3 Sĩ Quan Đặc Biệt vào tháng 6 năm 1962, nên ông phải rời ban AVT ra đi trong lúc đang lúc hốt bạc và là ngôi sao đang lên. Kịch sĩ Hoàng Hải vào thay thế và đổi tên lại là Anh Hải.
Năm 1966 - 1967 ông được cử làm Trưởng ban chương trình “Tiếng Hát Học Trò”. Khi thi sĩ Nhất Tuấn làm Quản Đốc Đài Phát Thanh Nha Trang thì ông viết bài Mimosée.
Cũng vào năm 1966 được lệnh Đại Tá Cao Đăng Tường Cục Trưởng Cục Chính Huấn tại Sài Gòn gọi về Phụ Trách Chương Trình Truyền Hình Thép Súng của Quân Đội - Bộ Tổng Tham Mưu đã chấp thuận, cả Quân Trường đã cấp Sự Vụ lệnh thuyên chuyển cầm tay, cả tuần lễ anh em và những người thân mến tiễn đưa nên Anh Linh sáng tác bài Thành Phố Này Cho Em.
Từ năm 1962 – 1975 ông phục vụ trong quân đội VNCH qua các cấp bậc Chuẩn uý - Thiếu Uý – Trung Uý - Đại Uý Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến - Thiếu Tá vừa đeo đúng hai ngày khi làm Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị tại Vũng Tầu được một tháng thì.... đứt phim !
Về văn nghệ thì thời gian ở Quân Trường ông viết nhiều bài ca cho Sinh Viên Sĩ Quan, theo học cả các Khóa Chiến Tranh Chính trị tại Đà Lạt từ khóa Căn Bản, Trung Cấp dến Cao Cấp đồng thời theo học khóa Chiến Tranh Chính Trị tại Đài Loan. Thời gian 4 năm ở Đại Đội Văn Nghệ nhạc sĩ Anh Linh cũng viết rất nhiều bài thuộc loại Tuyên truyền phục vụ giai đoạn. Rồi 13 năm ở Quân Trường viết rất nhiều cho Sinh Viên Sĩ Quan.
Từ năm 1975 đến 1983 ông bị đi tù từ Long Giao ra Hoàng Liên Sơn, Lào Kay, Yên Bái, về Vĩnh Phú. Trong thời gian này ông sáng tác 10 bài ca tù. Ra tù về coi ca đoàn nhà thờ dưới quê. Thời gian này sáng tác bài Cho Em, Tặng Nhau Một Bông Hồng, Không Hiểu Ý Ở Trong Anh.
Năm 1994 ông cùng gia đình đi HO 16. Đến định cư tại thành phố San José, CA và được giao làm Giám đốc Phát Thanh Nguồn Sống hằng tuần trong 15 năm, thời gian này ông lập thêm Chương trình Phát Thanh Ave Maria phát hằng ngày mỗi buổi sáng, và lập Phát thanh Nhóm Lương Tâm Công Giáo, tất cả các chương trình đều thâu tại nhà và đem đĩa lên đài.
Năm 2003, lên Santa Rosa quy tụ được 400 người Công Giáo thành lập Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam và hiện làm Chủ tịch Cộng Đoàn Công Giáo đồng thời tập hát cho ca đoàn nhà thờ.
Ngày 1-1-2006 sáng tác bài Người Tình 50 Năm kỷ niệm 50 năm Lễ Vàng ngày cưới của hai vợ chồng.
Ước vọng của ông là bảo lãnh 28 người con và cháu sang hết bên này để ông sẽ lập ban du ca thăm các Cộng đồng Việt Nam khắp nơi và giới thiệu những ca khúc trong tù.
Anh Linh là một cột trụ của ban tam ca kích động nhạc AVT được thành lập từ năm 1958 tại phòng trà Anh Vũ, gồm có Anh Linh, Vân Sơn, Tuấn Đăng, đến 1962, Anh Linh đi Sĩ quan khóa đặc biệt ở Đồng Đế, thay vào đó là Hoàng Hải, năm 1965, Hoàng Hải được giải ngũ nên Lữ Liên được thay vào, sau 1975 Vân Sơn bị tai nạn mất ở Thị Nghè, Tuấn Đăng ở lại. Ra ngoại quốc Lữ Liên lập ban AVT với Vũ Huyến, Ngọc Bích rồi Trường Duy thay Ngọc Bích, cuối cùng năm 1992, Hoàng Long thay Vũ Huyến. Tuy Anh Linh sáng tác từ năm 1953, nhưng ít có ca sĩ trình bày tác phẩm của ông, ngay cả ban AVT.
Ca khúc:
- Sao Em Không Đi (1953)
- Thành Phố Này Cho Em (1966)
- Niềm Tin (phổ thơ nhất Tuấn) (1967)
- Mimosée
- Mưa buồn (phổ thơ Hà Thượng Nhân)
- Bông Cúc Vàng và Đàn Chim Sâu Nhỏ
- Tiếng Chuông Duyên Lãng (phổ thơ Cha Trần Hữu Lân)
- Trên bước chân chim
- Một phương đã về
- Đau
- Con tim lưu dầy
- Lời ru
- Tóc đen
- Mùa Đông của ta
- Con Trâu Sắt (Ám chỉ tham nhũng của “anh cưỡi trâu” tức là cưỡi “cái máy cày Liên Xô”)
- Con Trâu Đen (Ám chỉ cửa quan, cửa quyền, khó khăn giấy tờ của “ ngân hàng nhà nước”)
- Cho Em
- Tặng Nhau Một Bông Hồng
- Không Hiểu Ý Ở Trong Anh
- Người Tình 50 năm (2006)
Tài liệu tham khảo:
- Anh Linh Web: sonomavietnamese.org
Ca khúc Ba bà mẹ chồng do ban AVT trình bày
- Nhạc sĩ Anh Linh Huỳnh Ái Tông Giới thiệu
- Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết Huỳnh Ái Tông Giới thiệu
- Nhạc Sĩ Xuân Lôi Huỳnh Ái Tông Giới thiệu
- Nhạc sĩ Võ Đức Thu Huỳnh Ái Tông Giới thiệu
• Nghệ sĩ Tuấn Đăng (Ban AVT) – Vị đắng cuộc đời (Hà Đình Nguyên)
• Nhạc sĩ Anh Linh (Huỳnh Ái Tông)
• Anh Linh - VânSơn - Tuấn Đăng: Nhớ về ban nhạc trào phúng AVT một thời lừng lẫy (Đông-Kha)
• Lữ Liên và lịch sử ban tam ca AVT (Trường Kỳ)
- Ban kích động nhạc AVT (Hoài Niệm)
- Ban nhạc AVT (facebook)
- Ban Tam Ca AVT trước năm 1975 (Fb)
- Nhạc sĩ Lữ Liên & ban AVT (baomai.blogspot.com)
- Ca nhạc hài: Chỉ còn là hoài niệm? (nld.com.vn)
- Thành viên nhóm nhạc AVT bị ung thư vòm họng (Kim Chi)
- Nghệ sĩ Tuấn Đăng (Ban AVT) vừa từ trần (Trần Quốc Bảo)
- Người cuối cùng của ban nhạc AVT đã ra đi (Hà Đình Nguyên)
- AVT (wiki)
- Ban nhạc AVT - Trước năm 1975
- ASIA CD 44 - AVT Hải Ngoại (1992) - AVT (Vũ Huyến, Trường Duy, Lữ Liên)
- Chúc xuân - Ban AVT (Lữ Liên,Trường Duy,Hoàng Long) | ASIA 10
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
• Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? (Lê Hữu)
• Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa (Hà Đình Nguyên)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |