|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Văn Hữu số 3
(Tháng 1 - 1960)
Sử học Việt-Nam không thấy nói Âm-nhạc của ta ngày xưa như thế nào, tuy sách Đại- Việt Sử-Ký có ghi chép rất sơ lược về âm-nhạc ở nước ta từ triều Lý (1010-1225) trở đi.
Vì thế cho nên vấn-đề khảo-cứu Nhạc-Sử Việt-Nam luôn luôn khiến cho ta vấp phải hai điều khó khăn trở ngại cốt-yếu:
- Điều thứ nhứt là tài-liệu Nhạc-sử rất hiếm-hoi hoặc thiếu-sót nhiều, một phần bị thất-lạc vì khí-hậu ác-hại và một phần khác do các cuộc biến-cố chiến-tranh tàn-phá. Chẳng hạn như cuộc xâm-lăng của người Chàm hồi thế-kỷ thứ XIV (1371), như cuộc di-chuyển Văn-thư của triều Hồ (1400-1407) về Nam-Kinh do Tướng Trung-Hoa Trương-Phụ (Tchang-Fou) thực-hiện, sự phá-hủy những tài-liệu lịch-sử trong cuộc chiếm lấy Thăng-Long của tướng Trần-Cao (1516), cuộc hỏa-hoạn hồi năm 1592 đã tàn phá thêm mọi tài-liệu, văn kiện và sách vở lịch-sử của ta.
- Điều trở ngại thứ nhì là những tài-liệu còn lưu sót lại thì không được chính-xác mấy, bởi rất mập-mở; còn đối với những tài-liệu cận-cổ và cận-đại thì một số đông đã phạm đến khuyết - điểm như: nhận xét sai lầm và sai-lạc, áp-dụng những danh-từ, nhất là các danh từ kỹ-thuật hay chuyên-môn không đúng nghĩa đâm ra mập mờ và thiếu-sót về phương-diện giá-trị lịch-sử. (Hiện nay, chúng tôi nhận thấy chỉ có tài-liệu khảo-cứu về Nhạc Cổ-truyền Việt-Nam của nhà Tân Tiến-Sĩ Nhạc-Học Trần-văn-Khê là tương đối đầy đủ, có tánh-cách khoa-học và hữu-ích hơn cả).
Vì địa-thế nước Việt Nam ta là tiếp điểm (point de rencontre) của hai nguồn văn minh cổ nhất của Á-CHÂU:
– Nguồn văn-minh Trung-Quốc di-truyền từ Bắc xuống Nam, còn nguồn văn-minh Ấn Độ thì lại di-truyền từ Tây sang Đông, cho nên những đặc tính Trung-Hoa và Ấn-Độ đã ghi lại cho nền Nhạc ta một hình-tích khá sâu vậy.
Đại-khái, nói đến lịch-trình tiến-triển của nền Nhạc Việt-Nam, chúng ta có thể phân-biệt 3 thời kỳ, kể từ khi Việt-Nam khai-sáng Vương-triều thứ nhất, triều ĐINH (968-980), thế-kỷ thứ X cho đến cận thời Thế-giới Chiến tranh lần thứ nhì :
– Thời-kỳ thứ nhứt: Từ thế kỷ thứ X cho đến thế-kỹ thứ XIV (Từ thời nhà ĐÌNH cho đến nhà TRẦN (1400), là thời-kỳ hấp-thụ đồng-thời ảnh-hưởng HOA – ẤN ; tương-đối là giao-thời giữa nhạc-thề đơn-điệu và nhạc-thề đa điệu (Monodie et Polyphonie) ở Tây-phương hay là cực điểm của nhạc-thề đơn-điệu và là khởi-điểm của nhạc-thể đa-điệu.
- Thời kỳ thứ nhì: Từ thế-kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XVIII (từ nhà Hồ cướp ngôi nhà TRẦN cho đến thời-kỳ Chúa NGUYỄN chiếm đất Chân Lạp để thành-lập 6 tỉnh ở Nam-phần), là thời-kỷ ưu-thắng của ảnh-hưởng Trung-Hoa, tương-đối ở Tây-phương là thời-kỳ thinh-vượng của nhạc-thể đa-điệu đề tiến dần đến nhạc-thề hỏa-tấu (Musique symphonique)
- Đến thời-kỳ thứ ba: Từ đầu thế-kỷ hứ XIX cho đến cận Thế-giới Chiến-tranh lần thử nhì (từ nhà NGUYỄN, đời Gia-Long, cho đến cận thời kỷ thế giới chiến-tranh lần thứ nhì), là thời-kỳ âm-nhạc của ta bắt đầu có khuynh-hướng sáng-tác theo bản-tính Việt Nam và là khởi-điểm hấp thụ thật sự ảnh-hưởng của Tây-Phương ; tương-đối ở Tây-Phương là từ thời kỳ mà trong Nhạc-sử người ta thưởng gọi là "Thế kỷ Vĩ-Đại của Hợp-tấu-khúc» (Le grand siècle de la Symphonie), cho đến thời kỳ xuất hiện thuyết Nhạc đa-cung của Arnold SCHOENBERG (Vienne 1874 + California 1951).
Chúng ta hãy thử phác-họa sơ-lược những đặc điểm của từng thời-kỳ một cốt giúp chúng ta nhận xét được một cách chính-đáng những xu hướng và tiến triển hiện tại của nền Nhạc Việt Nam trước Nhạc-giới Quốc tế, tức là sẽ đi đến phần thứ BA của đề-tài nầy.
- Thời-kỳ thứ Nhất: Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XV.
Đặc điểm của thời kỳ này là sự hấp thụ đồng thời ảnh hưởng Hoa-Ấn như chúng tôi đã nói vừa rồi. Ngoài ra Vương triều phù vân, ngắn ngủi của đức NGÔ QUYỀN sáng lập năm 939, sau trận chiến oanh liệt ở sông Bạch Đằng (lần thứ nhất) và đa suy tàn sau khi Ngài mất vào năm 944, trong thời kỳ thứ nhất này ở nước ta có 4 vương triều kế tiếp:
- Triều Đinh (968 - 980)
- Triều Tiền Lý (980 - 1009)
- Triều Hậu Lý (1010 - 1224)
- Triều Trần (1225 - 1400)
Suốt trong thời-kỳ này nước Việt đã glao kết mật-thiết với văn minh Trung Quốc và xử Chàm. Bởi thế cho nên ảnh-hưởng Ấn-độ do người Chàm thông đạt cho ta và ảnh hưởng Trung Hoa đồng thời đã ghi sâu vào Âm nhạc của thời ấy.
Về tài-liệu Nhạc-sử của thời-kỳ ấy thì chúng ta không được biết nhiều, vã lại đa-số tài-liệu này hiện nay lại ở ngoài nước Việt-Nam.
- Tuy vậy, nhờ ở những tài-liệu sưu-khảo của các nhà Sữ-học hay Nhạc học Việt-Nam và Ngoại-quốc, nhứt là tài-liệu của ông Trần-văn-Khê, tân Tiến-sĩ Nhạc-học ở Văn-khoa Đại-học-đường Ba-lê (1958), chúng ta được biết:
– Thẻ theo tờ phúc-trình của Hàn-làm-viện Đăng-Lục (Académie des Inscriptions) nói về những vật phát-kiến trong Khảo-cổ-học do ông L. BEZACIER trình bày năm 1946 thì cuộc sưu-tầm hồi năm 1940 ở tại chùa Vạn-Phúc, thuộc làng Phật-Tích, tỉnh Bắc-Ninh đã cho chúng ta một ý niệm khả-quan về những nhạc-cụ thông-dụng ở Việt-Nam trong thời-kỷ trước thế kỷ thứ XI và cũng có thể là trước thế kỷ thứ IX.
Tuy rằng hiện nay không còn nhạc-cụ nào thuộc thời-kỳ ấy, song đấy là kết-quả của việc khảo-cứu những lối trang-sức được chạm khắc trên mặt tiền của các chân cột chùa Vạn-Phúc.
Nhà Sử-học Lê-Tắc, tác-giả quyển AN NAM CHÍ-LƯỢC (abrégé de L'Histoire d'Annam) (1279) có chép rằng:=
- Hồi thời ấy chúng ta đã có hai ban nhạc:
1.- BAN ĐẠI-NHẠC GỒM CÓ:
a) Hai nhạc cụ khí-động:
– Kèn Tất-Lật. một thứ kèn "Haut bois" cỏ 3 lổ phím, miệng kèn được chạm vàng, là một nhạc cụ sáng chế hồi thời Triều TẢNG (Trung-quốc...);
- Ống "Tiểu-Quản», một thử sáo nhỏ.
b) Hai nhạc-cụ vận-tiết (Percussions):
- Tiểu bạt (Petites Cymbales), một thứ chập-chỏa.
- Phạn-cổ, một thứ trống có 2 mặt da và một thùng trống (caisse) gỗ. Có lẽ chính nguyên-hình của nó là trống cơm của ta ngày nay. Từ thế kỷ thứ XIII, các nhạc sĩ có cái lệ thoa xát cơm vào mặtda của trống trước khi xử-dụng, và cho đến ngày nay, tục-lệ này cũng vẫn còn.
Lê-Tắc có xác-định rằng: trống Phạn-cổ nguyên gốc của nước Chàm.
c) Ngoài ra, lại còn một nhạc cụ khác tên là Đại-Cấu, nhưng chúng ta không được rõ nó thuộc loại nhạc cụ nào.
Ban Đại-Nhạc này chỉ được dùng cho Triều-đình với hình- thức Nhạc-Triều (Musique de Cour) và Nhạc-Lễ (Musique rituelles)
2. BAN TIỂU NHẠC GỒM CÓ:
a) Năm nhạc-cụ giây là:
- Đàn Cầm, hay Ngũ-huyền cầm, có 5 giây bằng tơ, gốc của Trung-Quốc.
- Đàn Tranh, hay Thập-Tam, Thập-Tứ hoặc Thập-lục-cằm, gốc của Trung Quốc.
- Đàn Tỳ-Bà, cỏ 4 giây, gốc của Trung-Quốc.
- Đàn Thất-Huyền, có 7 giây, là một loại đàn KIN của Trung Hoa có thêm 2 giây.
- Đàn Song-Huyền, có 2 giây. Danh-tử chi-định cây đàn này không được chính-đáng, chẳng qua "Song Huyền" chính là cây Đàn-Nhị thế thôi.
b) Và một nhạc-cụ Khí-động duy nhất là một thứ ống Tiêu, có tên là Tiêu-Loại.
Ban Tiểu-Nhạc này là một thứ nhạc của thường-dàn hồi thời ấy (Musique Profane et populaire).
Tóm lại, thể theo những tài liệu mà chủng ta được biểt thì hồi thời kỳ ấy Việt-Nam ta đã có 12 nhạc-cu tất cả.
a) 6 nhac-cụ giây, trong ấy có 1 đàn cung-kéo:
1- Hồ cầm (đàn gáo, đàn hồ) là loại đàn cung kéo;
2- Đàn cầm (5 giây);
3- Thất huyền;
4- Đàn Tranh (13, 14 hay 16 giây);
5- Tỳ-bà;
6- Đàn Tam (3 giây).
b) 3 nhạc-cụ khí động (Vent):
1- Tất lật;
2- Ống Địch và
3- Ống Tiêu.
c) 3 nhạc cụ vận tiết (Percussions):
1- Phạn cổ hay Trống Cơm,
2- Cái Phách và
3- Cái Tiểu Bật (chập chỏa nhỏ).
Căn cứ trên những tài liệu lịch sử và theo các kết quả khảo cổ thì Âm nhạc ở nước ta từ thế kỷ thứ X cho đến thế kỷ thứ XV rất được thịnh hành ở Triều-đình.
Sử ký có ghi nhận rằng: Vua Lý thái Tông (1028-1054) là một người rất thông minh; Ngài thông thạo hoàn toàn Lễ, Nhạc, thuật bắn cung, mã thuật, văn chương, toán học.
Vua Lý-cao-Tông (1176-1210) rất hâm mộ âm nhạc. Bởi thế cho nên nhà Sử-học Ngôn Sĩ Liên đổ tại nhạc làm suy vong nước Việt hồi thời ấy. Nhưng đúng lý thì tại rượu hơn, vì Ngài cũng thích rượu một cách phi thường.
Các Hoàng Tử của Triều TRẦN (1225-1400) đều biết múa hát và xử dụng nhạc-khi, như điệu múa Nhà Hồ của Vua Trần-thánh-Tông (1258-1278).
Năm 1305, Vua Trần-anh-Tông (1293-1314) có ông Trần-Cụ, là quan Thái-Phó của Hoàng-thái-tử đồng-thời cũng là một danh-cằm của thời ấy.
Âm-nhạc chinh-thức của nước Việt hội thời ấy đã thụ mọi ảnh hưởng Nhạc Chàm. Như năm 982, tưởng Lê-đại-Hành (980-1005), sau khi chiếm đảnh đất Chàm, đã bắt đem về được một Thầy Tăng Ấn-Độ cùng 100 Ca-Vũ-nữ, tục gọi là cung-kỷ. Để phụ-đệm cho bọn này múa hát, các Nhạc-sĩ nước Việt phải học-tập nhạc Chàm hay cảm-hứng nhạc Chàm để sảng-tác những điệu mới.
Đấy là một cơ-hội mà Nhạc ta và Nhạc Chàm được giao-tiếp với nhau. Hơn nữa, năm 1060, vua Lý-thảnh-Tôn (1054-1072) đã ghi chép một điệu Chàm và bắt một Nhạc-sĩ hát theo phần phụ-họa do chính Ngài đệm bằng một cái trống.
Năm thứ nhứt của Triều Thiên-Gia Bảo-Hữu (1212), vua Lý-cao-Tông (1176-1210) ban lệnh cho các nhạc sĩ Việt sáng-tác một Nhạc-khúc lấy tựa là ở "Chiêm Thành Âm" (Un air du Champa) có tính cách vô củng bi thảm, ai-oán. Dân Việt đã giao dịch rất thường với dân Chàm suốt trong thời-kỳ chiến tranh giữa hai dân tộc này. Mọi sự trao-đổi Văn lại còn được tăng-tiến sau khi vua Chàm, Chế-Mân, kết-hôn cùng công-chủa nước Việt, Huyền-Trân, năm 1306.
Đời nhà LÝ, các vua chúa đặc biệt ưa chuộng nhạc Chàm. Cho đến, Triều TRẦN (1225-1400) cũng thế ; Đại-Nhạc hay nhạc của triều-đình gồm có những nhạc-cụ như :
- Phạn-cổ, gốc của Chàm.
- Tất-lật, (một thứ kèn "Haut-bois" mà người Tàu xử-dụng trong các ban nhạc và gọi là "nhạc cụ man rợ").
Các nhạc-cu gốc của Trung Quốc như là:
- Cầm. Tranh, Thất-huyền, Tam-huyền, đều thuộc bộ Tiểu-Nhạc, là nhạc của thường dân.
Trong phạm-vi Nhạc Kịch thi nhạc của ta lại chịu ảnh-hưởng Trung Quốc.
Theo cụ Phạm-đình-Hổ, tác giả quyền Vũ-Trung Tùy Bút (Par temps de pluie au courant du pluceau), thì Kịch Nghệ đã khởi nguyên từ đời Lý (1010-1225) do một người Trung Hoa, tín đồ Đạo giáo (TAOISTE) dưới Triều SONG (960-1278) truyền giáo Vũ thuật và Kịch Nghệ cho dân Việt Nam.
Dưới Triều Trần (1225-1400), sau trận chiến chống giặc NGUYÊN (1284-1288), Tướng Trần hưng Đạo bắt được một tên Trung Hoa Lý nguyên Cát (Ly-Yuên-Ki), là một Kịch sĩ, đem về để dạy Kịch cho dân Việt Nam.
Từ đời nhà Song (960-1378), ở Trung Hoa, Kịch được gọi là PAN-Hí (BANan Hii. Truyện "Tam-Quốc" (222-277) thường được họ chọn làm nguồn cảm hứng trong việc sảng-Lắc kịch-phẩm. Loại kịch của Triều đình này không được phổ-thông trong đại-chủng.
Loại Kịch bình-dân (Théâtre populaire) hay Phường Chèo Bội của ta hồi xưa không phải do Ban Hỉ của Tàu chuyển lại. Nó là một thể kịch, có lẽ khởi-nguyên tử đời Nhà TRẦN với sử-tích của Ca-khúc "LONG-NGÂM» (Déclamation du Dragon).
Theo Ông Phạm-đình-Hổ thì câu chuyện ấy được thuật lại tóm tắt như sau :
- Vào năm Canh-Tuất, năm thứ 18 của Triều Hưng-Long (1310), tại Long Hưng (Tỉnh Nam Định hiện thời). Khi người ta chuẩn-bị đem cái quan-tài của vua Cha là Trần nhân Tông ra khỏi đền vua để xếp đặt cử hành lễ an-táng lại gặp một sự trở- ngại vô cùng khó giải-quyết là bao nhiêu dân chúng tử hàng quan triều đình đến thường dân đều đến tụ-tập quá đông-đảo trước sân đền vua, đã làm trở ngại khó khăn việc đem quan-tài ra cửa. Vua đành phải ra lệnh cho mọi vị tướng-hầu là Trịnh-trọng-Tử, phải giải-quyết điều này.
- Trịnh-trọng-Tử bèn tụ họp các binh lính do ông chỉ huy tại Triều" Thiên tử để bắt bọn chúng đồng-xướng bài "LONG-NCẢM" ở ngoài đưởng, cách xa đền vua. Khi nghe cất tiếng hát, dân chúng dần dần xoay chân đi đến nơi để dự-thính, nhờ vậy mà người ta mới đem quan tài ra được.
Ngoài ra, bài «LONG-NGẢM" lại có tính cách một bài Táng-hành (Marche funèbre) mà Trịnh trọng Tử đã lợi dụng để chỉ huy quân nhân trong dịp lễ an-táng vua Trần-nhân-Tông.
Về sau lưu lại cho ta cái tục hay thuê bọn người hát, hát những điệu khúc bi thảm trong ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày lễ "Xá Tội Vong Nhân" (Trung-Nguyên).
Những bọn Ca-sĩ này thường được gọi là bọn Phường Chèo Bội. Ông Đào duy Anh, trong quyển Việt Anh, trong quyền Việt Nam Văn-Hóa Sử Cương, cho rằng Hát chèo do đó mà có, nhưng sự thực Hát Chèo hay Ca-kịch Bình dân chi biểu-dương được các yếu tố thực sự Ca kịch kể từ bán thế kỷ XVIII, dưới triều Lê Hiến Tông (1740-1786) Niên triều Cảnh Hưng.
Ngoài ra, chúng ta còn một thể nhạc khác không có tính cách Nhạc lễ, là Hát Ả Đào đã xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ XIV. Không có tài liệu nào xác định rõ rệt về gốc tích của Hát Ả đào tuy hai ông Nguyễn đôn Phục trong tập san "NAM PHONG" (tháng 4-1923) về bài "Khảo luận về Hát Ả-đào", và Phạm Quỳnh trong bài "Văn chương trong lối Ả đào" (Tập-san NAM PHONG tháng 3 năm 1923) có kể đến tên một người mà họ cho là có thể chính tác giả của Hát Ả-đào: đấy là Công chúa MÂN ĐÀO HOA (Princesse des Fleurs de Pêcher, con gái của Bạc-Đinh-Xà-Đại (theo Nguyễn-Đôn Phục) hay của Bạch-Hoa Công chúa (Princesse de la Fleur blanche) (theo Phạm-Quỳnh).
Theo Phạm-Quỳnh thì Hát Ả-đào đã khởi-xuất từ một lối hát gọi là Hát Cửa Quyền (Le chant chez les dignitaires de la cour) vào cuối thời triều Lê (Thế kỷ thứ XVIII) và có pha lẫn các lối hát ở đường xá (Chansons de la Rue).
Hiện nay, chúng ta không thể căn-cứ theo lối Hát Ả Đào hiện tại để xét-đoản và ý-niệm được các đặc-tính và nguyên trạng của Hảt Ả Đào.
Chính trong tác-phẩm Vũ-Trung Tủy-Bút, cụ Phạm-đình-Hổ, cũng đã xác-nhận rằng: Hầu hết Ca-sĩ thuộc thời kỳ của ông (Cảnh-Hưng: 1740-1786) đều mất tất cả các tục truyền-thống về Hát Ả ĐÀO của thế kỷ XV, đời Hồng Đức (1470-1497).
Ngoài ra, trong "AN NAM CHÍ LỰƠC", ông Lê Tắc có kể đến các nhạc- phẩm của thời-kỷ từ thế kỷ thứ X cho đến thế kỷ thứ XIV như:
- Nam-thiên-lac (La joie sous le ciel méridional).
- Ngọc-lâu-xuân (Le Printemps sur la Tour de Jade).
- Đap-thanh-du (Promenade en foulant la verdure).
- Mộng-du-Tiên (Voyage en rêve au pays des Immortels).
- Canh-lâu-trường (Les longues gouttes de la Clepsydre).
Về các bài bản này thì chúng ta chỉ được biết tên hay tựa bài, nhưng không có một tài liệu nào được lưu lại để dẫn giải cho ta biết lời ca và nhạc điệu của nó như thế nào.
Vịn vào các tài liệu lịch sử vừa kể qua, chúng ta có thể kết luận rằng: Suốt trong thời kỳ thứ nhất này, nhạc Việt đã chịu ảnh hưởng Ấn và Hoa, và trong sự tranh chấp của hai yếu-tố này, lắm khi ảnh hưởng Ấn lại thắng-thế hơn.
NGUYỄN PHỤNG
Văn Hữu số 3 tháng 1-1960
Phần đặc biệt về Âm Nhạc
- Vài Kỷ Niệm và Ghi Nhận về Truyện Le Fils de la Baleine của Cung Giũ Nguyên Nguyễn Phụng Nhận định
- Con đường tiến-triển đầu tiên của âm nhạc Việt Nam Nguyễn Phụng Biên khảo
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |