1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hiện tượng “Làng tôi” trong âm nhạc Việt (Nguyễn Ngọc Chính) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      24.4.2023 | ÂM NHẠC

      Hiện tượng “Làng tôi” trong âm nhạc Việt

        NGUYỄN NGỌC CHÍNH
      Share File.php Share File
          

       

      Chỉ trong một thời gian tương đối ngắn ngủi, nền âm nhạc Việt Nam đã có đến 3 bài hát mang cùng tựa đề “Làng tôi”. Đó là một hiện tượng “đặc thù” và “hiếm có” vì cả 3 bài đều mang đến cho người yêu nhạc tiền chiến những tác phẩm bất hủ về làng quê.


      *



         Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995)

      Năm 1947, một năm sau kháng chiến chống Pháp bùng nổ, nhạc sĩ Văn Cao là người đầu tiên sáng tác nhạc phẩm “Làng tôi”. Khi đó, ông cùng các văn nghệ sĩ tản cư về một thôn thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Đông.


      Trong một lần đi công tác, con đò chở ông xuôi sông Đáy, hai bên bờ sông rợp bóng tre xanh thơ mộng. Theo lời kể của họa sĩ Văn Thao, con trai của nhạc sĩ Văn Cao, ông sáng tác “Làng tôi” dành tặng cho vợ thay quà cưới. Văn Thao kể lại:


      “Bỗng một hồi chuông từ nhà thờ ngân lên hòa cùng tiếng mái chèo khua nước. Tiếng chuông khiến tâm hồn nhạy cảm của Văn Cao bồi hồi, xao xuyến và đưa ông về với miền quê thân thương đầy ắp những kỷ niệm…”


      Những cảm xúc xuất thần đã khiến ông viết ca từ theo nhịp điệu Valse 6/8 với những câu thật tự nhiên, thơ mộng nhưng cũng không kém phần tang tóc của chiến tranh:

      “Làng tôi xanh bóng tre

      Từng tiếng chuông ban chiều

      Tiếng chuông nhà thờ rung

      Đời đang vui đồng quê yêu dấu

      Bóng cau với con thuyền, một dòng sông.


      “Nhưng thôi rồi còn đâu quê nhà

      Ngày giặc Pháp tới làng triệt thôn

      Đường ngập bao xương máu tơi bời

      Đồng không nhà trống tàn hoang…”

      Bản nhạc “Làng Tôi” của Văn Cao

      *



           Nhạc sĩ Hồ Bắc (1930-2021)

      Hai năm sau (1949), cũng tại chiến khu Việt Bắc, nhạc sĩ Hồ Bắc sáng tác “Làng tôi” và cũng vẫn điệu Valse ¾:

      “Làng tôi sau lũy tre mờ xa

      Tình quê yêu thương những nếp nhà

      Làng tôi yên ấm bao ngày qua

      Những chiều đàn em vui hòa ca


      “Làng tôi bát ngát cánh đồng

      Mỗi khi thu sang nắng vàng bông lúa chín

      Làng mạc vui sống êm đềm,

      Người nông dân hăng hái tăng gia cho đời no

      Chuyển sang đoạn thứ hai là cảnh xơ xác của kháng chiến chống Pháp với sự tham gia của những người trai thời loạn:

      “Nhưng ngày nào quân cướp tràn qua đốt phá tan hoang, quê nhà tôi xơ xác


      Có những người chiến sĩ xa quê hương súng bên mình cùng tiến bước lên đường”

      Và cuối cùng là đoạn nhạc trầm ấm, mô tả đoàn du kích trở về vào một buổi chiều:

      “Có những chiều đoàn du kích quân về

      Trong đêm khuya rộn ràng nghe tiếng bước

      Nhớ những người con đã xa quê hương

      Bóng mẹ già nhìn theo mến thương…”

      Bản nhạc “Làng Tôi” của Hồ Bắc

      *



           Nhạc sĩ Chung Quân (1936-1988)

      Đến năm 1952, tại Hà Nội, nhạc sĩ Chung Quân lại cho ra đời “Làng tôi”, một nhạc phẩm với tiết tấu Slow, chậm rãi, thiên về tả cảnh một ngôi làng quê thơ mộng:

      “Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh

      Có sông sâu lờ lững vờn quanh êm xuôi về Nam

      Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau

      Bóng tre ru bên mấy hàng cau đồng quê mơ màng…

      Quê hương mang hơi thở của một vùng quê yên bình với lời lẽ mộc mạc, dung dị thấm đẫm tình cảm của người dân Việt:

      “Quê tôi chìm chân trời mờ sương

      Quê tôi là bao nguồn yêu thương

      Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn

      Là bao vấn vương tâm hồn… người bốn phương…”

      Công ty điện ảnh của đoàn cải lương Kim Chung ở Hà Nội có sáng kiến tổ chức một cuộc thi viết nhạc nền cho bộ phim “Kiếp hoa”. “Làng tôi” của Chung Quân đã trúng giải khi tác giả ca khúc chỉ mới 16 tuổi. Đây cũng là bộ phim nhựa có âm thanh đầu tiên của điện ảnh Việt Nam vào thời ấy.


      “Làng Tôi” được chọn vì nó mang hơi thở của một vùng quê yên bình, với lời lẽ mộc mạc, dung dị nhưng lại thấm đẫm tình cảm cho dù tác giả của nó thuộc loại… “vô danh tiểu tốt”. Nhiều nhạc sĩ tên tuổi và giới văn nghệ thời đó có ngỡ ngàng, nhưng mọi người đều công nhận bản nhạc xứng đáng được nhận giải thưởng vinh dự đó.


      Năm 1954, Chung Quân cùng gia đình di cư vào Nam, định cư ở vùng Khánh Hội. Nhờ đã từng học sư phạm chuyên ngành về nhạc và cũng nhờ danh tiếng của “Làng tôi”, Chung Quân được Bộ Quốc gia Giáo dục của Đệ Nhất Cộng Hòa ưu đãi, cho dạy môn nhạc tại hai trường trung học Chu Văn An và Nguyễn Trãi. Ông cũng đã là thầy dạy nhạc của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng sau này như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Đức Huy, Nam Lộc…


      Bản nhạc “Làng Tôi” của Chung Quân

      Có một giai thoại về Chung Quân cùng một giáo sư là ông Hà Đạo Hạnh dạy cùng trường. Ông là một cử nhân toán, có vẻ như coi thường nhạc sĩ Chung Quân:


      – Trình độ học vấn của anh chỉ đáng là học trò của tôi thôi. Việc anh được dạy chung với những giáo sư như chúng tôi là một vinh dự cho anh, anh có biết điều đó không?


      – Nhưng thưa giáo sư, nếu hỏi công chúng có biết nhạc sĩ Chung Quân là ai không thì chắc chắn nhiều người biết đó là tác giả của bản nhạc Làng Tôi. Còn như hỏi họ, có biết giáo sư Hà Đạo Hạnh là ai không? Tôi tin người ta không mấy người biết!


      Nhạc sĩ Chung Quân sau đó đã quyết chí tiếp tục con đường kinh sử, ông ghi danh học để đạt cho kỳ được mảnh bằng Đại học. Cuối cùng, ông đã tốt nghiệp cử nhân văn chương tại Anh quốc, ông về nước dạy văn và ở Huế cho đến ngày qua đời vào năm 1988.


      *


      Như đã nói ở trên, chỉ trong một thời gian 5 năm, từ 1947 đến 1952, nền âm nhạc Việt Nam đã có đến 3 nhạc phẩm mang cùng tên. Cả 3 bài hát đều mô tả “Làng tôi” qua những cách nhìn đặc thù của những nhạc sĩ.


      Tuy nhiên, tựu chung cũng đã nói lên tình cảm của người dân Việt đối với làng quê nơi đã từng cưu mang những kỷ niệm đẹp (cũng như bất hạnh) của những người đã từng gắn bó bên những lũy tre làng!


      *


      * Làng Tôi (Văn Cao) – Tiếng hát Mai Hương & Quỳnh Giao

      https://www.youtube.com/watch?v=oeS17TXOVQ4


      * Làng Tôi (Hồ Bắc ) – Tiếng hát Thanh Giang & Tốp nữ CLB văn nghệ cựu chiến binh Sư đoàn 308

      https://www.youtube.com/watch?v=tPEVTJGnkXg


      * Làng Tôi (Chung Quân) - Tiếng hát Hương Lan

      https://www.youtube.com/watch?v=oyTjs3wq9Vg


      Nguyễn Ngọc Chính

      Nguồn: chinhhoiuc.blogspot.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Hiện tượng “Làng tôi” trong âm nhạc Việt Nguyễn Ngọc Chính Nhận định

      - Ông Nguyễn Hùng Trương và Nhà sách Khai Trí Nguyễn Ngọc Chính Hồi ức

      - Người Chàm Trong Mắt Tôi Nguyễn Ngọc Chính Hồi ức

    3. Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)