|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhạc sĩ Lam Phương
Tên thật: Lâm Đình Phùng.
Sanh ngày 20-3-1937 tại làng Vĩnh Thanh Vân, tỉnh Rạch Giá (Nam Việt).
Chuyên về Tân nhạc.
Bắt đầu sáng tác từ năm 1952.
Đã xuất bản: Chiều thu ấy (1952), Khúc ca ngày mùa, Chuyến đò vĩ tuyến, Đoàn người lữ thứ, Nhạc rừng khuya, Tình cố đô, Tình anh lính chiến, Chiều hành quân, Kiếp nghèo, Duyên kiếp (1961), Kiếp tha hương (1961), Tiễn người đi (1962), Mộng ước (1962), Đèn khuya (1963), Rừng xưa (1963).
Tôi cố nói lên trong tác phẩm những rung động của tôi - một người học sinh, một người quân nhân, một người dân trẻ - nhờ chúng chân thành, nên các bạn trẻ thấy đó như tiếng nói của lòng, của trí mình.
Tôi vẫn nuôi hy vọng một ngày gần đây sẽ là tác giả những bản nhạc lớn, nên tôi vẫn tìm tòi học hỏi, nhạc Tây phương cũng như Quốc nhạc.
Tôi mong sao đến lúc tôi đủ sức sáng tác những ca khúc lớn, những bản đại hòa tấu, thì chừng ấy, đại đa số quần chúng nước ta đã có thể thưởng thức loại nhạc này.
Hỏi: Sống ở đô thành chen chúc mà anh sáng tác được bản nhạc thanh thoát ca ngơi cảnh người và cuộc sống ở đồng quê, hẳn anh đã giữ nhiều kỷ niệm ấm êm ở nơi dân dã?
Người nhạc sĩ trẻ tuổi có gương mặt thư sinh ấy hơi nghiêng tới, mắt ánh niềm vui:
-Chắc anh muốn nói tới ...
Tôi mỉm cười mà hát mấy câu đã một thời nằm trên môi học sinh lớn, nhỏ:
"Kìa thôn quê dưới trăng vàng bát ngát
Ánh trăng thanh chiếu qua làng xơ xác
- Quả có thế. Tuổi thơ tôi êm đềm trôi ở chốn đồng quê, và cuộc sống quay cuồng ở đô thị vẫn không làm tôi quên được nơi chôn nhau cắt rún. Và bản nhạc "Khúc ca ngày mùa" với hai câu mở đầu anh mới hát, tôi đã làm lúc tâm hồn tha thiết hướng về quê.
- "Khúc ca ngày mùa" có phải là sáng tác đầu tay của anh không?
Không phải anh à. Tôi bắt đầu sáng tác từ năm 1952.
- Tức là lúc anh
Lúc tôi được mười lăm tuổi.
- Thế anh được ai dìu dắt mà sớm tài như vậy?
Anh cười:
- Anh dạy quá lời. Tài tôi đâu có gì. chẳng qua tôi gặp nhiều may mắn. Tôi nhờ nhiều bậc đi trước chỉ vẽ trong bước ban đầu, nhất là hai bậc đàn anh Hoàng Lan và Lê-Thương đã tận tình dìu dắt. Nhưng đó mới là một cái may. Cái may thứ nhì: anh Trần văn Trạch hết lòng nâng đỡ tôi trong buổi ban đầu, và ban Sầm Giang của anh đã trình bày những sáng tác của tôi ở sân khấu cũng như ở đài phát thanh.
- Có người mà cũng có anh nữa chớ. Được dìu dắt và nâng đỡ tới đâu, mà anh không có gì đặc biệt trong các sáng tác, thì anh làm sao nổi tiếng và được bạn trẻ hoan nghinh.
- Có lẽ vì các bản của tôi thường có tính chất đơn giản, nhẹ nhàng, nét nhạc không có cái gì là lạ. Rồi gặp lúc phong trào thanh niên có phần sôi nổi, các bản nhạc của tôi hợp với tâm tình bạn trẻ, nên tôi được hoan nghinh.
"Được người cùng lứa với mình hoan nghinh, còn có gì sung sướng trong đời nghệ sĩ cho bằng. Điều này thúc đẩy tôi vào hẳn con đường nghệ thuật, chớ trước kia tôi còn phân vân. Có thể ví tôi như hạt giống may mắn được gieo vào đất tốt"
Anh thôi nói như để nhớ lại điều gì:
- À, còn điều may mắn này nữa. Lúc bấy giờ, bài hát được phổ biến trên làn sóng điện một cách tự do ...
- Còn bây giờ thì hạn chế?
Phải. Trước kia, một bài hát mà đài phát thanh xét là hay, hoặc thính giả ưa thích, thì được phát thanh nhiều lân trong tuần. Bây giờ thì không thế nữa: mỗi tuần chỉ được hát một lần thôi. Mà như anh đã biết, không gì phổ biến Tân nhạc mạnh và xa bằng đài phát thanh. Nghe đài phát thanh giới thiệu thường, thính giả mới tìm mua bản nhạc để học theo, kẻ để đờn, người để hát. Nhờ đó mà nhà xuất bản và anh em sáng tác mới hăng hái mà hoạt động.
- Ngoài các đài phát thanh, còn có gì "đẩy" Tân nhạc tiến tới?
- Đại nhạc hội. Chính các đại nhạc hội đã ~góp một phần đáng kể trong việc giới thiệu anh em Tân nhạc với công chúng, và làm cho phong trào Tân nhạc lên.
Thấy anh im lặng hơi lâu, tôi hỏi:
Thế còn các phòng trà không giúp được Tân nhạc chút gì sao?
- Có, nhưng mà ít quá, nên kể như không có. Anh mà tưởng người ta đến phòng trà là vì thích nhạc thì hơi bé cái lầm đấy. Không mấy ai nghe một bài hát mới ở phòng trà, rồi sau đó, tìm mua bản nhạc ấy. Khách hàng của phòng trà là khách đến để giải khuây để giết thì giờ hoặc vì ghiền cái không khí nơi ấy.
- Chớ không phải vì ghiền các cô ca sĩ?
- Cái đó cũng có. Nhưng đến để gọi là thưởng thức Tân nhạc thì quả là không!
- Thôi, ta hãy để yên phòng trà với khách hàng của họ. Trở về anh đây, anh nói anh bắt đầu sáng tác từ năm 1952, nghĩa là tới nay được mười một năm rồi; vậy trong mười một năm ấy, anh hoàn thành bao nhiêu tác phẩm?
- Hoàn thành thì nhiều, song xuất bản thì được ba mươi hai bản.
- Ba mươi hai bản trong mười một năm, trung bình ba bản trong năm. Có đủ nuôi sống người sáng tác chớ?
Anh lắc đầu, cười:
- Người sáng tác nhạc ở nước ta phải kiêm một, hai nghề mới đủ sống.
- Xin anh cho biết anh sáng tác có theo một hướng nào không?
Anh nghĩ ngợi một chặp:
- Tôi không biết trả lời sao cho anh. Nhiều bạn thấy các bản nhạc của tôi được anh chị em học sinh và thanh niên ưa thích, thì cho tôi đã chọn hướng sáng tác rồi: nói lên những niềm vui, ước mơ của lớp tuổi trẻ hiện thời. Nhưng thật ra, tôi sáng tác cho tôi, hoặc do hoàn cảnh gây nên, hoặc vì tâm hồn xúc động. May mắn cho tôi là những mơ ước, buồn vui riêng tư đó lại cũng là những vui buồn mơ ước của những bạn trẻ đồng lứa, cùng thời. Như bài "Kiếp nghèo" thành hình trong lúc chật vật vì cuộc sống.
- Phần nhiều bản nhạc cửa anh được bạn trẻ hoan nghinh, anh có hiểu vì sao không?
Câu trả lời không để đợi:
- Vì chúng hợp với tuổi trẻ.
Thấy tôi có vẻ chưa hài lòng, anh nói thêm:
- Như tôi đã nói với anh, tôi cố nói lên trong tác phẩm những rung động của tôi - một người học sinh, một người quân nhân, một người dân trẻ - nhờ chúng chân thành, nên các bạn trẻ thấy đó như tiếng nói của lòng, của trí mình. Tôi lại dùng nhịp điệu trẻ trung của nhạc Tây phương mà diễn tả, nhưng với tâm hồn cố hữu của dân tộc.
- Riêng về anh, anh có cho rằng chỉ sáng tác những ca khúc như hiện nay là đủ, hay anh còn có ... tham vọng gì khác?
Anh nghiêng mình về trước, nhìn thẳng vào tôi:
- Đã phụng sự cho Nghệ thuật, mà tự bằng 1òng mình, thì là phụ Nghệ thuật rồi. Tôi vẫn nuôi tham vọng một ngày gần đây sẽ là tác giả những bản nhạc lớn, nên tôi vẫn tìm tòi học hỏi, nhạc Tây phương cũng như Quốc nhạc. Chớ các bài hát nhỏ bây giờ, dầu có được hoan nghinh đến đâu, cũng mới là phần ABC của nền nhạc mới, mà người nhạc sĩ nào chẳng mong để lại một vài công trình gì dài hơi, bề thế hơn là những ca khúc nhỏ.
"Tôi mong sao đến lúc tôi đủ sức sáng tác những ca khúc lớn, những bản đại hòa tấu, thì chừng ấy, đa số quần chúng nước ta đã có thể thưởng thức loại nhạc này".
- Phỏng Vấn Doãn Dân Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn
- Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt - 2 Nguiễn Ngu Í Hồi ức
- Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt Nguiễn Ngu Í Hồi ức
- Tổng Kết Cuộc Phỏng Vấn Về Quan Niệm Sáng Tác Của Các Nhà Văn Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn
- Cuộc Phỏng Vấn Văn Nghệ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn
- Họa sĩ Hiếu Đệ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn
- Phỏng vấn các Họa sĩ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn
- Phỏng vấn các Nhạc sĩ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn
- Phỏng vấn Đinh Cường Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn
- Nhạc sĩ Lam Phương, Nguiễn Ngu Í phỏng vấn Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn
• 68 năm âm nhạc Lam Phương (Phạm Đức Tiến)
• Lam Phương, người nhạc sĩ của khăn tay và nước mắt (Trịnh Thanh Thủy)
• Chuyến Đò Vĩ Tuyến (Cao Đắc Tuấn)
• Nhạc sĩ Lam Phương, Nguiễn Ngu Í phỏng vấn (Nguiễn Ngu Í)
• Nhạc sĩ Lam Phương (Ly Châu)
Lam Phương - Thăng trầm trong tình cảm và cuộc đời
(Trường Kỳ, vietnhac.org)
(Việt Hải, depmagazine.com)
Lam Phương: 200 Tác Phẩm và 50 Năm Sáng Tác
(Nguyễn Vũ Thành Chương, vietnet.com)
Tiểu Sử (Wikipedia)
Khúc Ca Ngày Mùa (Hoàng Oanh)
Chuyến Đò Vĩ Tuyến (Hoàng Oanh)
Tình Anh Lính Chiến (Phương Hoài Tâm)
Chiều Hành Quân (Duy Khánh)
Tuyển Chọn Những Sáng Tác Hay Nhất của Nhạc sĩ Lam Phương
• Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha)
• Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |