|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
• Đôi điều tâm sự do Trường Kỳ ghi lại
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ
- Sinh năm 1929 tại làng Bình Khê, tỉng Quảng Trị (Trung Việt).
- Đã học nhạc từ năm 12 tuổi, với nhiều nhạc sư Việt Nam, trong đó có nhạc sư Nguyễn Đình Chiếu (tác giả nhiều symphonie và sonate). Sau này học lớp harmonie, fugue, contrepoint, orchestration, instrumentation và direction d'orchestre với École Universelle (Pháp).
- Bắt đầu soạn nhạc từ lúc 17 tuổi và là tác giả của hơn 200 ca khúc và 4 bản trường ca. Một số lớn tác phẩm đã được xuất bản, thu thanh vào đĩa, vào phim Việt và phim ngoại quốc.
- Đã cộng tác với đài Phát thanh Quốc gia gần 10 năm nay.
- Đã soạn một số sách âm nhạc, trong số đó đáng kể nhất là cuốn "Để sáng tác một bài nhạc phổ thông", gồm hai phần: Hòa âm và Sáng tác, được xuất bản vào năm 1956.
- Đã mở nhà xuất bản âm nhạc: nhà xuất bản Ly Tao vào năm 1958.
- Năm 1960, thành lập và điều khiển Đoàn Văn Nghệ Việt Nam mà tôn chỉ là phụng sự nền ca vũ nhạc dân tộc.
- Đã xuất ngoại nhiều lần tại Cao Miên (1957), Ai Lao (1962), Hong Kong (3 lần vào những tháng 6, 8, 9 năm 1962), Nhật Bản (2 lần vào những tháng 7 và 10 năm 1962), Tân Gia Ba (1963 tại Đại hội Văn Nghệ Đông Nam Á), Thái Lan (1963) và Mã Lai (1963) để nghiên cứu hoặc trình diễn văn nghệ.
. Nhận rằng âm nhạc Việt chỉ có hai dòng là Cổ nhạc và nhạc Tây phương mà không nhận có dòng thứ ba là Tân nhạc là muốn có cái thái độ của Tần Thỉ Hoàng nhúm lửa đốt sạch mấy ngàn công trình sáng tạo của mấy trăm tâm hồn đã từng rướm
máu, là muốn phủ nhận những người có công lao như Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Lê Thương, Nguyễn Hữu Ba, Thẩm Oánh, Văn Cao, Lưu Hữu Phước v.v.., là muốn lột cái
thẻ bài "nhạc sĩ Việt" của những người này và đuổi họ ra khỏi cái thế giới âm thanh.
. Trường Q.G.Â.N. có nhiệm vụ đào tạo nhạc sĩ làm việc đắc lực cho nền nhạc quốc gia, chứ không phải sản xuất những nhạc công để rồi khi tốt nghiệp, hoặc phải ra nước ngoài học thêm dài hạn, hoặc phải sống khốn đốn trong sự đe dọa liên miên của "thần Thất nghiệp".
Hỏi: Người ta bảo anh: người nhỏ mà ưa làm lớn, cái gì cũng vĩ đại cả. Sáng tác nhạc thì ưng làm "Ngày Trọng Đại", một bản trường ca trong khi công chúng hầu hết các ca khúc ngắn; lập gánh thì lấy tên "Đoàn Văn Nghệ Việt Nam" Anh nghĩ sao về "lời thiên hạ ấy?
Đáp: Tôi chưa bao giờ ưa làm lớn. Tôi chỉ thích làm những cái đáng làm và phải làm. Những cái đáng làm và phải làm của tôi chỉ bằng hạt cát hoặc con ruồi, con muỗi. Nhưng sở dĩ có người cho đó là lớn lao, vĩ đại vì không ai hoặc rất ít người chịu khó và can đảm làm những việc đó.
Luận về lớn bé, to nhỏ, vĩ đại, tí hon chỉ có thế.
Có một dạo, tôi tạm ngừng sáng tác những ca khúc ngắn để viết những trường ca như Ngày Trọng Đại, Máu Hồng Sử Xanh, Triều Vui Thế hệ, Tiếng Trống Diên Hồng. Sự đổi hướng tạm thời trong đời sáng tác của tôi chỉ là một cố gắng, cố gắng tầm thường. Ngoài ra, đó cũng chỉ là một câu trả lời cho một câu hỏi mà tôi thường tự đặt ra cho tôi: "Mãi sáng tác những ca khúc sao? Nhạc Việt chỉ có ca khúc sao?
Việc làm của tôi là một việc hết sức giản dị, thoát thai từ một quan niệm cũng vô cùng giản dị.
Mục đích của tôi có gì là vòi vọi xa xôi đâu nếu không nói là thấp hèn và gần gụi: đẩy việc sáng tác xa một gang, nâng cao nghệ thuật diễn xuất lên một tấc, tạo một gạch nối tí hon giữa lối sáng tác trình diễn ca khúc ngắn và nghệ thuật sáng tác trình diễn loại nhạc diễn tả không lời. Rồi có dạo, tôi can đảm thành lập "Đoàn Văn Nghệ Việt Nam".
Nhiều người, mặc dầu tôi đã giải thích và thanh minh nhiều lần, vẫn cố tình hiểu lầm rằng tôi có nhiều "gan lớn" và "tham vọng" (muốn đại diện cho nước Việt Nam).
Từ trước đến nay tôi luôn luôn chỉ nguyện làm thân con đom đóm lập lòe giữa đêm tối. (Chắc ai cũng biết lửa đom đóm ấy chẳng lấy gì lảm rực rỡ vinh quang). Ngày nào có nhiều ngọn đèn xuất hiện, con đom đóm kia xin nguyện biệt dạng vào khóm lá bờ tre. Nhưng đom đóm kia, giờ đây xin được hưởng một chút công bằng nhỏ bé trên trần gian: Thấy đom đóm thì cứ gọi là đom đóm, chớ gọi là đèn!
Hỏi: Cũng có người cho rằng âm nhạc trên nước Việt ta chỉ có hai dòng: quốc nhạc tức Cổ nhạc và nhạc Tây phương, họ không công nhận Tân nhạc là dòng nhạc thứ ba. Họ lại cho rằng cái nhạc được gán cái tên là Tân chẳng có cái gì là mới cả mà cũng chẳng có gì đặc biệt để đáng gọi là cải cách cả. Anh có thể cho biết ý kiến anh.
Đáp: Quan niệm ấy hơi mất gốc. Những ca khúc: Tiếng Gọi Sinh Viên (Bài quốc ca) của Lưu Hữu Phước, Thiên Thai của Văn Cao, Con Đường Cái Quan (và vô số bài khác) của Phạm Duy, Hòn Vọng Phu của Lê Thương, Đêm Tàn Bến Ngự của Dương Thiệu Tước, một vài bài mà tôi không nhớ tên của nhạc sư Nguyễn Phụng, Giám đốc Trường Quốc Gia Âm Nhạc v.v. những bài đó gọi là "Quốc nhạc" hay "nhạc Tây phương"?
Khi ca sĩ trình bày một ca khúc của Phạm Duy, chúng ta có thể giới thiệu là một bài "Quốc nhạc" được không? Tuyệt đối là không.
Khi một ca sĩ trình bày một sáng tác của Nguyễn Phụng, chúng ta có thể giới thiệu là "một bài nhạc Tây phương do ông Giám đốc Trường Quốc gia Âm nhạc sáng tác" được không? Nếu giới thiệu như thế thì thực lố bịch hết chỗ nói.
Vậy những bài nhạc đó thuộc loại nhạc gì, nếu không nói là những sáng tác của những nhạc sĩ Việt Nam. Loại nhạc đó quyết không phải "Quốc Nhạc" (vì không đại diện hoàn toàn cho Quốc gia) mà cũng không phải là "nhạc Tây phương" (vì có mang hồn Việt Nam). Loại nhạc đó, tùy ai muốn đặt tên gì thì cứ đặt, nhưng đã hiển nhiên nằm trong dòng nhạc khác (khác với nhạc Tây phương và Quốc nhạc) rất phong phú, rất ồ ạt, mà người đời đặt cho một cái tên là "Tân nhạc" hoặc là "Nhạc Cải cách".
Kể ra dòng nhạc đó có cái tên "Tân" hay "Cải cách" đều có phần đúng cả. "Tân" là mới. Nó được gọi là "mới" vì nó khác với "cũ". Ngược thời gian ta thấy nó hoàn toàn khác với dòng nhạc đã có từ ngàn xưa: Quốc nhạc. So sánh một điệu "Nam Ai, Nam Bằng" miền Trung với "Hòn Vọng Phu" của Lê Thương, ta có thể phân biệt được cái "cũ" cái "mới" ngay.
"Cải cách" là sửa đổi lại (réformer, rénover). Chính khi sáng tác, những nhạc sĩ Việt Nam đã "cải cách" rất nhiều: cải cách ý tứ, cải cách hứng cảm, cải cách hình thức, cải cách ghi chép, cải cách hòa âm. So sánh một điệu "Chầu Văn" miền Bắc (hoặc Trung) với bài "Lửa Rừng Đêm" của Nguyễn Hữu Ba, hoặc một điệu "Lý Huế" với bài "Tiếng Hát Dân Chàm" của Châu Kỳ, hoặc một điệu Quan Họ "Tình Bằng" với bài "Tình Tự Tin" của Phạm Duy, ta có thể phân biệt dễ dàng cái "nguyên thể" và cái "cải cách".
Hỏi: Nền nhạc Việt ta hiện đang đứng, lùi hay tiến?
Đáp: Không lùi, chẳng đứng, mà tiến. Không tiến về phẩm thì cũng tiến về lượng. Tiến cũng như lòng đố kỵ, tị hiềm nhau thường thấy trong làng nhạc.
Hỏi: Xin anh cho biết vai trò của trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ.
Đáp: Điều này xin anh hỏi nhạc sư Nguyễn Phụng, giám đốc trường thì tiện hơn.
Nhưng tôi cũng xin vô lễ đưa ra ý cạn: Dù dạy âm nhạc Tây phương hoặc dù dạy Quốc nhạc, trường Quốc gia Âm nhạc, như cái tên đã đề ra, phải có nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên đến chỗ xây dựng Âm nhạc Quốc gia. Trường này có nhiệm vụ đào tạo nhạc sĩ làm việc đắc lực cho nền nhạc Quốc gia, chứ không phải sản xuất những nhạc công, để rồi khi tốt nghiệp phải ra nước ngoài học thêm dài hạn, hoặc phải sống khốn đốn trong sự đe dọa liên miên của "thần Thất nghiệp".
Tôi tin rằng, các nhạc sư của trường, ai cũng quan niệm như thế. Nhưng kết quả vẫn chưa được như mong ước, vì "ngôn dị hành nan" (nói dễ làm khó).
... Khi nhỏ, tôi làm nhạc trong lúc ở trung học. Mình cứ đi theo lý tưởng của mình và tôi có một niềm đam mê dễ sợ lắm, do đó mình cứ làm hết việc này qua việc khác. Khi mình làm những cái việc đó mình có nghĩ rằng một ngày nào những việc gì mình làm sẽ tích lũy để mang đến cái danh cho mình không ? Tuyệt đối không ! Bởi tôi nghĩ rằng, nếu mình làm được gì thì mình làm lấy thôi. Nhưng mà qua trên 50 năm, thì tôi thấy, đến phút này, nghiệm lại, và thấy được mình đã làm nhiều quá.
Không những tôi làm về nhạc mà còn đi vào những "fields" khác. Tôi tạo ra show, làm đạo diễn để tập cho các ca sĩ biểu diễn. Tôi còn làm về vũ, sáng tạo với những vũ sư mà tôi thấy có khả năng để xây dựng cho nền vũ của mình. Làm về điện ảnh, viết nhạc kịch, làm đủ thứ. Không phải mình tham lam, nhưng nghĩ rằng là mình làm được cái gì thì làm. Sau năm mươi mấy năm trời, bây giờ mình ngồi lại, thấy mình làm quá nhiều ! Cho nên về cái bệnh của tôi, tôi ít khi than phiền lắm. Một người như vậy thì phải như vậy thôi ! đã quá nhiều ‘stress’trong đời văn nghệ rồi !
... Lúc sau này khi về hưu rồi, tôi chỉ sống với âm nhạc thôi ...
Một hôm ngồi ăn với một cô ca sĩ có chiếc răng khểnh đẹp, nhìn thấy cái miệng đẹp quá, tôi tưởng tượng như một đoá hoa. Tôi đã bị ảnh hưởng bởi những chuyện hoa rồi ... bây giờ hoa ở nhà mình cũng có, hoa ở ngoài vườn cũng có, hoa ở ngoài đời cũng có. Nếu bây giờ mỗi người con gái đều mang cái hoa nở ra miệng thì quá đẹp; vì vậy, tôi làm bài "Nụ Cười Hoa Nở" (khoảng tháng 2 năm 98) ... Những cái đó tôi không dám nói là độc đáo, nhưng tôi dám thành thực để nói ra. Nếu sau này tôi chết rồi, nếu ai nghe những điều đó họ có thể hơi cười, mà điều đó họ không thể hiểu được. Tôi có những phút sống với âm nhạc, với nghệ thuật như vậy thôi !
Trong cái giai đoạn cuối cuộc đời tôi, tôi sống như một ông tiên. Tôi không có lo nghĩ cái gì nữa hết ... Buổi sáng dậy, tôi uống nước, tôi nhìn ra dàn hoa, tôi nhìn những con chim. Tôi nghe vang vọng lại những cái bài của tôi đã làm hay những cái bài người khác. Rồi tôi lại thích viết nhạc, tôi đọc sách, tôi lại tiếp tục đọc sách. Tôi thấy như vậy là cuộc đời đẹp đẽ quá, và tôi sáng tác được. Nhưng tôi khác ông tiên cái chỗ này: ông tiên không còn vướng bụi trần, còn tôi thì khổ quá, đến phút này mà trái tim vẫn rung động! Như vậy vẫn còn vướng bụi trần, bắt tôi phải sáng tác hoài. Nó chỉ khác chỗ đó thôi.
- Phỏng Vấn Doãn Dân Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn
- Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt - 2 Nguiễn Ngu Í Hồi ức
- Nhớ và nghĩ về bài quốc ca Việt Nguiễn Ngu Í Hồi ức
- Tổng Kết Cuộc Phỏng Vấn Về Quan Niệm Sáng Tác Của Các Nhà Văn Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn
- Cuộc Phỏng Vấn Văn Nghệ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn
- Họa sĩ Hiếu Đệ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn
- Phỏng vấn các Họa sĩ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn
- Phỏng vấn các Nhạc sĩ Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn
- Phỏng vấn Đinh Cường Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn
- Nhạc sĩ Lam Phương, Nguiễn Ngu Í phỏng vấn Nguiễn Ngu Í Phỏng vấn
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Đôi điều tâm sự do Trường Kỳ ghi lại (Trường Kỳ)
• Hoàng Thi Thơ: nửa thế kỷ dành cho tình yêu & quê hương (Thái Tú Hạp)
• Hoàng Thi Thơ: Những điều chưa mãn nguyện (Trần Củng Sơn)
• Hoàng Thi Thơ: đã 6 năm qua ... (Moonriver)
• Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, Nguiễn Ngu Í phỏng vấn (Nguiễn Ngu Í)
Tiểu Sử (Wikipedia)
Các Anh Về (Quang Lê & Mai Thiên Vân)
Duyên Quê (Quang Bình & Trang Thanh Lan)
Đường Xưa Lối Cũ (Tuấn Vũ)
Gạo Trắng Trăng Thanh (Ngọc Cẩm & Nguyễn Hữu Thiết)
• Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha)
• Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |