|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhạc sĩ Dzoãn Mẫn
"Biệt ly nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may
Người về có hay? ... "
Phần lớn trong chúng ta ở lứa tuổi trung niên trở lên chắc đã hơn một lần nghe hoặc đàn hát bài này, dẫu chỉ một mình, sau những cuộc chia tay với người thân vì lý do gì đó. Chúng ta đã trân trọng Giọt Mưa Thu, Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong, Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương, và chúng ta nâng niu Buồn Tàn Thu, Thiên Thai, Trương Chi của Văn Cao.
Thì đây:
"... Biệt ly, sóng trên dòng sông
Ôi còi tàu như xé đôi lòng
Và mây trôi, nước trôi, ngày tháng trôi cùng lướt trôi ..."
Những nốt nhạc cứ xoáy vào lòng ta, trở đi trở lại trong một nhịp đều đều, chậm rãi như từng giọt máu rỉ ra tự trái tim tác giả để chia xẻ nỗi đớn đau với người trong cuộc.
Cấu trúc của bài hát thật đơn giản, có thể nói là quá đơn giản: ba đoạn phân minh, bố cục vuông vức ABA. Phần B duy nhất chỉ có một lần chuyển điệu, đó là câu sau:
"... Dáng em sống trong hồn TÔI .."
Vậy thì có gì mà xao xuyến lòng người đến thế? Có gì mà mỗi lần tiếng hát cất lên, người nghe cứ rưng rưng nước mắt, phải chăng cái "thần" của bài hát chính là do đã động đến cõi lòng sâu thẳm của mỗi con người, gợi lên trong chúng ta một không gian, một gương mặt vô cùng thân thiết. Phải chăng nguyên nhân dẫn đến thành công của bài hát là do tác giả đã sống, đã "nếm" mùi vị của chia ly, xa cách, đã truyền được cảm xúc chân thành, tha thiết nhất của mình vào những nốt nhạc bằng một tài năng "lóe sáng", dẫu chỉ là trong khoảnh khắc, cái khoảnh khắc quý giá để "đứa con tinh thần" của mình ra sẽ sống mãi với đời.
Nhưng tác giả là ai? Đó là nhạc sĩ Dzoãn Mẫn.Trong một dịp nói chuyện thân mật, tôi hỏi ông:
- Anh Dzoãn Mẫn à, người ta đồn rằng thời trẻ chắc anh đã có lần chia tay với một người đẹp nào đó mà anh yêu sâu sắc lắm nên mới viết được bài "Biệt Ly" hay như vậy?
Nhac sĩ Dzoãn Mẫn cười hiền lành đáp:
- Không phải đâu! Tôi làm bài "Biệt Ly" vào năm 1939 là do thế này, cụ thân sinh ra tôi làm việc ở đường sắt, nhà tôi lại gần ga xe lửa. Hồi nhỏ, tôi hay tha thẩn ra ga chơi, được chứng kiến nhiều cảnh chia tay rất cảm động. Kẻ đi, người ở, có người tấm tức khóc không nên lời. Sau đó lại đến thời kỳ Pháp bắt nhiều người dân ta đi làm lính thợ sang Pháp. Bến cảng Hải Phòng cũng diễn ra những cuộc chia tay thật lâm ly. Người đi cũng khóc, người ở lại cũng khóc. Rồi có một anh học sinh đàn ghi ta của tôi yêu tha thiết một cô nào đó mà không lấy được cũng phải chia tay với cô. Tất cả tạo thành bề dày cảm xúc trong tôi. Cho đến khi cảm xúc đã chín rồi thì nhạc và lời cứ thế tuôn ra. Nói thật với anh, tôi làm bài này chưa đầy một tiếng đồng hồ.
- Nhưng nung nấu cảm xúc thì phải hàng năm phải không ạ?
- Phải, cả hàng nhiều năm.
Rồi anh cho tôi biết lần đầu tiên "Biệt Ly" được trình diễn là tại rạp hát Majestic Hà Nội vào năm 1940, trong một đêm ca nhạc lấy tiền giúp đồng bào bị lụt, người hát là Kim Phụng, dàn nhạc Trần Văn Nhơn phụ họa. Năm 1942, trong dịp trường Bưởi (Chu Văn An), "Biệt Ly" được đưa vào ca cảnh "Huyền Trân Công Chúa". Từ đó, "Biệt Ly" được phổ biến rộng rãi và vào khoảng 1943-1944, tác giả đã cho in và xuất bản.
Tôi vui miệng hỏi tiếp:
- Thế theo ý anh thì ai hát "Biệt Ly" hay nhất?
- Có lẽ chỉ có ca sĩ Khánh Ly và Lan Ngọc.
- Vậy anh đã nghe cô Dalena, ca sĩ người Mỹ hát chưa?
- Rồi, cô ấy hát cũng tình cảm lắm, đặc biệt là phát âm tiếng Việt khá chuẩn.
Chúng tôi nói chuyện với nhau thêm về những bài hát cùng mang đề tài tương tự của các tác giả khác như "Tạ Từ" của Tô Vũ, "Bến Cũ" của Anh Việt, "Chia Tay Hoàng Hôn" của Thuận Yến ... Nhạc sĩ Dzoãn Mẫn công nhận mỗi bài đều có cái đặc sắc riêng.
Tôi đồng ý với anh nhưng trong bụng nghĩ thầm, dù sao nói riêng về đề tài này, "Biệt Ly" vẫn hay nhất.
- Dzoãn Mẫn & "Biệt Ly" Phùng Quốc Thụy Tạp bút
• Dzoãn Mẫn và nhóm Tricea (Phạm Duy)
• Gió sớm mai đã đậu trên vai Dzoãn Mẫn (Nhật Hoa Khanh)
• Dzoãn Mẫn & "Biệt Ly" (Phùng Quốc Thụy)
Tiểu Sử (Wikipedia)
Phỏng vấn nhạc sĩ Dzoãn Mẫn (Thanh Thúy ca)
Biệt Ly (Duy Trác ca)
Gió Xa Khơi (Kim Tước)
Hương Cố Nhân (Quỳnh Dao)
• Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha)
• Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)
• Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)
• Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)
• Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)
• Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)
• Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)
• Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)
• Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)
Các nhóm nhạc (Wikipedia):
Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng
Nhạc sĩ:
Trang nhà:
Nhạc tuyển::
Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com
Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan
Mùa thu Paris Thái Thanh
Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo
Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh
- Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |