1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hiện tượng Cung Tiến trong tân nhạc Việt (Du Tử Lê) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-10-2014 | ÂM NHẠC

      Hiện tượng Cung Tiến trong tân nhạc Việt

        DU TỬ LÊ
      Share File.php Share File
          

       


          Nhạc sĩ Cung Tiến (hình Việt Báo)

      Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến. Có dễ chính vì thế mà, có người không ngần ngại gọi hiện tượng Cung Tiến là thiên tài của bộ môn nghệ thuật này.


      Nói vậy, không có nghĩa chúng ta không có nhiều nhạc sĩ (cũng như thi sĩ), bước vào sân chơi VHNT rất sớm. Thậm chí có người chỉ ở độ tuổi lên 9, lên 10…Nhưng để được đám đông biết đến hay, được những người cùng giới công nhận thì, chí ít cũng phải nhiều năm sau. Ở đây, chúng ta cũng không nên loại trừ trường hợp, nếu có những nhạc sĩ (hay thi sĩ) thành danh chỉ với một bài duy nhất thì, cũng có những người viết nhạc (làm thơ) trọn đời vẫn không được dư luận biết tới!


      Đề cập tới những trường hợp kém may mắn này, sinh thời, đôi lần nhà văn Mai Thảo cho rằng, không phải tất cả những người bị định mệnh quay lưng đó, là những người không có khả năng hoặc, không có tài mà, chỉ vì họ không có “duyên” với văn học, nghệ thuật.


      “Nếu mình chẳng may vô duyên với sự nổi tiếng thì chỉ có nước… chịu chết thôi. Chẳng thể làm gì được…” Tác giả “Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền” nhấn mạnh.


      Như đã nói, nhạc Cung Tiến là một hiện tượng ngoại lệ. Phần tiểu sử của ông, trên trang mạng Wikipedia-Mở có thể tóm tắt như sau:


      Nhạc sĩ Cung Tiến tên thật Cung Thúc Tiến, sinh ngày 27 tháng 11 năm 1938, tại Hà Nội, là một nhạc sĩ được dư luận liệt kê vào hàng ngũ những nhạc sĩ theo dòng nhạc Tiền chiến. Ông được xem như nhạc sĩ trẻ nhất có 2 sáng tác sớm được phổ biến rộng rãi là “Thu vàng”"Hoài cảm". Cả hai bài này được họ Cung viết năm 14, 15 tuổi. Mặc dù xem âm nhạc như một thú tiêu khiển nhưng Cung Tiến đã để lại những nhạc phẩm rất giá trị như "Hương xưa", "Hoài cảm".


      Trang mạng Wikipedia-Mở cũng cho biết, thời trung học, Cung Tiến đã học xướng âm và ký âm với hai nhạc sĩ nổi tiếng là Chung Quân và Thẩm Oánh. Trong khoảng thời gian 1957 tới 1963, Cung Tiến du học tại Úc, ngành kinh tế. Nhân cơ hội này, ông ghi tên tham dự các khóa về dương cầm, đối điểm, và phối cụ tại Âm nhạc viện Sydney.


      Trong những năm từ 1970 tới 1973, khi Cung Tiến nhận được một học bổng Cao học về Kinh tế, của British Council để nghiên cứu kinh tế học phát triển tại đại học Cambridge, Anh quốc; ông cũng đã ghi tên tham dự các lớp về nhạc sử, nhạc học, và nhạc lý hiện đại…


      Vẫn theo trang mạng kể trên thì, về ca khúc, Cung Tiến sáng tác rất ít và phần lớn các tác phẩm của ông đều viết sau 1954, trừ bài “Thu vàng”, “Hoài cảm” ông viết năm 1953 khi mới 14-15 tuổi. Tuy nhiên, các ca khúc này lại thường được xếp vào dòng nhạc tiền chiến bởi chúng có cùng phong cách trữ tình lãng mạn…


      “Ra hải ngoại Cung Tiến viết nhạc tấu khúc Chinh phụ ngâm năm 1987, soạn cho 21 nhạc khí, trình diễn lần đầu vào ngày 27 tháng 3 năm 1988, tại San Jose, California, với dàn nhạc thính phòng San Jose, và đã được giải thưởng Văn Học nghệ thuật quốc khánh 1988…” Trang mạng kể trên viết. (1)


      Theo dõi sinh hoạt sáng tác của Cung Tiến, kể từ sau biến cố 30 tháng 4-1975, ở hải ngoại, người ta được biết, ông dành nhiều thì giờ hơn cho việc sáng tác - - Từ phổ nhạc thơ, cho tới những công trình nghiên cứu dân ca Việt, nghiên cứu hình thái đặc thù của truyền thống Quan Họ Bắc Ninh v.v…


      Bên cạnh lãnh vực âm nhạc, Cung Tiến cũng đóng góp nhiều cho lãnh vực văn học thuộc giai đoạn 20 năm Văn học, Nghệ thuật miền Nam. Với bút hiệu Thạch Chương, ông từng cộng tác với các tạp chí Sáng Tạo, Quan Điểm, và Văn. Hai trong số những bản dịch thơ văn của Cung Tiến dưới bút hiệu Thạch Chương, được nhiều người biết tới thời trước 1975 ở Saigon là “Hồi ký viết dưới hầm” của Dostoievsky, và cuốn “Một ngày trong đời Ivan Denisovitch” của Solzhenitsyn.


      Cách đây nhiều năm, khi được một ký giả hỏi về ca khúc “Thu vàng” viết từ thời niên thiếu, nhạc sĩ Cung Tiến đã tiết lộ, đại ý, sự thực, đó chỉ là một bài tập trong thời gian ông mới bước vào khu rừng nhạc thuật mà thôi.


      Tiết lộ này của họ Cung, từng gây nên nhiều nguồn dư luận thuận / nghịch. Nhưng không vì thế mà “Thu vàng” có thể ra khỏi ký ức rộn rã những bước chân tung tăng, nhảy nhót thương yêu của rất nhiều thế hệ. Đó là những bước chân tung tăng đuổi theo không chỉ những chiếc lá vàng rơi mà, còn đuổi theo cả một mùa thu thơ dại trên đường phố nữa:


      “Chiều hôm qua lang thang trên đường

      Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương

      Chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng

      Có mùa thu về, tơ vàng vương vương


      “Một mình đi lang thang trên đường

      Buồn hiu hắt và nhớ bâng khuâng

      Lòng xa xôi và sầu mênh mông.

      Có nghe lá vàng não nề rơi không


      “Mùa thu vàng tới là mùa lá vàng rơi

      Và lá vàng rơi, khi tình thu vừa khơi

      Nhặt lá vàng rơi, xem màu lá còn tươi

      Nghe chừng đâu đây màu tê tái


      “Chiều hôm qua lang thang trên đường

      Nhớ nhớ, buồn buồn với chán chường

      Chiều hôm nay trời nhiều mây vương

      Có mùa Thu Vàng bao nhiêu là hương. (2)


      Mặc dù trong ca từ “Thu vàng” của Cung Tiến, có câu “Nhớ nhớ, buồn buồn với chán chường”, nhưng toàn cảnh vẫn là một trong rất ít những ca khúc viết về mùa thu không bi lụy hóa, hoặc sầu thảm hóa như nội dung của hầu hết những ca khúc viết về mùa thu, đã thành khuôn sáo từ hơn nửa thế kỷ trước. Thí dụ ca khúc “Lá đổ muôn chiều” của Đoàn Chuẩn-Từ Linh:


      “…Thu đi cho lá vàng bay,

      lá rơi cho đám cưới về

      Ngày mai, người em nhỏ bé ngồi trong thuyền hoa


      tình duyên đành dứt

      Có những đêm về sáng


      đời sao buồn chi mấy cố nhân ơi

      đã vội chi men rượu nhấp đôi môi

      mà phung phí đời em không tiếc nhớ


      “Lá đổ muôn chiều ôi lá úa,

      phải chăng là nước mắt người đi

      Em ơi đừng dối lòng

      dù sao chăng nữa không nhớ đến tình đôi ta?


      “Thôi thế từ đây anh cố đành quên rằng có người

      Cầm bằng như không biết mà thôi

      Lá thu còn lại đôi ba cánh

      đành lòng cho nước cuốn hoa trôi…” (3)


      Khuôn sáo hay ước lệ này, theo tôi nó vẫn đeo đẳng, xuất hiện trong rất nhiều ca khúc viết về mùa thu của những nhạc sĩ ở thế hệ sau! Làm như, nếu mùa thu trong ca khúc (cũng như thơ) của họ, không bi lụy, không tan tác, đổ vỡ, chia ly thì nó sẽ là một… mùa nào khác, chứ không phải là mùa thu vậy!?!


      Hồn Tính Đông Phương Trong Ca Khúc Cung Tiến


      Nhiều người cùng giới với nhạc sĩ Cung Tiến cho rằng đa số ca khúc của họ Cung được viết trên căn bản bán cổ điển tây phương, nên giai điệu rất sang trọng. Theo tôi, chúng ta có không ít nhạc sĩ xây dựng sáng tác của mình trên khung, nền bán cổ điển tây phương. Nhưng rất ít người cho phần ca từ của họ nhiều hồn tính đông phương như Cung Tiến.


       

      Từ trái: Du Tử Lê, Cung Tiến, Hoàng Công Luận, Nguyễn Mạnh Hùng,
      Lê Thụy, Dương Phục, Vũ Thanh Thủy (Hình dutule.com)


      Ngay ca khúc thứ hai, họ Cung viết khi còn ở độ tuổi 15 là ca khúc “Hoài cảm”, từ dòng chữ đầu tiên tới kết thúc, tính hoài cổ đã lồng lộng trong từng con chữ của ông. Mặc dù nội dung toàn thể ca từ, cho thấy tấm lòng thiết tha, trông ngóng về một tình yêu, vắng mặt. Nhưng, từ một góc độ nào khác, hay ở mặt bên kia, phía khuất lấp của tấm lòng thiết tha, trông ngóng một tình yêu, không nhất thiết phải là một người nữ (đối tượng cụ thể). Nó cũng có thể là một thứ tình yêu hướng về thiên cổ. Tựa những tiếng gõ thiết tha lên cánh cửa trăm năm, của một tâm hồn sớm cảm nhận được sự lạc lõng, bơ vơ của mình, trước hiện cảnh:


      “Chiều buồn len lén tâm-tư

      Mơ hồ nghe lá thu mưa

      Dạt dào tựa những âm xưa

      Thiết tha ngân lên lời xưa

      “Quạnh hiu về thấm không gian

      âm thầm như lấn vào hồn

      Buổi chiều chợt nhớ cố nhân

      Sương buồn lắng qua hoàng hôn

      “Lòng cuồng điên vì nhớ

      ôi đâu người, đâu ân tình cũ?

      Chờ hoài nhau trong mơ

      Nhưng có bao giờ, thấy nhau lần nữa

      “Một mùa thu xa vắng

      Như mơ hồ về trong đêm tối

      Cố nhân xa rồi, có ai về lối xưa?

      “Chờ nhau hoài cố nhân ơi!

      Sương buồn che kín nguồn đời

      Hẹn nhau một kiếp xa xôi,

      nhớ nhau muôn đời mà thôi!” (3)


      Tôi muốn gọi ca từ của “Hoài cảm” của người nhạc sĩ tài hoa sớm phát tiết này là “thi sĩ của hoài niệm quá khứ”. Cụ thể khi ông dùng những chữ như “thấm” và “lấn” trong “Quạnh hiu về thấm không gian / âm thầm như lấn vào hồn...” Hoặc động tự “che” trong câu “Sương buồn che kín nguồn đời...”


      Về phương diện tu từ học (rhetoric) thì những con chữ kể trên của họ Cung, không chỉ được đặt đúng vị trí mà, nó còn cụ thể hóa những túc từ trừu tượng đứng ngay sau nó nữa. Cũng thế, với “Hương xưa”, tính chất “vạn cổ sầu” của tác giả còn rưng rưng nỗi niềm lạc loài, mất dấu hơn nữa. Tôi không biết tác giả sáng tác ca khúc này, bao lâu sau “Hoài cảm”? Nhưng trong cảm nhận của riêng tôi, nó vẫn những tiếng gõ thiết tha lên cánh cửa trăm năm hoặc, như những ngọn lửa khêu thức niềm bơ vơ “thất thổ”:


      “Người ơi, còn nhớ mãi trưa nào thời nào vàng bướm bên ao

      Người ơi, còn nghe mãi tiếng ru êm êm buồn trong ca dao

      Còn đó tiếng khung quay tơ,

      Còn đó con diều vật vờ

      Còn đó, nói bao nhiêu lời thương yêu đến kiếp nào cho vừa

      “Ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một kiếp xa xôi

      Buồn sớm đưa chân cuộc đời

      Lời Đường Thi nghe vẫn rền trong sương mưa

      Dù có bao giờ lắng men đợi chờ

      Tình Nhị Hồ vẫn yêu âm xưa

      Cung Nguyệt Cầm vẫn thương Cô-tô

      Nên hồn tôi vẫn nghe trong mơ tiếng đàn đợi chờ mơ hồ

      Vẫn thương muôn đời nàng Quỳnh Như thuở đó

      “Ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một giấc ai mơ

      Dù đã quên lời hẹn hò

      Thời Hoàng Kim xa quá chìm trong phôi pha

      Chờ đến bao giờ tái sinh cho người

      “Đời lập từ những đêm hoang sơ

      Thanh bình như bóng trưa đơn sơ

      Nay đời tan biến trong hư vô,

      chết đầy từng mồ oán thù.

      máu xương tơi bời nhiều mùa thu... (4)


      Ở phân khúc 6, để làm nổi bật thời “hoàng kim” – thanh bình thuở xa xưa, tác giả nhắc tới cuộc kháng chiến tháng mùa thu 1945 của đất nước, từ đó dẫn tới những thảm kịch thương đau, nhấn chìm sự sống của cả một dân tộc, với câu “...Nay đời tan biến trong hư vô / chết đầy từng mồ oán thù / máu xương tơi bời nhiều mùa thu...”



           Bìa sách nhạc Cung Tiến
      (Hình Hồ Đình Vũ)

      Nhưng, tôi vẫn thấy được tố chất thi sĩ, với nhiều câu thơ đẹp trong ca khúc. Như những câu: “Người ơi, còn nhớ mãi trưa nào thời nào vàng bướm bên ao...” Hoặc: “Ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một kiếp xa xôi / Buồn sớm đưa chân cuộc đời...” Hay (lập lại): “Ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một giấc ai mơ / Dù đã quên lời hẹn hò...” Tôi cho đó là những câu thơ mà, không ít người làm thơ mơ ước viết được một lần trong đời mình. (5)


      Tóm lại, những ca khúc của Cung Tiến nằm trong khoảng thời gian 20 năm VHNT miền Nam, thủy chung, vẫn là nỗ lực tái hiện không gian nghìn năm trước, cho đời sau cơ hội sống lại, dù mơ hồ, sương khói...


      Tuy nhiên, Cung Tiến không chỉ đem được vào cõi-giới tân nhạc của ông hồn tính đông phương, như một con bài chủ, một dấu ấn của riêng ông mà, họ Cung còn là nhạc sĩ đầu tiên(?) phổ nhạc thơ tự do.


      Bằng vào tình thân giữa ông và cố thi sĩ Thanh Tâm Tuyền, Cung Tiến đã rất thành công khi soạn thành ca khúc bài thơ “Lệ đá xanh” của tác giả “Tôi không còn cô độc”:

      “Đôi khi anh muốn tin, đôi khi anh muốn tin ngoài đời chỉ còn trời sao đáng kể, mà bên vì sao lấp lánh đôi mắt em, và đôi mắt em lấp lánh không thôi đến ngày cuối... / Đôi khi anh muốn tin, đôi khi anh muốn tin, ngoài đời thơm thơm, cỏ hoa ươm hương dịu hiền / mà bên trái cây ngọt ngào đôi môi em, ngọt ngào đôi môi em, ngọt ngào đôi môi em ... / Nguồn sữa mật khởi đầu / Đôi khi anh muốn tin ngoài đời cỏ hoa tinh khiết, mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em, vòng ân ái, vòng âu yếm / Đôi khi anh muốn tin, đôi khi anh muốn tin... / Ôi những người, ôi những người khóc lẻ loi một mình / Đau đớn lệ, đau đớn lệ là những viên đá xanh / Tim rũ rượi...” (6), (7)

      Đề cập tới lãnh vực thơ phổ nhạc, những người yêu cõi-giới âm nhạc Cung Tiến, hẳn sẽ không quên ca khúc “Thuở làm thơ yêu em”, thơ Trần Dạ Từ hay; “Vết chim bay” thơ Phạm Thiên Thư... Tất cả những bài thơ này, đều được ông soạn thành ca khúc trước biến cố 30 tháng 4-1975 ở Saigòn.


      (Garden Grove, Sept. 2014)

      Du Tử Lê

      Nguồn: dutule.com

      Chú thích:

      (1) Do MTQGTNGPVN (Hoàng Cơ Minh) chủ xướng.

      (2) (3) Nđd.

      (3), (4), (6) Nđd.

      (5) Tôi không đề cập tới ca khúc “Nguyệt cầm” của họ Cung, mặc dù sáng tác này vẫn nằm trong mạch chảy “...nỗ lực tái hiện không gian nghìn năm trước” vì ca từ của bài này, vốn là thơ của nhà thơ Xuân Diệu.

      (7) Tưởng cũng nên nói thêm, sau Cung Tiến, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương cũng đã cho thấy tài hoa của ông, khi phổ nhạc 2 bài thơ tự do cũng của Thanh Tâm Tuyền. Đó là các bài “Dạ tâm khúc”“Bài ngợi ca tình yêu”. Riêng cố nhạc sĩ Phạm Duy, đã bước thêm một bước nữa, khi phổ nhạc bài thơ xuôi “Khi tôi về”, của nhà thơ Kim Tuấn.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Những nẻo đường văn chương, hội họa... quyết liệt của Võ Công Liêm Du Tử Lê Nhận định

      - Nguyễn Vũ và, một ca khúc trở thành kinh-nguyện-riêng Du Tử Lê Nhận định

      - Trần Hoài Thư, Ngọn Cờ Đầu: Nổ Lực Xiển Dương 20 Năm Văn Chương Miền Nam Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Tuấn Huy Du Tử Lê Nhận định

      - Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Tường Thiết Du Tử Lê Phỏng vấn

      - Họa Sĩ Phạm Tăng Du Tử Lê Nhận định

      - Những Mảng Tối Cuối Đời nhạc Sĩ Tài Hoa Thanh Bình! Du Tử Lê Nhận định

      - Lộ trình thơ, nhạc Trần Duy Đức Du Tử Lê Nhận định

      - Nhà văn Nguyễn Viện, sống, như một mũi tên Du Tử Lê Nhận định

      - Lê Lạc Giao - Tính điềm tĩnh trong cõi-giới truyện ngắn Du Tử Lê Nhận định

    3. Bài viết về nhạc sĩ Cung Tiến (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Cung Tiến

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhạc Sĩ Cung Tiến (1938-2022): Yên Nghỉ Ở Cõi Riêng (Doãn Hưng)

      Nhạc sĩ Cung Tiến: Cây đại thụ trút lá lặng lẽ (Tuấn Khanh)

      Nhạc Sĩ Cung Tiến Với Tình Thu (Xuân Bích)

      Hiện tượng Cung Tiến trong tân nhạc Việt (Du Tử Lê)

      Dấu ấn "Cung Tiến" (Ký giả Lô Răng)

      Phỏng vấn nhạc sĩ Cung Tiến (Báo Viễn Đông)

      Ra mắt & trình diễn nhạc Cung Tiến (Báo Thế kỷ 21)

      Cung Tiến (Học Xá)

      - Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Cung Tiến (1938-2022) (PBN Collection)

      - TƯỞNG NIỆM Nhạc sĩ CUNG TIẾN (1938 – 2022) (Phan Anh Dũng)

      - Nhạc sĩ Cung Tiến (Duy Trác, Sĩ Phú, Lệ Thu, Thái Thanh)

      - TƯỞNG NIỆM Nhạc sĩ CUNG TIẾN (1938 – 2022) (Phan Anh Dũng)

      - Cung Tiến nói về Cung Tiến (Thụy Khuê)

      - Đôi lời về Cung Tiến, nhạc sĩ hay kinh tế gia? (Nguyễn Tiến Hưng)

      - Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Cung Tiến (Nhiều tác giả)

      - Cung Tiến, từ Thu Vàng đến Hoàng Hạc Lâu (Phạm Văn Kỳ Thanh)

       

      Tác phẩm của Cung Tiến

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Wolfgang Amadeus Mozart: Cuộc đời, Sự nghiệp, Tác Phẩm (Cung Tiến)

      Đặng Thế Phong và mối sầu dương thế (Cung Tiến)

      CUNG TIẾN qua Camille Huyền và Walther Giger

       (Bùi Đức Hào, diendan.org)

      Hoài Cảm (Duy Trác, Sĩ Phú, Lệ Thu, Thái Thanh)

      Hương Xưa (Lệ Thu)

      Nguyệt Cầm (Khánh Hà)

      Các Bài Khác ... (lyric.com)

       

      Bài viết về Âm Nhạc (Học Xá)

       

      Âm Nhạc

       

      Tình Ca Mùa Xuân

      Tình Ca Mùa Thu

      Thơ Phổ Nhạc

      Thơ Nhạc Giao Duyên

       
      Cùng Mục (Link)

      Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trang (Đông Kha)

      Nghe lại 10 ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Hàn Châu thu âm trước 1975 (Đông Kha)

      Làm sao nói hết niềm riêng: Có những niềm riêng (Lê Tín Hương) (Lê Trung Ngân)

      Nhạc Nhái và Nhạc Chế (Song Thao)

      Đêm Sài Gòn Xưa (Huyền Chiêu)

      Ảo giác Trịnh Công Sơn (Lê Hữu)

      Nguyễn Đình Nghĩa - Bắt Đầu... Từ Một Đêm Trăng (Phan Nhật Nam)

      Theo Hoàng Thi Thơ, đi tìm lại đường xưa lối cũ (Cao Vị Khanh)

      Nhạc sĩ Vinh Sử kể tình đời qua những khúc bolero (Hoàng-Dung)

      Nhạc sĩ Hoài Nam và ca khúc “9 Tháng Quân Trường”: Gắn trên vai chiếc lon Chuẩn-úy… (Đông Kha)

       

      Các nhóm nhạc (Wikipedia):

       Myosotis, Tricéa, Tổng Hội Sinh Viên, Đồng Vọng

       

      Nhạc sĩ:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) Anh Bằng,  Anh Linh,  Anh Việt,  Anh Việt Thu,  Bảo Thu,  Canh Thân,  Châu Kỳ,  Châu Đình An,  Chung Quân,  Cung Tiến,  Dương Thiệu Tước,  Duy Khánh,  Duy Trác,  Dzoãn Mẫn,  Dzũng Chinh,  

       

      Trang nhà:

      Phạm Duy, Trường Sa

       

      Nhạc tuyển::

      Dòng nhạc gợi nhớ Taberd75.com

      Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt Ngọc Lan

      Mùa thu Paris Thái Thanh

      Lòng Mẹ (Y Vân) Lê Tấn Quốc, Saxo

      Hận Đồ Bàn (Xuân Tiên) Chế Linh

       

      - Hình Ảnh Ca Nhạc Sĩ Sài Gòn trước 1975

      - Ảnh Nghệ Sĩ Sài Gòn Xưa

      - Bìa Các Bản Nhạc Xưa

      - Cổ Nhạc Miền Nam: I, II

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)