1. Head_

    Giản Chi

    (..1904 - 22.10.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Ông Vua Toán Học (Thu Giang) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      14-08-2005 | KHOA HỌC

      Ông Vua Toán Học

        THU GIANG
      Share File.php Share File
          

       


        Karl Frederick Gauss

      Một trong những phát minh nổi tiếng của Karl Frederick Gauss (1777 - 1855), nhà bác học người Đức, là dựng đa giác đều 17 cạnh chỉ bằng thước và compa.


      Từ thời Euclid, bằng cách này người ta đã dựng được các hình ngũ giác đều, đa giác đều 15 cạnh và các đa giác đều có số cạnh 3.2n; 5.2n; 15.2n (ví dụ đa giác đều 6 cạnh, 20 cạnh, v. v...); còn các đa giác đều khác thì không dựng được.


      Chàng sinh viên 18 tuổi C. Gauss nhận thấy việc dựng đa giác đều n cạnh nội tiếp trong vòng tròn tương đương với việc giải nhị thức Xn - 1 = 0 ở dạng căn thức. Kết quả giải phương trình của anh cho thấy còn có thể dựng được đa giác đều n cạnh với điều kiện n là số nguyên tố có dạng n = 22k +  1.


      Với k = 0, 1, 2, 3, 4, n = 3, 5, 17, 257, 65537 thì có thể dùng thước và compa dựng được các đa giác đều với số n cạnh với k = 5, n trở thành số phức. Tất nhiên đó chỉ mới là lý thuyết. Còn phương pháp cụ thể dựng từng đa giác lại có những nét đặc biệt và những khó khăn riêng.


      Gauss đã dựng đa giác đều 17 cạnh bằng thước và compa như sau:


      1. Vẽ vòng tròn tâm O bán kính OPo

      2. Dựng OB vuông góc với OPo

      3. Lấy điểm J với OJ = 1/4 OB

      4. Lấy góc OJE = 1/4 góc OJPo

      5. Dựng góc FJE = 45o

      6. Vẽ vòng tròn đường kính FPo cắt OB tại điểm K

      7. Vẽ vòng tròn bán kính EK, tâm E và đánh dấu các điểm cắt N3 và N5

      8. Dựng đường N3P3 và N5P5 thẳng góc với OPo

      9. Chia đôi cung P3P5 bằng điểm P4

      10. Dây cung P4P5 chính là chiều dài cạnh của đa giác đều muốn dựng.


      Dưới thông cáo báo chí về phát minh này của Gauss, giáo sư E. A. V. Xim-mec-man đã nhận xét thêm như sau: "Xin lưu ý độc giả là ngài Gauss chỉ mới 18 tuổi, và ngài còn nghiên cứu triết học và ngôn ngữ cổ với thành tích không kém toán học".


      Về khả năng ngoại ngữ, Gauss làm người ta phải ngạc nhiên từ thời còn học ở trường trung học. Ông đọc thông viết thạo tiếng La tinh, tiếng Pháp, tiếng Anh, đọc lưu loát nguyên bản của các nhà văn lớn như Charles Dickens (Anh), Jean Jacques Rousseau (Pháp), Voltaire (Pháp), Walter Scott (Anh) ... Hai con trai út của Gauss sống ở Mỹ, do đó ông còn quan tâm tới văn học Mỹ.


      Thời trẻ, Gauss có nghiên cứu một ít tiếng Nga. Đến năm 63 tuổi, vì muốn tìm hiểu kỹ các công trình của Lo-sa-sep-xki, ông bắt đầu tích cực học tiếng Nga. Trong thư gởi một học trò của mình, ông báo tin: "Thầy đã đọc tiếng Nga khá nhanh và rất hài lòng về việc này". Trong tủ sách của ông, còn tìm thấy 57 cuốn sách bằng tiếng Nga, kể cả một bộ 8 tập của Pushkin.


      Ngày 23 tháng 2 năm 1855, Gauss qua đời, thọ 78 tuổi. Theo nguyện vọng của nhà toán học, trên bia mộ ở nghĩa địa Gottingen, người ta khắc một hình đa giác đều 17 cạnh nội tiếp trong đường tròn. Kỷ niệm về Gauss vĩnh viễn tồn tại với hình khắc huy chương và dòng chữ la tinh: "Karl Frederic Gauss: ông vua toán học".


      Thu Giang


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Ông Vua Toán Học Thu Giang Khảo cứu

    3. Bài Khảo Cứu & Bài Tập Hình Học (Học Xá)

       

      • Bài Khảo Cứu

        Cùng Mục (Link)

      Có Và Không Của Thế Gian (Hoàng Dung)

      DNA, Đặc Tính Sự Sống và Sinh Vật (Hoàng Dung)

      Thử Tìm Hiểu ChatGPT (Đào Như)

      Những khám phá mới về Chất Trắng Trong Não Bộ (Trần Hồng Văn)

      Siêu Thượng Không Gian: Chương Kết Luận (Trà Nguyễn)

      Vài Mạn Đàm Về Sao Trời (Hoàng Dung)

      Vật Lý Lượng Tử Và Ý Nghĩa Thiền Học Của Vật Chất (Hoàng Dung)

      Những Quan Niệm và Học Thuyết Mới về Vũ Trụ (Phần 2) (Trần Hồng Văn)

      Những Quan Niệm và Học Thuyết Mới về Vũ Trụ (Phần 1) (Trần Hồng Văn)

      “Mỹ Ngữ” Và “Anh Ngữ” Khác Nhau Thế Nào? (Đàm Trung Pháp)

       

      • Hình Học (Bài Tập)

       

      Bài 1 - 10,    Bài 11 - 20,

      Bài 21 - 30,   Bài 31 - 40,

      Bài 41 - 47,

      Bài 48 (Điểm Schiffler của tam giác)

       

      Bài  IOM: 7 - 38,   41 - 45,   46 - 51



      • Anh Ngữ

       

       

      • Đố Vui:    1,   2

       

      Liên Kết Trong Mục Học Toán (Học Xá)
       

      Liên Kết

      IMO
      Wolfram MathWorld
      The Math Forum
      USAmts
      Komal
      MathLinks
      Cut-The-Knot

         Từ Điển Anh Việt

       

          

       


       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)