1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Albert Einstein, Nhà Bác Học Tị Nạn Chính Trị (Trà Nguyễn) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      19-09-2014 | KHOA HỌC

      Albert Einstein, Nhà Bác Học Tị Nạn Chính Trị

        TRÀ NGUYỄN
      Share File.php Share File
          

       

      LỜI NÓI ĐẦU:



        Nhà bác học Albert Einstein

      Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, miền đất hứa của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới là nơi quy tụ nhiều bộ óc vĩ đại. Tính từ 1815, năm Napoléon bại trận tại Waterloo đến 1914, năm khởi đầu thế chiến thứ nhất, đã có trên 30 triệu người đến định cư tại Mỹ. Trước và sau thế chiến thứ hai, nhiều nhân vật xuất chúng từ các nước xuất hiện như PETER FREUND, gốc Romanian, giáo sư vật lý tại đại học Chicago, ENRICO FERMI, nhà vật lý nguyên tử Ý, giáo sư OPPENHEIMER, người thử quả bom nguyên tử đầu tiên vào tháng 7/45 tại Los Alamos để rồi sau đó một tháng, 8/45, hai quả khác thục sự tàn phá Hiroshima và Nagasaki khiến Nhật đầu hàng, chấm dứt đệ nhị thế chiến. Năm 1952, nhà vật lý EDWARD TELLER gốc Hungaria chế bom H cho Mỹ. Lần lượt nhiều nhà khoa học, trí thức khác rời bỏ đất nước của họ, trong đó có THOMAS MANN, WALTER GROPIUS, HENRY KISSINGER, GREENSPAN, người nắm vận mệnh kinh tế Hoa Kỳ trong mấy thập niên cho đến nay; đáng kể nhất là ALBERT EINSTEIN.

      Trong suốt thời kỳ thơ ấu, đầu óc chậm chạp, cảnh sống khó khăn đến giai đoạn trưởng thành, tinh hoa phát tiết, chất xám đã biến EINSTEIN thành một người cực kỳ thông minh. Suốt nửa thế kỷ, ông đã cống hiến cho nhân loại một chân trời mới trên mọi lãnh vực khoa học. Và chỉ với một công thức đơn giản E = mc2 ông đã làm đảo lộn mọi trật tự cố hữu của vật lý học, nghệ thuật, triết học, xã hội để rồi sau thi mất được vinh dự chọn làm Người Của Thế Kỷ.

      THỜI NIÊN THIẾU


      ALBERT EINSTEIN sanh năm 1879 tại một làng nhỏ miền Nam nước Đức, con đầu lòng của một gia đình Do Thái trung lưu. Lúc nhỏ cậu chậm biết nói khiến mẹ cậu buồn lòng. Trong trường tiểu học, thầy cô giáo cho cậu là một đứa bé mơ mộng điên rồ. Họ phàn nàn cậu luôn vi phạm kỷ luật bằng cách hỏi những câu ngớ ngẩn. Ngay cả một cô giáo không chịu nỗi cũng muốn đuổi quách đi cho rồi. Với tính tình như vậy, Einstein có rất ít bạn và hay bị giễu cợt. Và lơ đểnh việc học nên cậu phải lấy kỳ thi đặc biệt mới được vào đại học; nhưng cũng rớt và phải thi lại lần thứ hai. Sau này cậu cũng thi hỏng vào trường đại học quân sự Thụy Sĩ vì lý do thể chất.


      Lúc lên 5, cha cậu, một kỹ sư không thành công mấy trong lãnh vực Điện Hóa, cho cậu một món đồ chơi là chiếc địa bàn, Einstein thắc mắc hỏi cha tại sao cây kim luôn chỉ hướng Bắc. Khoảng 15, 16 tuổi, Einstein bắt đầu khủng hoảng. Do làm ăn thất bại, cha mẹ cậu phải dời lên miền Bắc nước Ý, bỏ cậu ở lại Munich. Einstein liền từ bỏ quốc tịch Đức để thi vào trường đại học nổi tiếng Zurich Polytechnics, một M.I.T. của nước Thụy Sĩ. Nơi đó cậu yêu một cô gái người Serbe học vật lý cùng lớp tên là Mileva Maric. Đang tuổi mơ mộng, chàng sinh viên Albert đến với người đẹp bằng sở trường vật lý và âm nhạc. Mẹ Einstein là người say mê âm nhạc. Bà dạy cậu học vĩ cầm từ nhỏ với những sáng tác của Bach, Schubert và Mozart.


      Dù bị mẹ ngăn cản, Albert cũng chung sống với Mileva và có một đứa con không chính thức: một bé gái bệnh hoạn chết yểu hoặc đã cho người khác nuôi. Cuộc tình đó cũng đổ vỡ vì Einstein lãng mạn lại tằng tịu với một người đàn bà có chồng. Mileva phát hiện thư từ qua lại với người đó nên trở nên ghen tức, giận dữ. Còn chàng thì phàn nàn vợ có nết xấu là cái ghen bệnh hoạn nên vùi đầu vào công việc. Về sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất gần hồi kết cuộc, Mileva mới miễn cưỡng theo chồng qua Berlin, thành trì vật lý của Âu châu, nhưng cũng không cảm thấy hạnh phúc nên bỏ trở về Zurich sống với hai đứa con trai.


      Sau ba năm xa cách, họ ly dị. Einstein hứa để lại cho vợ số tiền thưởng giải Nobel mà ông tin chắc sẽ đạt được. Dù sau họ cũng còn liên lạc nhau qua hai người con. Người con lớn tên là Hans Albert, sau làm giáo sư môn Thủy điều học (Hydraulics) tại đại học Berkeley, California; người kế tên là Eduard, một thiên tài về văn chương và âm nhạc chết sớm trong một bệnh viện tâm thần tại Thụy Sĩ.


      Có thể nói những năm đầu cuộc đời Albert Einstein toàn gặp nhiều khó khăn vất vả. Sau khi tốt nghiệp trường Polytechnics, ông không tìm được việc làm mà trở thành một nhà vật lý thất nghiệp. Ít lâu sau ông mới xin được một chân dạy kèm sinh viên với đồng lương chết đói 3 francs một giờ. Có lúc buồn ông tâm sự với Maurice Solovine, một người bạn thân: "Cách dễ kiếm sống hơn có lẽ tôi phải đi kéo vĩ cầm ở một nơi công cộng nào đó bạn ạ!" Tuy nhiên, ông từ chối những điều mà đa số người đời thường chạy theo: đó là quyền lực và vật chất. Sau cùng do ảnh hưởng lời khuyên của bạn, ông tìm được việc làm, một chân thư ký quèn tại văn phòng cấp bằng phát minh Thụy Sĩ (Swiss Patent Office). Lương bổng không khá hơn bao nhiêu nhưng cũng đủ cho ông sống mà không cần xin trợ cấp từ cha mẹ. Từ đó Einstein làm việc trong cô đơn và nhờ có nhiều thời giờ rỗi rảnh, ông trở lại những vấn đề đã khơi động óc tò mò của ông từ thuở nhỏ.


      TÀI NĂNG PHÁT TRIỂN


      Năm 1905, Albert Einstein được 26 tuổi. Chính nhờ công việc nhàn nhã tại văn phòng cấp bằng phát minh mà ông có cơ hội phát triển năng khiếu. Einstein đặt nhiều câu hỏi về ánh sáng, không gian và vũ trụ. Jacob Bronowski, nhà sử khoa học viết: "Những thiên tài như NEWTON và EINSTEIN thường có những câu hỏi ngây thơ trong sáng đưa đến những câu trả lời bao la khủng khiếp". Lúc nhỏ Einstein thường tự hỏi một tia sáng sẽ ra sao nếu mình chạy theo kịp nhìn nó? Thời gian có đều đặn hay có lúc nhanh lúc chậm? Chính hai câu hỏi này mở cho ông cuộc hành trình 50 năm qua sự huyền bí của không gian và vũ trụ.


      Lúc bấy giờ Einstein nghĩ nếu di chuyển bằng vận tốc ánh sáng, người ta sẽ thấy tia sáng như một làn sóng bất động. Biết chạy theo vận tốc ánh sáng 186.000 miles/giây là điều ảo tưởng, Einstein đưa thí dụ có thể kìm hãm vận tốc tia sáng ở 100 miles/giờ. Một người lái xe trên đường thẳng song song với tia sáng ở vận tốc 99 miles/giờ, trên lý thuyết, sẽ thấy vận tốc tia sáng chậm lại, chỉ còn 1 mile/giờ. Nếu đạt đến 100 miles/giờ và cứ chạy song song với tia sáng, tài xế sẽ thấy tia sáng cô đặc lại, không còn di chuyên nữa. Nhưng trên thực tế, ông ta luôn luôn nhìn thấy tia sáng đi trước, dù cố chạy nhanh bao nhiêu cũng không bao giờ vượt qua được.


      Einstein tìm cách giải đáp: trong mọi vật chuyển động, thời gian ngưng chậm lại. Một người khách bộ hành quan sát chúng ta ngồi trong chiếc xe di chuyển 100 miles/giờ bằng viễn vọng kính sẽ thấy chúng ta cử động rất chậm. Ngồi trong xe, chúng ta không ý thức được sự chậm chạp ấy vì đầu óc ta cũng đã chậm lại nên thấy mọi việc đều xảy ra bình thường. Ngoài ra, quan sát viên cũng thấy chiếc xe thu ngắn lại theo chiều của tốc độ. Người ngồi trong xe không cảm giác được điều ấy vì chính họ cũng bị thu hẹp lại rồi! Albert Einstein kết luận: thời gian, vận tốc và không gian tạo cho con người cảm nhận mơ hồ.


      Cách đây 300 năm, Isaac Newton nói thời gian gõ nhịp bằng nhau, bất cứ nơi nào trong vũ trụ. Dù ở mặt đất, Hỏa tinh hay trên một ngôi sao xa tít, đồng hồ cũng tíc-tắc cùng một nhịp độ. Ngày nay khoa học đã chứng minh ngược lại: nhịp độ của đồng hồ tùy thuộc tốc độ di chuyển của nó. Hai chiếc đồng hồ nguyên tử (atomic clocks), một chiếc đặt ở quả địa cầu, một chiếc phóng ra ngoài không gian sẽ có hai nhịp độ khác nhau. Chiếc đồng hồ di chuyển ngoài không gian đi chậm hơn chiếc đặt cố đinh trên mặt đất. Khoa học cũng đã chứng minh vận tốc ánh sáng luôn luôn = c (velocity c = 186.000 mlles/ second). Càng chuyển động nhanh, đồng hồ càng chạy chậm lại. Lúc ấy dụng cụ đo lường cũng thu ngắn lại để rồi khi nào đo, chứng ta cũng thất vận tốc ánh sáng = c.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      GIAI ĐOẠN THÀNH CÔNG


      Trong thời gian làm một công việc tầm thưòng tại Bern, Einstein đưa ra 3 luận án làm chấn động thế giới khoa học:


      * Luận án thứ nhất đưa ông đến giảỉ Nobel sau nầy. Einstein chứng minh ánh sáng chẳng những là một làn sóng mà còn là một dòng vi thể do những túi năng lượng gọi là quantas hay photons (quang tử) tạo nên. Chuyển động hình sin của quang tử làm nền tảng cho vật lý lượng tử sau nầy và lót đưòng cho những tiến bộ kỹ thuật về truyền hình, tia Laser, và chất bán dẫn (semiconductor).


      * Luận án thứ hai xác nhán sự hiện dìện cửa các phân tử và nguyên tử ngẩu nhiên và chạm vào nhau. Điều nầy giải thích sự chuyển động của các vật thể li ti trong nước và tại sao bầu trời có màu xanh: đó là do các phân tử không khí khuếch tán ánh sáng tạo nên.


      * Luận án thứ ba quan trọng hơn cả mới thật sự vén bức màn vũ trụ: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI (Theory of The Relativity), một ]ý thuyết sâu rộng bao trùm cả vạn vật. Trong một dạ tiếc, khi được hỏi có thực là chỉ có 3 người hiểu nỗi thuyết TƯƠNG ĐỐI, ông Arthur Eddington, nhà thiên thể Anh ngập ngừng rồi trả lời: "Tôi đang nghĩ xem người thứ ba đó là ai".


      Trong buổi bình minh đối với thế giới nhân loại nói chung và đối với thế giới khoa học nói riêng, thuyết TƯƠNG ĐỐI được coi như tiếng nổ to tát làm tan vỡ thực tại. Nhưng đối với những nhà tư tưởng lớn thời đó, 1920, từ trường phát Dadaist, Cubist tới Freudian; họ đều cho là một quan niệm đứng đắn. Nhà viết sử khoa học David Cassidy nói: "Đó là ý niệm mới trong hoàn cảnh khó khăn tạm thời, là sự xụp đổ của hoàng triều bảo thủ, sự vương lên của xã hội và hơn tất cả là cơn lốc xoáy của thế kỹ".


      Thuyết tương đối được phổ biến năm 1916 nhưng mãi đến 3 năm sau các nhà vật lý thiên thể mới kiểm chứng. Kết quả được J. J. Thompson, người khám phá ra âm điện tử năm 1897 tuyên bố trong đại hội khoa học hoàng gia Anh quốc tại Luân Đôn. Sau khi nhìn lên chân dung Sir Isaac Newton, ông trịnh trọng nói: "Quan niệm của chúng ta về cấu trúc vũ trụ từ căn bản phải hoàn toàn thay đổi".


      Ngay ngày hôm sau, báo Time of London báo động: "Cách mạng trong khoa học! Ý niệm của Newton hoàn toàn sai lầm!". Sau đó tại Hoa Kỳ, báo NewYork Time đi hàng chữ to hơn: "Tất cả ánh sáng đều lệch trên Thiên Đàng! Lý thuyết của EINSTEIN chiến thắng!", từ đó nhà vật lý trẻ Albert Einstein nổi danh khắp hoàn cầu. Ông đã có thể bán ảnh mình cho báo chí để lấy tiền gửi đến các viện mồ côi. Hơn 100 quyển sách viết về ông và thuyết tương đối chỉ trong vòng một năm. Quanh ông có nhiều phụ nữ quí phái hâm mộ, giống như những hộ tinh xoay quanh một hành tinh. Nhưng ELSA, người em họ đã ly dị cũng là người chăm sóc an ủi trong thời gian Einstein miệt mài nghiên cứu, nay trở thành vợ chính thức, luôn tin tưởng vào nhân cách của một thiên tài như ông.


      THUYẾT TƯƠNG ĐỐI


      Người viết không có ý định và cũng không đủ khả năng giải thích một lý thuyết khoa học vô cùng hệ trọng đối với nhân loại chưa từng bị đánh đổ; chỉ đưa ra một vài khái niệm căn bản qua các tài liệtu tham khảo để phần nào cừng bạn đọc tìm hiểu thuyết tương đối một cách tổng quát.


      l. Thời gian tương đối (relative time)


      Như trên đâ nói, hai chiếc đồng hồ nguyên tử có độ chính xác như nhau, nếu đặt yên cùng một chỗ trên trái đất, sẽ gõ cùng một nhịp độ. Ngược lại, một chiếc cố định và mót chiếc di chuyển ngoài không gian, ta sê thấy chiếc thứ hai đi chậm lại. Vậy thời gian tùy thuộc tốc độ chuyển động của vật. Nóí khác đi, thời gian có tính tương đối.


      Michio Kaku, một nhà vật lý lý thuyết, trong quyển HYPERSPACE, tạm dịch SIÊU THƯỢNG KHÔNG GIAN, tức không gian 10 chiều mô tả một thí dụ: Ông đi dự tiệc kỷ niệm ngày tốt nghiệp sau 20 năm. Mọi người không ngạc nhiên khi gặp lại bạn đồng khoa với mái tóc bạc phơ và nét nhăn trên mặ; ngay cả ông cũng già đi. Ông hiểu rằng 20 năm xa cách, bạn học có người ở gần, có người ở xa hàng ngàn dặm nhưng cùng ở trên mặt địa cầu nên lão hóa như nhau. Bỗng mọi người ngạc nhiên khi một người khác bước vào phòng. Đó là người bạn tốt nghiệp cùng khóa, vẫn trẻ trung như 2o năm trước. Michio Kaku giả thiết rằng sau khi tốt nghiệp, người này được phóng ra ngoài không gian với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Hai mươi năm ở địa cầu là một thời gian dài của kiếp người, nhưng chỉ là phút chốc đối với người bạn vừa trở về dự tiệc. Chính vì thế anh ta vẫn trẻ trung, gần như không thay đổi mấy.


      Chúng ta từng nghe câu chuyện Từ Thức lạc cõi Thiên Thai. Lúc trẻ ông đi vào một vùng không gian khác, một thế giới lạ đầy thú vị. Khi trở về làng gặp ông lão râu dài tới rốn lễ phép chào hỏi; Từ Thức truy ra mới biết ông này là cháu bao nhiêu đời của mình!


      Ngày nay khoa học cung đã chứng minh một người bay về hướng Đông ngược chiều quay của quả đất sẽ kéo dài tuổi thọ hơn một người bay về hướng Tây cùng một tốc độ; bởi tốc độ di chuyển của người ấy được cộng thêm vận tốc xoay của quả đất, làm cho thói gian già chậm hơn.


      2. Không gian 3 chiều (3 dimension space)


      Hình học phẳng chỉ có 2 chiều: chiều ngang và chiều dọc. Hai chiều nầy làm thành một mặt phẳng như một ô vuông, một hình tam giác v.v,,, Tưởng cần nhắc lại hai công thức căn bản của Pythagore: c2= a2 + b2, bình phương cạnh huyền bằng tổng số bình phương hai cạnh góc vuông và tổng số các góc trong một tam giác bằng 180o. Hình học không gian Euclid có 3 chíều: chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Ba chiều nầy làm nên khối của các vật thể như chiếc hộp, viên gạch v.v... Mọi vật thể trong hình học Euclid đều là những khốí không gían 3 chiều. Nhắc lại hai hình học căn bản nầy để so sánh với một hình học cao cấp khác.


      Động vật sống trong không gian 3 chiều có nhận thức khác nhau. Con sâu là một động vật hạ đẳng, ăn một đốm trên trái táo, tiếp tục bò ăn mãi, có lúc nó sẽ gặp lại dấu ăn cũ. Con sâu ngạc nhiên không biết tai sao mình lại ăn chỗ cũ. Lấy một thí dụ khác: con cá chép đỏ hàng ngày bơi lội tung tăng trong chiếc hồ có rong rêu, đá sỏi và hoa Thủy tiên. Tất nhiên con cá chép rất quen thuộc chiếc hồ, một thế giới mà nó biết rành rẽ. Bỗng một hôm có chiếc vợt mang nó lên khỏi mặt nước, đặt trong không khí một lúc rồi trả nó về với thế giới cũ hồ nước. Chúng ta hãy tưởng tượng con cá ngạc nhiên và kinh hoàng biết bao. Nó kể tại cho các bạn cá chép khác về những điều nghe thấy, cảm nhận được về cuộc du hành này, nhưng bạn nó không tin. Đối với chú cá chép, có một lực nào đó mang nó sang một thế giới mới và cũng chính phép mầu đó trả nó về thế giới cũ.


      Chúng ta, con người là loài động vật thượng đẳng. Nhưng khả năng nhận thức cũng hoàn toàn giới hạn và chênh lệch. Thông thường, khả năng nhận thức tùy thuộc cái mầm nhận thức sẵn có. Dù hùng biện cách mấy, người ta cũng không thể nào giải thích cho một người mù bẩm sinh sự khác biệt giữa màu xanh và màu đỏ. Cũng như thế, người thong manh không có cái nhìn quán triệt về một bối cảnh trước mắt.


      Einstein cho rằng một chiếc xe lửa khi gần đạt đến vận tốc ánh sáng sẽ bẹp lại, có chiều dài gần bằng 0. Đồng hồ trên xe lửa cũng chạy chạm lại, gần như ngừng hẵn. Người quan sát dưới đất không thể nào đoán được chiều dài chiếc xe. Ông kết luận: xe lửa, không gian và đồng hồ hay thời gian trở thành tương đối khi di chuyển. Nói cách khác, thời gian và không gian tương đối trong mọi vật chuyển động.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      3. Toán học Riemann - Hình học trừu tượng.


      Ngày 10 tháng 6 năm 1854, một hình học mới ra đời. Lý thuyết về các chiều không gian cao hơn được George Bernard Riemann trình trước hội đồng khoa đại học Gottinggen ớ Đức.


      Riemann sinh năm 1826 tại Hanover, Đức, con của một mục sư Tin lành nghèo khó. Thuở nhỏ nhút nhát, bị bạn cùng lứa nghịch phá, ông phải rút đầu vào sách toán. Học sinh Riemann hấp thụ toán học nhanh đến độ giáo sư nghi ngờ chương trình rồi đây không còn gì để dạy nữa. Hiệu trưởng phải đưa quyển sách của Adrien Marie, lý thuyết về số (Theory of numbers), một quyển sách đồ sộ dày 859 trang, một môn học khó vô cùng. Vậy mà ông nuốt hết trong vòng 6 ngày khiến nhà trường kinh hãi. Cha ông phải làm việc thêm để có tiền gởi ông, lúc đó 19 tuổi vào đại học Gottingen. Tại đó ông đánh đổ thành trì toán học Euclid đã ngự trị thế giới trên 2000 năm.


      Riemann cho rằng hình học Euclid bị giới hạn. Không gian 3 chiều của Euclid là một không gian chết. Với định đề khoảng cách giữa 2 điểm A, B là đoạn thẳng AB, hình học bị giới hạn trong một mặt phẳng tuyệt đối. Trên quả địa cầu, kinh tuyến nối liền Nam cực và Bắc cực không phải là một đoạn thẳng mà là một đoạn cong. Tổng số 3 góc trong một tam giác là 180o không còn ứng dựng cho một không gian có chiều cao hơn (higher dimension space). Ngoài thiên nhiên không có một "trường" lý tưởng nào tròn đều, phẳng đều. Rặng núi, sóng biển, mây trôi, bão lốc không là những hình tam giác, hình vuông hoặc hình tròn hoàn hảo. Ngay vả quả đất cũng không tròn đều.


      Riemann chứng minh tổng số các góc của một hình tam giác chỉ bằng 180o khi tam giác đó là một mặt phẳng lý tưởng không có độ cong (zero curvature). Trên mặt cong lồi (positive curvature), như trên một quả bóng, tổng số đó lớn hơn 180o và trên mặt cong lõm (negative curvature) như chiếc yên ngựa, con số ấy nhỏ hơn 180o. Riemann nói trong không gian ít nhất phải có chiều đo thứ tư (the 4th spatial dimension) và những chiều cao cấp khác. Không gian càng cao cấp càng có nhiều chiều.


      Trong suốt 6 thập niên, Einstein dừng chiều thứ tư toán học của Riemann để giải thích cấu trúc của vũ trụ cùng sự tiến hóa của nó. Và sau 130 năm, các nhà vật lý dùng hình học 10 chiều để cố gắng đạt đến việc liên kết mọi định luật vũ trụ vật chất (physical universe). Căn cứ trên nền tảng toán học cao cấp Riemann, Einstein tiếp tục nghiên cứu công trình vật lý của mình. Ông nói nếu chiếu một chùm tia sáng nằm ngang trong phòng thí nghiệm của một phi thuyền lên thẳng, chúng ta sẽ thấy quang trình cong: chùm sáng có khuynh hướng chiếu xuống. Trong một thí nghiệm khác, ông chứng minh không gian sẽ cong khi tiếp cận với một khối vật chất lớn. Điều này giống như khi ta đặt một hòn đá trên mặt nệm cao su, mặt nệm sẽ cong lõm xuống. Từ đó ông quả quyết ánh sáng các ngôi sao sẽ lệch khi đến gần mặt trời. Quả nhiên, năm 1919 một phái đoàn khoa học Anh qua miền Tây Phi châu đã quan sát nhật thực và ghi nhận ánh sao thực sự cong lệch khi đi ngang qua mặt trời. Đây là bằng chứng hùng hồn để Einstein nói rằng không gian sẽ biến dạng (warp) khi giao tiếp với vật chất. Ông kết luận: "Trong vũ trụ, không có vật gì, sự gì là bằng phẳng cả. Mọi sự, mọi việc đều có độ cong của nó".


      4. Không gian 4 chiều của Einstein.


      Điểm mấu chốt trong thuyết tương đối nằm ở chỗ thời gian là chiều thứ tư của không gian. Như Einstein đã nói: trong vũ trụ, mọi sự, mọi vật đều chuyển động; điều này trùng hợp với tư tưởng của triết gia Heraclitos: "tous s'écoulent, s'écoulent", tất cả đều trôi chảy mãi; hay như tư tưởng Phật giáo: vũ trụ biến hóa khôn lường.


      Khi nói đến chuyển động là nói đến vận tốc và thời gian. Thí dụ nói sao Hỏa (Mars) cách quả địa cầu 10 ngày đường, nếu khoa học đạt được vận tốc an toàn 10.000 miles/sec, là ta nói đến khoảng cách không gian giữa Hỏa tinh và Trái đất. Khoảng cách này cũng thay đổi từng giây từng phút; bởi vì cả Hỏa tinh và Trái đất cũng đang di chuyển trên quỹ đạo của chúng. Hai hành tinh này chỉ có một lần gần nhau nhất cho mỗi chu kỳ 26 tháng. Chu kỳ sắp đến nhằm vào tháng 10 năm 2007. Hiện nay với tốc độ tối đa, phi thuyền của Mỹ phải mất 8 tháng mới lên đến Hỏa tinh. Vậy ta có thể nói khoảng cách không gian giữa Trái đất và Hỏa tinh là 8 tháng trong khả năng hiện hữu.


      Lấy một thí dụ khác: Ông A có hẹn với bà B ở một nhà hàng sang trọng. Địa điểm L được xác định bởi không gian 3 chiều. Góc đường là chiều ngang và chiều dọc; nhà hàng ở tầng thứ mấy là chiều cao. Nhưng thiếu yếu tố ngày N, giờ G thì cuộc hẹn sẽ không xảy ra, và trong trường hợp này không gian trở thành vô nghĩa.


      Đối với Einstein, không gian đi đôi với thời gian. Đó là hai mặt không thể tách rời nhau được, do đó ta có từ kép space-time tức không gian-thời gian. Để hiểu luật vũ trụ, ông đưa giả thiết như sau: chúng ta biết rằng một chiếc hộp có 3 cạnh: chiều dài, chiều ngang và chiều cao. Thử xoay chiếc hộp theo mặt nằm ngang một góc 90o, ta sẽ thấy chiều ngang nằm ở vị trí chiều dài, ngược lại chiều dài sẽ nằm ở vị trí chiều ngang. Bây giờ lật chiếc hộp theo chiều thẳng đứng, chiều cao chiếc hộp sẽ chiếm một trong hai chiều ngang hoặc chiều dài. Einstein suy luận nếu space-time dính liền thì với một luật vũ trụ nào đó, khi xoay chuyển, không gian sẽ biến thành thời gian và ngược lại. Từ ý niệm đó ông suy ra trong vũ trụ có nhiều chiều cao cấp ngoài 4 chiều không gian. Lực phát động từ chiếc vợt đã đem con cá chép lên một chiều không gian khác: chiều cao, làm cho nó rời khỏi thế giới đáy hồ rồi qua bức màn tiếp cận là mặt nước để được du hành trong thế giới không khí.


      Trong hai thế kỷ qua, có hàng trăm tàu buồm, tàu máy biến mất trong cùng một vùng biển ngoài khơi Miami, Florida. Hàng hải quốc tế ghi nhận tên từng chiếc, ngày giờ mất tích thành một danh sách dài đến nay chưa giải thích được. Cách đây 31 năm, trong phi vụ 19, một toán phóng pháo cơ Hoa Kỳ cũng tự nhiên mất hút trong vùng biển Caribbian ấy. Trong lúc chưa tìm ra nguyên do, các nhà vật lý dựa vào không gian có chiều cao cấp để giải thích hiện tượng. Một số người còn cho rằng phi cơ và tàu thuỷ đã lọt vào lối rẽ nào đó để đi vào một thế giới khác. Ngày nay, dù đứng hàng đầu trên thế giới về khoa học kỹ thuật, Hoa Kỳ vẫn sợ và tránh né khu vực Bermuda Triangle tức vùng Tam giác quỷ.


      Sự có mặt của nhiều thế giới song song là niềm tin vững mạnh của nhiều tôn giáo. Đa số tôn giáo cho rằng linh hồn người từ trần sẽ trôi bềnh bồng vào một chiều không gian khác. Vào thế kỷ 17, ông Henry More, nhà triết học Anh quả quyết ma quỷ có thật và đang ở chiều thứ tư của không gian. Các nhà thần học thế kỷ 19 vì không chỉ rõ được đâu là Thiên Đàng, đâu là Địa ngục, cũng dựa vào lý thuyết không gian có chiều cao cấp để giảng đạo. Ông Athur Willink còn nói Thượng Đế có nhà ở đàng hoàng, nơi đó là một không gian có chiều vô tận!


      Albert Einstein với óc tưởng tượng phong phú và với những chứng minh vật lý cụ thể, đã đưa ra quan niệm bao quát là mặc dù vũ trụ vô cùng tận, nhưng luật vũ trụ vẫn đồng nhất cho mọi vật chuyển động. Chỉ có sự vận chuyển tương đối (relative motion) là quan trọng, luật vẫn có tính nhất quán đối với vạn vật.


      5. Khối lượng - Năng lượng (Mass - Energy)


      Quan niệm khối lượng tạo ra năng lượng giới hạn đã lỗi thời. Thí dụ đốt một que diêm, ta chỉ mồi được vài điếu thuốc; đổ một gallon xăng, xe chỉ chạy được tối đa vào chục miles rồi tắt máy. Đối với Einstein, đó chỉ là hiện tượng vật lý thông thường. Ông lý luận nếu không gian và thời gian là hai mặt kết hợp thì khối lượng và năng lượng cũng có mối dây liên đới chặt chẽ. Einstein đả phá quan niệm vật lý thế kỷ 19 về sự bảo tồn khối lượng và năng lượng. Quan niệm này nói rằng khối lượng và năng lượng của một khối vật chất kín, nếu đo riêng, số lượng của mỗi thứ lúc nào cũng bằng nhau. Thí dụ một lít nước kín có thể tích 1.000 cm3, sức nặng l.000gr sẽ không thay đổi khi lít nước vẫn đậy kín. Nếu nước có nhiệt độ 1o C, nó sẽ chứa một năng lượng E = 1.000 calories không thay đổi. Einstein không đồng ý. Ông nói một chiếc xe lao vào một bức tường sẽ làm phát sinh ra năng lượng nhiều hơn. Năng lượng đó là sức nóng chỗ đụng xe, là sức mạnh làm cho bức tường xập đổ và lực tạo nên tiếng động kinh hoàng.


      Ông cũng chứng minh khối lượng chiếc xe gia tăng bởi động năng, nghĩa là do vận tốc chiếc xe. Nói đơn giản hơn: khối lượng được gia tăng bởi năng lượng. Với một vận tốc nào đó, một khối lượng nhỏ sẽ bị bắn phá ra nhỏ hơn hoặc biến mất để phóng thích một năng lượng khổng lồ. Vậy năng lượng tạo ra vật chất và vật chất tạo ra năng lượng. Bắt đầu từ đây ta có tổ hợp Vật chất - Năng lượng hay Mass - Energy.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      MASS ENERGY


      Khởi đi từ khái niệm đơn giản ấy, sau nhiều năm nghiên cứu chứng minh, ông Einstein đạt đến công thức E = mc2, một công thức vật lý giải thích khối năng lượng tạo ra khi vật chất chuyển động.


      E: năng lượng phát sinh

      m: khối lượng vật chất

      c: vận tốc ánh sáng


      Theo đó một khối vật chất cực nhỏ khi chuyển động bằng vận tốc ánh sáng sẽ cho một năng lượng khổng lồ. Công thức của Einstein là một đại năng lượng làm chấn động thế giới khoa học! Lý thuyết của ông đã được toàn thể cộng đồng khoa học chấp thuận và được xem là một thuyết đẹp nhất trên mọi lý thuyết khoa học hiện thời. Theo công thức này, vật chất trong thiên nhiên là một nguồn năng lượng vô tận.


      Thuyết tương đối của Albert Einstein là cuộc cách mạng lớn trong khoa học. Suốt 300 năm, quan niệm về vũ trụ của Galileo và Newton vững chắc như một pháo đài, nay bị phá vở chỉ bằng một công thức đơn giản. Luật tuyệt đối và những điều chắc chắn về ánh sáng, thời gian, không gian, vật chất và năng lượng đã bị ông đào xới tận gốc rễ. Thuyết của ông giải thích được BIG BANG, tiếng nỗ đầu tiên khai sinh ra vũ trụ và tính cong lệch của không gian, vén bức màn bí mật của không gian cao cấp. Ông là nhà khoa học của các nhà khoa học trên thế giới. Chất xám của Einstein là chất xám của nhiều thiên tài gộp lại. Tư tưởng của ông là tư tưởng của một nhà triết học lớn. Sử gia Paul Johson nói: "Nếu cách đây 100 năm thuyết Darwin được xem chẳng những là học thuyết về khoa học tự nhiên mà còn là một thần thuyết của xã hội, thì thuyết TƯƠNG ĐỐI là một thuyết vĩ đại của thế kỷ 20. Nó là con dao cắt đứt mọi dây ràng buộc bảo thủ của xã hội con người".


      Gần cuối thế kỷ 20, nhiều nhà khoa học tin tưởng sắp đạt đến sự hiểu biết toàn hảo về vũ trụ. Họ cho rằng không gian được đong đầy bằng một chất trung gian gọi là ether. Thuyết này chỉ còn mỗi một việc đo tính dãn nở của ether nữa là hoàn tất. Nếu trưng chất ether có thật, vận tốc ánh sáng xuyên qua đó phải thay đổi. Quan sát viên di chuyển theo chiều của ánh sáng trong ether sẽ thấy tốc độ của nó giảm và tốc độ ánh sáng sẽ tăng nếu người đó đi ngược chiều. Nhiều thí nghiệm thất bại trong việc chứng minh sự khác biệt của vận tốc ánh sáng khi di chuyển trong ether.


      Cẩn thận và chính xác nhất là thí nghiệm của Albert Michaelson và Edward Morley tại đại học Case Institute, Cleveland, Ohio năm 1887. Hai ông này thực hiện hai tia sáng thẳng góc cực mạnh từ vỏ địa cầu. Trái đất xoay quanh trục của nó trong lúc vận hành trên quỹ đạo chung quanh mặt trời. Họ quan sát hai tia sáng di chuyển trong ether giả thiết. Nếu môi trường ether có thật, tia sáng chiếu nghiêng sẽ lệch do chiết suất n của nó trong khi tia sáng thẳng góc vẫn đi thẳng. Như vậy hai tia sáng của Michaelson và Morley sẽ phân kỳ và tốc độ của chúng cũng không bằng nhau. Theo dõi hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, hai ông chán nản không tìm được bằng chứng nào về sự khác biệt giữa 2 tia sáng.


      Lúc áy Einstein mới được 8 tuổi. Thế giới khoa học phải chờ 18 năm sau, năm 1905, một thư ký trẻ ở Thụy sĩ mới đứng lên giải quyết vấn đề một lần cho tất cả. Ông nói chúng ta không khẳng định được là có khả năng di chuyển trong ether hay không nên ý kiến về chất ấy là thừa. Ông nhấn mạnh luật thiên nhiên là luật khoa học thuần nhất đối với mọi vật chuyển động. Chỉ có sự chuyển động tương đối trong vũ trụ mới đáng kể. Einstein nói ánh sáng xuất hiện bằng nhau đối với mọi vật di chuyển vì không có vật gì di chuyển nhanh bằng vận tốc ánh sáng. Muốn bắn một hạt tử hay phóng một phi thuyền bằng vận tốc ánh sáng, ta đều không thể thực hiện được. Ngoài lý do cần một năng lượng vô tận, khi vận tốc gia tăng, khối lượng của vật chất cũng gia tăng đến một lúc nào đó tốc độ sẽ không gia tăng được nữa. Đây cũng là một đặc tính tương đối. Từ đó ông bác bỏ hai thuyết tuyệt đối: sự yên nghỉ tuyệt đối của trung chất ether và thời gian tuyệt đối của mọi chiếc đồng hồ trong không gian.


      Những hệ quả của thuyết tương đối:


      1. BOM NGUYÊN TỬ


      Hệ quả lớn nhất của thuyết tương đối là sự xuất hiện bom nguyên tử bắt nguồn từ công thức E = mc2. Từ năm 1937, nhiều nhà vật lý đã bắt tay vào việc nghiên cứu chế bom nguyên tử như E. Q. Lawrence, Enrico Fermi. Mãi đến năm 1945, nhà bác học Oppenheimer mới thành công bắn phá nhân nguyên tử Uranium, tách ra hai nhân con có khối lượng nhỏ hơn để phóng thích ra một năng lượng khủng khiếp. Năm đó thế chiến thứ hai bùng nỗ với con hùm xám Hitler bên cạnh hung thần Mussolini muốn nhai sống thế giới. Nhiều nhà vật lý khuyên Einstein hãy tạm dẹp tư tưởng hòa bình để viết thư đốc thúc tổng thống Roosevelt khởi sự chương trình nguyên tử.


      Dự án bí mật Manhattan hình thành đưa đến sự tàn phá Hiroshima ngày 6 tháng 8 năm 1945. Trung úy phi công Enola Gay gã san thành bình địa một diện tích rộng 4, 5 miles vuông, giết chết tại chỗ 80.000 người trong nháy mắt; gần 90.000 nhà cửa bị hạ xuống mặt đất, đó là chưa kể hàng trăm ngàn người chết chậm về sau bởi phóng xạ tuyến và các chứng bệnh khác. Khoa học đã thành công, nhưng để lại một vết hằn trong lương tâm nhân loại.


      Albert Einstein không trực tiếp chế tạo bom nguyên tử, nhưng người đời vẫn trách cứ ông tìm ra sự liên đới giữa khối lượng và năng lượng giúp cho chiến tranh tàn nhẫn hơn. Trách cứ như vậy không khác nào trách Newton tìm ra hấp lực trái đất làm cho máy bay lâm nạn! Ba ngày sau, 9 tháng 8, một quả khác quét sạch Nagasaki làm cho lương tâm nhà bác học vô cùng cắn rứt. Có một lần ông tâm sự: "Tôi không thể diễn tả sự tàn khốc của chiến tranh thứ ba, nhưng tôi có thể hình dung con người gây chiến tranh thứ tư bằng gậy gộc và sỏi đá!"


      2. SỰ TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT


      Những phát kiến và thành quả của Einstein về vật lý học và không gian đã làm viên gạch lót đường cho sự tiến bộ khoa học kỹ thuật trong 1/2 thế kỹ còn lại. James Gleick viết: "Trong thời đại chúng ta, mọi ngành khoa học từ quang học, điện tử đến khoa học không gian, không nơi nào là không có dấu tay của Albert Einstein".


      3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRIẾT HỌC


      Thuyết tương đối hạ bệ quan niệm vật lý cũ về luật tuyệt đối và những điều chắc chắn (Absolute laws and certainties) đã tạo ra một cơn bão trong tư tưởng nhiều triết gia đương thời như J. Paul Sartre, Bergson, Bertrand Roussel, Kafka, Henry Miller và nhiều người khác. Trong truyện Einstein Dreams xuất bản năm 1933, Alan Lightman viết: "Trong thế giới này, thời gian là chiều không gian thấy được. Người ta có thể hướng về khoảng không để nhìn thấy nhà cửa, cây cối, đỉnh núi. Hướng về chiều khác, người ta nhận ra chim chóc, nước chảy, mây bay..."


      Một khi mà không gian và thời gian còn tương đối thì đức tin của con người về những giá trị vĩnh cữu không còn nữa. Từ đó một số triết gia lừng khừng đẻ ra chủ thuyết hoài nghi (skepticism), làm nãy sinh ra nhiều hiện tượng xã hội mới.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      4. ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHỆ THUẬT


      Nghệ thuật hội họa về tôn giáo thời Trung cổ dễ nhận ra ở tính chất phẳng. Nhiều bức tranh ở các bảo tàng viện đều vẽ thú vật, nông dân đến vua chúa trông như một mặt phẳng thiếu chiều sâu. Mãi đến Leonado Da Vinci mới thấy tranh ba chiều. Ảnh hưởng không gian 4 chiều rõ rệt nhất ở tranh Picasso. Trong bức Portrait of Dora Maar, Picasso mô tả người đàn bà có đôi mắt chiều thứ tư. Nhìn người trong tranh dưới góc cạnh nào người xem cũng thấy đôi mắt bà ta nhìn lại. Ông kể chuyện một lần đi xe lửa có người đàn ông nhận ra ông và phàn nàn tại sao ông vẽ người không giống thật. Picasso bèn bảo nếu có sẵn, hãy lấy hình người đó cho ông xem. Xem xong ông thốt: "Ồ! Tôi không ngờ vợ anh nhỏ và bẹp dí lại như vậy!". Đối với Picasso, tranh vẽ dù hiện thực tới đâu, giá trị nghệ thuật còn tùy theo viễn cảm và trình độ của người nhìn.


      Tranh trừu tượng chẳng những làm cho người xem có cảm tưởng như được vẽ một người ở chiều thứ tư mà còn làm cho họ nghĩ chính thời gian là chiều thứ tư. Trong bức Nude descending a staircase, Marchel Duchamp vẽ một cô gái khoả thân xuất hiện mờ ảo với vô số bóng lồng lên nhau khiến người xem có cảm tưởng cô đang bước xuống từ trên lầu. Ý niệm không gian 4 chiều có ảnh hưởng lớn như một kích thích mạnh làm phát sinh một hướng đi mới trong nghệ thuật. Đó là sự ra đời của phái lập thể ( Cubism) và phái diễn đạt (Expressionism).


      5. ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI


      Lý thuyết không gian 4 chiều ra đời từ năm 1905. Ảnh hưởng của nó lan rộng khắp thế giới. Nhà văn P. D. Oupensky viết nhiều để giới thiệu đến giới trí thức bên Nga dưới thời Nga hoàng. Tác phẩm của ông tác động mạnh đến nỗi trong chuyện "Anh em nhà Karamazov", cậu Ivan luôn luôn bênh vực sự có mặt của không gian cao chiều để nói về Thượng Đế. Lúc bấy giờ đã có đảng Bolshevik. Chính Vladimir Lénin cũng dự các cuộc bàn cãi về không gian 4 chiều. Sau khi Nga hoàng càn quét cuộc nỗi dậy của nhóm Bolsheviks năm 1905, một nhóm khác có tên là Otzovist còn gọi là Godbuilder nổi lên chống bọn Bolsheviks ngay trong hàng ngủ của chúng. Họ nói rằng nông dân chưa chuẩn bị cho xã hội chủ nghĩa. Muốn lôi kéo dân chúng, phải mang tôn giáo và giá trị tinh thần ra thuyết phục họ. Các nhà trí thức Nga đưa bằng chứng nhà vật lý kiêm triết gia Đức Ernst Mạch lúc ấy đang ở Nga đã hùng hồn bênh vực thuyết không gian 4 chiều; và mới đây, người ta còn khám phá ra một đặc tính phi vật chất là phóng xạ tuyến.


      Việc nhóm chống đảng Bolshevik nói rằng ông Henri Becquerel đã khám phá phóng xạ tuyến năm 1896 đồng thời với bà Marie Curie tìm ra nguyên tố Iridium đã khơi ngòi các cuộc tranh cãi tự do về vật chất tại Pháp cũng như tại Đức. Kết quả thí nghiệm cho thấy vật chất dần dà biến mất trong khi năng lượng phát sinh dưới dạng phóng xạ tuyến. Lénin bối rối. Có thể nào Thần linh đối chọi được với duy vật chủ nghĩa của ông? Về sau, năm 1908, trong thời gian lưu vong tại Geneva, Lénin viết quyển Triết lý Duy vật Materialism and Empirico Cristicism ca tụng thuyết vật chất, công kích chủ nghĩa tư bản và đả phá thuyết Siêu hình (Metaphysics). Đối với Lénin, sự biến mất của vật chất và sự xuất hiện năng lượng không chứng minh được sự hiện hữu của thần linh và tinh thần.


      Trở về Nga, Lénin chất vấn Mach về không gian 4 chiều. Lúc đầu ông ca ngợi Mach, nhưng về sau chỉ trích kịch liệt tại sao Mach không nhấn mạnh khía cạnh vật chất có tính đấu tranh chính trị của chiều thứ ba. Lé nin nói: "Nhà toán học tìm ra không gian 4 chiều hay n chiều, điều đó tốt! Nhưng chế độ Nga hoàng chỉ bị lật đổ trong chiều thứ ba mà thôi!"


      HÀNH TRÌNH CHÓT


      Năm 1919 Hitler thành lập đảng Quốc Xã, mục đích tiêu diệt người Do Thái. Einstein cùng nhiều nhà khoa học gốc Do Thái là mục tiêu hàng đầu của quốc xã. Tuy nhiên, những đóng góp cho nước Đức giúp ông dễ thở trong một thời gian dài. Vả lại trong lúc đảng quốc xã chưa cầm quyền ông đã chế ra chiếc gyrocompass cho tiềm thủy đỉnh Đức và cộng tác với nhiều nhà khoa học uy tín đương thời. Đến năm 1933 Hitler mới thật sự nắm quyền và khởi sự đàn áp người Do Thái. Einstein liền từ bỏ quốc tịch Đức lần thứ hai, rời nước đi tị nạn chính trị. Vợ chồng ông qua Mỹ năm đó và 7 năm sau tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ (1940).


      Albert Einstein đã trải qua 22 năm chót cuộc đời cho việc nghiên cứu, dạy học tại đại học Advanced Study Princeton University tại tiểu bang New Jersey. Nhà vật lý Einstein đến định cư tại Mỹ như một thần tượng khoa học. Nhiều giáo sư nổi tiếng vây quanh ông. Khi được hỏi về lương bổng cần thiết để tiếp tục công trình, Einstein ngây thơ trả lời 3.000 đô la một năm. Bà vợ Elsa kèo giá 16.000!


      Trong suốt thời gian sinh sống tại Mỹ, ngoài thì giờ nghiên cứu, Einstein nỗ lực phục vụ hòa bình. Tuy viết thư cảnh giác nước Mỹ về nguy cơ chiến tranh nguyên tử, ông không tham gia vào dự án Manhattan của tổng thống Roosevelt. Ông cũng chống đối mạnh mẽ chính sách Mc. Cathy cuồng tín phân biệt chủng tộc. Einstein thành lập International Rescue Committee, một tổ chức quốc tế cứu vớt người tị nạn chính trị, nhất là người Do Thái thoát khỏi chính sách áp bức diệt chủng của Đức quốc xã. Những hành động ấy chứng tỏ Einstein là một con người nhân bản.


      Nhiếp ảnh gia Philippe Halsmann, người theo bác học Albert Einstein từng bước chân, trình bày hình ảnh cho thấy ông là một người bình dị. Sở thích của ông là đi xe đạp, chơi vĩ cầm và đôi khi phì phà hút bíp. Albert Einstein ngưỡng mộ tinh thần bất bạo động của thánh Gandhi. Việc ông dùng tiền đoạt giải Nobel năm 1921 giúp đỡ các cô nhi viện nói lên lòng nhân từ bác ái của một nhà khoa học. Và đáng nói hơn cả, trước đấng tạo vật, ông là một người vô cùng khiêm tốn. Ông dạy cho nhân loại một bài học rất quí giá: "Trong chiều sâu thăm thẳm của vũ trụ, con người chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi. Nếu nhờ khoa học mà chứng ta hiểu được phép nhiệm mầu của Tạo Hóa, chúng ta càng nên khiêm nhường hơn nữa".


      Là một nhà tư tưởng, Einstein hình dung tuyệt tác phẩm của Thượng Đế mà ông gọi là cội nguồn của khoa học và nguồn gốc của Chân-Thiện-Mỹ. Ông nói: "God does not play dice", Thượng Đế không có chơi trò đổ xí ngầu may rủi!


      Năm 1952, quốc gia Do Thái ân cần mời Einstein về lãnh đạo, ông từ chối bằng một câu nói để đời: "Politic is for a moment, but an equation is for eternity". Đúng! Chính trị chỉ có một thời, nhưng một công thức khoa học là bất diệt!


      Nhà bác học mất năm 1955 trong khi trên bàn viết còn ngổn ngang tài liệu nghiên cứu dở dang về một lý thuyết duy nhất cho vũ trụ. Mộng ước của ông chưa thành. Nhân loại mất đi một viên kim cương sáng chói về khoa học, lòng bác ái, tính nhân bản và đức khiêm cung.


      Để kết thúc, người viết xin mượn lời của giáo sư Stephen Hawking, nhà vũ trụ học đem hết cuộc đời tàn tật của mình phụng sự cho sự tiến bộ của khoa học:

      "Chỉ cần khắc công thức E = mc2 lên mộ chí, hậu thế ngàn đời sẽ nhớ đến vĩ nhân ALBERT EINSTEIN".


      Trà Nguyễn

      (Ngày Nay Minnesota số 355, 15-3-2004)

      Tài liệu tham khảo:

      - Space News

      - Person of the century --Time

      - Hyperspace - Siêu thượng không gian - Michio Kaku, Ph D.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Siêu Thượng Không Gian: Chương Kết Luận Trà Nguyễn Dịch phẩm

      - Albert Einstein, Nhà Bác Học Tị Nạn Chính Trị Trà Nguyễn Biên khảo

    3. Bài Khảo Cứu & Bài Tập Hình Học (Học Xá)

       

      • Bài Khảo Cứu

        Cùng Mục (Link)

      Có Và Không Của Thế Gian (Hoàng Dung)

      DNA, Đặc Tính Sự Sống và Sinh Vật (Hoàng Dung)

      Thử Tìm Hiểu ChatGPT (Đào Như)

      Những khám phá mới về Chất Trắng Trong Não Bộ (Trần Hồng Văn)

      Siêu Thượng Không Gian: Chương Kết Luận (Trà Nguyễn)

      Vài Mạn Đàm Về Sao Trời (Hoàng Dung)

      Vật Lý Lượng Tử Và Ý Nghĩa Thiền Học Của Vật Chất (Hoàng Dung)

      Những Quan Niệm và Học Thuyết Mới về Vũ Trụ (Phần 2) (Trần Hồng Văn)

      Những Quan Niệm và Học Thuyết Mới về Vũ Trụ (Phần 1) (Trần Hồng Văn)

      “Mỹ Ngữ” Và “Anh Ngữ” Khác Nhau Thế Nào? (Đàm Trung Pháp)

       

      • Hình Học (Bài Tập)

       

      Bài 1 - 10,    Bài 11 - 20,

      Bài 21 - 30,   Bài 31 - 40,

      Bài 41 - 47,

      Bài 48 (Điểm Schiffler của tam giác)

       

      Bài  IOM: 7 - 38,   41 - 45,   46 - 51



      • Anh Ngữ

       

       

      • Đố Vui:    1,   2

       

      Liên Kết Trong Mục Học Toán (Học Xá)
       

      Liên Kết

      IMO
      Wolfram MathWorld
      The Math Forum
      USAmts
      Komal
      MathLinks
      Cut-The-Knot

         Từ Điển Anh Việt

       

          

       


       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)