1. Head_

    Mạnh Phát

    (.0.1929 - 2.1.1973)

    Đặng Chí Bình

    (20.2.1933 - 2.1.2023)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Anh Ngữ Hàn Lâm: Biện Pháp Tu Từ “LIKE” (Đàm Trung Pháp) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      11-9-2017 | KHOA HỌC

      Anh Ngữ Hàn Lâm -3: Biện Pháp Tu Từ “LIKE”

        ĐÀM TRUNG PHÁP
      Share File.php Share File
          

       


      So sánh là một “biện pháp tu từ” (figure of speech) phổ cập bậc nhất trong ngôn ngữ. Biện pháp này không những chỉ làm ngôn ngữ thêm sinh động mà còn có thể mang đến cho người đọc một thoáng sảng khoái tinh thần, trong cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (nhất là thi ca). Bài học này tìm hiểu các phương thức sử dụng giới từ LIKE để so sánh trong Anh ngữ.


      • Christina Rossetti (1830-1894) trong bốn câu thơ đã dùng ba giới từ LIKE để diễn tả hạnh phúc của trái tim mình qua âm thanh, hình ảnh, và màu sắc – như một con chim “đang hót” trong tổ, một cây táo “xum xuê đầy trái,” một vỏ sò “long lanh ngũ sắc” trên bãi biển – trích từ một bài thơ viết để đón mừng ngày sinh nhật hạnh phúc của chính mình:


      My heart is LIKE a singing bird

      Whose nest is in a water’d shoot

      My heart is LIKE an apple-tree

      My heart is LIKE a rainbow shell


      CÁC PHƯƠNG THỨC SO SÁNH


      So sánh được coi như một sự lượng giá giữa “yếu tố được đề cập đến [A]” và “yếu tố làm mẫu để so sánh [B]” theo các phương thức [A = B], [A > B], [A < B], [A > tất cả].


      • So sánh căn bản [A = B] là phương thức “phổ cập nhất,” như khi William Wordsworth (1770-1850) chán chường thế sự đã so sánh sự lãng du cô đơn của mình với một áng mây trôi – trong trường hợp này LIKE được thay bằng AS cùng nghĩa:

      I wandered lonely AS a cloud (Ta lang thang TỰA mây trôi)


      • So sánh [A < B] được thấy rõ rệt khi William Shakespeare (1564-1616) cho biết sự yếu đuối của lòng mình còn “tệ hơn” cả một giọt lệ phái yếu:

      I am WEAKER THAN a woman’s tear (Ta YẾU HƠN giọt lệ một đàn bà)


      • So sánh [A > B] được biểu hiện trong câu nói:

      Bill Gates is RICHER THAN everyone else in the world.


      • So sánh [A > tất cả] đã được William Wordsworth sử dụng để đề cao sự hấp dẫn “vào bậc nhất” của một kiều nữ bí mật: Nàng như một bông hoa đổng thảo mọc bên cạnh một tảng đá rêu phong, ít người đã thấy. Nhưng nàng “đẹp hơn cả vì sao duy nhất” long lanh mỗi tối trên trời:


      A violet by a mossy stone (Bông đổng thảo cận kề phiến đá)

      Half-hidden from the eye (Nửa khuất che con mắt người ta)

      Fair AS a star when ONLY ONE (Đẹp NHƯ sao khi CHỈ MỘT NGÔI)

      Is shining in the sky (Long lanh sáng trên trời mỗi tối)


      • Mức so sánh có thể “thấm thía” hơn nếu được sử dụng ở cuối một văn cảnh, trong đó các cảm nghĩ đi trước hầu như đã “chuẩn bị” cho sự so sánh đó. Nhận xét này ta thấy ở trong một bài thơ có thể làm người đọc rơi lệ thương cảm của thi sĩ người Anh yểu tử chuyên viết về chiến tranh là Keith Douglas (1920-1944). Ông đã diễn tả cái chết của một thiết giáp binh người Đức trong thế chiến thứ hai, qua một “so sánh thảm thê.” Bài thơ nhắc tới một chiến xa đã bị phá hủy, trong đó người ta tìm thấy một tấm hình của người yêu anh thiết giáp binh ấy. Bên dưới chữ ký trên tấm hình tặng anh, cô gái còn nắn nót viết thêm chữ “Vergissmeinnicht” (tên một loài hoa trong tiếng Đức có nghĩa đen là “Đừng quên em nhé”) để nhắc nhở chàng lính trẻ ấy phải mãi mãi nhớ đến cô. Nhưng phũ phàng thay, vì:


      But she would weep to see today (Nhưng cô khóc hôm nay khi thấy)

      How in his skin the swart flies move (Bầy ruồi đen bâu kín da chàng)

      The dust upon the paper eyes (Bụi phủ đầy trên đôi mắt giấy)

      And the burst stomach LIKE a cave (Dạ dầy banh NHƯ một cái hang)


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      THÀNH NGỮ SO SÁNH SINH ĐỘNG


      Ngoài “like” ra, tiếng Anh còn có “similar to, close to, comparable to, corresponding to, the same as, not unlike …” có thể dùng để so sánh trong phương thức [A = B] (cũng như tiếng Việt ngoài “như” còn có “giống, tựa, khác nào, y hệt …” để thực hiện chức năng này).


      • Nhưng vì “like” và “như” quan trọng và phổ cập nhất, xin liệt kê dưới đây một số thành ngữ (idioms) so sánh khá sinh động qua hai giới từ này. Ký hiệu “ # ” có nghĩa là “có thể coi như tương đương với”.


      “like a bat out of hell” # “như bị ma đuổi”

      Hearing the bad news, Jim ran home like a bat out of hell.

      “like a cat on a hot tin roof” # “như đứng đống lửa”

      Nervous about her job interview, Janet was like a cat on a hot tin roof.

      “like a champ” # “như một tay tổ”

      He got through the tough contest like a champ.

      “like a chicken with its head cut off” # “như rắn không đầu”

      Lisa ran around the airport like a chicken with its head cut off.

      “like a fish out of water” # “như cá ra khỏi nước”

      Using a PC for the first time, I felt like a fish out of water.

      “like a lamb to the slaughter” # “như làm dê tế thần”

      A woman going out with a stranger is like a lamb to the slaughter.

      “like crazy” # “như điên cuồng”

      Mary and her boyfriend danced like crazy at the party.

      “like father, like son” # “cha nào, con nấy”

      Mr. Smith also became a teacher – like father, like son.

      “like hell” # “bán sống bán chết”

      The young man ran like hell to catch the train.

      “like hot cakes” # “[bán] chạy như tôm tươi”

      Believe me, your paintings will go like hot cakes.

      “like shooting fish in a barrel” # “[dễ] như bắt cua trong rọ”

      Sending an email today is like shooting fish in a barrel.

      “like water off a duck’s back” # “như nước đổ đầu vịt”

      Advice from Bob’s parents rolled off him like water off a duck’s back.

       

      [ĐTP 09-06-2017]

       

      Đàm Trung Pháp

      (Nguồn: diendantheky.net)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Đọc 'Tình Thơm Mấy Nhánh' Đàm Trung Pháp Điểm sách

      - Điểm sách: Một Thời Áo Trận của Đỗ Văn Phúc Đàm Trung Pháp Điểm sách

      - Bài Thơ Tết Cuối Đời Của Vũ Hoàng Chương Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Bài Thơ Xuân Nhuốm Màu Xung Khắc Văn Hóa Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Lá thư chủ biên Ấn Bản Tháng 12, 2020 - Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu

      - Lá thư chủ biên Ấn Bản Nov 1, 2020 - Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu

      - Lá thư chủ biên Ấn Bản Sept 15, 2020 Tập San Việt Học Đàm Trung Pháp Giới thiệu

      - “Nước non ta, ai ngăn trở ta về …” (Lý Đông A, 1943) Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Tâm huyết Tản Đà trong “Thề non nước” Đàm Trung Pháp Nhận định

      - Hiệu Lực Của Ví Von Trong Thi Ca Đàm Trung Pháp Nhận định

    3. Bài Khảo Cứu & Bài Tập Hình Học (Học Xá)

       

      • Bài Khảo Cứu

        Cùng Mục (Link)

      Có Và Không Của Thế Gian (Hoàng Dung)

      DNA, Đặc Tính Sự Sống và Sinh Vật (Hoàng Dung)

      Thử Tìm Hiểu ChatGPT (Đào Như)

      Những khám phá mới về Chất Trắng Trong Não Bộ (Trần Hồng Văn)

      Siêu Thượng Không Gian: Chương Kết Luận (Trà Nguyễn)

      Vài Mạn Đàm Về Sao Trời (Hoàng Dung)

      Vật Lý Lượng Tử Và Ý Nghĩa Thiền Học Của Vật Chất (Hoàng Dung)

      Những Quan Niệm và Học Thuyết Mới về Vũ Trụ (Phần 2) (Trần Hồng Văn)

      Những Quan Niệm và Học Thuyết Mới về Vũ Trụ (Phần 1) (Trần Hồng Văn)

      “Mỹ Ngữ” Và “Anh Ngữ” Khác Nhau Thế Nào? (Đàm Trung Pháp)

       

      • Hình Học (Bài Tập)

       

      Bài 1 - 10,    Bài 11 - 20,

      Bài 21 - 30,   Bài 31 - 40,

      Bài 41 - 47,

      Bài 48 (Điểm Schiffler của tam giác)

       

      Bài  IOM: 7 - 38,   41 - 45,   46 - 51



      • Anh Ngữ

       

       

      • Đố Vui:    1,   2

       

      Liên Kết Trong Mục Học Toán (Học Xá)
       

      Liên Kết

      IMO
      Wolfram MathWorld
      The Math Forum
      USAmts
      Komal
      MathLinks
      Cut-The-Knot

         Từ Điển Anh Việt

       

          

       


       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)