1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Vĩnh Biệt Họa Sĩ, Nhà Phê Bình Mỹ Thuật Thái Tuấn (Trịnh Cung) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      1-12-2008 | HỘI HOẠ

      Vĩnh Biệt Họa Sĩ, Nhà Phê Bình Mỹ Thuật Thái Tuấn

        TRỊNH CUNG
      Share File.php Share File
          

       


      Ông ra đi vào lúc 13g ngày 26 tháng 9 năm 2007 tại chính căn nhà trên, nơi ông từng bắt đầu sống những ngày đầu tiên tại Sài Gòn sau cuộc di cư năm 1954. Căn nhà hẹp và tối, nằm trong một con hẻm ngoằn ngoèo của đường Yên Đổ (tên cũ) dẫn xuống Bến tắm ngựa, ngay chân cầu Trương Minh Giảng, nơi mà dòng nước ngày càng đen và hôi thối.

       

      Từ ngày ông rời bỏ thành phố Orléans (Pháp), nơi có dòng sông Loire thơ mộng chảy quanh những lâu đài tuyệt mỹ, nơi có ngôi mộ của nhà danh họa, nhà khoa học và kiến trúc sư lớn nhất qua các thời đại, Leonard de Vinci, năm 2005, quay về lại Sài Gòn và ở cho đến hôm nay, tôi thường ghé thăm ông trên căn gác khoảng 6m2 vừa đủ cho một chiếc giường nhỏ, một cái kệ và một cái ghế. Trên cái kệ nhỏ là chân dung bà vợ, người đàn bà gốc Thanh Hóa, người đàn bà đã cho ông một dáng dấp phụ nữ trong các bức họa của ông cho dù ông có vẽ ai đi nữa, kể cả Khánh Ly hoặc Trâm, cô con dâu của ông. Bà đã mất bên Pháp trước ông sáu năm, cũng vào tháng Chín và sớm hơn một ngày. Trên vách đối diện, ông treo một cây thánh giá, cây thánh giá và chiếc mũ nĩ rêu cũ kĩ và hình như ông cũng gầy và cũ kĩ như cây thánh giá và chiếc mũ kia.


      Căn gác hẹp này, gần hai năm nay đã từng in bóng dáng của những người làm văn nghệ đến thăm ông như các nhà văn, nhà thơ: Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đạt, Nguyễn Viện, ... Phan Đan, Dương Tường, Hoàng Hưng, ... các nhà nghiên cứu mỹ thuật như Bùi Như Hương, Phạm Trung, ... và các họa sĩ cùng nhiều nhà sưu tập tranh và chủ gallery.

       

      Tất nhiên là Sài Gòn đối với tuổi già của ông vẫn gần gũi hơn và ít cô đơn hơn là Paris hay New York. Ông vẽ được và nói chuyện về mỹ thuật một cách đầy hứng khởi mỗi khi gặp nhau, dù chỉ thều thào vì thanh quản bị thu hẹp do di chứng của hơn 40 năm ngậm tẩu (pipe). Tôi một thời rất thích cách chơi tẩu thuốc lá của ông và cũng lây kiểu ngậm tẩu từ thời còn là "họa sĩ trẻ" cho đến ngày ra khỏi trại cải tạo năm 1979. Được một dạo sức khỏe tốt hẳn lên, ông thường nhờ Thái, người con trai bán cà phê trên đường Bà Lê Chân chở ra phố Đồng Khởi để ngồi cà phê vỉa hè mà ngắm đời sống và khung trời xanh trên nóc nhà thờ Đức Bà. Những lúc đó tôi thât cảm động và nhận ra sự yêu đời tuyệt vời của một con người đang trở thành phế tích từng ngày.


      Trong những lần trò chuyện, vẫn chỉ là những câu chuyện về giá vẽ, nhưng hình như ông cố muốn nói cho hết, nói gấp rút kẻo không kịp, dù sách về các vấn đề hội họa của ông vừa được nhà Phương Nam cho tái bản ở Việt Nam. Thái Tuấn, ngoài là một họa sĩ đầy cá tính, ông còn là nhà phê bình mỹ thuật lỗi lạc nhất Sài Gòn thuở đó.

       

      Riêng đối với tôi, ông là người phát hiện và làm cho nhiều người quan tâm tới hội họa của một họa sĩ trẻ vừa chân ướt chân ráo từ Huế vào Sài Gòn năm 1962 để tìm một cuộc sống cho nghệ thuật. Thường có mặt trong các Hội đồng giám khảo mỹ thuật quốc gia, ông có lá phiếu rất quan trọng cho các tài năng mới như Nguyễn Trung, Nghiêu Đề, Nguyễn Phước, Đinh Cường, Cù Nguyễn, Nguyễn Lâm ... Và tất nhiên, sự gặt hái gần như tất cả những giải thưởng hội họa quan trọng nhất của các họa sĩ trẻ nêu trên đã là một trong những động cơ chủ yếu để hình thành nên Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam tại Sài Gòn vào năm 1966, một bộ mặt rực rỡ cho hội họa hiện đại Sài Gòn từ đó cho đến tháng 4 năm 1975.

       

      Và cũng tất nhiên, sự thành tựu của hội họa hiện đại của Miền Nam Việt Nam vào những thập niên 60-70 của thế kỷ 20 không thể không nhắc đến sự tác động mãnh liệt từ luồng gió mới của ý thức tự do sáng tạo được thổi tới từ bộ ba Thái Tuấn, Duy Thanh (hiện sống ở thành phố San Francisco) và Ngọc Dũng (đã chết tại Hoa Kỳ). Đặc biệt cả ba danh họa hiện đạì này đều không ai tốt nghiệp một trường mỹ thuật nào, họ là những họa sĩ "tự học" (self taught) nhưng đều có một tài năng rất riêng và một kiến thức hội họa rất tiền phong. Thái Tuấn là người nổi bậc nhất về mặt nhận định mỹ thuật. Các bài viết của ông thời tạp chí Sáng Tạo và những ngày lưu vong trên đất Pháp đã được in trong "Thái Tuấn, Tuyển Tập Tranh và Tiểu Luận" do VAALA ấn hành tại Orange County năm 1996 và đã được tái bản lần thứ ba tại Việt Nam.


      Và cũng lạ thay, là một người Công giáo, nhưng càng về sau này, hầu hết những trải nghiệm về cái đẹp được ông viết trong các bài nhận định về hội họa đều mang đậm triết lý Phật giáo và mầu sắc phương Đông. Ông thường dùng những lời nói của Phật, của Thiền sư để giải thích về con đường đi tìm cái đẹp và nghệ thuật sáng tạo. Khi tôi đưa ra nhận xét này, ông bảo: "Thiền rất ảnh hưởng đến những suy nghĩ của tôi."

       

      Thế rồi, cách hôm nay ba ngày, tôi nhận được cú điện thoại của Thái nói: "Bố cháu đang nằm cấp cứu ở bệnh viện Đại học Y Dược, TP.HC|M. Bố cháu nhắc chú, chú vào thăm bố cháu đi, lầu 2 phòng 217." Tôi thật bị xúc động mạnh khi thấy người bạn vong niên của mình ngày nào còn linh hoạt trong cái nhìn, trong nụ cười và trong câu chuyện, bây giờ thân thể biến dạng, tiều tụy phần thân trên, sưng phù phần hai chi dưới, thở khó nhọc bằng oxy. Ông nhìn thấy và chào tôi bằng cái nhìn yếu ớt, tôi ra hiệu cho anh không cần cử động gì.


      Tôi cảm thấy có điều gì đó rất xấu sắp xảy ra, tôi ra ngoài gọi điện thoại cho bác sĩ, nhà văn, Thân Trọng Minh, người có nhiều đóng góp trong việc đưa được họa sĩ Thái Tuấn vào điều trị tại đây, để hỏi về khả năng hồi phục sức khỏe của ông. Sau đó tôi cũng đến gặp trực tiếp bác sĩ Tùng, người trực tiếp điều trị cho họa sĩ Thái Tuấn. Cả hai vị đều có cùng một nhận định: "Đây là bệnh nặng vào giai đoạn cuối, không thể hồi phục được." Tôi quay vào nhìn ông và đặt nhẹ bàn tay mình lên vai ông rồi ra về với bao điều trĩu nặng. Phải làm gì bây giờ, khéo không còn kịp! Một e-mail cho Đặng Tiến, người hết lòng giúp đỡ về cả tinh thần lẫn vật chất suốt thời gian họa sĩ Thái Tuấn lâm bệnh và một cái khác được gởi qua Mỹ để báo tin cho bạn bè và những người yêu tranh Thái Tuấn biết tình hình này.

       

      Bây giờ thât sự đã không kịp nữa rồi. Diễn biến xấu nhất đã xảy ra quá nhanh. Sự sống như vậy đã khép lại, ông đang nằm im giữa căn nhà cũ, có sự im lặng của hai bức sơn dầu vẽ một người phụ nữ trẻ (Trâm, vợ của Thái, con trai lớn của TT) treo hai bên vách và tiếng cầu kinh chờ giờ nhập quan của người thân thuộc. Họa sĩ Thái Tuấn thật sự đã ra đi, đi thật xa, thật xa ... khép lại vĩnh viễn những cuộc trò chuyện về mỹ thuật giữa chúng tôi.

      Trịnh Cung

      SG 26-9-2007
      (Thế Kỷ 21, số 222, Oct 2007)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Lê Chiều Giang và ‘Không Đứng Mãi Trong Tranh’ Trịnh Cung Tản mạn

      - Hoạ sĩ Nguyễn Lâm phục chế một tác phẩm sơn mài của nhà danh hoạ Nguyễn Gia Trí Trịnh Cung Nhận định

      - Xem ‘Việt Nam, Quá Khứ là Mở Đầu’ của Tiffany Chung Trịnh Cung Nhận định

      - Tôi đã vẽ như thế nào sau ngày 30 tháng Tư 1975? Trịnh Cung Hồi ức

      - Lâm Triết, ngôi sao hội họa hiện đại Việt Nam một thời vừa tắt Trịnh Cung Tạp luận

      - Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại của Huỳnh Hữu Ủy Trịnh Cung Nhận định

      - Xem và Đọc Lại Duy Thanh Trịnh Cung Khảo luận

      - Nhớ Về Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam Trước 1975 Trịnh Cung Tạp bút

      - Những Kỷ Niệm Về Lê Thành Nhơn Trịnh Cung Nhận định

      - Hồn Sài Gòn trong từng món đồ cũ Trịnh Cung Tạp bút

    3. Bài viết về họa sĩ Thái Tuấn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Thái Tuấn

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Thư Gửi Người Bạn Họa Sĩ Già Ở Orléans (Nguyễn Hưng Quốc)

      Thái Tuấn, Vài Nét Thấy Người Phụ Nữ Việt (Viên Linh)

      Thái Tuấn (Thụy Khuê)

      Vĩnh biệt họa sĩ, nhà phê bình Mỹ thuật Thái Tuấn (Trịnh Cung)

      Những ngày cuối cùng của họa sĩ Thái Tuấn (Hàm Anh)

      Phỏng vấn Thái Tuấn (Nguiễn Ngu Í)

      Tưởng niệm họa sĩ Thái Tuấn

       (cothommagazine.com/)

      Thái Tuấn Nghệ Sĩ (1918-2007)

       (Nguyễn Xuân Sơn)

      Thái Tuấn thiếu nữ, nét thơ trong họa phẩm

       (Luân Hoán)

      Họa Sĩ Thái Tuấn  (Mai Thảo)

      Họa Sĩ Thái Tuấn  (art2all.net)

      Sau phút cuối cùng! Tại nhà cố họa sĩ Thái Tuấn (1918 – 2007)  (Thái Kim Lan)

       

      Tác phẩm của Thái Tuấn

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Một nhà sưu tập tranh (Thái Tuấn)

      Họa sĩ Nguyễn Gia Trí (Thái Tuấn)

      Con thuyền giấy (Thái Tuấn)

      Gửi Em (Thái Tuấn)

      Buổi chiều đẹp (Thái Tuấn)

      Slide Show

       

      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)

      Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

      Link (Nhiếp Ảnh) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)