|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Sàigòn đang mùa bão, những cơn bão nối tiếp nhau khiến mưa sập sùi suốt ngày đêm. Mưa dai dẳng, đất chuồi, núi lở, lụt lội, lại thêm tai họa cầu Cần Thơ sụp đổ. Nhưng tin buồn gần tôi nhất trong mấy ngày này là họa sĩ Thái Tuấn qua đời. Tôi đã tiễn nhiều vị lần lượt về cõi vĩnh hằng. Đầu tiên, sớm nhất sau 75 là nhà văn Tam Lang Vũ Đình Chí, lâu về sau này là kịch tác gia Trần Lê Nguyễn, Buì Giáng, Lê Xuyên, Phan Nghị, họa sĩ Tạ Tỵ. Đầu năm nay là Thanh Châu.
Mặc dù biết ông bệnh nặng nhưng tin này vẫn làm tôi bất ngờ vì mới đầu tuần tôi vẫn còn gặp ông. Thứ Sáu trước, ông nhắn gia đình điện thoại nói tôi vào bệnh viện gấp. Tôi yên tâm khi thấy ông nhìn tôi vẫn nụ cười vui vẻ và hiền hậu. Phòng cấp cứu đâu có cho thân nhân vào thường xuyên nên ông ở một mình suốt ngày thật buồn.Tôi dặn dò:
- Bác cần gì thì nhắn cháu liền.
Ông lại cười, gật gật đầu, nắm tay tôi thật chặt.
- Chưa, khi nào cần thì bác nói ngay. Nhớ vào với bác nhé.
Chủ nhật, tôi hối hả viết cho xong bài hàng tuần với tin nhà ngâm thơ Đoàn Yên Linh bị tai biến mạch máu não. Riêng họa sĩ Thái Tuấn, tôi ngần ngại mãi mới hạ câu kết có vẻ lạc quan, khi nhớ đến tay chân của ông bị sưng phù và bình oxy lúc nào cũng thường trực bên cạnh. Họa sĩ Thái Tuấn được chuyển ra khoa Nội bên ngoài. Tôi chưa kịp mừng cho ông lại lo ngại hơn khi thấy chỉ sau hai ngày, tuy vẫn nhất định ngồi trên giường chứ ít chịu nằm, ông đã yếu tới mức không còn thể nói chuyện. Bình thường giọng nói của ông vốn khào khào do thanh quản bị teo, nay vận sức cũng không phát ra thành tiếng nổi. Sau khi rút dây chai nước biển đã cạn, ông ngồi xếp bằng với xấp báo trên lòng và bàn tay cầm bút. Mọi người cùng phòng cứ ngỡ ông là nhà văn vì thấy ông thường mải mê bút đàm. Chúng tôi trò chuyện với nhau, tôi nói ông viết. Tôi se lòng khi nhìn thấy những ngón tay run run viết nên mấy hàng chữ nguệch ngoạc mà đôi khi tôi đọc không ra.
- Bác khỏe không?
Ông giơ cánh tay cho tôi xem chân còn sưng nhưng cánh tay đã xẹp nhiều, bàn tay tím bầm nên nước biển phải chuyền xuống chân.
- Bác ăn uống được chứ?
- Sáng ăn phở, bánh cuốn. - Và ông than phiền ngay - Bệnh viện chẳng có nội quy gì cả.
Khi tôi chào về, ông bắt đầu mệt nằm thiêm thiếp, chỉ hé mắt lờ đờ nhìn, không ngồi lên được nữa. Nếu biết đó là lần cuối cùng ngồi với ông, tôi đã không bỏ về, tôi sẽ ở lại đến chiều, đến tối. Làm sao hay được. Đến tối thứ Tư ông mệt nặng, phổi đã trắng xóa, cố viết mấy chữ xiên xẹo đòi rút dây thở, sáng thứ Năm ông thiếp dần đi, bác sĩ quyết định cho xuất viện về nhà.
Năm 1983, họa sĩ Thái Tuấn sang Pháp định cư do vợ bảo lãnh. Thời gian đó, tôi thường liên lạc với ông qua điện thoại và email. Ngoài việc vẽ trên vi tính, ông không rành rẽ về máy móc nên mỗi lần máy trục trặc, ông lại quay về cách liên lạc cổ điển là gửi thư qua bưu điện. Lá thư từ Orléans ngày 16.6.2004, ông viết: "Những ngày về Sàigòn; như cá trên cạn được thả xuống dòng nước ngọt. Và cũng vẫn mong về sống luôn ở quê nhà. Để có thể đem lại những hiểu biết, những kinh nghiệm về nghệ thuật ở nước ngoài cho các bạn trẻ không có cái may mắn như mình. Về mặt nghệ thuật của những nền văn hóa khác." Quê nhà đau đáu lúc nào hiện diện chung thủy trên những bức tranh trải dài suốt cuộc đời ông, là giếng nước, bình hoa, là mành tre, quạt lụa. Hơn tất cả, là những hình dáng thiếu nữ mang trong đó vẻ đẹp thuần chất và tâm hồn bất biến Việt Nam.
Ngắm những bức tranh của ông, có thể nhận thấy ngay ông đã gắn chặt với quê hương như thế nào. Chốn ấy tràn ngập ông và ông hòa tan trong đó. Sau bốn, năm lần về chơi thì đến 23.12.2005 ông về ở hẳn, không phải Hà Nội nơi khóc chào đời, không phải nguyên quán Thanh Hóa đồng hương với Thanh Châu, Nguyễn Tuân; mà là Sàigòn, để định cư những năm tháng chót của cuộc đời cũng như Tạ Tỵ.
Ông tiếp tục chuỗi ngày thanh nhàn. Buổi sáng đi bộ ngõ tắt ra hóng gió mát và nắng sớm ngoài Nhiêu Lộc, dù còn ô nhiễm nhưng vẫn mang dáng vẻ thơ mộng của một dòng kênh, đôi khi ra quán uống cà phê. Tôi vào con hẻm ngoằn ngoèo đường Lý Chính Thắng (Yên Đổ), nhà cửa san sát không còn dấu vết gì của Bãi tắm ngựa ngày nào. Ngôi nhà của ông ở đó, tầng trệt là nơi ở của con trai và cháu nội, ông ở căn phòng hẹp trên gác, một chiếc giường nhỏ, TV và vi tính, trên chiếc bàn tí xíu sát tường là hũ cốt người vợ thân yêu với bức tượng gỗ mun tạc người phụ nữ châu Phi thanh thoát và phóng khoáng. Ông tiếp bạn bè thường xuyên tới chơi. Ông có thể nói hằng giờ về lý luận mỹ thuật với cách diễn đạt khúc triết, dễ hiểu cho những vấn đề chuyên sâu đầy lôi cuốn, thích thú. Ông giải thích, phê bình cặn kẽ mọi vấn đề hội họa, và thời gian thường trôi qua mau chóng khi câu chuyện lan man sang nhiều lãnh vực khác. Tập sách mang tựa đề "Câu chuyện hội họa" tập hợp các tiểu luận của ông về lãnh vực này đã được tái bản ở Sàigòn.
Cũng có khi tôi đến thăm ông cùng họa sĩ Cù Nguyễn hay với nhà thơ Huệ Thu lần về nước vừa rồi. Thời kỳ sát sau 75, như mọi văn nghệ sĩ khác bung ra đường, ông từng cùng nhà thơ này đi bán thuốc tây, bán sách ở La Pagode, sau thư viện Quốc gia, tự nấu rượu mang đi bán. Tuy nhiên, thông thường ông hay rủ tôi đến các phòng triển lãm xem tranh. Tôi chở ông trên chiếc xe gắn máy cọc cạch la cà ở gallery Vĩnh Lợi, Tự Do.
Đầu năm 2002 khi còn ở Pháp, họa sĩ Thái Tuấn đã mở cuộc triển lãm đầu tiên tại Sàigòn ở phòng triển lãm khách sạn Festival do cặp vợ chồng họa sĩ - nhà thơ Lê Triều Điển - Hồng Lĩnh tổ chức. Kỳ đó là những bức tranh do ông vẽ trên máy vi tính in ra giấy, chỉ kèm ba bức sơn dầu. Cuộc triển lãm lần thứ hai vào tháng 12 năm 2006 tại gallery Tự Do trước kia nằm trên đường Tự Do, sau nhà nước hoán chuyển một căn nhà trên đường Hồ Tùng Mậu nhưng vẫn giữ tên cũ. Lần này không phải tranh vi tính nữa mà là mười ba bức sơn dầu được vẽ từ lúc ông về Việt Nam.
Không dò dẫm, thay đổi đường hướng sáng tác, không thử bước chân vào tượng trưng, trừu tượng. Không hề có một khoảng cách gián đoạn trong các tác phẩm của ông. Thái Tuấn cùng với đàn thiếu nữ và cái màu xanh thăm thẳm quen thuộc như đưa người vào cõi hồn vừa mênh mông vừa gần gụi vỗ về ấy, lại xuất hiện giữa Sàigòn như chưa từng một lần ra đi.
Ông vẫn tiếp tục vẽ và viết. Các bài viết về hội họa của ông xuất hiện thường trên các tạp chí Văn hóa Phật giáo, Kiến thức ngày nay, báo Người lao động. Ông là trường hợp đặc biệt trong làng hội họa VN. Từ trước đến nay, hầu như chưa có họa sĩ nào vừa vẽ vừa viết phê bình, tiểu luận rất hay như ông.
Trở lại mồng 2 Tết Đinh Hợi, họa sĩ Thái Tuấn và tôi đạp đất Zen Art Gallery gần phi trường Tân Sơn Nhất. Chúng tôi nhấm nháp rượu vang với bánh chưng, giò lụa, nghe chủ nhân giới thiệu các bức tranh trưng bày xếp lớp quanh phòng. Khi ấy độ trung tuần tháng Hai tây, ông vẫn khỏe mạnh. Cho đến tháng Năm, sau một chuyến đi dạo thành phố, về nhà tắm xong vào phòng riêng gắn máy lạnh, thoạt tiên chỉ là cảm, sau đó ông cảm thấy khó thở. Từ đó sức yếu dẫn đến viêm phổi, suy tim, ăn uống kém nên suy dinh dưỡng thường phải truyền đạm. Cuối tháng, ông cho biết bắt đầu cần oxy thường xuyên để thở, rồi những lần đến thăm sau đó, tôi thấy hầu như ông không rời khỏi sợi dây dẫn đến bình oxy. Không thể đi ra ngoài và không còn những câu chuyện hội họa dài dòng như trước kia nữa.
Khi cảm nhận giờ phút của mình sắp đến, ông đã cố viết xiên xẹo trên giấy mấy chữ để có thể ra đi mau chóng. Trưa thứ Năm ngày 27, tôi thấy ông nằm phủ chăn bất động trên giường. Choán rộng bên tường là một bức tranh khổ to, người thiếu nữ nhìn nghiêng ánh mắt xa xăm một hướng nào ông đã thoát hồn về. Ngôi nhà rất im ắng dù bắt đầu đông người qua lại. Họa sĩ Cù Nguyễn nhẹ nhàng chải tóc cho ông, vuốt lại cổ áo, sửa soạn rất lâu cho chuyến đi vĩnh biệt.
Rồi tôi không còn thấy ông nữa, chỉ là bức ảnh của ông trên quan tài giữa hương nến và dày đặc các vòng hoa. Trong giới hội họa hiện nay ở thành phố, ông chưa phải là người cao niên nhất. Họa sĩ Tú Duyên hơn ông hai tuổi vẫn ngày ngày mang quyển sổ ra bờ sông ký họa, đã đến viếng ông, và Nguyễn Trung, Nguyễn Lâm, Hồ Hữu Thủ, Phạm Văn Hạng ... Buổi sáng di quan, ảnh hưởng cơn áp thấp nhiệt đới, trời không có nắng mà âm âm dìu dịu. Bầu trời ủ dột, đi theo xe tang tiễn ông lên đường có Mạnh Đan, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Dương Nghiễm Mậu, Văn Quang, Cù Nguyễn, Trịng Cung.
Giờ đây ngồi viết những dòng này, họa sĩ Thái Tuấn với vóc dáng cao và gầy guộc, mái tóc trắng chải ngược làm tôi liên tưởng đến nhà văn Nhật Bản Kawabata, đã thanh thản lui vào ký ức. Ngưỡng cửa cổ lai hy, ông đã vượt qua hai chục năm. Nổi lên từ những năm 62, 63, cùng Ngọc Dũng, Duy Thanh trong nhóm Sáng Tạo, họa sĩ Thái Tuấn là một trong những người đưa hội họa Việt Nam vào những bước thay đổi mới. Vẫn còn đây, giữa lòng thành phố Sàigòn, nguyên vẹn tình cảm quý mến của đồng nghiệp, bạn bè và những người hâm mộ dành cho ông, và trong lịch sử của nền hội họa Việt Nam, ông sẽ ở đó, nghìn thu giữa những Giáng Kiều một chốn quê
- Những ngày cuối cùng của họa sĩ Thái Tuấn Hàm Anh Tạp bút
• Thư Gửi Người Bạn Họa Sĩ Già Ở Orléans (Nguyễn Hưng Quốc)
• Thái Tuấn, Vài Nét Thấy Người Phụ Nữ Việt (Viên Linh)
• Thái Tuấn (Thụy Khuê)
• Vĩnh biệt họa sĩ, nhà phê bình Mỹ thuật Thái Tuấn (Trịnh Cung)
• Những ngày cuối cùng của họa sĩ Thái Tuấn (Hàm Anh)
• Phỏng vấn Thái Tuấn (Nguiễn Ngu Í)
(cothommagazine.com/)
(Nguyễn Xuân Sơn)
Thái Tuấn thiếu nữ, nét thơ trong họa phẩm
(Luân Hoán)
Họa Sĩ Thái Tuấn (Mai Thảo)
Họa Sĩ Thái Tuấn (art2all.net)
Sau phút cuối cùng! Tại nhà cố họa sĩ Thái Tuấn (1918 – 2007) (Thái Kim Lan)
• Một nhà sưu tập tranh (Thái Tuấn)
• Họa sĩ Nguyễn Gia Trí (Thái Tuấn)
• Con thuyền giấy (Thái Tuấn)
• Gửi Em (Thái Tuấn)
• Buổi chiều đẹp (Thái Tuấn)
• Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)
• Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)
• Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)
• Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)
• Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)
• Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)
• Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)
• Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)
• Hồ Hữu Thủ - Người Đi Tìm Chân Tướng Sự Vật (Nguyễn Viện)
William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong
(Nguyễn Duy Chính)
Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:
Nhiếp ảnh gia:
Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,
Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan
Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)
- Hương Kiều Loan, nỗi đam mê (Đỗ Dung)
- Đôi Dòng Lịch sử Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam trước 1975 (Khôi Trần)
- Trò chuyện cùng GS Lê Văn Khoa nhân triển lãm nhiếp ảnh tại Houston (Băng Huyền)
- Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh, tác giả bức ảnh Vá Cờ, qua đời (Đỗ Dzũng)
- Ảnh Siêu Thực (Trần Cao Lĩnh)
- Xem Triển Lãm Nhiếp Ảnh Của Nguyễn Cao Đàm (Đông Nguyên)
- Động Tĩnh Trong Ảnh (Trần Cao Lĩnh)
- Một Thời Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật (Nguyễn Cao Đàm)
Nhớ Thầy (Thu An)
Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Cao Đàm, Bóng Tối Và Ánh Sáng (Nguyễn Ngọc Dung)
Nguyễn Cao Đàm, Người thầy của nhiều thế hệ nhiếp ảnh Việt Nam (cbs.com)
Vinh danh và ngưỡng mộ (hoivietanh.net)
Ảnh Trần Cao Lĩnh (vnthuquan.net)
Sài Gòn 1950-1975 (SafeShare.TV)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |