1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tạ Tỵ: Tiểu Sử - Tác Phẩm - Chân Dung Tự Họa (Báo Hợp Lưu Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      21-09-2010 | HỘI HỌA

      Tạ Tỵ: Tiểu Sử - Tác Phẩm - Chân Dung Tự Họa

        BÁO HỢP LƯU
      Share File.php Share File
          

       

        Hợp Lưu sẽ lần lượt giới thiệu (theo thứ tự ưu tiên qua bưu điện), tiểu sử, hình chụp, tác phẩm cùng bài viết ngắn của các tác giả cho bộ sách Văn Nghệ Sĩ Việt Nam. Để bộ sách có được tính nhất quán và trung thực tối đa, hai người chịu trách nhiệm là nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng và Khánh Trường sẽ biên tập lại. Việc làm trên cần nhiều thời gian cùng sự hợp tác tích cực của các tác giả, trong tương lai. Từ nay đến khi bộ sách hoàn tất, các tác giả có thể bổ sung hoặc bỏ bớt, đính chính mọi sai sót, nếu có. (Hợp Lưu)


           Họa sĩ Tạ Tỵ

      - Sinh năm 1921 tại Hà Nội (Khai sinh đề 1922 Hà Đông).

      - Tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương năm 1943.

      - Tốt nghiệp Khóa 3 Trường Võ Bị Sĩ Quan Thủ Đức với cấp bậc Thiếu Úy. Giải ngũ tháng 6 năm 1972 với cấp bậc Trung Tá theo qui chế Quân Đội.

      - Trong thời gian tại ngũ đã công tác gần khắp các nước Á Châu.


      A. Nghệ Thuật Tạo Hình:


      Tác phẩm đầu tay về hội họa với nhan đề Mùa Hạ đã được giải thưởng tại phòng triển lãm Salon Unique tại Hà Nội vào năm 1941, do chính phủ Pháp tặng.

      - Tác phẩm Hoa Đăng trưng bày tại phòng Triển Lãm Mùa Thu năm 1946, trước ngày kháng chiến đã được Hiệp Hội Báo Chí Việt Nam tặng giải thưởng.

      - Đã thực hiện một phòng triển lãm trong kháng chiến (tại Liên Khu 3) cùng với Văn Cao và Bùi Xuân Phái vào năm 1948.

      - Đã có những tác phẩm được tuyển lựa để gửi đi dự thi những cuộc Triển Lãm Quốc Tế như Nhật Bản và Hoa Kỳ v.v... từ năm 1940-41-42.

      - Là người đầu tiên đưa nền Hội Họa Việt Nam vào con đường tiền tiến của nền Hội Họa Âu Châu từ năm 1943.

      - Đã tổ chức được 3 phòng triển lãm cá nhân:

      . Tại Hà Nội năm 1952 trưng bày 55 họa phẩm lập thể.

      . Tại Sàigòn năm 1956 gồm 57 họa phẩm lập thể và trừu tượng.

      . Tại Sàigòn năm 1961 trưng bày 60 họa phẩm trừu tượng.

      - Dự định sẽ trưng bày 100 họa phẩm: 50 tranh trừu tượng và 50 khuôn mặt văn nghệ sĩ hiện đại vào cuối năm 1975. Số tranh trưng bày vẽ đã gần đủ, nhưng chẳng may miền Nam bị Cộng Sản lấn chiếm vào ngày 30-4-75, nên dự định bị hủy bỏ vĩnh viễn.

      - Đi cải tạo gần 6 năm, qua 7 trại, từ Nam tới miền Bắc.


      B. Văn Học:


      - Đã cộng tác với các tạp chí từ Hà Nội tới Sàigòn kể từ năm 1951 tới ngày 30-4-1975. (Xin xem bản liệt kê)

      - Tác phẩm văn học đầu tiên: Tuyển tập truyện ngắn Những Viên Sỏi do nhà Nam Chi Tùng Thư xuất bản năm 1962 tại Sàigòn.

      - Đã cộng tác với các tạp chí văn học tại miền Bắc và miền Nam từ năm 1950 đến 30-4-1975: Thế Kỷ, Đời Mới, Nguồn Sống Mới, Sáng Tạo, Văn, Văn Học, Hiện Đại, Nghệ Thuật, Bách Khoa và Tin Văn, Thế Kỷ 21 (Hoa Kỳ)


      Những Tác Phẩm Đã Xuất Bản Tại Miền Nam


      1. Những Viên Sỏi, tập truyện, Nam Chi Tùng Thư, 1962

      2. Yêu Và Thù, tập truyện, Phạm Quang Khai, 1970

      3. Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ, nhận định văn học, Nam Chi Tùng Thư 1970. Đã được nhà xuất bản Hội Nhà Văn Việt Nam (XHCN) tái bản tại Hà Nội năm 1996

      4. Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn, Văn Sử Học, 1971

      5. Cho Cuộc Đời, thơ, Khai Phóng, 1971

      6. Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay, nhận định văn học, Lá Bối, 1972, Xuân Thu tái bản tại Hoa Kỳ, 1991

      7. Bao Giờ, tập truyện, Gìn Vàng Giữ Ngọc xuất bản 1972

      8. Ý Nghĩ, tạp văn, Khai Phóng, 1974.


      Những Tác Phẩm Xuất Bản Tại Hoa Kỳ


      1. Đáy Địa Ngục, hồi ký cải tạo, Cơ Sở Thằng Mõ, 1985

      2. Những Khuôn Mặt Văn Nghệ Đã Đi Qua Đời Tôi, hồi ký, Cơ Sở Thằng Mõ, 1990

      3. Xóm Nhà Tôi, tập truyện viết trong những ngày tháng lưu vong nơi đất khách, nhà xuất bản Xuân Thu 1992

      4. Mây Bay, thi phẩm, Miền Nam xuất bản 1996.


      Sẽ Xuất Bản


      1. Cuộc Đời Và Hội Họa (Hồi ký)

      2. Văn Nghệ Là Gì? (Tiểu luận).


      Vì Sao Tôi Viết?


      Tôi sinh ra đời, hình như định mệnh đã an bài, bởi vậy tất cả những gì tôi làm ra đều có bàn tay của định mệnh dính vào.


      Lúc còn trẻ tôi yêu tất cả những thứ gì thuộc về văn chương nghệ thuật, nhưng tôi mê kéo vĩ cầm hơn cả. Vào năm 1936-37 gì đó, tôi được nghe tiếng đàn của nhạc sĩ Nguyễn Văn Giệp tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Anh chơi bản Dance Macabre với tiếng dương cầm phụ họa của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiếu. Tất cả nhà hát đều yên lặng để thưởng thức tiếng đàn tuyệt vời của hai nhạc sĩ trứ danh nhất của đất Thăng Long thời đó. Tôi về nhà xin Mẹ tiền mua cây đàn và quyển Mazas, là cuốn sách học kéo violon vỡ lòng. Tôi học kéo đàn song song với học vẽ ở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Vì mê học nhạc nên tôi quen với cố nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt. Sau mấy năm học thấy không có tiến bộ, tôi bỏ đàn, chuyên về vẽ.


      Rồi dần dà định mệnh cứ đẩy tôi từ ngả này qua ngả khác. Ngoài giờ học ở trường, tôi thường ra thư viện đọc những sách về Mỹ Thuật. Tôi đọc tờ báo Illustration có in nhiều tranh của các nhà danh học bên Pháp như Gaugin, Matisse, Van Gogh, Utrillo v.v... nhờ đó tôi mới có ý tưởng vẽ theo lối mới vì nhà trường chỉ dạy những thứ tầm thường, cóp nhặt mà không có sáng tạo.


      Sau nhiều năm cầm cọ, đùa vui cùng màu sắc, dù rằng người ta đã tôn vinh hội họa là thứ ngôn ngữ quốc tế (langage Universal). Tuy nói thế, nhưng thứ ngôn ngữ này hạn hẹp quá, chỉ có các nhà chuyên môn mới đoán ra được. Từ ngày tôi chuyển hẳn sang vẽ tranh trừu tượng (từ năm 1960), tôi cảm thấy cô đơn vì luôn luôn là kẻ độc hành trong lãnh vực nghệ thuật tạo hình. Hơn nữa, tầm hoạt động của hội họa bị hạn chế bởi không gian cũng như thời gian, nên chỉ có một số người ở các thành phố lớn mới được thưởng thức, trong một khoảng thời gian nhất định nào đó thôi.


      Còn một trở ngại to lớn nữa là người họa sĩ chỉ vẽ tấm tranh duy nhất, nếu bán đi, người họa sĩ không còn gì ngoài tấm ảnh chụp giữ làm kỷ niệm.. Vì nhìn thấy cái thế "yếu" của hội họa, vả lại, cuộc sống trong chiến tranh có rất nhiều sự việc tác động mạnh và sâu đậm trong tâm cảm mà hội họa bất lực, không thể nói bằng màu sắc được. Do đó, tôi phải nhờ tới văn chương cũng như thi ca để bày tỏ lập trường, cùng thái độ sống trước tập thể, trước xã hội.


      Biết bao nhiêu đổ vỡ, tang thương do chiến tranh gây ra. Biết bao nhiêu tuổi trẻ đã lên đường và cũng có bao nhiêu vòng khăn tang đã quấn ngang đầu, bao nhiêu tiếng khóc than vật vã, với đôi tay bé nhỏ xanh xao của người góa phụ, ôm lấy chiếc quan tài phủ lá quốc kỳ với vòng hoa cườm có hàng chữ "Tổ Quốc Ghi Ơn", nhưng tôi được biết, trong chiếc quan tài đó chỉ có chiếc bọc nylon ôm gọn thây người chiến sĩ đã nát bấy vì pháo địch, chỉ còn lại một đống thịt xương bầy nhầy với chiếc thẻ bài lẫn lộn trong vũng máu đông đặc vì được cất kỹ trong ô kéo của căn phòng chứa xác cực lạnh. Ngay cạnh đó, một đứa nhỏ chừng ba tuổi gầy ốm đứng nhìn ngơ ngác!


      Còn biết bao nhiêu cuộc tình tan tác như những chiếc bong bóng thổi bằng bọt xà bông. Đại lộ kinh hoàng còn đó. Xác những chiếc xe tăng của Trung Cộng, của Liên Xô, của Mỹ còn nằm rải rác dọc theo đường số 1 như những con quái vật thời tiền sử và còn nhiều, nhiều nữa những dấu ấn của chiến tranh cần phải nói ra, nhưng hội họa quả tình bất lực trước vấn đề này. Chỉ có văn chương mới đủ sức khai quật những oan khuất chìm ở đáy sâu tâm cảm.


      Thú thực, tôi làm văn nghệ không cầu mong nổi tiếng, vì tôi làm cho cuộc đời và cũng cho tôi. Tôi cộng tác viết bài cho nhiều tạp chí văn học, nhưng cho đến nay, tôi vẫn không ở nhóm nào. Tôi vốn không thích bè phái. Có bè phái là có bao che, để đưa nhau lên và cũng để dìm đối tượng xuống bùn đen một khi không ưng ý. Điều đó chúng ta phải nhận là có trong sinh hoạt văn nghệ Việt Nam. Theo ý riêng tôi, làm văn nghệ phải vô tư, độc lập, trong suy nghĩ cũng như hành động, vì thế, tôi thường nghi ngờ sự khen chê của người này đối với người khác.


      Không hiểu sao, tôi rất sợ đám đông, nên ít khi có mặt tại những nơi tổ chức có đông đảo người tham dự. Tôi thích cô đơn. Sự cô đơn làm tôi thấy tâm hồn mình thư thái hơn, khỏe mạnh hơn, vì: "có cứng mới đứng đầu gió". Ngựa hay mới chạy được đường dài.


      Tôi thả những cánh hoa nghệ thuật bay theo chiều gió, chẳng biết có cánh nào rơi vào bàn tay thân ái của kẻ sĩ?


      Tạ Tỵ

      (Hợp Lưu số 32, Xuân Đinh Sửu 1997, trang 216)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Tạ Tỵ Báo Hợp Lưu Tiểu sử

    3. Bài viết về họa sĩ Tạ Tỵ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Tạ Tỵ

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Tạ Tỵ, Người Họa Sĩ Luôn Ưu Tư Về Những Cái Mới (Đinh Cường)

      Tạ Tỵ (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Tạ Tỵ đã qua đời ở Việt Nam (Trần Vũ)

      Tạ Tỵ (Long Ân)

      Phỏng vấn Tạ Tỵ (Nguiễn Ngu Í)

      Tạ Tỵ (Báo Hợp Lưu)

      Tiểu Sử (Wikipedia)

       

      Tác phẩm của Tạ Tỵ

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Thế Uyên (Tạ Tỵ)

      Vài Nét Về Nguyễn Mạnh Côn (Tạ Tỵ)

      Họa sĩ và người mẫu (Tạ Tỵ)

      Trang thơ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Talawas)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Talawas)

      Họa Phẩm (BuiThanhPhuong.com)

      Tạ Tỵ vẽ các Văn nghệ sĩ (witnesscollection.com)

       

      Chuyên Mục Hội Họa (Học Xá)

       

      Hội Họa

        Cùng Mục (Link)

      Họa sĩ Phạm Cung, người luôn ký ngược (Hà Đình Nguyên)

      Đỗ Duy Ngọc và ảnh nghệ thuật đen-trắng (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Phan Nguyên - Mượn Dấu Thời Gian (Song Thao)

      Họa sĩ Victor Tardieu (Huỳnh Hữu Ủy)

      Họa sĩ Hồ Hữu Thủ qua đời (Diễn Đàn Thế Kỷ)

      Họa sĩ Vị Ý với ước nguyện không thành (Việt Dương)

      Nguyễn Trọng Khôi: Huyền ảo cao nguyên đá (Nguyễn Trọng Chức)

      Tưởng niệm Victor Tardieu (Ngô Kim Khôi)

      Nguyễn Trọng Khôi – Đam mê và Sáng tạo (Trương Vũ)

      Khánh Trường và Những Tấm Lòng (Nguyên Hòa)


      William Alexander & Họa Phẩm Về Đàng Trong

      (Nguyễn Duy Chính)

       

      Họa sĩ và Nhiếp ảnh gia:

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) André Maire,  Ann Phong,  Bé Ký,  Bùi Xuân Phái,  Bửu Chỉ,  Cao Bá Minh,  Choé,  Dương Phước Luyến,  Dương Văn Hùng,  Duy Liêm,  Duy Thanh,  E Gras,  Hiếu Đệ,  Hồ Hữu Thủ,  Hồ Thành Đức,  

       

      Nhiếp ảnh gia:

      Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh,

      Nguyễn Ngọc Hạnh, Hương Kiều Loan

       

      Trường Vẽ Gia Định (truongvegiadinh.blogspot)

       

      Link (Nhiếp Ảnh) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)